Đi tìm họ hàng Thúy Kiều ở Nhật Bản - Kỳ 2: Bản dịch: Thông tục Kim Kiều Truyện (1763) của Nishida Korenori

 ĐI TÌM HỌ HÀNG THÚY KIỀU Ở NHẬT BẢN

(3 kỳ)

Đoàn Lê Giang

 KỲ 2:

BẢN DỊCH: THÔNG TỤC KIM KIỀU TRUYỆN (1763)

CỦA NISHIDA KORENORI

1. Đến Thư viện Đại học Tenri tìm bản dịch Kim Vân Kiều truyện

Biết đến sách Thông tục Kim Kiều truyện của Nishida Korenori là bản dịch Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân từ năm 1995 khi tôi du học ở Nhật qua bài viết Kim Vân Kiều và văn học thời Edo của GS.Hatakenaka Toshiro nói trên, nhưng đến năm 2003 khi đi nghiên cứu ở Nhật với tài trợ của Japan Foundation tôi mới được nhìn tận mắt, sờ tận tay bản dịch Thông tục Kim Kiều truyện và xin sao chụp về. Người dẫn tôi đi xem tư liệu là thầy hướng dẫn của tôi: GS.Kawaguchi Ken-ichi ở Trường Đại học Ngoại ngữ Tokyo (東京外国語大学). Theo chỉ dẫn của GS.Hatakenaka Toshiro trong bài viết Kim Vân Kiều và văn học thời Edo, thì Thông tục Kim Kiều truyện, bản dịch tiếng Nhật Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc hiện đang lưu giữ ở Thư viện Đại học Tenri天理図書館.

20210705 a

H1: Bìa “Thông tục Kim Kiều truyện”, ký hiệu: 923/369 Thư viện Đại học Tenri.

Đại học Tenri là đại học của giáo phái Tenri, một giáo phái mới vốn là một hệ phái của Thần đạo được hình thành từ thời Edo, địa chỉ ở khu phố Somanouchicho, thị trấn Tenri, sâu trong vùng núi tỉnh Nara (奈良県天理市杣之内町).Từ ga Nara chúng tôi tìm tuyến đường sắt Sakurai đi thêm 4 ga nữa để đến ga Tenri. Tuyến đường này đi vào trong núi nên hành khách rất vắng, cả toa xe chỉ có vài người. Đây là vùng của giáo phái Tenri nên người ta sống rất nghiêm túc, thật thà. Nhà ga không cần có người kiểm soát vé hay cổng kiểm soát vé tự động như các nhà ga nơi khác, hành khách tự giác bỏ cuống vé vào thùng. Nhiều quầy bên đường cũng không cần có người bán hàng, khách đi đường có thể mua rau, trái cây bằng cách tự giác bỏ tiền vào thùng rồi lấy hàng đi.

Ở Nhật Bản, muốn xem các tư liệu quý thuộc loại “trân tàng bản” thì thường phải có các giáo sư giới thiệu thì mới có thể xem được. Sau khi mở hộp và nhiều lớp giấy bảo vệ, tôi đã được nhìn thấy, cầm trên tay và giở từng tờ ra xem cuốn Tú tượng thông tục Kim Kiều truyện của dịch giả Nishida Korenori. Người chị em của nàng Kiều Việt Nam đây. Vì những ngẫu nhiên của lịch sử mà nàng lưu lạc nằm im ở thư viện vùng núi sâu này. Nhờ nàng Kiều vẻ vang được biết đến trên thế giới, nên tôi mới tìm đến đây. Tôi vẫn nhớ như in cảm giác bồi hồi khi cầm trên tay quyển sách ấy.

Đó là quyển sách đã rất cũ, bìa dạng như bằng giấy phất cậy của các sách Đông Á cổ, trong ruột là giấy bản của Nhật, một loại giấy rất bền tương tự như giấy bản Việt Nam, Trung Quốc. Tôi đã từng đọc nhiều sách cổ thời Pháp cách đây trên 100 năm, giấy trắng rất đẹp, nhưng khi giở ra thì đều bị gẫy ngang hết, nhiều quyển giấy giòn vụn ra. Thế nhưng sách làm bằng giấy bản thì dù có cũ vàng đi nữa, giấy vẫn rất dai, không giòn không gẫy.

Thông qua GS.Kawaguchi Ken-ichi, chúng tôi có bản photocopy toàn bộ sách Thông tục Kim Kiều truyện này.

