Lý luận phê bình văn học đời Minh

Phê bình văn học đời Minh là một khâu quan trọng trong lịch sử phát triển của phê bình văn học Trung Quốc. Phê bình văn học có quan hệ mật thiết với tình hình sáng tác văn học đương thời, đồng thời còn chịu ảnh hưởng của các tư trào văn hóa xã hội, và chịu sự quy định của những quan hệ truyền thức của phê bình văn học trước đó. Tình hình sáng tác văn học đời Minh là: Thơ ca, tản văn - hình thức chủ yếu của văn học truyền thống, sau khi đã trải qua quá trình phát triển hơn 1000 năm từ Hán Ngụy, Lục triều cho đến Đường Tống, đã khai sinh ra những thể loại mới - văn học thông tục - một loại văn học bị coi là không phù hợp với đại nhã, như: hý khúc, tiểu thuyết, dân ca… lại như mặt trời lên hay chưa lên hẳn nhưng đã cho thấy sức sống bồng bột. Cho nên có thể nói: Thời Minh là thời kỳ giao thoa / quá độ giữa nhã - tục của thể tài văn học. Sự quá độ này tất nhiên sẽ đem đến sự đổi mới về quan niệm thẩm mỹ của mọi người, kích thích sự đổi mới của phê bình văn học. Đồng thời về phương diện tư tưởng triết học, thời Minh cũng xuất hiện nhiều chuyển biến. Thông thường mà nói, tư tưởng thống trị tầng lớp quan liêu 3 triều Tống, Nguyên, Minh là Lý học của Trình, Chu, nhưng từ sau đời Chính Đức, Gia Tĩnh triều Minh, một chi nhánh khác của Lý học - Tâm học lại được mở ra. Lý học là Tân nho giáo hưng khởi ở Hậu kỳ xã hội phong  kiến nước ta, nó đưa Phật vào Nho, coi trọng nghĩa lý mà coi khinh công việc, có khuynh hướng hướng nội (xem xét bên trong mình - nội tỉnh). Vào thời Chính Đức, nhận thấy sự yếu đuối hèn kém của Lý học mạt kỳ, không đủ để phấn phát lòng người, Vương Dương Minh đề xướng thuyết “Trí lương tri” *** cho là: Tâm tức là Lý (tâm tức lý), “Tính ta đã đủ, chẳng mượn bên ngoài” (***), đó tức là Tâm học. Cùng với sự hưng thịnh của Tâm học, thì Thiền tông và phong thái vui Thiền (***) cũng lại hưng khởi, đề cao việc kẻ sĩ truy tìm thế giới bên ngoài, thay đổi thế giới nội tâm. Sự chuyển biến này đều lưu lại ảnh hưởng sâu sắc trong việc phê bình từ thơ văn cho đến hý khúc, tiểu thuyết.

Ngoài ra, cùng với sự thay đổi ấy, còn có những sự thay đổi trong trào lưu văn hóa xã hội từ Trung đến Hậu kỳ đời Minh. Trái với Lý học, đó là việc khẳng định đầy đủ quan niệm về cái Tự ngã ***, khẳng định đầy đủ quan niệm về nhân tình***, vật dục*** (tình người, lòng ham sống) như cuồng phong đột ngột nổi lên, bao trùm lên xã hội*. Quan niệm này có mối quan hệ mật thiết với sự phồn vinh và kinh tế của cái thành thị Trung kỳ và Hậu kỳ đời Minh, phản ánh tình cảm, ý thức thị dân mới nổi lên, cũng như thái độ thẩm mỹ của họ. Cho nên khuynh hướng văn hóa đó cũng được gọi là tư trào thị dân. Sức sống của tư trào thị dân đã đẩy mạnh cho sự phát triển của văn học thông tục như hý khúc, tiểu thuyết, cũng cấp cho sáng tác thơ văn một sinh khí mới. cục diện trầm lắng buồn bã của văn hóa tư tưởng của đời Minh tiền kỳ bị tấn công mạnh mẽ, xuất hiện cục diện mới vào Trung kỳ và Hậu kỳ: sự phồn vinh của văn học nghệ thuật. Phê bình văn học đời Minh (chính là) ra đời và phát triển dưới ảnh hưởng đa phương diện này. Các nhân tố đã trình bày ở trên tác động lẫn nhau làm xuất hiện một giai đoạn đặc biệt trong lịch sử có diện mạo phức tạp và sức sống mạnh mẽ. Biểu hiện đặc trưng của nó là:

a) Chịu ảnh hưởng của Tâm học, phê bình văn học cũng nghiêng về tìm hiểu nội tâm con người. Điều ấy không chỉ biểu hiện trong phê bình văn học của phái Tâm học, mà còn ở cả phái không liên quan đến Tâm học, thậm chí trong cả phê bình văn học của những người có thái độ phê phán Tâm học. Nó biểu hiện ra thành đặc trưng chung của thời đại này.

b) Xuất phát từ sự phê phán đối với Lý học, trong phê bình văn học đã xuất hiện chủ trương Tôn tình đối lập với khuynh hướng Trọng lý, đồng thời theo sự hưng khởi của tư trào thị dân Trung - Hậu kỳ đời Minh, chủ trương Tôn tình ít nhiều cũng có những sắc thái mới đối lập với lễ giáo phong kiến. *

c) Vì sáng tác thơ văn truyền thống đã ở giai đoạn suy thoái, vì thế về phương diện chỉ đạo sáng tác mà nói về phương diện phê bình thơ văn, những luận điệu phục cổ đầy rẫy văn đàn. Thế nhưng việc nghiên cứu, tổng kết quy luật nghệ thuật của sáng tác thơ văn của các triều đại trước, thì phê bình văn học của người đời Minh lại thu được nhiều thành quả. “Thuyết cách điệu” sinh ra dưới lá cờ phục cổ, thuyết “Hứng tượng phong thần” *** được đề xuất, để uốn nắn lại Thuyết cách điệu đều có nhiều đóng góp đối với việc nghiên cứu lịch sử thơ ca, nghệ thuật thơ ca thời cổ của nước ta.

d) Cùng với sự hưng khởi của hí khúc, tiểu thuyết, dân ca, thì sức hút nghệ thuật và tác dụng xã hội của văn học thông tục ngày càng gây được sự chú ý rộng rãi. Cách nhìn văn học hẹp hòi có tính cách truyền thống: coi hý khúc, tiểu thuyết là “bàng môn tà đạo” bị tấn công dữ dội. Nhiều nhà phê bình hiểu biết và can đảm đã bắt đầu có sự nhìn nhận đúng đắn hơn với thể tài văn học mới này, bình luận hoặc phê điểm tiểu thuyết hú khúc không dứt, đã xuất hiện tình trạng phồn vinh chưa từng có việc bình luận văn học thông tục. Chúng tôi xin trình bày thành 4 điểm như ở dưới đây.

              Vương Dương Minh

I. KHUYNH HƯỚNG HƯỚNG NỘI CỦA PHÊ BÌNH VĂN HỌC

Những nhà Tâm học thích bàn về văn học đời Minh không nhiều, nhưng mở cánh cửa tư tưởng triết học một thời, hay làm một loại tư trào văn hóa xã hội, thì ảnh hưởng của Tâm học đối với phê bình văn học là không thể coi thường. Nó thường không dùng kiến giải phê bình cụ thể, mà lấy phương thức tư duy trừu tượng ảnh hưởng đối với các dòng văn học. Khuynh hướng hướng nội (nội tỉnh) chính là loại phương thức tư duy này, nó không coi trọng thế giới hiện thực khách quan, mà lấy sự soi rọi nội tâm làm con đường chủ yếu để có cái nhìn chân xác, nó coi trọng cá nhân mình mà coi thường ngoại vật, coi trọng hiểu ngầm mà coi khinh thực chứng. Vì thế biểu hiện trên phương diện phê bình văn học, hiển nhiên là nó bất đồng với quan niệm coi trọng tác dụng xã hội, làm sáng tỏ đạo, giúp ma giáo hóa dân chúng của nho gia truyền thống. Nó truy tìm có thể là loại đạo đức luân lý trừu tượng, có thể là loại tình cảm hứng thú trong đời sống cá nhân, hoặc là cảnh giới tinh thần chủ quan nào đó.

1. Sự chuyển biến của góc nhìn phê bình văn học giai đoạn trước.

Theo cách nhìn thông thường phê bình văn học đời Minh, quan điểm của Tống Liêm và Lưu Cơ *** hiển nhiên là rất đặc biệt. Tống Liêm đưa ra “Minh đạo” ***, “Lập giáo” ***, “Bổ tục hóa dân” *** “Vi văn” *** (làm văn) (Văn thuyết tặng Vương Sinh Phủ/ Bàn về văn, tặng Vương Sinh Phủ) để hợp với lời dạy của tiên vương nho giáo, để những người giúp đời làm được loại văn chương lý tưởng. Lưu Cơ chủ trương “Thế hữu trị loạn, thanh hữu ai lạc” (Đời có trị - loạn, âm thanh có buồn - vui) (Hạng Bá Cao thi tự / Đề tựa thơ của Hạng Bá Cao), cho nên làm văn chương nên “thố đại sự” *** (làm việc lớn) làm thơ ca nên có tác dụng “Mỹ thích, phúng gián” ***(châm biếm can ngăn). Quan niệm văn học của Tống, Lưu tuy không giống nhau: Lưu Cơ coi trọng thuyết “Luận thích” ***, Tống Liêm coi trọng “Minh đạo/ Trí dụng ***, nhưng nói chung đều thể hiện tinh thần truyền thống của tư tưởng văn học Nho giáo, coi Minh đạo Trí dụng là chính tông (dòng chính), coi Mỹ thích Phúng gián làm thông biến / biến đổi, cả hai quan niệm ấy bổ sung cho nhau. Đó là điều thi hành của hoàng triều trước kia từ Hán Đường trở lại, cũng là quan niệm văn học tiếp thu phổ biến của mọi người. Thế nhưng trong phê bình văn học sau Tống Liêm, Lưu Cơ, quan niệm như thế rất ít được phản ánh. Chủ trương của Lưu Cơ đương thời rất vắng vẻ, ít ai theo đuổi. Sau khi Lưu Cơ chết đi, trong suốt 200 năm triều Minh, những người đồng điệu cũng chẳng có mấy.

