Giới thiệu chương trình ngữ văn cấp 3 Hàn Quốc

Võ Văn Nhơn*, Huỳnh Nhật Vi, Nguyễn Thị Hồng Hạnh, LPTC, Oh Na Yeon**

        Nhà thơ, thiền sư Han Yong-un 

A. CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN CẤP BA HÀN QUỐC (MỤC LỤC SÁCH GIÁO KHOA)

Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10, 11 và 12 có những cuốn sau đây :

1.              Văn học (thượng)

2.              Văn học (hạ)

3.              Quốc ngữ (cuốn 1)

4.              Quốc ngữ (cuốn 2)

A.1. SÁCH VĂN HỌC

Chúng tôi xin giới thiệu bộ sách văn học của nhà xuất bản Jihaksa, bản in năm 2011.

 Đây là 1 trong khoảng 20 bộ sách giáo khoa văn học bậc trung học phổ thông hiện đang được sử dụng ở Hàn Quốc.

CUỐN THƯỢNG

Tác giả biên soạn: Kwon Young Min

I.       TRÀO LƯU VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN HỌC HÀN QUỐC.

1.  Văn học trước thời kỳ Hangul (trước khi chữ Hangul xuất hiện)

(1). Sự hình thành và phát triển của văn học thời kỳ trước khi Hangul xuất hiện.

(2). Sự phát triển của các dòng văn học thời kỳ tiền Hangul

- Công vô độ hà ca () (Vợ người thợ mỏ thất nghiệp)

- Tế vong muội ca (祭亡妹歌) Weol Myeong Sa (?-?), tăng lữ thời Silla)

- Thuyết thoại Rùa và thỏ

- Biệt khúc Tây Kinh (không rõ tác giả)

- Tiễn bạn (Jung Ji Sang (?-1135),quan văn thời Goryeo)

- Truyện Gong bang (孔方傳) (4), (Im Chun (1147-1197)

2. Văn học thời kỳ Choseon.

(1). Sự phát triển của văn học sau khi chữ Hangul ra đời

(2). Sự phát triển của các dòng văn học thời kỳ Choseon

- Rồng phi ngự thiên ca (khúc ca rồng bay chống trời) (5), (Jeong In Ji (1396-1478), Kweon Je (1387-1445), An Ji (1377-1464))

- 5 bài Sijo (6)

- Khúc đoạn tục mỹ nhân (續美人曲) (Jeong Cheol (1536-1593), quan văn thời Joseon)

- Truyện Shim Cheong (Không rõ tác giả)

- Sao Lâu của núi Buksan (7), Eui Yoo Dang (1727-1823), nữ văn nhân hậu kỳ Joseon)

3. Văn học thời kỳ đổi mới

(1). Sự hình thành và đặc trưng của văn học mới

(2). Sự phát triển các dòng văn học mới

- Khúc ca đồng tâm (Lee Jung Won (?-?)

- Chuông tự do (Lee Hae Jo (1869-1927),nhà văn)

4. Văn học thời kỳ bị Nhật Bản xâm chiếm.

(1). Sự phát triển của văn học cận đại và thời kỳ Nhật Bản xâm lược

(2). Sự phát triển các dòng văn học cận đại

- Sự im lặng của người (Han Yong Un (1879-1944), thiền sư, nhà thơ)

- Đến khi mộc lan nở (Kim Young Rang (1903-1950), nhà thơ cận đại Hàn Quốc)

- Bức tranh bà cốt (Kim Dong Ly (1913-1995), tiểu thuyết gia)

- Khánh sự nhà tiến sĩ Maeng (Oh Young Jin (1916-1974), nhà soạn kịch)

- Phú bạch tuyết (Kim Jin Seop (1903-?) (tùy bút gia, nhà nghiên cứu văn học Đức)

5. Văn học sau thời kỳ độc lập (giải phóng)

(1) Sự thay đổi của văn học hiện đại với thời kỳ độc lập

(2) Sự phát triển của các dòng văn học hiện đại

- Biển mùa đông (Kim Nam Jo (1927- ~), nhà thơ nữ hiện đại Hàn Quốc)

- Đồng cỏ (Kim Su Yeong (1921-1968), nhà thơ)

- Quảng trường (Choi In Hun (1936-),nhà văn)

- Cây cọc của mẹ (Park Wan Seo (1931- ~),nhà văn)

- Bản thảo (Lee Geun Sam (1929-2003), nhà soạn kịch, nhà nghiên cứu văn học Anh)

- Rút giúp tôi đinh hận thù trong quả tim lạnh (Kim Byung Jong (1953- ~), giáo sư mỹ thuật trường đại học Seoul)

II. VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA

1.  Đặc trưng của văn hóa văn học

  (1) Văn hóa văn học của văn hóa quốc ngữ

  - Hoa đào núi (Park Mok Wol (1916-1978), nhà thơ)

  - Hoa trà (Kim Yoo Jeong (1908-1937), nhà văn)

  (2). Tập quán và nguyên tắc của quá trình tìm hiểu văn học

  - Hưng phủ ca (興甫歌) (Không rõ tác giả)

2. Văn học dịch

  (1). Văn học và nghệ thuật, xã hội, văn hóa

  - Lời tháp Effel nhắn nhủ (Cho Yong Hun (1959- ~), giáo sư Khoa Giáo dục Quốc ngữ trường đại học Jeongju)

  - Nông vũ (Shin Kyung Rim (1936- ~), nhà thơ Hàn Quốc, nguyên Chủ tịch Hội nhà văn dân chủ Hàn Quốc)

  (2). Văn học với phương tiện truyền thông

  -西便制 (Kim Myeong Gon (1952- ~), diễn viên kịch nói, diễn viên phim, nhà biên kịch)

3. Văn học Hàn Quốc với văn học thế giới

  (1). Dòng chảy văn học thế giới

  - Thơ (Pablo Neruda (1904-1973), nhà thơ Chi Lê)

  - Hoa thủy tiên (William Wordsworth (1770 – 1850), nhà thơ lãng mạn Anh)

  - Tam quốc chí diễn nghĩa (La Quán Trung (1330-1400), nhà văn Trung Quốc)

  - Anh em nhà Karamazov (Dostoievski (1821-1881), nhà văn Nga)

  - Cái chết của người chào hàng (Arthur Miller (1915- 2005), nhà văn Mỹ)

  (2). Sự giao thoa của văn học Hàn Quốc và văn học thế giới

  - Ngày mùa thu (Rilke (1875-1926), nhà thơ Áo)

  - Thuyền giấy (Tagore (1861-1941), nhà thơ Ấn Độ)

III. BÚT PHÁP VÀ GIÁ TRỊ HÓA VĂN HỌC

1. Nhận thức giá trị văn học

(1). Tìm hiểu giá trị văn học theo quan điểm thẩm mỹ, đạo lý, nhận thức

- Triết học cái nón (Gardiner (1865-1946), nhà báo Anh)

(2) Đánh giá giá trị của các tác phẩm văn học theo chủ thể

- Vị trí của tiểu thuyết “phi nhân đạo” (Kwon Young Min)

2. Bút pháp năng động góp phần vào văn hóa văn học

(1) Tìm hiểu thế giới và con người thông qua hoạt động văn học

- Người lính gác (Lee Kang Baek (1947– ~), nhà viết kịch hiện đại Hàn Quốc)

(2) Sự tham gia của bút pháp năng động vào hoạt động văn học

(3) Sự kế thừa và phát triển của nền văn học Hàn Quốc

- Sông Dooman (Kim Kyu Dong (1925- ~),nhà thơ)

CUỐN HẠ

Các tác giả biên soạn:

- Park Gap Su

- Kim Jin Young

- Lee Seung Won

- Lee Jung Doek

- Park Gi Ho

I.       Bản chất của văn học

1.      Đặc trưng của văn học

(1). Bức thư thú vị (Hwang Dong Kyu (1938- ), nhà thơ hiện đại Hàn Quốc).

(2). Hai đời thọ nạn (viết 1957) (Ha Keun Chan (1931-2007), nhà văn)

2.   Tính năng và giá trị của văn học

(1). Vẻ đẹp của cuộc sống (Kim So Un (1907-1981, tùy bút gia)

(2). Quy tiên (Cheon Sang Byung (1930-1993), nhà thơ Hàn Quốc)

3.   Các nhánh văn học

(1). Người lính gác (Lee Kang Baek (1947- ~), nhà viết kịch hiện đại Hàn Quốc)

(2). Khúc ca Dung phụ (không rõ tác giả) (1)

Chuyên đề bổ sung- Cá hồi (viết 1996) (Ahn Do Hyeon (1961- ~), nhà thơ hiện đại Hàn Quốc)

Chuyên đề chuyên sâu – Vô sở hữu (Beop Jeong (1931- ~) (2)

II.    Nguyên lý sáng tác và kế thừa của văn học

1.   Kế thừa trong văn học

(1). Khoai tây (1925) (Kim Dong In (1900-1951), nhà văn tiên phong của văn học hiện đại Hàn Quốc)

(2). 南新義州洞朴時逢方 Nam tân nghĩa châu hữu động phác thời phùng phương (Baek Seok (1912-1996, nhà thơ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên)

2.   Sáng tác văn học

(1). Nếu tình yêu cũng có thể bật tắt như chiếc radio (Chang Cheong Il (1962- ~)