Dịch giả Nishida Korenori 西田維則 (Tây Điền Duy Tắc, ?- 1765) người vùng Omi (nay thuộc tỉnh Shiga  gần Kyoto). Ông là dịch giả của nhiều bộ sách nổi tiếng như: Thông tục Tùy Dạng đế ngoại sử通俗隋様帝外史, Thông tục xích thằng kỳ duyên 通俗赤繩奇縁…. Cuốn Tú tượng thông tục Kim Kiều truyện像通俗金翹傳 của ông là bản dịch khá sát so với nguyên bản. Chữ “thông tục” trong tựa đề có nghĩa là bình dị, dễ hiểu với quảng đại quần chúng. Sách nổi tiếng một thời, từng được nhiều nghệ sĩ dựa vào để phóng tác, cải biên, được đưa lên sân khấu Jôruri  và Kabuki. Trong sách Khánh Trường dĩ lai chư gia trước thuật mục lục 慶長以来諸家著術目録 (Thư mục sách của các tác giả từ  thời Khánh Trường (1596) cho đến nay), có ghi tên sách Dịch thuyết Kim Kiều truyện 訳説金翹傳, 12 quyển của Nishida西田, nhưng không biết chắc có phải là sách này là đã hành thế hay chưa.

2. Văn bản Thông tục Kim Kiều truyện của Nishida Korenori

Thông tục Kim Kiều truyện mà chúng tôi có là bản photo khổ A3, 162 tờ, mỗi tờ 2 trang (kể cả trang nguyên tác trắng), vậy là 324 trang khổ 16 cm x 28 cm. Sách dịch ra tiếng Nhật dùng chữ Hán Nhật lẫn với chữ Katakana (chữ phiên âm cứng), in bằng mộc bản, mỗi trang 11 hàng, mỗi hàng 21 chữ. Tổng cộng có 20 tranh minh họa theo phong cách Trung Hoa cổ, mỗi hồi một bức (ở các tờ 8, 9, 25, 26, 41, 42, 51, 52, 70, 71, 81, 82, 97, 98, 109, 110, 125, 126, 152, 153).

20210705 b

20210705 c

20210705 d

H2,3,4: Mấy trang Mục lục Thông tục Kim Kiều truyện”, ký hiệu: 923/369

Bìa ngoài đề “Thông tục Kim Kiều truyện”, ký hiệu thư viện: 923/369.

Trang trong đề: “Tú tượng thông tục Kim Kiều truyện” (Kim Kiều truyện thông tục có tranh minh họa).

Toàn bộ tác phẩm chia ra làm 7 sách (tập sách) với 5 quyển (quyển 1 và 5 chia ra làm Thượng-Hạ nên thành 7 sách), tổng cộng 20 hồi.

20210705 e

H5: Một trang minh họa Thông tục Kim Kiều truyện, Hồi 2: Kim Thiên Lý hễ đông tường dao định đồng tâm kết (Kim Trọng ngấp nghé tường đông, dự định câu ý hiệp)

Sách 1 (Quyển 1 thượng, gồm Hồi 1 và 2); Sách 2 (Quyển 1 hạ, gồm Hồi 3, 4):

Đệ nhất hồi: Vô tình hữu tình mạch lộ điếu Đạm Tiên; Hữu duyên vô duyên phách không ngộ; Đệ nhị hồi: Vương Thuý Kiều toạ si tưởng mộng đề đoạn trường từ; Kim Thiên Lý hễ đông tường dao định đồng tâm kết; Đệ tam hồi: Lưỡng ý kiên, Lam kiều hữu lộ; Thông tiêu lạc, bạch bích vô hà; Đệ tứ hồi: Hiếu niệm thâm nhi thân khả xả, bất nhẫn tông luân; Nhân duyên đoạn nhi tình nan vong, do tư muội tục.

Trang đầu tiên của nội dung Sách 1 là Thông tục Kim Kiều truyện tiểu dẫn:

“Từ viết:

Bạc mệnh tự đào hoa,

Bi lai nê dữ sa.

Túng mỹ bất kham tích

Tuy hương hà túc khoa (…)

Bên phải là điệu Nguyệt nhi cao.

Khúc Nguyệt nhi cao này nói riêng về “Giai nhân bạc mệnh, Hồng phấn lỡ thời (thời quai).” Sinh đà tuyệt sắc mà không được vinh hạnh ở nhà vàng, mà lại chịu khổ đau, vùi dập (…)”

Tờ 4b bắt đầu Hồi 1:

“Vô tình hữu tình mạch lộ điếu Đạm Tiên; Hữu duyên vô duyên phách không ngộ Kim Trọng/ Vô tình hữu tình bên đường viếng Đạm Tiên; Hữu duyên vô duyên bỗng dưng gặp Kim Trọng.

Ở Bắc Kinh có người họ Vương tên Tùng, tự Tử Trinh. Vợ họ Hà. Gia tư thuộc hạng trung bình. Tính tình hiền lành. Có ba con, con gái đầu là Thúy Kiều, kế đến là con trai tên là Vương Quan; con gái út là Thúy Vân (…)”.