Trong khi đó Lý Mộng Dương, Khang Hải, Trịnh Thiện Phu v.v… tương đối quan hệ giữa văn học và hiện thực xã hội, cũng viết được những tác phẩm phơi bày bộ mặt đen tối của xã hội, nhưng chủ yếu vẫn nghiêng về coi trọng việc bày tỏ tình cảm cá nhân, có một khoảng cách khá lớn so với chủ trương phúng thích chính trị của Lưu Cơ. Đến cuối đời Minh, do loạn lạc lớn của xã hội kích thích, Trần Tử Long bèn đề ra chủ trương “Ưu thời thác chí” ***, nhấn mạnh thơ văn cần phải “Óan trách đương thời” ***, phù hợp với chủ trương của Lưu Cơ. Trong hướng của Tống Liên không giống với Lưu Cơ, sinh ra từ yêu cầu của thời khai quốc đầu đời Minh, chủ trương “Minh đạo trí dụng” của ông ta khá thịnh hành thời Hồng Vũ. Các bề tôi của triều đình đương thời đều có quan điểm khá gần gũi. Nhưng từ thời Vĩnh Lạc về sau, chủ trương học Minh Đạo Trí dụng của Tống Liêm rất ít được ai nhắc tới. Thời Minh, lấy Lý học trị nước, lấy văn bát cổ để chọn kẻ sĩ, nên thuyết “Luận thích” của Lưu Cơ không được tầng lớp thống trị hoan nghênh - đó là điều có thể hiểu được thế nhưng chủ trương Minh đạo Trí dụng của Tống Liêm lại ít được ai hưởng ứng là tại sao? Nguyên nhân của nó : Thứ nhất là con đường lợi lộc của khoa cử đã làm hư hỏng tâm linh kẻ sĩ, giống như Tiết Tuyên *** từng nói: “Kẻ học cử nghiệp đọc kinh sách thông thường chỉ an bài được tài liệu làm văn, không liên quan gì tới bản thân mình, cho nên cái chất liệu nhất thời để tiến thân đều là cặn bã của cố nhân” (Độc thư lục, Quyển 2). Thứ hai: đó là do sự phát triển mạnh mẽ của Tâm học. Noi theo Lý học, tệ lậu của văn chương bát cổ làm cho băng hoại thế đạo nhân tâm, mọi người trở nên ghét bỏ những lời nói trống rỗng của những nhà Đạo học, họ chủtrương chỉ thẳng vào lòng người, tìm ra những lời nói chân thực của đạo đức nội tâm. Vì thế mà khi bàn về Văn, rất ít khi nhắc lại những lời như “Minh đạo Trí dụng” hay “Văn dĩ tải đạo”. Ví như Vương Dương Minh từng nói: “Làm chữ nghĩa không ghét công phu, như Thi ngô chí, chỉ xem ý của anh thế nào. Nếu đắc ý rồi thì không thể phát ra thành lời” (Dẫn theo Tiền Đức Hồng - Khắc văn lục tự thuyết).

Triết Tuyên là nhà Lý học lớn đầu đời Minh, nhưng khi bàn luận đã xem qua đầu mối của Tâm học. Về già, ông ta có thơ rằng: “Thất thập lục niên vô nhất sự/ Thử tâm duy giác Tính Thiện thông” (76 năm trời không sự lạ/ Tâm này hiểu được Tính - Trời thông) nên bị gọi là “Văn niên văn đạo” (Già rồi hiểu đạo) (Minh nho học án - sử thuyết). Trong Độc thư lục ông phê phán: “Văn sĩ học làm lời nói của Thánh hiền” ý nói là “Người Trung Quốc học làm ngôn ngữ của người ngoại quốc”. Lời nói ấy có ý châm biếm chế độ dùng văn bát cổ để chọn kẻ sĩ đương thời, nhưng lời lẽ của ông cũng có ý phủ định thuyết “Văn dĩ tải đạo” từ Đường Tống trở lại. Khi luận về việc học, Vương Dương Minh coi trọng sự thể nghiệm của cá nhân. Trong vạn vật như: “Ăn uống, đêm ngày, áo quần nam nữ”, cái lý của vạn vật đầy đủ ở Tâm, văn tứ là cái lý của Tâm này mà tự nhiên phát ra. Việc bàn về văn này, chủ ý là:

- Ăn uống, nam nữ không gì là không Đạo, cho nên đó cũng hoàn toàn là đề tài của thơ văn.

- Không làm lời của Đạo học, mà phát ra một cách tự nhiên, miêu tả những điều không thể không nói ra ở trong lòng.

Quan điểm này hiển nhiên là khác xa với chủ trương học cổ theo kinh Minh đạo Trí dụng của Tống Liêm, nhưng lại là chủ trương văn học tiêu biểu trong khoảng mấy chục năm trước thời Chính Đức. Trong thời gian này thơ Tính Khó *** lưu hành rộng rãi, có thể nói đó chính là sự thể hiện của chủ trương này trên phương diện sáng tác, mà quan điểm phê bình văn học của các tác gia tiêu biểu cho thơ Tính khí như Trần Hiến Chương, Trang Tuyền cũng phù hợp với quan niệm của Tiết Tuyên.

2. Quan hệ mật thiết giữa quan niệm về văn của Phái Đường Tống và phái Tâm học.

Tuổi tác giữa Lý Mộng Dương và Vương Dương Minh ngang nhau, nhưng cuộc vận động Phục cổ trong văn học của Lý Mộng Dương hơi sớm hơn cái học “Trí lương tri” của Vương Dương Minh. Thưở nhỏ Vương từng chịu ảnh hưởng phong trào phục cổ, nhưng sau đó thì thay đổi, vứt bỏ việc tìm tòi từ chương, chuyển sang hướng về nội tâm của mình, mà đề cương thuyết “Trí lương tri”. Thời Gia Tĩnh các văn nhân phái Đường Tống nổi lên mạnh mẹ như Vương Thận Trung ***, Đường Thuận Chi ***… tư tưởng của họ về đại đế cũng tương tự nhau. Hai người vào đầu thời Gia Tĩnh cũng từng chịu ảnh hưởng của Tiền Thất tử ***, học làm cổ văn từ, sau đó tiếp xúc với Vương học mà tư tưởng thay đổi, bèn thay đổi mà đề xướng văn Đường Tống (Xem Lý Khai Tiên - Tuân Nghiêm tham chính huyện). Người chuyển biến trước tiên là Vương Thận Trung, ông ta từng ở Nam Kinh nghe Vương Kỳ giảng giải học thuyết của Vương Dương Minh, bèn giác ngộ. Vương Thận Trung trong học thuật, coi trọng sự thể nghiệm xem xét nội tâm, truy cầu bản tính, nên khi bàn về văn tự nhiên bất mãn với cổ văn tứ của phái Thất Tử, cũng như Thuyết cách điệu, vì thế chuyển biến mà theo văn của Âu Dương Tu và Tăng Củng, gọi văn Tăng Củng là “Tứ xuất hiện/ ra từ đạo đức”, “Hội thông với ý Thánh nhân”, “Tin vào hết Đạo thì muốn phát ra lời” (***) (Tằng Nam Phong văn túy tự), điều ấy đã thể hiện khuynh hướng hướng nội trong quan niệm văn học của ông ta.

Quan niệm văn học của Đường Thuận Chi hơi khác với Vương Thận Trung, nhất là ở vấn đề “Bản sắc”. Trung tâm của việc bàn về Bản sắc đó là:

- Thứ nhất: Làm văn nên có “Chân tinh thần” ***, cũng tức là “Cái nhìn không thể vứt bỏ ngàn đời” ***.

- Thứ hai: Nên “Nói thẳng nỗi lòng, theo tay mà viết” *** (Trực sư hung ức, tín thư tả xuất) (Đáp Mao Lộc Môn tri huyện đệ nhị thư).

Ông giải thích rằng: “Chân tinh thần” là: “Không tẩy rửa nguồn tâm, độc lập thể hiện vật, những người một mắt ngàn đời, không đủ để chia xẻ” *** (nht) (…) “Chân tinh thần” như thế này chính là “Hư linh minh giác chi lương tri” (Lương tri thấy rõ hư tâm ***.) Đường Thuận Chi từ sau độ tuổi trung niên trở đi say mê vương học, vì thế ông ta lấy thuyết Lương tri để giải thích “Chân tinh thần” cùng không lấy gì làm lạ.

3. Cảnh trong lặng của thuyết Tính Linh

Trong việc phê bình thơ ca đời Minh, thuyết Tính linh đã manh nha từ thời Long Khánh, Vạn Lịch. Trước tiên Vương Thế Mậu ***, Chư Long *** khi luận về thơ văn đã nhiều lần dùng 1 từ “Tính linh”, sau đó Thang HIển Tổ *** lại dùng 2 từ “Linh Tính” để biểu đạt đặc điệm việc bay nhảy *** phong phú hơn sinh khí trong sáng tác. Đến năm Vạn Lịch 24 Viên Hoằng Đạo trong Tự tiểu tu thi *** đề xướng chủ trương “Riêng tả Tính linh, không khuôn cách luật” ***. Đến thuyết Tính linh này có thể nói đã bước đầu hình thành. Cuối thời Vạn Lịch, phái Công An *** đã suy, phái Cảnh Lăng *** tiếp tục nổi lên, Chung Tinh ***, Đàm Nguyên Xuân *** riêng lấy thâm u, cô tiễu (cô đơn chót vót ***) là thuyết Tính linh chính tông. Đó chính là sự phát triển loại biến đổi của thuyết Tính linh. Sự ra đời và phát triển của thuyết Tính linh trải qua khoảng vài chục năm, được các phái Thất tử Công An Hậu kỳ, phái Cảnh Lăng sử dụng, nội hàm của nó khá phức tạp. Nhưng từ nguồn gốc tư tưởng và đặc điểm lý luận mà nói: sự hình thành của nó chủ yếu có 3 phương diện, nhân tố:

- Thứ nhất: Sự phản bác lại phái Cách điệu, nó yêu cầu phá bỏ quan niệm “thượng cổ tiện kim” (đề cao xưa, coi thường nay), trong sáng tác thơ văn phải thoát khỏi khuôn sáo của cổ nhân.

