17042024Wed
Last updateMon, 15 Apr 2024 12am

Vùng tiếp xúc, giao lưu ngôn ngữ, giao lưu văn hóa đặc sắc Tây Nguyên và một số vấn đề khoa học xã hội

 (Bùi Khánh Thế, In trong "Những vấn đề ngữ văn" (Tuyển tập 40 năm nghiên cứu khoa học của Khoa Văn học và Ngôn ngữ)

  1.    Nếu Việt Nam là bức tranh thu gọn của khu vực Đông Nam Á về trạng thái tiếp xúc, giao lưu ngôn ngữ và văn hóa, thì Tây Nguyên là vùng địa lý - lịch sử tiêu biểu và đặc sắc của trạng thái đó. Tuy Tây Nguyên là vùng không tiếp giáp với biển, nhưng bù vào đó nơi đây đầu nguồn của hệ thống sông ngòi. Mà dòng sông chảy xuyên qua các châu thổ dù không lớn so với đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long, nhưng cũng đủ đa dạng, trù phú để tạo nên các sản phẩm nông nghiệp có thể trao đổi bổ sung với lâm sản Tây Nguyên. Điều đáng chú ý là các dòng sông này dù theo hướng tây bắc hay đông nam cuối cùng đều hướng ra biển Đông, tạo nên những thủy đạo giao lưu giao ngược. Ta có thể gặp theo hướng từ Bắc vào Nam những dòng sông nổi tiếng về mặt khảo cổ, lịch sử, cảnh quan hoặc giá trị kinh tế : Nhật Lệ, Hương Giang, Trà Khúc, Thu Bồn, Sông Hàn, Sông Vệ, Sông Cái, Sông Ba, Sông Dinh, Sông Lũy. Một đặc điểm thuận lợi cho sự đi lại là miền đệm trung du giữa Tây Nguyên và các đồng bằng nhỏ ven biển kéo dài song song với Tây Nguyên không phải là những đèo ải quá hiểm trở, mà như một dải sơn địa chuyển tiếp. Vì vậy những đường bộ từ đồng bằng lên các thượng nguồn được hình thành khá phổ biến giữa các vùng dân cư hai miền xuôi ngược có nhu cầu đổi chác sản vật địa phương. Chính cái cơ sở kinh tế trao đổi sản vật địa phương, ắt hẳn đã tồn tại từ ngàn xưa ấy và ngày nay vẫn còn tồn tại ở nhiều nơi là điều kiện khách quan tạo môi trường thuận lợi cho sự giao lưu ngôn ngữ, văn hóa. Bình Định có câu ca dao “Ai về nhắn với nậu nguồn : măng le gửi xuống cá chuồn gửi lên”. Vì vậy các nhà nghiên cứu không lấy gì làm lạ khi tìm thấy trong số các hiện vật phát hiện được ở di chỉ khảo cổ Sa Huỳnh ven biển những hiện vật ngờ rằng có nguồn gốc từ miền Trung Á mà con đường trao chuyển ắt phải qua đoạn trung gian Trường Sơn.

Tiếng Việt cổ và từ địa phương Nam Bộ trong “Câu hát góp” của Huình Tịnh Của

(La Mai Thi Gia, Tạp chí Đại học Sài Gòn, tháng 8.2016)

Tóm tắt

Trong bài viết, chúng tôi tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của những câu ca dao đã được sưu tầm cách đây 128 năm trong sưu tập Câu hát góp của Huỳnh Tịnh Của. Chúng tôi tìm và giải thích những từ Việt cổ, từ địa phương Nam Bộ xuất hiện nhiều trong các câu ca dao khác nhau bằng cách tra cứu nghĩa của các từ đó trong Đại Nam quấc âm tự vị cũng của Huỳnh Tịnh Của biên soạn. Chúng tôi tìm hiểu tính Nam Bộ trong ngôn ngữ ca dao dân ca Nam Bộ được sưu tập ở cuối thế kỷ 19 thể hiện như thế nào thông qua từ địa phương và cách xưng hô đậm tính Nam Bộ, đồng thời giải nghĩa những câu ca dao dân ca chứa nhiều từ Việt gốc Hán trong Câu hát góp.