20210705 f

H6: Một trang minh họa Thông tục Kim Kiều truyện, Hồi 5: Cam tâm thụ bách mang lý mãnh khí sinh tử; Xả bất đắc nhất gia nhân khốc đoạn can trường (Trăm mối ngổn ngang, cũng đành sống thác; Một nhà quấn quít, thảm dứt ruột gan)

Sách 3 (Quyển 2), từ tờ 35, gồm 4 hồi từ hồi 5 đến hồi 8:   

Đệ ngũ hồi: Cam tâm thụ bách mang lý mãnh khí sinh tử; Xả bất đắc nhất gia nhân khốc đoạn can trường; Đệ lục hồi: Hiếu nữ xả thân hành hiếu, do phí chu toàn; Kim phu tiêu khuất đắc kim, toàn bất phí lực; Đệ thất hồi: Hàm tu cáo phụ mẫu, dụng tình chi chung; Nhẫn sỉ phú cuồng thư, thất thân chi thuỷ; Đệ bát hồi: Vương hiếu nữ cam tâm bạch nhận; Mã Tú Ma kế trám hồng nhan.

Sách 4 (Quyển 3), từ tờ 61, gồm 4 hồi từ hồi 9 đến hồi 12:

Đệ cửu hồi: Tích đa tài nhận tác tặc tử; Khanh bạc mệnh tá hiệp đồ tài; Đệ thập hồi: Phá lạc hộ phản diện vô tình; Lão xướng căn yên hoa giáo huấn; Đệ thập nhất hồi: Khốc hoàng thiên Bình khang ký hận; Tuý phong lưu Kim ốc mưu Kiều; Đệ thập nhị hồi: Vệ Hoa Dương trí phục Mã xướng; Thúc Sinh viên hỷ liên Vương mỹ.

Sách 5 (Quyển 4), từ tờ 91, gồm 4 hồi từ hồi 13 đến hồi 16:

Đệ thập tam hồi: Biệt tâm khổ hà nhẫn phân ly; Thố ý thâm toàn bất thuyết phá; Đệ thập tứ hồi: Hoạn Ưng Khuyển di hoa tiếp mộc; Vương mỹ nhân bách chiết thiên ma; Đệ thập ngũ hồi: Hoạt địa ngục nhẫn khí thôn thanh; Giả từ bi tả kinh liễu nguyện; Đệ thập lục hồi: Quan Âm các mạo hiểm tương thị; Văn Thù am đào tình đề vịnh.

Sách 6 (Quyển 5 - thượng), từ tờ 116, gồm 2 hồi từ hồi 17 đến hồi 18:

Đệ thập thất hồi: Vu Lan hội khốc ngộ ma đầu tao đọa lạc; Yên Hoa trại trùng thi phong nguyệt ngộ anh hùng; Đệ thập bát hồi: Vương phu nhân kiếm tru vô nghĩa hán; Từ Minh Sơn kim tặng hữu ân nhân.

Sách 7 (Quyển 5 - hạ), từ tờ 145, gồm 2 hồi từ hồi 19 đến hồi 20:

Đệ thập cửu hồi: Giả chiêu an Minh Sơn vẫn mạng; Chân đoạn trường Thuý Kiều tiêu kiếp; Đệ nhị thập hồi: Kim Thiên Lý khổ ai ai chiêu sinh hồn; Vương Thuý Kiều hỷ tư tư hoàn túc nguyện.

Mấy dòng cuối truyện:

“Thúy Kiều từ đấy có danh kết duyên vợ chồng với Kim Trọng, mà không kết mộng chung giường, giữ thân trong sạch. Đàn ca gia đình vui vẻ. Cho đến nay câu chuyện vẫn được lưu truyền.

Thông tục Kim Kiều truyện quyển chi ngũ hạ chung

Trang cuối (tờ 161) ghi những thông tin xuất bản:

“Bảo Lịch thập tam niên, Quý Mùi chinh nguyệt cát

寶暦 十三年癸未正月吉

Nhiếp Giang Đằng Ốc Di Binh Vệ 摂江藤屋弥兵衛, đồng Cát Văn Tự Ốc Thị Binh Vệ Môn 兵衛, Đông Vũ Thứ Lang Binh Vệ 東武次郎兵衛

(Dịch: Ngày tốt tháng Giêng năm Quý mùi, niên hiệu Bảo Lịch thứ mười ba (1763). Nhiếp Giang Đằng Ốc Di Binh Vệ cùng Cát Văn Tự Ốc Thị Binh Vệ Môn, Đông Vũ Thứ Lang Binh Vệ xuất bản).