- Thứ hai: Chịu ảnh hưởng từ trào thị dân, truy cầu thích chí ***, trong sáng tác thơ văn biểu hiện ra thành ý thức cá tính / cá nhân *** quay lưng lại với truyền thống.

- Thứ ba: Chịu ảnh hưởng từ Tâm học cho đến Thiền tông, đề cao “phản quan mặc chiếu” *** (xem xét lại, trầm mặc soi chiếu), trong khi vắng lặng tìm sự giải thoát, có thể có được những chân ý trong việc làm thơ.

Về quan hệ của khái niệm Tính linh với Tâm học, Chư Long trong bài tựa Lưu Lỗ Kiều Tiên sinh văn tập tự đã giảng giải rất rõ ràng. Trong bài văn, ông ta chỉ ra rằng: Con người là cái linh thiêng của vạn vật, cho nên Linh ở Đạo; Đạo đức Lương tri, mà Lương tri tức là cái linh thiêng sáng sủa (Linh minh) trong lòng người. Đặc điểm của Linh minh là không vì vật có thực mà đình trệ, “đứng trong cảnh thanh hư/ trong sạch hư tình”, nhưng lại không là một vị đất không, mà ở trong trời đất, vạn sự vạn vật không gì là không thể hiện (tr. 7-8). Vương Dương Minh lập ra Tâm học, gọi là “Cái thể của tâm không thiện ác” (Vô thiện vô ác tâm chi thể). Tiêu Hoằng *** giải thích rằng: “Cái không đẹp đó là cái chân mỹ/ cái đẹp thực sự trong thiên hạ; cái không thiện chính là cái chí thiện trong Thiên hạ. Phải trái đều lẫn lộn, tuyệt đối không gửi (lưu), mà sinh ra muôn vàn biến đổi. Đó là cái cốt yếu của Đạo, và cũng là cái gốc lớn của Danh” (tr.8) (Dương Minh tiên sinh từ đường ký). Nhận thức về Tâm học của Tiêu Hoằng và Chư Long khá nhất trí, họ đều đem cảnh thanh hư để xem xét cái lương tri vốn có của lòng người. Đó là cái không thiện, nhưng lại có thể trở thành cái chí thiện của thiên hạ; Đó là cái không có thực nhưng lại có thể sinh ra sự biến đổi của vạn vật. Đó chính là đặc điểm của lương tri, và cũng là đặc điểm của Tính linh.

Cùng với sự hưng thịnh của Vương học, thời Long Khánh, Vạn Lịch Thiền học cũng nhất thời phát triển. Đương thời việc đưa Thiền vào Nho đã thành việc truy tìm tài năng của kẻ sĩ. Thiền học và Tâm học có nhiều phương diện gần nhau, như Thiền học đề cao “Đốn ngộ” chính là yêu cầu trong tâm linh đối với thế giới khách quan phải đưa ra được lời giải đáp, cái mà nó truy cầu cũng là một loại bản tâm trong sáng yên lặng; cái gọi là “Hoạt tham” *** cũng chính là đưa thế giới khách quan gặp gỡ lý thuyết Thiền, “Uất uất hoàng hoa, vô phi Bát nhã” (Rực rỡ hoa vàng, không gì không là Bát nhã/ giác ngộ) cùng với Tâm học với cái ý Lương tri “Thanh hư Linh minh” (Trong lặng, sáng sủa linh diệu) cũng tương thông với nhau. Đương thời Tâm học và Thiền học lưu hành rộng rãi, Chư Long và Tam Viên phái Công an hoặc thích Tâm học hoặc tham Thiền, vì thế trong phê bình văn học, họ đề cao thuyết Tính linh cũng là không thoát khỏi ảnh hưởng của quan niệm hư linh của Tâm học.

Nhưng xem qua sự phát triển và biến đổi của thuyết Tính linh, các giai đoạn khác nhau người ta tiếp nhận ảnh hưởng của Tâm học hay Thiền tông cũng không giống nhau. Đại khái có thể nói: Tâm tính, Linh minh vốn là những vấn đề của Tâm học, cho nên từ Tính linh bắt đầu thông dụng trong phê bình văn học, nhất định không thoát ra khỏi sắc thái hư linh. Biểu hiện chủ yếu này ở trong thi luận của Chư Long. Nhưng trên phương diện khác dưới tác động của tư trào mới cuối đời Minh, thuyết “Đồng tâm” *** (Tâm hồn trẻ thơ) của Lý Chí *** nhấn mạnh ở chỗ “Tuyệt giả thuần chân” (bỏ hết điều giả, giữ thuần túy sự chân thực ***), Thanh Hiển Tổ cho Linh *** là “Linh động” *** và cả khái niệm “Sinh khí” *** nữa. Nhân đó khi Viên Hoằng Đạo đưa ra thuyết Tính linh, đã đề cao hàm nghĩa “Chân thực” *** trong từ Tính linh. Ví như nói: “Ra từ Tính linh đó là Chân thi” *** (Dẫn theo Giang Doanh Khoa - Tệ Khiếp tập tự/ ***) hay “Không từ lòng mình tuôn ra thì không thể hạ bút” *** (Tự Tiểu Tu thi). Đến Minh hậu kỳ, ông ta dùng ngôn ngữ nhà Phật ngày càng nhiều, ý khí ngày một xuống, đối với nhận thức về Tính linh lại rất gần với Chư Long. Như trong Tự Ngoa? Thị Gia thắng tập ***, ông viết: “Riêng bình đạm cũng không thể tạo ra, không thể tạo ra. Đó chính là cái Chân, Tính linh của Văn (…) Riêng Bình Đạm cũng không phải là không thể tạo ra, không thể không tạo ra, đó chính là Chân Biến thái/ Biến đổi chân thực của Văn vậy”. Cái gọi là Đạm *** rất gần với “Cảnh giới Thanh hư” mà Chư Long nói. “Đạm cũng không phải là không thể tạo ra” tức là từ thơ *** mà sinh ra Linh ***, từ thơ mà hóa thành Vạn vật. Sau phái Công An, phái Cảnh Lăng chủ yếu nói đến Tính linh Thâm u cổ tiễu (cô đơn chót vót) ***, yêu cầu người sáng tác phải “tĩnh quan mặc chiếu” (yên lặng xem xét, chiếu vọi), trong lúc một mình tịch mịch truy cầu cái sở tại của chân tinh thần, nhưng sau đó một mình rong chơi (tinh thần), phát ra mà thành thơ. Luận điểm của ông ta cũng là từ góc độ Hư linh *** mà nhận thức Chân tinh thần, Chân tính linh, so với phái Công An càng có khuynh hướng chuyển sang tìm tòi/ vào nội tâm của cá nhân hơn nữa.

 

II. SỰ PHỔ BIẾN VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆC BÀN VỀ TÌNH CẢM

Trong những tài liệu phê bình văn học đời Minh, những tài liệu liên quan đến việc bàn bạc về tình cảm thật là phong phú. Nói một cách tổng quát có: thuyết Tình chân của Lý Mộng Dương, thuyết Đằng tâm của Lý Chí, thuyết “Thần tình hợp trí” của Thang Hiển Tổ, thuyết Tính linh của Viên Hoằng Đạo, thuyết Tình sư *** của Trương Kỳ ***, thuyết Tình giáo *** của Phùng Mộng Long ***. Ngoài ra còn có rất nhiều lời nói riêng lẽ không thành thuyết riêng, nhưng thường có ý kiến độc đáo hợp ý, rất phong phú, thực là hiện tượng đột xuất trong phê bình văn học đời Minh.

Việc đời Minh bàn nhiều về tình cảm có 3 nguyên nhân chủ yếu sau:

- Thứ nhất: Sự phản ứng lại đối với tính chuyên chế của Lý học. Hạt nhân của Lý học Chu Trình là “Tồn thiên lý, diệt nhân dục” (Giữ đạo Trời, diệt lòng ham muốn). Cho đến thời Minh các nhà Lý học vẫn giữ quan điểm ấy như cũ, như Tào Đoan *** nói: “Đối với Thiên lý nhân dục là phải rõ ràng dứt khoát, làm sao cho những lời bất chính, sắc đẹp phi lễ không đến được tai mắt ta, như thế sẽ không thâm nhập vào bên trong, nên Thiên lý /lẽ Trời yên ổn vậy” (Ngữ lục). Sách Thuyết Văn giải thích về Tình như sau: “Cái âm khí của người ta trong đó có dục vọng” ***. Sự phủ định đối với lòng ham muốn thường dẫn đến phủ định phủ định tình cảm. Các nhà Lý học đều cho rằng Tình là điều đáng sợ, đó là cái tư dục/ ham muốn riêng, là cái làm hại đến Tính, nhất thiết phải trừ cho hết Tình Dục, thì mới khôi phục được bản tính Thiện của người ta. Thế nhưng “Hỷ nộ ai cụ ái ố dục (vui, giận, buồn, sợ, yêu, ghét, muốn), bảy điều ấy không cần học cũng biết”, đó là cái tình bình thường của người ta, không thể nào tiêu trừ được. Vì thế khi người ta bắt đầu hoài nghi Lý học, muốn bác bỏ Lý học, thì tự nhiên là trước hết lấy việc bàn về tình cảm làm bước đột phá, nên quan điểm đề cao tình cảm (Tôn tình luận) cũng trở thành tiêu chí chủ yếu của việc phê phán Lý học đời Minh.

- Thứ hai: Từ giữa đời Minh trở đi, cùng với sự phồn vinh của kinh tế thành thị, xã hội thị dân mở rộng thêm một bước, phản ánh vào trong hình thái ý thức, người ta đòi hỏi phải thoát ra khỏi sự ràng buộc của lễ giáo cũ, yêu cầu phải khẳng định ham muốn/ dục vọng bình thường của con người, phát triển cá tính, xác nhận giá trị của cái tôi.