Cần định chuẩn cách dùng tiếng Việt

Mong muốn một văn bản mang tính pháp quy về ngôn ngữ và chữ viết để có sự thống nhất trong tiếng Việt là tinh thần chính trong cuộc hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng chuẩn mực chính tả thống nhất trong nhà trường và trên các phương tiện truyền thông đại chúng” diễn ra ngày 21.12.

Có hay không tiểu loại truyện cổ tích lũy tích ở Việt Nam?

Tiểu loại cổ tích lũy tích là vấn đề ít được nghiên cứu, thậm chí đến này tiểu loại này vẫn chưa được nhiều quốc gia thừa nhận. Khảo sát truyện cổ tích loài vật ở Việt Nam, chúng tôi thấy có 5/11 type truyện Việt Nam tương thích với Bảng phân loại của V. Ia. Propp và 6 type truyện xuất hiện trong truyện dân gian Việt Nam. Căn cứ vào cấu trúc, kết cấu của các truyện khảo sát, chúng tôi tin rằng ở Việt Nam có tiểu loại truyện cổ tích lũy tích. Bài viết cũng cho thấy hướng nghiên cứu truyện cổ tích lũy tích trong truyện dân gian Việt Nam là có triển vọng mà bài viết này mới chỉ dừng lại ở việc đặt vấn đề.....

“Địa danh học Việt Nam” của PGS. Lê Trung Hoa

Địa danh học là môn học rất thú vị, nó giúp cho người ta trả lời những câu hỏi về nguồn gốc, lý do của những tên làng xóm, cầu cống, chợ búa, tỉnh thành... Ví dụ: Tại sao lại gọi là Sài Gòn, Cần Giờ, Giồng Ông Tố, Sóc Trăng, Mặc Cần Dưng, Chắc Cà Đao?…PGS. TS. Lê Trung Hoa là một trong những người đặt nền móng và theo đuổi đến cùng môn địa danh học với mục đích lần lượt tìm câu trả lời cho các câu hỏi đó. Vì thế người đọc rất vui mừng khi đón nhận công trình Địa danh học Việt Nam của ông mới xuất bản gần đây (NXB.KHXH, 2011). Công trình đặt ra những vấn đề nhập môn và những thao tác cơ bản của môn học này: Địa danh học là gì; Phân loại và định nghĩa địa danh; Các nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu địa danh; Cấu tạo của địa danh Việt Nam; Qui cách viết hoa địa danh Việt Nam; Địa danh vùng Tây Nguyên; Địa danh vùng Chăm; Địa danh vùng Khmer

 

Công trình Địa danh học Việt Nam ra đời sẽ thúc đẩy phân môn này phát triển. Từ công trình này, người đọc mong chờ một quyển từ điển địa danh Việt Nam đầy đủ - cả hiện tại và quá khứ của ông và các cộng sự sẽ ra mắt tới đây.  

Về loại truyện cổ tích luỹ tích ở các dân tộc Trường Sơn-Tây Nguyên

             Tóm tắt. Truyện cổ tích lũy tích là một kiểu truyện có nghệ thuật kể chuyện độc đáo trên dựa trên nguyên tắc của sự xâu chuỗi. Từ lý thuyết về kiểu truyện cổ tích lũy tích, bài viết khảo sát về kiểu truyện này trong văn học dân gian các dân tộc Trường Sơn – Tây Nguyên ở Việt Nam. Từ đó, bài viết phân loại các truyện cổ tích lũy tích này thành: loại sai đi hay đuổi theo, loại đổi chác-bắt đền, loại đổi chác-được đền.

Trở lại vấn đề “câu đặc biệt” trong tiếng Việt

1. Trong tiếng Việt, có những câu mà trên ngôn bản, chỉ do một từ hay một ngữ chính - phụ tạo thành. Có thể nhận thấy thái độ không giống nhau (biểu thị những quan điểm lý thuyết khác nhau) của các nhà nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt đối với hiện tượng đó.