Trang bên có ghi các sách Tinh Văn Đường tàng bản星文堂蔵版, hàng thứ 7 ghi 2 quyển:

- Khoan Vĩnh hành hạnh ký

- Thông tục Kim Kiều truyện

Trong một số công trình nghiên cứu khác cũng có nói đến cuốn sách này:     

Trước hết là Trần Ích Nguyên/ Chen Yi Yuan, GS.Đại học Cheng Kung (Thành Công), Đài Loan. Trong công trình Nghiên cứu câu chuyện Vương Thúy Kiều, ông viết:

“Ở Nhật Bản sự truyền bá và ảnh hưởng của Kim Vân Kiều truyện rất rõ rệt. Bách tải thư mục 舶載書目 (thư mục sách do thuyền chở sang) của Nhật Bản có ghi năm Mậu Tuất, năm thứ tư Bảo Lịch (năm 19 niên hiệu Càn Long đời Thanh, 1754) chở Kim Vân Kiều do Thanh Tâm Tài Nhân biên thứ 1 bộ, gồm 4 quyển 4 bản. Mười năm sau (năm 13 Bảo Lịch, 1763) Tây Điền Duy Tắc (Nishida Korenori) đã dịch sang Nhật văn và xuất bản dưới tên Tú tượng thông tục Kim Kiều truyện (Truyện Kim Kiều thông tục có tranh minh họa) gồm 5 quyển. Bản dịch ra tiếng Nhật này sau đó bị nhà văn lớn là Khúc Đình Mã Cầm (vốn tên là Long Trạch Hưng Bang, 1767-1848) phê bình là “có hiềm nghi truyền bá dâm phong, chiều theo thị hiếu đương thời, làm tổn thương giai nhân, xúc xiểm dâm dục”, thế là ông dựa vào quan niệm truyền thống của Nhật Bản bỏ đi những phần mà ông cho là có hại tới phong hóa, cải biên toàn diện thành bộ tiểu thuyết Nhật Bản Phong tục kim ngư truyện.” [Trần Ích Nguyên, 2004, tr.258].

Isobe Yuko 磯部祐子, Giáo sư người Nhật chuyên nghiên cứu văn học cổ điển Đông Á, trong tham luận Ảnh hưởng của tiểu thuyết tài tử giai nhân Trung Quốc - trường hợp K.Bakin 中国才子佳人小説の影響 - 馬琴の場合đăng Kỷ yếu của Đại học Takaoka, quyển 18 tháng 3 năm 2003 có viết: 

“Phong tục Kim ngư truyện là truyện phóng tác từ tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc, người ta còn thấy tên cuốn sách này trong Thương bạc tải lai thư mục商舶載来書目(Mục lục sách được thương thuyền chở đến Nhật) vào năm Bảo Lịch thứ 4 (1754). Sau khi Kim Vân Kiều truyện đến thành phố Edo nó được dịch thành tiểu thuyết Thông tục Kim Kiều truyện通俗金翹伝. Sách do Thanh Tâm Tài Nhân người đời Thanh biên thuật, Nishida Korenori dịch, Nhiếp Giang Đằng Ốc Di Binh Vệ, cùng Cát Văn Tự Ốc Thị Binh Vệ Môn, Đông Vũ Thứ Lang Binh Vệ xuất bản vào năm Bảo Lịch thứ 13 (1763). Bên ngoài đề “Thông tục Kim Kiều truyện”, Mục lục đề “Tú tượng Thông tục Kim Kiều truyện”, có 5 quyển 6 sách.” [Isobe Yuko 磯部祐子, 2003]       

Hiện nay thông tin về cuốn Thông tục Kim Kiều truyện có thể tìm dễ dàng trên mạng. Vào trang web Thư viện Tenri天理図書館 có thể thấy thông tin thư mục như sau:

通俗金翹傳 5 / [西田維則譯]

巻之1 - 巻之5. - 攝江 : 藤屋弥兵衛 : 吉文字屋市兵衛. - 東武 : [吉文字屋]次郎兵衛 , 宝暦13 [1763]

(Dịch: Thông tục Kim Kiều truyện, 5 quyển, Nishida Korenori dịch, từ Quyển chi nhất thượng đến Quyển chi ngũ hạ; Nhiếp Giang Đằng Ốc Di Binh Vệ - Đông Vũ [Cát Văn Tự Ốc] Thứ Lang Binh Vệ, năm Bảo Lịch thứ 13 (1763))  

[Nguồn: https://tclopac.tenri-u.ac.jp/opac/opac_search/]

Xem các thông tin về văn bản trên, ta thấy:

(1) Thông tục Kim Kiều truyện đúng là sách dịch Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) thể hiện qua tên 20 hồi, do các đoạn mở đầu kết thúc mà chúng tôi đã giới thiệu (dù có chỉnh sửa chút ít theo quan niệm và sở thích của người Nhật).

(2) Năm xuất bản: 1763. Theo các nhà nghiên cứu Nhật Bản thì đây là cuốn dịch đầu tiên Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân hiện còn. 