Thứ ba: Cùng với sự phồn vinh của hý khúc, tiểu thuyết, các tác phẩm tụng ca tình yêu của con người xuất hiện nhiều, khiến người ta không thích những người bảo vệ Đạo, còn cái người ta yêu thích thì được khắc ván, biểu diễn rộng rãi. Hiện tượng này một cách tự nhiên thúc đẩy mọi người tăng thêm phản tính, suy nghĩ, từ đó nhận thức sâu sắc hơn đối với tình cảm.

Nhận thức của người đời Minh đối với tình cảm có thể chia ra thành 2 mặt chủ yếu: Một là Tình của cá tính, một nữa là tình của nhân tính.

Hạt nhân nhận thức “Tình của Cá tính” là Chân (chân thực). Điều ấy đối lập với sự tệ hại của sự giả dối (hư ngụy) và bày vẽ (kiểu sức) của Lý học. Lý luận của nó biểu hiện chủ yếu ở thuyết “Tình chân” (Tình cảm chân thực). Ở tiền kỳ đời Minh đó là việc phái Thất tử châm biếm đối với khuynh hướng đề cao thể loại đài các và việc bàn về Đạo trống rỗng của loại “thơ tình khí”. Ở Hậu kỳ đó là việc phái Công An và những người tiên phong châm biếm những kêu gào trống rỗng của phái Thất tử.

Hạt nhân nhận thức “Tình của nhân tính” đó là sự xem xét mối quan hệ giữa Tình và Lý, tức là bản chất của nhân tính là Tình, lại còn là Lý nữa. Vấn đề này trước hết có sự đột phá về phương diện triết học, tiêu chí của nó là Thuyết Đồng tâm (Tâm hồn trẻ thơ) của Lý Chí, phát triển tiếp theo là ở sự biện bác về Tình - Lý của Thang Hiển Tổ, rồi đến thuyết “Tình giáo” của Phùng Mộng Long. Đương nhiên liên quan đến nhận thức về Tình của cá tính và Tình của nhân tính không có sự phân biệt thật rõ ràng, chúng về mặt bản chất có quan hệ cá biệt và phổ biến, chúng khu biệt với nhau và liên hệ lẫn nhau. Sự thực thì trong phê bình văn học đời Minh, việc bàn bạc liên quan đến tình của cá tính và tình của nhân tính cũng giúp nhau mở ra, giúp nhau thúc đẩy mà cũng giúp nhau giao thoa. Chính việc thúc đẩy và giao thoa thế này đã thể hiện sự biến chuyển và phát triển của tình cảm luận trong phê bình văn học đời Minh.

1. Về việc xem xét Tình của cá tính

Trong phê bình văn học đời Minh, việc coi trọng Tình của cá tính bắt đầu từ Tiền Thất tử. Hà Cảnh Minh trong bức thư Bàn về thơ gửi Lý Không Đồng (Dữ Lý Không Đồng luận thi thư) đưa ra quan niệm “Lãnh hội thần tình” *** “Tới bờ thì bỏ bè”  (Đạt ngạn tắc xả Phật), muốn tạo lập cho mình thành riêng một phái. Khang Hải *** cho rằng đạo làm văn “cốt sao cầu được chí mà thôi” ***, Từ Trinh Khanh *** trong “Đàm nghệ lục” (Bàn về lục nghệ) đưa ra quan niệm “Từ tình mà tạo thành cách thức” *** (nhân tình lập cách), chỉ ra rằng: “Tình giả, Tâm chi tình dã” (Tình là cái tinh túy của tâm), “Tình có nhiều thứ khác nhau: mừng giận, buồn vui” (Tình hữu hỉ nộ ai lạc chi dị) hình thành nên thơ, nên cách thức của thơ không giống nhau. Những điều họ bàn luận đều đề cập đến vấn đề Tình của cá nhân tác giả và sự chân thực, trong đó người bàn nhiều nhất và sâu sắc nhất là Lý Mộng Dương. Bàn về Tình ông ta khái quát rằng:

- “Phải chăng thơ phát ra từ Tình” (Phù thi phát chi Tình hồ - Trương Công thi tự), đó là sự phát huy thuyết “Thơ nương theo tình cảm” (Thi duyên tình), vì thế ông phê phán: “Thơ Tống chủ ở Lý” (Tống thi chủ lý).

- “Tình lay động từ sự gặp gỡ” (Tình giả động hồ ngộ giả dã - Mai Nguyệt tiêu sinh thi tự), “Điều chân thực, đó là sự phát ra của âm thanh, là cội nguồn của tình cảm” (Chân giả âm chi phát, nhi Tình chi nguyên *** dã - Thi tập tự tự). Đó là việc đưa Tình liên hệ với sự gặp gỡ của cá nhân tác giả, khẳng định sự chân thực của Tình.

- “Tình cảm ở sự gặp gỡ, cho nên lời mỗi người mỗi khác” (Tình cảm cơ tao, cố kỳ ngôn nhân nhân thù - Khắc Đới đại lý thi tự), tiến thêm một bước là đưa Tình liên hệ với phong cách cá nhân của tác phẩm, đột xuất đưa ra vấn đề cá tính trong sáng tác văn học.

Thuyết Chân tình của Lý Mộng Dương trong phê bình văn học đời Minh tiếp theo, đưa Tình đến chỗ quyết định cao độ của Tính, điều ấy có ảnh hưởng tích cực đối với sự phát triển của tình cảm luận sau này. Tuy nhiên hạn chế của nó cũng khá rõ, đó là việc ông ta lý giải cụ thể về Tình còn thiếu nội dung mới mẽ, vẫn chưa vượt được phạm vi của thi luận truyền thống. Tại sao Lý Mộng Dương một mặt thì ra sức đề xướng thuyết Tình chân, một mặt lại yêu cầu người ta bắt chước cách điệu của cổ nhân, thậm chí còn nói: “Học cổ không được, khổ tâm vô ích” (Học cổ bất đích, khổ tâm vô ích)? Nguyên nhân như sau: Ông ta yêu cầu bày tỏ chân tình của một cá nhân, như phê bình nền chính trị hủ bại, bất mãn với phái Lý học giả dối, công kích văn phong yếu đuối, đều không gì vượt qua được rõ ràng quan niệm truyền thống của nhà nho, nên hoặc là đem mình ví với Khuất Nguyên. Giả Nghị, hoặc truy tìm lời giải đáp trong cảnh sơn thủy và tình bạn. Nói tóm lại, ông tìm được cái tôi chân thực phỏng theo thơ văn ưu tú của giai đoạn đầu của xã hội phong kiến, tìm được ở đó sự ký thác. Đó chính là nơi gặp gỡ giữa thuyết Tình chân của ông ta và Thuyết cách điệu phục cổ, và đó cũng là chỗ khác nhau quan trọng nhất giữa thi luận của ông và Viên Hoằng Đạo, có 2 nhân vật đáng chú ý là Vương Thế Trinh *** và Vương Thế Mậu ***. Vương Thế Trinh hồi trẻ theo thuyết cách điệu của Lý Mộng Dương, từ trung niên trở đi lại noi theo phái Phục cổ, đưa ra quan điểm “có cái ta chân thực, rồi sau mới có thơ chân chực” (hữu chân ngã nhi hậu hữu chân thi), rõ ràng là liên kết giữa Chân và Ngã (…). Vương Thế Mậu là em Vương Thế Trinh, tiến một bước so với anh trong việc thoát ra khỏi ảnh hưởng của thuyết cách điệu. Ông cho rằng đặc điểm của thơ là gần với Tình, nên cái gọi là Tình có khi là “nơi gửi gắm của Tính linh” (Tính linh sở thác), có khi là niềm uất ức sinh ra từ sự không phù hợp với đời.

Thực sự có một buổi đột phá trong tình cảm luận đó là thuyết Tính linh của Viên Hoằng Đạo. Đặc điểm của thuyết đó là yêu cầu mãnh liệt việc thể hiện cá tính, lại đưa nhận thức mới về nhân tính trong thời kỳ Vạn Lịch vào việc bàn về cá tính của ông, khiến cho thuyết Tính linh của ông có đặc điểm Lộ (dễ thấy), Tục (thông tục), Thú (hứng thú).

Tình cảm luận và Cá tính luận có mối quan hệ mật thiết. Các nhà Lý học bàn về Lý, đưa Lý trở thành bản nguyên của Vạn vật, cho nên coi Thiên lý chính là Nhân tâm, Nhân tâm bắt nguồn từ Thiên lý. Các nhà Lý học nghiêm cẩn / đúng nghĩa không chủ trương làm thơ, mà là ca tụng Lý. Nhân đó, cái thơ họ làm là của Lôi Đồng ***?, không có cá tính, như loại thơ Tính khí từng lưu hành vào thời kỳ đầu nhà Minh. Ngược lại, Tình thơ không ai giống ai, như trên Lý Mộng Dương từng nói: “Tình, cảm ở sự gặp gỡ, cho nên lời mỗi người mỗi khác”. Đáng tiếc là Lý Mộng Dương không thể quán triệt được chủ trương này, lại làm việc bắt chước cách điệu của cổ nhân, * tới mức đánh mất cả cá tính của mình. Viên Hoằng Đạo thì không vậy, xem xét cái tệ hại của thuyết Cách điệu, ông ta đề xướng Thuyết Tính linh, trong một chữ “Độc” *** (riêng). Như ông nói: “Đại để vật Chân thực thì quý. Chân thực thì mặt tôi không giống mặt anh” (Đại để vật chân tắc qúy, chân tắc ngã diện bất năng đồng quân diện - Dữ Khâu Trường Nhụ), vì thế cá tính hoàn chỉnh tất nhiên sẽ không giống mọi người, cần phải “Đội” (riêng) thì mới có thể “Chân” (chân thực). Ngoài ra thuyết Tính linh của Viên Hoằng Đạo rõ ràng đều có sắc thái mới của tư trào thị dân từ thời Long Khánh, Vạn Lịch trở lại, cũng tức là trong việc lý giải tính của cá tính hòa nhập vào nhận thức mới tình của nhân tính. Nhận thức này nói một cách giản dị tức là nói “Ăn uống, sắc dục là tính vậy” (Thực sức, tính dã) thừa nhận rằng con người ta đói thì nghĩ đến ăn, khát thì nghĩ đến uống, cho đến tình yêu giữa nam và nữ đều là “Thể hiện của tính trời” (Thiên tính chi thể) (Hoàng Oản - Minh đạo biên, Quyển I). Đặc điểm của thuyết Tính linh mà Viên Hoằng Đạo đề xướng là: Lộ (dễ thấy), Tục (thông tục), Thú (hứng thú). Lộ là phong cách cá tính tươi mới không bày vẽ thêm; Tục là không tránh lời nói tục, lấy “Tình người” làm Đạo, lấy “Thị hiếu tính dục” làm khuynh hướng chân thực; Thú tức là có sự yêu thích mạnh mẽ với phong nhã, với tính điệu sinh hoạt của thị dân không bó buộc. Nói chung 3 điểm Lộ, Tục, Thú đều không phải là những điều mà thi giáo thi luận truyền thống dung chứa nổi; nó thể hiện sự đột phá trong nhận thức của Viên Hoằng Đạo đối với Tình của nhân tính. Nhân đó mà đem đến cho thuyết Tính linh của ông ta những sắc thái mới chưa từng có trước đó, đem đến ánh sáng huy hoàng của thời đại.