(2). Niềm vui tưởng tượng (Jeon Sang Guk (1940-), nhà văn hiện đại Hàn Quốc, giáo sư đại học Kangwon)

Chuyên đề bổ sung- Ngựa tiền trạm (Kim Dong Ri (1913-1995), nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà phê bình hiện đại Hàn Quốc)

Chuyên đề chuyên sâu – tác phẩm của thanh thiếu niên

III.     Sáng tác và kế thừa văn học trữ tình

1.      Hình thức và vần điệu

(1). Đường đi (viết 1920) (Kim So Wol (1902-1934, nhà thơ Hàn Quốc)

(2). Con hoẵng xanh (viết 1946) (Park Muk Wol (1916-1978)

(3). Người ngư phủ (Kim Joung Sam (1921-1984)

2.   Mạch cảm xúc và hình thức thể hiện

(1). Tháng năm (Kim Young Rang (1903-1950), nhà thơ Hàn Quốc)

(2). Nông vũ (Shin Kyung Rim (1936-), nhà thơ Hàn Quốc, nguyên Chủ tịch Hội nhà văn dân chủ Hàn Quốc)

(3). Hoa thủy tiên (William Wordsworth (1770 – 1850), nhà thơ lãng mạn Anh)

3.   Chủ đề và nội dung

(1). Thơ cổ

(2). Đời không bình đẳng (Seo Jung Ju (1915 – 2000), nhà thơ Hàn Quốc)

(3). Một ngày nào đó rời cố cung (Kim Soo Young (1921 - 1968), nhà thơ, dịch giả Hàn Quốc)

Chuyên đề bổ sung – Đập lúa (Jeong Yak Yong (1762–1836), học giả thuyết duy thực đạo Khổng trung kỳ Joseon)

Chuyên đề chuyên sâu- Tuyết đêm (Park Yong Rae (1925-1980)

IV.      Sáng tác và kế thừa của văn học kể chuyện

1.      Sự hình thành và quan điểm

(1). Quê hương (Hyun Jin Geon (1900 -1943), tiểu thuyết gia Hàn Quốc)

(2). Hoàng hôn (Park Wan Seo (1931- ~), nữ tiểu thuyết gia Hàn Quốc)

2.   Nhân vật và bối cảnh

(1). Tạ thị nam chinh ký (謝氏南征記) (Kim Man Jung (1637-1692)

(2). Quả cầu nhỏ người lùn phát đi (Cho Se Hee (1942- ~), nhà văn)

3.   Chủ đề và mâu thuẫn

(1). Đường đến Sampo (Hwang Seok Young (1943- ~),nhà văn)

(2). Biến thân (Franz Kafka) (1883-1924), nhà văn Séc gốc Do Thái)

Chuyên đề bổ sung - Tiền vạn tuế (Yeom Sang Seop (1897-1963), nhà văn hiện thực Hàn Quốc)

Chuyên đề chuyên sâu - Bàn Môn Điếm (3), Lee Ho Cheol(1932- ~), nhà văn Hàn Quốc)

V.         Sáng tác và kế thừa văn học kịch

1.      Đặc điểm và bản chất của kịch

(1). Bản thảo (Lee Geun Sam (1929-2003), nhà soạn kịch, nhà nghiên cứu văn học Anh của trường đại học Seo kang)

(2). Nhà búp bê (Henrik Ibsen (1828-1906), nhà thơ, nhà soạn kịch người Na Uy)

2.   Đặc điểm và bản chất của kịch bản:

(1). Ngày đi lấy chồng (Oh Young Jin (1916-1974)

(2). Khu vực an ninh chung JSA (Nguyên tác: Park Sang Yoen, biên soạn: Park Chan)

Chuyên đề bổ sung: Thần y Heo Jun (Choi Wan Kyu (1964- ~)

Chuyên đề chuyên sâu: Vũ điệu mặt nạ ở biệt sơn đài, Yangju

VI.      Sáng tác và kế thừa tùy bút

1.      Bản chất và đặc trưng

(1). Chuyện kể (Pi Cheon Deuk (1910-2007), nhà thơ, tùy bút gia, nhà nghiên cứu văn học Anh)

(2). Ổ khóa và chìa khóa (Michel Tournier (1924- ~), nhà văn Pháp)

2.   Chủ đề và phân loại

(1). Thác nước và đài phun (Lee Eo Ryung (1934- ~), nhà văn, nhà phê bình, cựu bộ trưởng Bộ Văn hóa Hàn Quốc)

(2). Thầy tướng kì lạ (Lee Kyu Bo (1168-1241), nhà văn hoá triều Koryo)