 

Đoàn Lê Giang

PGS.TS., Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM

Nguồn: Tạp chí Xưa và Nay số 526, tháng 12 năm 2020

CHÚ THÍCH

(*) Nghiên cứu này được tài trợ bởi Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) trong khuôn khổ đề tài mã số C2019-18b-03

1.Isobe Yuko 磯部祐子(2003), “Ảnh hưởng của tiểu thuyết tài tử giai nhân Trung Quốc - trường hợp K.Bakin” (中国才子佳人小説の影響 - 馬琴の場合) đăng Kỷ yếu của Đại học Takaoka, quyển 18 tháng 3 năm 2003 (Tiếng Nhật). (https://ci.nii.ac.jp/naid/110000475021)

2.Trần Ích Nguyên (2004), Nghiên cứu câu chuyện Vương Thúy Kiều, Phạm Tú Châu dịch, NXB.Lao động, Hà Nội

* Theo dõi Kỳ 1: Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân ở Nhật Bản

ĐI TÌM HỌ HÀNG THÚY KIỀU Ở NHẬT BẢN

(3 kỳ)

Đoàn Lê Giang([1])

KỲ 2:

BẢN DỊCH: THÔNG TỤC KIM KIỀU TRUYỆN (1763)

CỦA NISHIDA KORENORI

 

1. Đến Thư viện Đại học Tenri tìm bản dịch Kim Vân Kiều truyện

Biết đến sách Thông tục Kim Kiều truyện của Nishida Korenori là bản dịch Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân từ năm 1995 khi tôi du học ở Nhật qua bài viết Kim Vân Kiều và văn học thời Edo của GS.Hatakenaka Toshiro nói trên, nhưng đến năm 2003 khi đi nghiên cứu ở Nhật với tài trợ của Japan Foundation tôi mới được nhìn tận mắt, sờ tận tay bản dịch Thông tục Kim Kiều truyện và xin sao chụp về. Người dẫn tôi đi xem tư liệu là thầy hướng dẫn của tôi: GS.Kawaguchi Ken-ichi ở Trường Đại học Ngoại ngữ Tokyo (東京外国語大学). Theo chỉ dẫn của GS.Hatakenaka Toshiro trong bài viết Kim Vân Kiều và văn học thời Edo, thì Thông tục Kim Kiều truyện, bản dịch tiếng Nhật Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc hiện đang lưu giữ ở Thư viện Đại học Tenri天理図書館.

Đại học Tenri là đại học của giáo phái Tenri, một giáo phái mới vốn là một hệ phái của Thần đạo được hình thành từ thời Edo, địa chỉ ở khu phố Somanouchicho, thị trấn Tenri, sâu trong vùng núi tỉnh Nara (奈良県天理市杣之内町).Từ ga Nara chúng tôi tìm tuyến đường sắt Sakurai đi thêm 4 ga nữa để đến ga Tenri. Tuyến đường này đi vào trong núi nên hành khách rất vắng, cả toa xe chỉ có vài người. Đây là vùng của giáo phái Tenri nên người ta sống rất nghiêm túc, thật thà. Nhà ga không cần có người kiểm soát vé hay cổng kiểm soát vé tự động như các nhà ga nơi khác, hành khách tự giác bỏ cuống vé vào thùng. Nhiều quầy bên đường cũng không cần có người bán hàng, khách đi đường có thể mua rau, trái cây bằng cách tự giác bỏ tiền vào thùng rồi lấy hàng đi.

Ở Nhật Bản, muốn xem các tư liệu quý thuộc loại “trân tàng bản” thì thường phải có các giáo sư giới thiệu thì mới có thể xem được. Sau khi mở hộp và nhiều lớp giấy bảo vệ, tôi đã được nhìn thấy, cầm trên tay và giở từng tờ ra xem cuốn Tú tượng thông tục Kim Kiều truyện của dịch giả Nishida Korenori. Người chị em của nàng Kiều Việt Nam đây. Vì những ngẫu nhiên của lịch sử mà nàng lưu lạc nằm im ở thư viện vùng núi sâu này. Nhờ nàng Kiều vẻ vang được biết đến trên thế giới, nên tôi mới tìm đến đây. Tôi vẫn nhớ như in cảm giác bồi hồi khi cầm trên tay quyển sách ấy.

Đó là quyển sách đã rất cũ, bìa dạng như bằng giấy phất cậy của các sách Đông Á cổ, trong ruột là giấy bản của Nhật, một loại giấy rất bền tương tự như giấy bản Việt Nam, Trung Quốc. Tôi đã từng đọc nhiều sách cổ thời Pháp cách đây trên 100 năm, giấy trắng rất đẹp, nhưng khi giở ra thì đều bị gẫy ngang hết, nhiều quyển giấy giòn vụn ra. Thế nhưng sách làm bằng giấy bản thì dù có cũ vàng đi nữa, giấy vẫn rất dai, không giòn không gẫy.

Thông qua GS.Kawaguchi Ken-ichi, chúng tôi có bản photocopy toàn bộ sách Thông tục Kim Kiều truyện này.