2. Về việc tìm hiểu Tình của nhân tính.

Vào đầu đời Minh, dưới gông cùm của Lý học, người ta rất ít nói về Tình. Tiết Tuyên bàn về các bài văn Xuất sư biểu, Trần tình biểu, Lang cương thiên biểu đều nói là “làm ra tứ chân tình” (Độc thư lạc), vốn thuộc chuyện phiếm của nhà Nho già, nhưng đương thời cũng đã là hiếm. Lý Đông Dương *** từng làm Nghĩ hận phú ***, trong bài tiểu tự trước hết là phê phán bài Hận phú của Giang Yêm ***, Lý Bạch: “Nỗi oán hận tình khuê các, chẳng qua chỉ là lẽ thường của chuyện hưng vong, chuyện thường thành bại mà thôi, sao có thể cảm bởi Tình, sao thành nỗi hận được?”. Tiếp theo ông tự cho rằng Nghĩ hận phú của mình chuyên tả chuyện “trung thần hiếu tử” “Thốn thanh ách uyển” (nghẹn tiếng chặn tay) ý nói nuốt giận, dần uất ức - ND), cuối cùng còn biện bạch thêm rằng: “Thánh hiền không nói hận, nhưng tình trong thiên hạ mà chẳng vì riêng ai, cũng là chuyện cùng cảm kích về lẽ trời, việc người, dầu cho là hận thì còn có thể được…” (…) Điều ấy phản ánh sự cấm đoán nghiêm khắc của Lý học vào đầu đời Minh cũng như sự hẹp hòi trong nhận thức của mọi người đối với Tình cảm của con người.

Việc khai mở nhận thức về Tình của nhân tính có mối quan hệ nhất định đối với Tâm học. Vương Dương Minh tự nói rằng: “Thuyết Lương tri chỉ là việc nói đơn giản tức Tâm tức Lý” ***. Ông nói rằng: Lý “không ngoài tâm của một người”, cái gọi là “tâm của một người” (nhất nhân chi tâm) tương đối gần với Tình. Ngoài ra trong bài Gửi Trịnh Khiêm chi, ông còn chỉ ra rằng: Lễ là cái được xây dựng nên từ nền tảng là Tình người, cái gọi là nhân tình tức là ở chỗ có phù hợp với nhân tâm không? được nơi yên ổn của tâm không? Đương nhiên cái mà Vương Dương Minh gọi là lòng người / nhân tâm tới là lương tri, mà lương tri lại nhất trí với thiên lý. Cho nên trở về nguồn cội, ông ta lại cho rằng nhân tình và thiên lý hòa hợp với nhau, chỉ vì thời thế xưa nay khác biệt hoàn cảnh khách quan biến đổi, nên phương thức biểu đạt của nhân tình, tức Lễ cũng có chỗ bất đồng. Thế nhưng giữa Tình và Lý có đặt “Tâm” vào, không đem Tình trực tiếp đặt dưới sự chi phối của Lý, mà đem Tình coi là nơi yên ổn của Tâm. Kiểu này chính là cung cấp cơ sở lý luận cho việc sau này đối lập giữa Tình và Lý.

Thuyết “Đồng tâm” / Tâm hồn trẻ thơ là sự phát triển quan trọng trong nhận thức về Tình của nhân tính. Đồng tâm là gì? Lý Chí *** giải thích rằng: “Đồng tâm là dứt bỏ giả dối, chỉ còn thuần chân thực, là cái bản tâm ban đầu.” *** Cái gọi là “Tuyệt giả thuần chân” tức là không lấy cái tệ hại của “cách nhìn đạo lý” (Đạo lý quan duyệt), mà cách nhìn đạo lý đều do đọc nhiều sách hiểu biết nghĩa lý đem lại. Tống Nho yêu cầu “bỏ nhân dục để giữ thiên lý” ***. Lý chỉ cực lực phản đối, yêu cầu vứt bỏ cái tệ hại của cách nhìn đạo lý, tìm lại “cái bản tâm ban đầu”. Cho nên ông ta nói: “Áo rách xin ăn, đó là cái lý tất nhiên của vật, cái đạo đức của con người”. ***, “Thích tiền” ***, “hiếu sắc” *** là lời nói chân thực, thiết thực ***. Tư tưởng này phản ánh yêu cầu, nguyện vọng của giai tầng thị dân mới nổi lên bấy giờ, mở ra nhận thức của người ta đối với Tình của nhân tính, ảnh hưởng trực tiếp đến việc sáng tác và phê bình hý khúc, tiểu thuyết. Sự bó buộc của lễ giáo bị đặt ra sau, dục vọng tự nhiên của con người không còn bị coi là tội lỗi, như thế con người ta có thể chân thực đối với tâm linh của mình, không tìm tòi với thái độ ghét bỏ cái bí mật của tình người.

3. Dùng tình cảm luận để phê bình ý nghĩa mỹ học và tiêu chuẩn về tác dụng xã hội của tác phẩm.

Từ giữa đời Minh trở đi, người ta chứng kiến sự hứng khởi của hý khúc, tiểu thuyết và sự phổ biến tương ứng trong phê bình văn học thông tục. Việc mở ra phong khí bàn về hý khúc là nhóm Lý Khai Tiên *** và Từ Vị ***. Lý Khai Tiên phân tích nguyên nhân hưng thịnh của tạp kịch đời Nguyên chủ yếu do các tác giả người Hán nổi tiếng như Quan Hán Khanh ***, Mã Trí Viễn *** đã nhận thấy sự bách hại và kỳ thị của bọn thống trị Mông Cổ, khiến tình cảm dân tộc bùng dậy mãnh liệt, vì vậy mới nói: “Người trung châu ai cũng bị uất ức dưới ách áp bức của ngoại tộc, chí không phát huy được”, “những khúc ca này là tiếng kêu của nhiều nỗi bất bình” (Lý Khai Tiên tập. Trương Tiểu Sơn Tiểu lệnh tự). Từ Vị coi trọng việc lấy tình để phát huy hý khúc vì nó có tác dụng “Cảm phát lòng người”, cho rằng sáng tác từ khúc nhất định phải như “từ lòng người mà chảy ra”, đều là tình cảm tràn đầy. (…)

Về tình cảm luận trong việc phê bình tiểu thuyết và phê bình dân ca cũng tương tự như phê bình hý khúc. Những năm đầu đời Minh, Cù Hựu nói tiểu thuyết truyền kỳ là “Ai cùng điệu khuất” *** (thương người cùng xót người oan khuất) (Tiễn Đăng tâm thoái tự). Dậu Dương dã sử nói Tấn khắc tục biên Tam quốc chí hậu truyện mượn việc cũ của Lưu Bị đời Hán “để bộc lộ nỗi phẫn uất của dân đen muôn đời (Tân khắc tục biên Tam quốc chí dẫn). Đề cập đến bình luận Thủy hử truyện, nói thành công của tiểu thuyết là “khúc tận nhân tình” (đi đến hết những ngõ ngách của tình người). (Hồ Ứng Lâu - Thiền Thất Sơn Phòng bút tùng), “Tình cảnh tạo cực nhi chỉ” (Tình cảnh đẩy đến cùng thì dừng lại), “Diện sức đô tại nhân tình vật lý thượng” (Kỳ diệu đến ở trên tình người lý lẽ của sự vật) (Diệp Trú - Dung Dữ Đường bản Lý Trác Ngô tiên sinh phê bình Trung nghĩa Thủy hử truyện)… đều trực tiếp hoặc gián tiếp tìm hiểu tình của nhân tính và tình của cá tính.

Lý Mộng Dương bình luận dân ca quy lại là: “Không gì không phải là tình cảm ấy” (vô phi kỳ tình dã) (Thi tập tự tự). Viên Hoằng Đạo nói các loại dân ca như Phách phá ngọc ***, Đả thảo can ***, “chú trọng việc thông với mừng giận buồn vui của con người, thích thú tình dục” ***.*** (Tự Tiểu Tu thi ***). Hạ Di Tôn *** khen ngợi bài Sơn ca *** của Ngô Trung ***: “Không Lý có Tình, là cái cùng một tuyến với Châu thi ngày nay” *** (Thi Phiệt ***), cũng đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tình cảm. (…)

 

III. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHÊ BÌNH NGHỆ THUẬT THƠ CA

Thi luận truyền thống của nhà nho coi trọng “Thi giáo” (chức năng giáo dục của thơ ca), những quan niệm “hưng, quan, quần, oán”, “kinh phu phụ, thành hiếu kính, hậu nhân luân, mỹ giáo hóa, di phong tục”… những điều này đều là kiểu phê bình đạo đứa xã hội, cái mà người ta chú ý là mối quan hệ giữa thơ ca và chính trị xã hội, tác dụng giáo hóa của thơ ca. Phê bình nghệ thuật thơ ca thì không như vậy, nó để ý đến bản thân nghệ thuật thơ ca, tìm hiểu giá trị nghệ thuật cấu trúc mỹ học riêng của nó. Sự phát triển của phê bình nghệ thuật thơ ca đời Minh chủ yếu biểu hiện ở thuyết Cách điệu, và ở Hậu kỳ sửa lại những tệ hại của thuyết Cách điệu mà hướng tới sự chuyển hóa của thuyết Thần vận.