Ý nghĩa của hình tượng khỉ trong văn học dân gian Việt Nam

TÓM TẮT. Trong văn học nghệ thuật hay hội họa, điện ảnh của các nước trên thế giới, loài khỉ thường xuyên xuất hiện trong vai trò là nhân vật chính, là nguồn cảm hứng cho sáng tác. Hình ảnh con khỉ đã từ đời sống đi vào văn học dân gian Việt Nam và xuất hiện ở rất nhiều thể loại khác nhau, từ thành ngữ tục ngữ đến ca dao dân ca và cả truyện cổ tích, sự tích. Do đặc tính giống người về cả hình thức lẫn cảm xúc nên con khỉ thường được dân gian mang ra ví von với cả tính cách lẫn hành vi, lối sống của loài người, mỗi ví von đều chứa đựng một triết lý nhân sinh, một thông điệp, một bài học, một lời nhắn nhủ của cha ông truyền lại cho những thế hệ sau.

Những đặc điểm ngữ pháp đặc trưng của vị từ có yếu tố sau biểu thị mức độ cao trong tiếng Việt (trên cơ sở đối chiếu với đặc điểm ngữ pháp của vị từ tiếng Việt)

1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 

            Cấu trúc song tiết Vx gồm : một hình vị gốc (V) + một hình vị không độc lập  (x) chẳng hạn như : chán phèo, cấm tiệt, nhắm nghiền, xanh lè, nhọn hoắt... là loại vị từ có hình thức là một từ ghép. Trong bài viết này, chúng tôi tiến hành khảo sát một số đặc trưng ngữ pháp của vị từ Vx trên cơ sở so sánh đối chiếu với các đặc điểm ngữ pháp của vị từ nói chung nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhận diện và xác định bản chất ngữ nghĩa của vị từ loại này.

 

Ăn Tết ở miệt vườn Lái Thiêu

Tóm tắt. Bài viết giới thiệu những nét văn hóa Tết tiêu biểu của miệt vườn Lái Thiêu. Ở đây có nhiều phong tục độc đáo của ngày Tết gắn liền với nghề trồng vườn, khung cảnh thiên nhiên, sản vật địa phương, nhất là đặc điểm con người. Vì vậy, những nét văn hóa Tết của miệt vườn nơi đây cần được  bảo tồn để góp phần làm giàu thêm kho tàng di sản văn hóa Tết của dân tộc trong thời đại hội nhập và phát triển.

Địa danh - Những tấm bia lịch sử

Như chúng ta đã biết, địa danh ra đời trong những điều kiện lịch sử, địa lý nhất định. Do đó, phần lớn địa danh mang dấu ấn của môi trường, thời đại mà nó chào đời. Có người cho rằng địa danh giống như “ vật hoá thạch” [5: 6]; người khác lại cho rằng đấy là những “đài kỷ niệm”  Như vậy, qua địa danh, ta có thể biết một vùng đất, một quốc gia về các mặt địa lý, xã hội, các công trình xây đựng, lịch sử và văn hoá. Địa danh Việt Nam cũng thế.

 

Chợ Tết Ba Tri

Chợ quê vào những ngày giáp Tết là một bức tranh văn hóa sinh động, nhộn nhịp với bao điều thú vị. Hình ảnh buổi chợ quê những ngày này vẫn in sâu trong ký ức bao thế hệ con người Việt Nam, vẫy gọi họ trở về với quê hương, nguồn cội. Còn với tôi, hình ảnh chợ Ba Tri vào những ngày giáp Tết, nơi chôn nhau cắt rốn của mình, thì không thể nào quên được và bỗng dưng nơi ấy lại làm bùng lên nỗi nhớ quê đến nôn nao lạ lùng trong tôi giữa phố thị Sài Gòn vào những ngày gần Tết ồn ào, vội vã.