Dịch giả Nishida Korenori 西田維則 (Tây Điền Duy Tắc, ?- 1765) người vùng Omi (nay thuộc tỉnh Shiga  gần Kyoto). Ông là dịch giả của nhiều bộ sách nổi tiếng như: Thông tục Tùy Dạng đế ngoại sử通俗隋様帝外史, Thông tục xích thằng kỳ duyên 通俗赤繩奇縁…. Cuốn Tú tượng thông tục Kim Kiều truyện像通俗金翹傳 của ông là bản dịch khá sát so với nguyên bản. Chữ “thông tục” trong tựa đề có nghĩa là bình dị, dễ hiểu với quảng đại quần chúng. Sách nổi tiếng một thời, từng được nhiều nghệ sĩ dựa vào để phóng tác, cải biên, được đưa lên sân khấu Jôruri  và Kabuki. Trong sách Khánh Trường dĩ lai chư gia trước thuật mục lục 慶長以来諸家著術目録 (Thư mục sách của các tác giả từ  thời Khánh Trường (1596) cho đến nay), có ghi tên sách Dịch thuyết Kim Kiều truyện 訳説金翹傳, 12 quyển của Nishida西田, nhưng không biết chắc có phải là sách này là đã hành thế hay chưa.

 

2. Văn bản Thông tục Kim Kiều truyện của Nishida Korenori

 

Thông tục Kim Kiều truyện mà chúng tôi có là bản photo khổ A3, 162 tờ, mỗi tờ 2 trang (kể cả trang nguyên tác trắng), vậy là 324 trang khổ 16 cm x 28 cm. Sách dịch ra tiếng Nhật dùng chữ Hán Nhật lẫn với chữ Katakana (chữ phiên âm cứng), in bằng mộc bản, mỗi trang 11 hàng, mỗi hàng 21 chữ. Tổng cộng có 20 tranh minh họa theo phong cách Trung Hoa cổ, mỗi hồi một bức (ở các tờ 8, 9, 25, 26, 41, 42, 51, 52, 70, 71, 81, 82, 97, 98, 109, 110, 125, 126, 152, 153).

Bìa ngoài đề “Thông tục Kim Kiều truyện”, ký hiệu thư viện: 923/369.

Trang trong đề: “Tú tượng thông tục Kim Kiều truyện” (Kim Kiều truyện thông tục có tranh minh họa).

Toàn bộ tác phẩm chia ra làm 7 sách (tập sách) với 5 quyển (quyển 1 và 5 chia ra làm Thượng-Hạ nên thành 7 sách), tổng cộng 20 hồi.

Sách 1 (Quyển 1 thượng, gồm Hồi 1 và 2); Sách 2 (Quyển 1 hạ, gồm Hồi 3, 4):

Đệ nhất hồi: Vô tình hữu tình mạch lộ điếu Đạm Tiên; Hữu duyên vô duyên phách không ngộ; Đệ nhị hồi: Vương Thuý Kiều toạ si tưởng mộng đề đoạn trường từ; Kim Thiên Lý hễ đông tường dao định đồng tâm kết; Đệ tam hồi: Lưỡng ý kiên, Lam kiều hữu lộ; Thông tiêu lạc, bạch bích vô hà; Đệ tứ hồi: Hiếu niệm thâm nhi thân khả xả, bất nhẫn tông luân; Nhân duyên đoạn nhi tình nan vong, do tư muội tục.

Trang đầu tiên của nội dung Sách 1 là Thông tục Kim Kiều truyện tiểu dẫn:

“Từ viết:

Bạc mệnh tự đào hoa,

Bi lai nê dữ sa.

Túng mỹ bất kham tích

Tuy hương hà túc khoa (…)

Bên phải là điệu Nguyệt nhi cao.

Khúc Nguyệt nhi cao này nói riêng về “Giai nhân bạc mệnh, Hồng phấn lỡ thời (thời quai).” Sinh đà tuyệt sắc mà không được vinh hạnh ở nhà vàng, mà lại chịu khổ đau, vùi dập (…)”

Tờ 4b bắt đầu Hồi 1:

“Vô tình hữu tình mạch lộ điếu Đạm Tiên; Hữu duyên vô duyên phách không ngộ Kim Trọng/ Vô tình hữu tình bên đường viếng Đạm Tiên; Hữu duyên vô duyên bỗng dưng gặp Kim Trọng.

Ở Bắc Kinh có người họ Vương tên Tùng, tự Tử Trinh. Vợ họ Hà. Gia tư thuộc hạng trung bình. Tính tình hiền lành. Có ba con, con gái đầu là Thúy Kiều, kế đến là con trai tên là Vương Quan; con gái út là Thúy Vân (…)”.

Sách 3 (Quyển 2), từ tờ 35, gồm 4 hồi từ hồi 5 đến hồi 8:   

Đệ ngũ hồi: Cam tâm thụ bách mang lý mãnh khí sinh tử; Xả bất đắc nhất gia nhân khốc đoạn can trường; Đệ lục hồi: Hiếu nữ xả thân hành hiếu, do phí chu toàn; Kim phu tiêu khuất đắc kim, toàn bất phí lực; Đệ thất hồi: Hàm tu cáo phụ mẫu, dụng tình chi chung; Nhẫn sỉ phú cuồng thư, thất thân chi thuỷ; Đệ bát hồi: Vương hiếu nữ cam tâm bạch nhận; Mã Tú Ma kế trám hồng nhan.