Lấy Cách điệu để phẩm bình thơ ca có ngọn nguồn rất lâu đời. Như Văn tâm điệu long nói: “Hoàng tước của Trần Tư, Thanh tùng của Công Cán, cách điệu tài hoa cứng cỏi”.  (Thân Ẩn tú), Tấu nghị của Lưu Hướng vị gắt mà điệu chậm” (Thiên Tài lược). Nhan thị gia huấn viết: “Cổ nhân chi văn, hoành tài dật khí, thể độ phong cách, khứ kim thực viễn… Nghi dĩ cổ chi thể tài vi bản, kim chi tứ điệu vi mạt, tịnh tu lưỡng tồn, bất khả thiên khí dã” (Văn cổ nhân, lớn lao siêu thoát, thể cách khác xa ngày nay. Nên lấy thế tài cổ làm gốc, từ điệu ngày nay làm ngọn, cố gắng giữa cả hai, không được bỏ riêng phần nào”. (…) Liên quan đến quan niệm tương đối hoàn chỉnh của thuyết cách điệu sớm nhất cũng xuất hiện trong Thương Lang thi thoại của Nghiêm Vũ thời Nam Tống, và phát triển vào đời Minh.

Một tứ Cách điệu do 2 chữ “Cách” và “Điệu” hợp thành, ý nghĩa của nó hàm hồ mà chia thành nhiều nhánh. Người đời Minh nói về Cách có nhiều từ liên quan như: Tiêu cách ***, Khí cách ***, Cốt cách ***, Phẩm cách ***, Ý cách ***, Thể cách ***, Cú cách ***, Cách lực ***, Cách thức ***… Về Điệu có những từ như: Khí điệu ***, Ý điệu ***, Phong điệu ***, Luật điệu ***, Âm điệu ***. Những từ ngữ này có ý nghĩa gần nhau, và có những nét không giống nhau. Nói chi tiết hơn, đại khái có thể phân ra 2 loại:

- Thứ nhất: Thể cách, Cú cách, Luật điệu, Thanh điệu chủ yếu chỉ thể tài của thơ ca. Cú pháp, âm điệu, thanh luật là vấn đề hình thức bên ngoài.

- Thứ hai: Cốt cách, Ý cách, Khí điệu, Phong điệu… chủ yếu để hình dung, Ý Uẩn (ẩn ý) *** khí độ nội tại của thơ ca.

Do từ cách điệu hàm hồ đa nghĩa, nên sự kiến giải thuyết cách điệu hiển nhiên là hỗn tạp không thuần nhất. Từ Minh sơ đến Minh mạt người bàn về thơ, nói đến Cách điệu nhiều vô số kể, nhưng ý kiến bất đồng. Ngoài ra thuyết Cách điệu đời Minh lại có quan hệ với tư trào phục cổ trong văn học thịnh hành đương thời. Nó mô phỏng cổ đại, chủ yếu chỉ phong cách thể chế thơ ca thời Hán ngụy, Thịnh Đường, làm mục tiêu của sáng tác. Thời Minh ở vào hậu kỳ phát triển của thơ ca cổ điển Trung Quốc, phong cốt Hán Ngụy, khí tượng Thịnh Đường đã sớm để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử. Đời Đường trở đi, thơ Tống tuy có sự đổi mới, có ít nhiều đột phá, nhưng đã không khôi phục lại tinh thần sáng tạo của đời Đường trở về trước. Đời Minh càng như vậy, trên thi đàn xuất hiện tinh thần hoài cổ, thậm chí sùng bái tinh thần khôi phục lại quá khứ đã qua. Vì thế phái Cách điệu càng mạnh thì càng kết hợp với tinh thần phục cổ, từ chỗ tìm hiểu nghệ thuật thơ cổ đi đến chỗ mô phỏng cổ thi. Cách điệu phái chia ra tôn sùng Hán Ngụy, Lục Triều, Thịnh Đường, nên thường bất đồng với nhau, tranh luận không thôi. Sự phát triển của phái Cách điệu đời Minh có thể phân ra thành 3 giai đoạn như sau:

1. Biện minh về thể chế, tôn sùng thời kỳ khai sáng của thơ ca Thịnh Đường

Truy nguyên có thể thấy từ Nghiêm Vũ đời Tống. Thương Lang thi thoại của Nghiêm Vũ lấy Thiền ví với thơ, đề xướng thuyết Diệu Ngộ, là tổ của thuyết Thần vận sau này. Nhưng trong việc minh biện thể chế, ông coi trọng “cách lực”, “âm tiết”, nên đồng thời lại là mối nguy cơ cho thuyết Cách điệu. Cuối thời Hồng Vũ (đầu đời Minh) Cao Bỉnh *** tuyển Đường thi phẩm vựng, dẫn thuyết Nghiêm Vũ, tiến một bước chia thơ Đường ra thành 4 giai đoạn: Sơ, Thịnh, Trung, Vãn. Coi Sơ Đường là Chính thủy ***, Thịnh Đường là Chính tông ***, Trung Đường là Tiếp vũ ***, Vãn Đường là Chính biến ***, rõ ràng là đề cao Sơ, Thịnh mà đè nén Trung, Vãn. Lại tự bày ra tiêu chuẩn phẩm bình: Thanh luật ***, Hứng tượng ***, Văn tứ ***, Lý Trí *** rồi quy lại ở chỗ: “Phẩm cách cao thấp không giống nhau” (…)

2. Sùng thượng Cao, Cổ, ái mộ thời kỳ hưng thịnh của Hán Ngụy

Vào khoảng thời Hoằng Trị ***, Chính Đức *** đời Minh. Đây là giai đoạn hưng thịnh nhất của phái Phục cổ đời Minh. Nhân vật tiêu biểu của nó là Lý Mộng Dương và Hà Cảnh Minh trong nhóm Tiền Thất Tử. (…) Lý Mộng Dương tôn Nghiêm Vũ, nhưng không chuyên đề cao Thịnh Đường, mà từ đó lại suy ngược lên Hán Ngụy theo kiểu “Thám bản cầu nguyên” (xem gốc tìm nguồn). Nhân đó ông ta đưa ra quan niệm: Tống vô thi, Đường vô phú, Hán vô tao, (Tống không có thơ, Đường không có phú, Hán không có tao từ). (…) Lý Mộng Dương nói: “Thơ có 7 điều khó: Cách thức phải cổ, Điệu phải thoát, Khí phải thư thả, Câu phải hùng hồn, Âm phải tròn, Tứ phải trúng, Tình lấy đó mà phấn phát lên” ***. Ông ta tuy đưa Cách cổ, Điệu dật lên đầu, nhưng cũng nhất mạnh Tính phát.

3. Dung hợp các thuyết, hội thông việc tổng hợp sửa chữa

Tiếp theo Lý Mộng Dương, Hà Cảnh Minh thì người đứng đầu văn đàn thời này là Vương Thế Trinh. Ông ta đề xướng thuyết Tài Tứ Cách Điệu ***, ông nói: “Tài sinh tứ, tứ sinh điệu, điệu sinh cách. Tứ là cái dụng của tài, Điệu là mảnh đất / cõi của Tứ, Cách là ranh giới của Điệu” (Tài sinh tứ, tứ sinh điệu, điệu sinh Cách). Tứ tức tài chi dụng, điệu tức tứ chi cảnh, cách tức điệu chi giới) (***). Nghệ Uyển ấp ? ngôn.

Quan niệm của ông bao hàm 2 ý quan trọng: thứ nhất từ tài tứ sinh ra cách điệu, thứ hai: cách điệu là giới hạn (***) của tài tứ. Ông thừa nhận rằng cách điệu của thơ văn là sự thể hiện tài tứ của cá nhân tác giả, ngược lại cách điệu quá khứ lại có tác dụng chế ước, quy phạm nhất định đối với tài tứ của cá nhân tác giả (…)

Sau Vương Thế Trinh người nói về Tu chí Cách điệu là Hồ Ứng Lân *** ở ngoài Cách điệu còn coi trọng Hứng tượng, phong thần, từ cách điệu mà dung hợp với thuyết Thần vận.

Hồ Ứng Lân làm sách Thi sồ *** bàn về thơ Đỗ Phủ rằng: “Biến chủ cách, hóa chủ cảnh; cách dị kiến, cảnh nan khuy. Biến tắc tiêu kỳ việt hiểm, bất chủ cố thường; hóa tắc thần động thiên tùy, tùng tâm sở dục” (Biến đối cách chủ yếu, hóa cảnh chủ yếu; Cách dễ thấy, Cảnh khéo nhìn. Biến thì lấy kỳ làm đích, vượt qua hiểm, không chủ chuyện cũ bình thường; Hóa thì thân phải động, trời phải theo, theo điều muốn ở tâm). Lại nói: “Tác thi đại yếu bất quá nhị đoan: Thể cách thanh điệu, hứng tượng phong thần nhi dĩ” (Làm thơ quan trọng nhất không quá 2 điều: Thể cách thanh điệu, hứng tượng phong thần *** mà thôi) (…)

 

IV. BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA PHÊ BÌNH VĂN HỌC THÔNG TỤC

Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của sáng tác hý khúc, tiểu thuyết, dân ca thời điệu, thì phê bình văn học thông tục đời Minh cũng xuất hiện một loại khí tượng mới chưa từng thấy trước đó. Không cứ hý khúc, tiểu thuyết, dân ca thời điệu, phê bình văn học dân gian cũng đều phát triển tương tự. Các nhà lý luận phê bình xuất hiện nhiều hình thức bàn luận nhiều chủng loại. Nhóm đề cao và nhóm coi thường văn học thông tục tranh luận mạnh mẽ, phê bình văn học có bước phát triển dài, trở thành đặc trưng rõ ràng của phê bình văn học đời Minh.