Một khảo sát về biểu tượng ngữ âm của thanh điệu ở vị từ có yếu tố sau biểu thị mức độ cao trong tiếng Việt

        Vị từ có yếu tố sau biểu thị mức độ cao là một lớp từ có cấu trúc ngữ nghĩa khá đặc biệt trong tiếng Việt. Về cấu tạo, vị từ loại này thường có hình thức song tiết gồm : một hình vị gốc + một hình vị mờ nghĩa (biểu thị mức độ cao). Chẳng hạn như : chán phèo, cấm tiệt, nhắm nghiền, xanh lè, nhọn hoắt... Trong bài viết này, chúng tôi tạm gọi những vị từ  loại này là vị từ dạng Vx (V :hình vị gốc; x : hình vị biểu thị mức độ cao).

Toạ đàm khoa học “Nghiên cứu và giảng dạy văn hoá biển – Trường hợp vùng biển Nam Bộ”

Sáng ngày 26/09/2015 tại Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường ĐHKHXH&NV-ĐHQG-HCM đã diễn ra toạ đàm khoa học với chủ đề “Nghiên cứu và giảng dạy văn hoá biển – Trường hợp biển Nam bộ” do PGS.TS. Phan Thị Yến Tuyết, giảng viên Khoa Việt Nam học trình bày.

Đối chiếu một số loại câu đồng nghĩa giữa tiếng Việt và tiếng Anh

Chao         1.Khi nghiên cứu về nghĩa, trên phương diện từ vựng người ta chú ý đến những kiểu quan hệ ngữ nghĩa như: đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm v.v…. Trên phương diện cú pháp cũng có những vấn đề tương tự: có những câu với cùng một hình thức từ ngữ nhưng lại được hiểu theo những nghĩa khác nhau, đó là những câu mơ hồ. Lại có những câu có hình thức khác nhau nhưng lại diễn đạt cùng một nội dung, cùng chỉ một đối tượng, một sự tình v.v… đó là những câu đồng nghĩa (paraphrase). Việc nghiên cứu vấn đề câu đồng nghĩa (CĐN) sẽ góp phần nghiên cứu một cách có hệ thống các quan hệ ngữ nghĩa – cú pháp, xây dựng các mô hình cú pháp, phát hiện các cấu trúc đồng nghĩa trong các ngôn ngữ phục vụ công tác xử lý dịch tự động văn bản, tóm tắt văn bản, dạy tiếng v.v… Với ý nghĩa đó, bài viết này đề cập đến việc đối chiếu một số loại CĐN của tiếng Việt với tiếng Anh, phát hiện các loại CĐN tương ứng, các cấu trúc đồng nghĩa, sự giống và khác nhau trong việc sử dụng các loại phương tiện và phương thức diễn đạt đồng nghĩa trong hai ngôn ngữ thuộc hai loại hình ngôn ngữ khác nhau.

Tục thờ Quan Âm Nam Hải ở hai cộng đồng ngư dân Sông Đốc (Cà Mau) và Trần Đề (Sóc Trăng)

Trong những chuyến khảo sát thực tế gần đây ở hai cộng đồng ngư dân Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) và Trần Đề (huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng), chúng tôi đã có dịp chứng kiến và cảm nhận rõ hơn vai trò đặc biệt quan trong của Quan Âm Nam Hải trong đời sống tâm linh của ngư dân tại đây. Bồ tát được ngư dân gọi là bà, mẹ hay Phật bà,…với niềm tin được ngài  phù hộ cho họ mỗi khi ghe thuyền ra khơi, lênh đênh trên biển cả.

Nỗi oan con gà

             Về mặt sinh học mà nói thì vươn cổ gáy là chuyện bản năng của con gà trống, giống loài nó đã gáy từ thời tổ tiên để lên tiếng về sự có mặt của mình trong vũ trụ, để chứng minh sự tồn tại của mình giữa muôn vàn sinh vật khác. Không gian càng vắng vẻ, lũ gà càng gáy to. Lại về mặt bản năng mà nói thì tiếng gáy của con gà trống là để…ra oai, để thu hút bạn tình (tất nhiên là lũ gà mái), nên mới có chuyện “con gà ghét nhau tiếng gáy”. Từ lũ gà thanh niên trai tráng tới ông lão gà hom hem cũng đều thể hiện mình bằng tiếng gáy, gáy cho cao giọng, cho oai vệ, cho át được tiếng gáy của những thằng gà khác, chung cuộc cũng là mong lũ gà mái để mắt tới mình, ngưỡng mộ sự oai phong qua tiếng gáy hùng dũng của mình để bu quanh chân mình, mong mình che chở.