Sách 4 (Quyển 3), từ tờ 61, gồm 4 hồi từ hồi 9 đến hồi 12:

Đệ cửu hồi: Tích đa tài nhận tác tặc tử; Khanh bạc mệnh tá hiệp đồ tài; Đệ thập hồi: Phá lạc hộ phản diện vô tình; Lão xướng căn yên hoa giáo huấn; Đệ thập nhất hồi: Khốc hoàng thiên Bình khang ký hận; Tuý phong lưu Kim ốc mưu Kiều; Đệ thập nhị hồi: Vệ Hoa Dương trí phục Mã xướng; Thúc Sinh viên hỷ liên Vương mỹ.

Sách 5 (Quyển 4), từ tờ 91, gồm 4 hồi từ hồi 13 đến hồi 16:

Đệ thập tam hồi: Biệt tâm khổ hà nhẫn phân ly; Thố ý thâm toàn bất thuyết phá; Đệ thập tứ hồi: Hoạn Ưng Khuyển di hoa tiếp mộc; Vương mỹ nhân bách chiết thiên ma; Đệ thập ngũ hồi: Hoạt địa ngục nhẫn khí thôn thanh; Giả từ bi tả kinh liễu nguyện; Đệ thập lục hồi: Quan Âm các mạo hiểm tương thị; Văn Thù am đào tình đề vịnh.

Sách 6 (Quyển 5 - thượng), từ tờ 116, gồm 2 hồi từ hồi 17 đến hồi 18:

Đệ thập thất hồi: Vu Lan hội khốc ngộ ma đầu tao đọa lạc; Yên Hoa trại trùng thi phong nguyệt ngộ anh hùng; Đệ thập bát hồi: Vương phu nhân kiếm tru vô nghĩa hán; Từ Minh Sơn kim tặng hữu ân nhân.

Sách 7 (Quyển 5 - hạ), từ tờ 145, gồm 2 hồi từ hồi 19 đến hồi 20:

Đệ thập cửu hồi: Giả chiêu an Minh Sơn vẫn mạng; Chân đoạn trường Thuý Kiều tiêu kiếp; Đệ nhị thập hồi: Kim Thiên Lý khổ ai ai chiêu sinh hồn; Vương Thuý Kiều hỷ tư tư hoàn túc nguyện.

Mấy dòng cuối truyện:

“Thúy Kiều từ đấy có danh kết duyên vợ chồng với Kim Trọng, mà không kết mộng chung giường, giữ thân trong sạch. Đàn ca gia đình vui vẻ. Cho đến nay câu chuyện vẫn được lưu truyền.

Thông tục Kim Kiều truyện quyển chi ngũ hạ chung

Trang cuối (tờ 161) ghi những thông tin xuất bản:

“Bảo Lịch thập tam niên, Quý Mùi chinh nguyệt cát

寶暦 十三年癸未正月吉

Nhiếp Giang Đằng Ốc Di Binh Vệ 摂江藤屋弥兵衛, đồng Cát Văn Tự Ốc Thị Binh Vệ Môn 兵衛, Đông Vũ Thứ Lang Binh Vệ 東武次郎兵衛

(Dịch: Ngày tốt tháng Giêng năm Quý mùi, niên hiệu Bảo Lịch thứ mười ba (1763). Nhiếp Giang Đằng Ốc Di Binh Vệ cùng Cát Văn Tự Ốc Thị Binh Vệ Môn, Đông Vũ Thứ Lang Binh Vệ xuất bản).

Trang bên có ghi các sách Tinh Văn Đường tàng bản星文堂蔵版, hàng thứ 7 ghi 2 quyển:

- Khoan Vĩnh hành hạnh ký

- Thông tục Kim Kiều truyện

Trong một số công trình nghiên cứu khác cũng có nói đến cuốn sách này:  

Trước hết là Trần Ích Nguyên/ Chen Yi Yuan, GS.Đại học Cheng Kung (Thành Công), Đài Loan. Trong công trình Nghiên cứu câu chuyện Vương Thúy Kiều, ông viết:

“Ở Nhật Bản sự truyền bá và ảnh hưởng của Kim Vân Kiều truyện rất rõ rệt. Bách tải thư mục 舶載書目 (thư mục sách do thuyền chở sang) của Nhật Bản có ghi năm Mậu Tuất, năm thứ tư Bảo Lịch (năm 19 niên hiệu Càn Long đời Thanh, 1754) chở Kim Vân Kiều do Thanh Tâm Tài Nhân biên thứ 1 bộ, gồm 4 quyển 4 bản. Mười năm sau (năm 13 Bảo Lịch, 1763) Tây Điền Duy Tắc (Nishida Korenori) đã dịch sang Nhật văn và xuất bản dưới tên Tú tượng thông tục Kim Kiều truyện (Truyện Kim Kiều thông tục có tranh minh họa) gồm 5 quyển. Bản dịch ra tiếng Nhật này sau đó bị nhà văn lớn là Khúc Đình Mã Cầm (vốn tên là Long Trạch Hưng Bang, 1767-1848) phê bình là “có hiềm nghi truyền bá dâm phong, chiều theo thị hiếu đương thời, làm tổn thương giai nhân, xúc xiểm dâm dục”, thế là ông dựa vào quan niệm truyền thống của Nhật Bản bỏ đi những phần mà ông cho là có hại tới phong hóa, cải biên toàn diện thành bộ tiểu thuyết Nhật Bản Phong tục kim ngư truyện.” [Trần Ích Nguyên, 2004, tr.258].

Isobe Yuko 磯部祐子, Giáo sư người Nhật chuyên nghiên cứu văn học cổ điển Đông Á, trong tham luận Ảnh hưởng của tiểu thuyết tài tử giai nhân Trung Quốc - trường hợp K.Bakin 中国才子佳人小説の影響 - 馬琴の場合đăng Kỷ yếu của Đại học Takaoka, quyển 18 tháng 3 năm 2003 có viết: 

“Phong tục Kim ngư truyện là truyện phóng tác từ tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc, người ta còn thấy tên cuốn sách này trong Thương bạc tải lai thư mục商舶載来書目(Mục lục sách được thương thuyền chở đến Nhật) vào năm Bảo Lịch thứ 4 (1754). Sau khi Kim Vân Kiều truyện đến thành phố Edo nó được dịch thành tiểu thuyết Thông tục Kim Kiều truyện通俗金翹伝. Sách do Thanh Tâm Tài Nhân người đời Thanh biên thuật, Nishida Korenori dịch, Nhiếp Giang Đằng Ốc Di Binh Vệ, cùng Cát Văn Tự Ốc Thị Binh Vệ Môn, Đông Vũ Thứ Lang Binh Vệ xuất bản vào năm Bảo Lịch thứ 13 (1763). Bên ngoài đề “Thông tục Kim Kiều truyện”, Mục lục đề “Tú tượng Thông tục Kim Kiều truyện”, có 5 quyển 6 sách.” [Isobe Yuko 磯部祐子, 2003]     

Hiện nay thông tin về cuốn Thông tục Kim Kiều truyện có thể tìm dễ dàng trên mạng. Vào trang web Thư viện Tenri天理図書館 có thể thấy thông tin thư mục như sau:

通俗金翹傳 5 / [西田維則譯]

巻之1 - 巻之5. - 攝江 : 藤屋弥兵衛 : 吉文字屋市兵衛. - 東武 :            [吉文字屋]次郎兵衛 , 宝暦13 [1763]

(Dịch: Thông tục Kim Kiều truyện, 5 quyển, Nishida Korenori dịch, từ Quyển chi nhất thượng đến Quyển chi ngũ hạ; Nhiếp Giang Đằng Ốc Di Binh Vệ - Đông Vũ [Cát Văn Tự Ốc] Thứ Lang Binh Vệ, năm Bảo Lịch thứ 13 (1763))

[Nguồn: https://tclopac.tenri-u.ac.jp/opac/opac_search/]

Xem các thông tin về văn bản trên, ta thấy:

(1) Thông tục Kim Kiều truyện đúng là sách dịch Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) thể hiện qua tên 20 hồi, do các đoạn mở đầu kết thúc mà chúng tôi đã giới thiệu (dù có chỉnh sửa chút ít theo quan niệm và sở thích của người Nhật).

(2) Năm xuất bản: 1763. Theo các nhà nghiên cứu Nhật Bản thì đây là cuốn dịch đầu tiên Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân hiện còn. 

 

CHÚ THÍCH

(*) Nghiên cứu này được tài trợ bởi Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) trong khuôn khổ đề tài mã số C2019-18b-03

1.       Isobe Yuko 磯部祐子(2003), “Ảnh hưởng của tiểu thuyết tài tử giai nhân Trung Quốc - trường hợp K.Bakin” (中国才子佳人小説の影響 - 馬琴の場合) đăng Kỷ yếu của Đại học Takaoka, quyển 18 tháng 3 năm 2003 (Tiếng Nhật). (https://ci.nii.ac.jp/naid/110000475021)

2.       Trần Ích Nguyên (2004), Nghiên cứu câu chuyện Vương Thúy Kiều, Phạm Tú Châu dịch, NXB.Lao động, Hà Nội



[1] PGS.TS., Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM

Bài viết cùng tác giả

Thông tin truy cập

60533062
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
14555
10018
60533062

Thành viên trực tuyến

Đang có 308 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá: 80.000đ

    Giá: 80.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website