1. Cục diện mới của phê bình hý khúc

Việc phê bình hý khúc đời Minh đã phát triển sang một giai đoạn mới. Bộ sách số một bàn về hý khúc đầu đời Minh là Thái Hòa chính âm phổ ra từ tay của Chu Quyền *** con của Chu Nguyên Chương ***. Chu Quyền coi hý khúc là sự điểm xuyết cho “chiến thắng của thái bình, không có thái bình thì không thể có được”, cho nên ông chủ trương ra sức phát triển sự nghiệp hý khúc, làm “trang sức thái bình” cho triều đại mới. Điều này tuy là sự phát triển của văn nghệ quan truyền thống công lợi chủ nghĩa trong phê bình hý khúc, và cũng là sự cụ thể hóa chính sách văn hóa “vi quân dụng” (vì vua mà dùng) của Chu Nguyên Chương, thế nhưng ông ta dùng vương gia quý tộc nghiên cứu về hý khúc, coi trọng âm luật, chú ý diễn xướng, tìm hiểu phong cách nghệ thuật của tác giả tác phẩm, điều ấy trên thực tế có ý nghĩa trả lời lại quan niệm văn nghệ truyền thống coi khinh hý khúc vì cho rằng hý khúc ít có đạo lý. Thái Hòa chính âm phổ cùng với chủ trương “Bất quan phong hóa thể, tùng hiếu dã đồ nhiên” *** (Không liên quan đến loại văn nghệ giáo hóa, hồn nhiên thích gì nói nấy), thức là hô ứng. Trước tác này có ảnh hưởng rất lớn trong việc phê bình hý khúc đời sau.

Thời Gia Tĩnh, Long Khánh, hoạt động phê bình của Lý Khai Tiên ***, Hà Lương Tuấn ***, Từ Vị ***, Lý Chí *** đã khai mớ cục diện mới, sôi nổi hơn trong việc phê bình hý khúc. Lý Khai Tiên phản đối khuynh hướng sai lầm đẽo gọt câu chữ trong sáng tác hý khúc mà lại thiếu vắng chân tình thực cảm. Chủ trương khôi phục truyền thống ưu tú trong tạp kịch đời Nguyên, nhấn mạnh kịch tác gia nên “không chuộng hư văn” ***, cố gắng làm cho tác phẩm có đủ khả năng khích hoạt nhân tâm, cảm di phong hóa” (kích thích lòng người, thay đổi phong tục). Ông cho rằng tạp kích đời Nguyên đặc biệt hưng thịnh, và hiện thời không thiếu gì tác gia người Hán kỳ thị (…).

Hồ Lương Tuấn *** lấy điều kiện ưu việt học rộng nghe nhiều của hý khúc mà lần lượt đưa ra phê phán: Tây sương ký, Tì bà ký “thiếu lời bản sắc ***, dẫn đến sự phản đối mạnh mẽ trong giới bàn về hý khúc, hình thành nên cục diện mới đua nhau dùng lý luận bàn về hý khúc trên diễn đàn hý khúc đời Minh (…).

Vương Thế Trinh lãnh tụ của nhóm Hậu Thất Tứ đối với đặc điểm của hý khúc Nam - Bắc, ma lực nghệ thuật của tác phẩm, trình bày về ngôn ngữ hý khúc, và phẩm bình tác phẩm, yêu cầu phải tránh “chấp mạt dĩ nghị bản” (giữ ngọn mà bàn gốc - Nghệ uyển ba? Ngôn). Đối với sáng tác và phê bình hý khúc đều có ý nghĩa chỉ đạo nhất định (…).

Từ Vị đề xướng “Bản sắc luận” đưa nghệ thuật đạt đến tính chân thực cao độ. Ông chủ trương: “Tiện tướng sắc, quý bản sắc” *** (khinh cái bề ngoài, quý cái bản chất) (Tây Sương tự) (…).

Lý Trái Ngô nhấn mạnh “Tuyệt giả thuần chân, tối sơ nhất niệm chi bản tâm”, và lấy tự nhiên - “hóa công” làm cái đẹp để thúc đẩy quan niệm văn học tiến lên. Điều này có ý nghĩa chỉ đạo về mặt lý luận đối với văn học thông tục như hý khúc, tiểu thuyết. Ông ta khen ngợi thơ, văn, từ phúy, truyền kỳ có đủ “Tâm hồn trẻ thơ” (Đồng tâm), tạp kịch thơ là “cái văn tận cùng của thiên hạ” (Thiên hạ chi chí văn). Điều ấy làm lay động đến tận gốc rễ cách nhân khinh thường văn học thông tục. Lý Trái Ngô bàn về hý khúc nghiêng về bày tỏ tư tưởng chủ quan. “Tố tâm trung chi bất bình, cảm số kỳ ư thiên tải” (Tố nỗi bất bình trong lòng mình, cảm cái kỳ lạ ở ngàn sau).

Có sự hô ứng với cao trào sáng tác truyện truyền kỳ, phê bình hý khúc sau thời Vạn Lịch, không chỉ xuất hiện nhiều các nhà phê bình, mà trước tác phê bình cùng tăng, phương pháp đa dạng, mà dòng phái chia ra, đây đó đã nổ ra các cuộc tranh cãi lý luận, không chỉ trong phạm vi các nhà làm hý khúc mà cả các nhà văn nói chung. (…)

2. Giai đoạn mới của việc phê bình tiểu thuyết.

Thích ứng với sự phát triển hưng thịnh của sáng tác tiểu thuyết các loại, thì việc phê bình tiểu thuyết cũng bước vào giai đoạn phát triển mới chưa hề có xưa nay.

a) Đặc điểm trước tiên của nó là phê bình xuất hiện nhiều và không ngừng mở rộng phạm vi. Không cứ là thần thoại, truyền thuyết cổ đại, ngụ ngôn điển cố, tiểu thuyết chí quái chí nhân (***), truyền kỳ đời Đường, thoại bản Tống Nguyên, tất cả đều trở thành đối tượng xem xét của phê bình. Ký tên Thang Hiển Tổ, Lý Trác Ngô các tập phê bình có liên quan đến các tập đoản thiên tiểu thuyết Ngu sơ tân chí, Diễm dị biên người ta đem ra phân tích, phê bình các tập tiểu thuyết trứ danh của người xưa. Các tập Tiễn đăng tân thoại, Tiễn đăng dư thoại  có hơn 20 bài phê bình, tựa bạt. Có bình luận tổng hợp, bình luận từng vấn đề, có phê bình tiểu thuyết bạch thoại v.v… Những bài ấy xuất hiện ào ạt đó là đặc điểm mới mẽ của thời đại. Có thể thấy việc bình điểm phân tích các thể loại Tiểu thuyết lịch sử anh hùng như Tam quốc chí, Thủy hử truyện; Tiểu thuyết thần quái như Tây du ký; Tiểu thuyết thế tình như Kim bình mai… tạo nên các nhà chuyên môn, số lượng đã nhiều, lưu hành lại rộng, thực là chưa từng thấy xưa nay. Thậm chí còn xuất hiện cả Diệp Trú là nhà phê bình chuyên nghiệp lấy phê bình tiểu thuyết làm một nghề kinh doanh. Việc phê bình tiểu thuyết và việc coi tiểu thuyết là hàng hóa không thể sinh ra những mối liên hệ.

b) Thứ hai: đặc điểm của giai thoại mới là nhiều chủng loại hình thức phê bình. Tựa bạt tiểu thuyết là hình thức truyền thống của phê bình xuất hiện rất nhiều, bên cạnh đó nhiều nhà bình luận còn sử dụng các loại tiểu phẩm như bút ký, tùy bút. Các nhà phê bình như Cao Nho ***, Hồ Ứng Lân, Tạ Khải Chiết *** với nhiệt tình chưa từng có, viết với số lượng lớn, lưu lại cho đời sau số lượng trước tác khổng lồ. Hình thức bình điểm hoặc phê bình rất được các nhà sách và độc giả yêu thích, số lượng phát hành tiểu thuyết tăng mạnh cho thấy loại phê bình ấy ngày càng thấy thịnh hành. So với Lưu Thầm Ông *** đời Tống phê bình từ sớm Thế thuyết tân ngữ mới thấy đã có một bước tiến dài, ảnh hưởng của nó mới thật sâu xa. Ngoài ra việc biên tuyển truyện ngắn trên thực tế không thấy hình thức bình luận đặc thù, trong việc lấy hay bỏ thấy rõ sự khổ tâm của người biên soạn. Cuối đời Minh đoản thiên tiểu thuyết bằng bạch thoại được xuất bản nhiều như măng mùa xuân mọc sau cơn mưa, tình trạng ý kéo dài mãi không giảm.

c) Thứ ba: Phương pháp và góc nhìn của phi điểm tiểu thuyết đã không bằng lòng đối với tựu sự? dụ sự? và châm chước câu chữ của phương pháp truyền thống, bây giờ nó chú ý phân tích lịch sử truy xét đến ngọn nguồn, rồi đối chiếu so sánh những tác phẩm khác nhau, phân tích tình tiết cố sự và hình tượng nhân vật. Như Cổ kim tiểu thuyết của Lục Thiên Quán chủ nhân *** đem phân tích lý luận và lịch sử quay lại kết hợp với nhau, phân ra 4 giai đoạn phát triển của tiểu thuyết Thiên Đô Ngoại Thần *** đem truyện Thủy hử Tam quốc diễn nghĩa để đối chiếu so sánh, khẳng định trình độ cao về nghệ thuật của tác phẩm. Lại có cuốn Lương Sơn Bạc nhất bách đơn bát nhân ưu liệt (Hay dữ của 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc) của Hoài Lâm với tên giả là Lý Chí *** để phê bình Thủy hử của Diệp Trú v.v…

d) Thứ tư: Tư duy lý luận có sự tiến bộ. Nhận thức về tác dụng xã hội, giá trị văn học, ý nghĩa mỹ học… của tiểu thuyết so với trước kia càng trở nên rõ ràng, trong sáng. Lý Chí đem truyện Thủy hử, Sử ký và thơ Đỗ Phủ gọi chung là “Thiên hạ chi chí văn” *** (Văn tột bậc trong thiên hạ). Viên Hoằng Đạo, Phùng Mộng Long nhấn mạnh ý nghĩa của tiểu thuyết vượt qua cả kinh điển Nho gia, họ nói: đọc “Thập tam kinh hoặc Nhị thập nhất sử, mới mở sách ra tức thì đã gà gật buồn ngủ, không được như Thủy hử sáng sủa tỉnh táo sung sướng lời lời đều là đạo đức gia đình, khiến người ta cầm đọc không thể rời tay.” *** (***). Từ giá trị thẩm mỹ của tác phẩm mà cường điệu thêm, làm lay chuyển cả quan niệm văn học hẹp hòi truyền thống: bài xích tiểu thuyết, để nó ở ngoài vườn văn, hết sức đề cao địa vị của tiểu thuyết, coi sự phát triển mạnh khỏe của tiểu thuyết đã quét sạch được những trở ngại về tư tưởng.