Văn hoá dân gian Việt Nam trong xã hội đương đại

TÓM TẮT

Xã hội Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá song song với việc xây dựng nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Môi trường xã hội đó hoàn toàn khác với môi trường xã hội Việt Nam truyền thống, nơi mà hoạt động nông nghiệp thủ công cổ truyền chiếm ưu thế. Chính vì vậy mà văn hoá dân gian Việt Nam đang gặp phải một cú sốc lớn lao đòi hỏi nó phải thích ứng với tình hình mới nếu không muốn bị xoá sổ.

Truyện ngụ ngôn “Con ve và cái kiến” và nỗ lực cải cách ngôn ngữ dịch thuật của Nguyễn Văn Vĩnh

(ThS. Tạ Anh Thư, Bình luận văn học - niên san 2015, tr. 97-106)

Tóm tắt

Nguyễn Văn Vĩnh là một nhân vật có ảnh hướng lớn đến đời sống chính trị, xã hội, văn hoá Việt Nam vào đầu thế kỷ XX. Ông còn là một dịch giả với nhiều đóng góp quan trọng trong việc dịch và giới thiệu văn học Pháp ở Việt Nam. Bài viết khảo sát bản dịch truyện ngụ ngôn “Con ve và Con kiến” để từ đó nhận diện vai trò quan trọng của Nguyễn Văn Vĩnh trong nỗ lực cải cách ngôn ngữ dịch thuật.

Từ khóa: Nguyễn Văn Vĩnh, “Con ve và cái kiến”, ngôn ngữ dịch thuật…

Các hình thức đối đáp trong ca dao tình yêu nam nữ

Ra đời trong hoàn cảnh đối đáp giao duyên nam nữ trong môi trường lao động hay khi vui chơi hội hè nên trong nhóm ca dao tình yêu nam nữ có phần lớn những cặp ca dao là lời đối thoại của người nam và người nữ, gồm có hai vế đi song hành với nhau. Hình thức thông thường nhất là câu 6-8 đối của giới này và câu 6-8 đáp của giới kia. Có khi đó là lời trao đổi chuyện trò của hai bên nam nữ. Có khi đó là câu hỏi của bên này và câu đáp của bên kia. Cũng có khi bên này ra câu đố cho bên kia trả lời... Đa phần những câu ca dao này thường có nội dung dí dỏm, hài hước. Hỏi thì hỏi cắt cớ, bắt bí, trả lời đôi khi cũng bằng một câu hỏi ngược lại theo kiểu “ăn miếng trả miếng”. Không hiếm những câu đối thể hiện thái độ chua ngoa, đanh đá của cô gái và những câu đáp đầy “hậm hực”của chàng trai. Cũng không thiếu những câu ca dao có nội dung thách đố thật khó và đáp lại những câu hỏi có tính thách đố đó là những câu đố ngược lại hoặc những câu trả lời bừa đi cho qua chuyện. Nhìn chung dù ở hình thức đối thoại như thế nào đi nữa thì nội dung của những câu ca dao này cũng ý nhị, dễ thương, khiến người nghe có thể mĩm cười nhẹ nhàng hay cười to sảng khoái, có khi còn khoái chí cười muốn lộn gan lộn ruột. Cũng có vài câu dùng hình ảnh tính dục để thể hiện nội dung lời đối đáp nhưng không quá tục, dùng hình ảnh tục nhưng vẫn thanh do sử dụng các biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ.. có khả năng gây cười hiệu quả khi thể hiện được thái độ… đáo để của các nhân vật trữ tình trong những câu ca dao đó.

Online Members

We have 157 guests and no members online

Homepage Data

60737352
Today
Yesterday
All
1257
9486
60737352

Show Visitor IP: 18.189.180.244
17-04-2024 03:13