Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp - Thìn Thần Long Rồng Rắn (phần 8A)

Phần này ghi nhận các dữ kiện ngôn ngữ từ thư tịch Hán cổ cho thấy khả năng âm Thìn/Thần liên hệ đến phương Nam và chỉ là kí âm dùng chữ Hán. Dựa vào âm đọc Hán Việt/HV và phiên thiết, ta có thể phục nguyên một dạng âm cổ của Thìn/Thần là *tran/tlan và các tương quan đến trăn, rắn, lươn, long, trình (chình) và thằn lằn (đơn âm hóa của tlan), thuồng luồng, xuồng luồng ... Thành ra, nếu gọi chi thứ 5 trong 12 con giáp là *tran/tlan (đọc như trăn tiếng Việt) theo âm cổ hơn so với Thìn/Thần (âm Hán Việt khoảng thời Đường Tống) thì vấn đề nguồn gốc phương Nam (tiếng Việt cổ) sẽ dễ dàng nhận ra. Các cách nhìn từ góc độ văn hóa học như truyền thuyết, ca dao tục ngữ và khảo cổ học đã bàn qua trong bài "Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp - Thìn Thần Long Rồng Rắn (phần 8)" (gọi tắt là bài 8). Giọng Bắc Kinh/BK được ghi bằng hệ thống bính âm (pīnyīn) rất phổ thông hiện nay, cần phân biệt số chỉ thanh điệu (như số 3 trong zhen3 hay zhěn) và số phụ chú ghi ngay sau một chữ (như sau3). Dấu hoa thị (asterisk) đứng trước một âm là một dạng phục nguyên của âm cổ (reconstructed sound): như *tran/tlan/klan chẳng hạn. Các chữ viết tắt thường gặp trong bài là TQ (Trung Quốc), HV (Hán Việt), TV (Tập Vận, năm 1037/1067 SCN), TVi (Tự Vị/1615), TVGT (Thuyết Văn Giải Tự, khoảng năm 100 SCN), QV (Quảng Vận/1008), ĐV (Đường Vận/751), LT (Loại Thiên/1039/1066), NT (Ngọc Thiên/543), VH (Vận Hội/1297), CV (Chánh Vận, hay Hồng Vũ Chánh Vận/1375), CTT (Chánh Tự Thông/1670), LKTG (Long Kham Thủ Giám/997), TCN (Trước Công Nguyên/BC), SCN (Sau Công Nguyên/AD)

 

(Xin xem toàn văn ở tập tin đính kèm)

 

Danh mục website