Tiếng nói sớm trong giai đoạn mới của phê bình tiểu thuyết đó là việc phê bình liên quan tới tiểu thuyết diễn nghĩa lịch sử Tam quốc diễn nghĩa. Tuy nhiên việc phê bình liên quan đến tiểu thuyết truyền kỳ đầu đời Minh là Tiễn đăng tâm thoại, nhưng nó chỉ là dư ba phê bình của người thời trước. Chỉ có Tam quốc diễn nghĩa và những tiểu thuyết diễn nghĩa lịch sử trường thiên kế tiếp như Tùy Đường chí truyện, Liệt quốc chí xuất hiện với số lượng lớn, thì phê bình tiểu thuyết mới cuồn cuộn dâng trào. Cái gây chú ý đầu tiên đối với tiểu thuyết lịch sử là không giống nhau.

- Thuyết “Vũ dực tín sử” ***, thiên về coi trọng sự rõ ràng, xác thực của sử liệu (***).

- Thuyết “Chính sử chi bổ” thuyết ***, chú trọng tác dụng giáo dục của lịch sử.

- Thuyết “Nhất cứ thực lục” *** bài xích hư cấu nghệ thuật, nhấn mạnh đến việc dựa vào chính sử.

- Thuyết “Truyền kỳ quý huyên” *** chú ý khu biệt sự khác nhau có tinh bản chất giữa lịch sử và tiểu thuyết.

- Thuyết “Diễn thuật chính sự” ***

Từ lập luận tuyển chọn đề tài, thuyết này và tương đối sâu vào việc thảo luận về quan hệ biện chứng giữa tính chân thực lịch sử và chân thực nghệ thuật. Đại để là lý luận tiểu thuyết lịch sử hết sức phong phú.

Thủy hử truyện là một tiểu thuyết lấy đề tài khởi nghĩa nông dân, cũng là một trọng điểm của hình luận tiểu thuyết đời Minh. Lý chí, Diệp Trú, Viên Hoằng Đạo, Thiên Đô Ngoại Thần ***… đều nhiệt tình khẳng định ý nghĩa tích cực của chủ đề tiểu thuyết, đưa ra thuyết “Trung nghĩa”, cực lực bác bỏ quan niệm sai lầm của thuyết “Dạy trộm cướp” ***, coi Thủy hử là “Gian phu đạo tặc thoát tội, máy móc rõ ràng” ***, ***. “Biến trá trăm đường, hủy hoại nhân tâm” *** (Điều Nhữ Thành ***: Tây Hồ du lãm chí dư). Đồng thời đối với việc khắc họa tính cách nhân vật đám đông trong tiểu thuyết, vấn đề nghệ thuật cấu từ tính diệu??? của tình tiết điển cố, đều tiến hành mổ xẻ, phân tích tường tận, đưa việc bàn kỹ về Thủy hử truyện đến tầm cao mới.

Đối với tiểu thuyết thần quái Tây du ký, đại để đều căn cứ vào đặc điểm tinh thần lãng mạn chủ nghĩa tràn đầy trong tác phẩm, coi trọng thần tiên quỷ quái của nhân vật chính và hư huyễn hoang ………., tình tiết cố sự mà phát biểu bàn luận. Tác giả Ngô Thừa Ân riêng thích thần thoại truyền thuyết coi trọng việc gửi gắm tâm sự, truy cầu quan niệm mỹ học về cảnh giới lý tưởng, có việc trợ giúp cho việc nhận thức chính xác về Tây du ký.

Tạ Khải Tiết *** nói Tây du ký: “Tuy cực kỳ hư huyễn không thích đáng, nhưng cũng có chân lý ở đó” ***, trong chuyện lan man quái đản *** cũng có những điều “ngụ ngôn” khả thủ, lại tiến lên đề ra quan điểm: “Nói chung văn chơi như tiểu thuyết tạp kịch, thì nên nửa hư nửa thực…” *** (Quân Kiến *** - Ngũ tạp trở). Viên Vu Lệnh *** nói: “Văn không huyễn ảo thơ không có văn, Huyễn ảo mà không có điểm dừng thì không huyễn. Biết rằng chuyện cực kỳ huyễn ảo trong thiên hạ cũng chính là việc cực kỳ chân thực, cái lý cực kỳ huyễn ảo lại là cái lý cực kỳ chân thực” (Tây du ký đề từ ***). Việc phân tích, bình luận như trên, đối với việc xiển dương nhận thức, tác dụng, tính chất của tiểu thuyết thần quái; mối quan hệ biện chứng giữa “Chân” và “Huyễn” riêng trong tác phẩm lãng mạn chủ nghĩa như thế này; lý giải ý nghĩa thẩm mỹ của cái hình tượng nghệ thuật như Tôn Ngộ Không, Chư Bát Giới, Đường Tăng… đều hết sức có ích.

Đối với “thế tình tiểu thuyết” *** Kim Bình Mai từ thoại *** không ít nhà phê bình căn cứ vào đặc điểm “gửi ý vào cái tục hiện thời” *** của bộ “kỳ thư” *** này đã chỉ ra một cách chuẩn xác những điểm bất đồng căn bản của nó với thể loại truyện truyền kỳ anh hùng ***, diễn nghĩa lịch sử***, tiểu thuyết thần quái*** ở chỗ tác giả tiểu thuyết thông qua xã hội hiện thực khắc họa, miêu tả cuộc sống hàng ngày của những nhân vật bình thường để biểu đạt nhận định và thái độ của mình (Xem Kim Bình Mai từ thoại tự của Hân Hân Tử), và xem xét/ nhìn nhận *** một cách sắc bén con đường rộng rãi và mới mẽ của đề tài tiểu thuyết này. Cho nên sau này Phùng Mộng Long ***, Lăng Mông Sơ *** căn cứ vào đó mà đưa ra quan niệm: “Mô phỏng các ngã tình người thói đời, tả hết cái buồn vui tan hợp” *** (Tựa Kim cổ kỳ quan), đem hết chú ý thả sức vào đến “trong tai mắt, sinh hoạt hàng ngày” *** (***). Điều này khẳng định rất cao ý nghĩa mỹ học của Kim Bình Mai, hơn nữa từ phương diện lý luận mở đường cho sự phát triển của tiểu thuyết thế tình. Điều ấy có thể ngay cả tác giả Kim Bình Mai cũng không ngờ tới.

Liên quan đến việc miêu tả tính dục trong tiểu thuyết, đại để các nhà phê bình đều xoay xung quanh ý nghĩa xã hội của nó là “Hối dâm” (Dạy chuyện dâm bôn) ***, hay là “Khuyến trừng” (Khuyến thiện trừng ác) *** để tiến hành phê bình. Việc phê bình ấy chưa hẳn là tinh tế xác đáng, thậm chí là thiên lệch, nhưng nó cũng là sự tìm tòi bước đầu về đề tài tình yêu, tính dục trong tác phẩm văn học, một lĩnh vực bị coi là cấm kỵ trong suốt một thời gian dài. Ý nghĩa của việc ấy không thể coi thường.

3. Phê bình dân ca thời điệu: bắt đầu thoát khỏi thiên kiến quý cổ tiện kim” (trọng xưa khinh nay) của người xưa, dần dần hình thành sự quan tâm di sản, cũng là chú ý phong khí mới trong sáng tác đương đại. Giới phê bình nhìn chung thừa nhận dân ca thời điệu chính là “Chân thi”, so với sáng tác của văn nhân có khi còn được đánh giá cao hơn. Viên Hoằng Đạo coi dân ca đang lưu hành là điển phạm của thơ ca, cần có ý thức học tập, mượn nó để phê phán một cách sâu sắc phong trào Phục cổ. Phùng Mộng Long bất ngờ nhấn mạnh đặc trưng “Chân tình” của dân ca thời điệu, ông ta giữ mà không bỏ, làm không hết mọi việc sưu tập, chỉnh lý và bình điểm. “Nay tuy là đời cuối mà có thơ văn giả, chứ không có dân ca giả… Nếu không thích giả, thì ta có thể mượn nó để giữ cái Chân, có thể được chăng?” ************ (…) ************(*** Tự Sơn ca). Ông ta * chấp trước đưa chân chính thể hiện được dân ca thời điệu đương đại của cái Tình của nhân tính, làm việc nói cho rõ (nêu cao?) vũ khí tư tưởng và thú chọn vật chất của tính giả dối của lễ giáo phong kiến để thực hiện cảnh giới lý tưởng của mình./.

Đoàn Lê Giang dịch

Trung Quốc phê bình văn học thông sử, Chu Đông Nhuận đề tựa, Chủ biên: Vương Vận Hy, Cố Dịch Sinh, Biên soạn Q.5: Đời Minh: Viên Chấn Vũ, Lưu Minh Kim, Thượng Hải cổ địch xuất bản xã, 1996

 

Bài viết cùng tác giả

Danh mục website