Chuyên đề bổ sung: Đêm trăng (Yoon Oh Yeong (1907-1976)

Chuyên đề chuyên sâu: Giày gỗ (Lee Hee Seung(1896-1989)

Phụ lục:

1.      Tài liệu kí sự văn học

2.      Thuật ngữ văn học

3.      Tra nhanh

 

A.2. SÁCH QUỐC NGỮ

Các tác giả biên soạn: Woo Han Yong, Park In Gi, Jeong Byeong Heon, Choi Byeong Woo, Yu Seong Ho, Kim Seong Jin, Jeong Rae Pil, Lim Kyeong Sun, Lim Chil Seong, Lee Byeong Gwan, Han Chang Hoon, Park Yun Woo, Ahn Hyoek, Lee Pil Young, Hwang Hee Jong, Kim Hye Young, Kim Hye Suk, Park Chan Yong, Min Byeong Uk, Choi In Ja, Jeong Jin Seok

            Nhà xuất bản Doosan Dong-a, Seoul, 2011.

CUỐN 1

Bài 1: SỰ RUNG ĐỘNG TRONG LỜI CA VÀ SỨC MẠNH CỦA CHUYỆN KỂ

*Phần chuẩn bị:

Bài thơ Thư bình minh (Kwak Jae Gu)

Trích đoạn trong Áng mây cuối chiều (Herman Hesse (1877-1962), nhà văn Đức)

(1)   Lời ca cho tâm hồn

Cây Tiêu Huyền (Kim Hyeon Seung (1913-1975), nhà thơ Hàn Quốc)

Ngũ hữu ca (bài ca 5 người bạn) (Yoon Seon Do (1587-1671), nhà thơ Sijo Hàn Quốc)

● Tâm tư tình cảm của tác giả thể hiện trong tác phẩm văn học

● Hiệu quả và giá trị của văn học

Bài tham khảo:

Bài thơ Lúa (Lee Seong Bu)

(2)   Sắc màu tạo nên cuộc sống

Mùa hoa kiều mạch nở (Lee Hyo Seok (1907-1942), nhà văn Hàn Quốc)

● Mối quan hệ giữa văn học và hiện thực

● Cách thức thể hiện một vấn đề thông qua văn học

● Xung đột trong thế giới nội tâm của nhân vật

Bài tham khảo:

Bài thơ Chợ Mokkye (Shin Kyung Rim)

Trích đoạn trong Mọi ngôi sao đều ca khúc ca âm nhạc (Yoon Hoo Myeong)

(3)   Sức mạnh và giá trị của văn học

Gác xép (Kang Eun Gyo (1945- ~), nhà thơ Hàn Quốc)

● Cái tôi của tác giả phản ánh qua văn học

● Giá trị và tính năng của văn học

Bài tham khảo:

Trích đoạn trong Chim én mất tích, tham vọng quyền lực ngu xuẩn (Kim Jong Cheol)

Bài thơ Hoa dân trí (Jeong Hui Seong)

Bài viết Viết theo sách vở (Kim Yong Taek)

Bài 2: THẢO LUẬN VÀ VẤN ĐỀ TRANH LUẬN

(1)   Thảo luận và giải quyết vấn đề

Việc thương nghiệp hóa ngành thể thao được chúng ta công nhận đến đâu?

● Khái niệm, loại hình, trình tự và phương pháp thảo luận

● Đặc điểm của chủ đề thảo luận và những điểm cần tranh luận

● Hợp tác trên tình thần tương hổ, thảo luận và đánh giá

(2)   Pháp lý và logic

Chúng ta nghĩ thế nào về “Thà chết cao thượng”

● Hiểu rõ từng câu chữ khi đưa ra tranh luận để cuộc tranh luận có tính pháp lý

● Khái quát vấn đề và đánh giá một cách hợp lý quan điểm của bên phản biện

● Mục đích của việc đánh giá và ý nghĩa của nó về mặt xã hội cũng như thời đại

Bài tham khảo:

Hợp đồng giữa Antonio và Shalock ngay từ đầu đã vô hiệu (Blog “sảnh kiểm sát” (http://blog.naver.com/spogood)

Bài 3: TẢN BỘ VÀO SÁCH

*Phần chuẩn bị:

Trích đoạn trong Biển sen (Han Seung Won)

(1)   Việc đọc sách hay

Việc đọc sách hay (Kim In Hoan)

● Sự cần thiết của việc đọc sách và say mê đọc sách

● Tập thói quen đọc sách một cách tích cực

Bài tham khảo:

Xây dựng hình ảnh bằng việc đọc sách (Ahn Cheol Soo)

Damhyeon (Hong Dae Yong)

Trích đoạn trong Toàn thư đảng tự do (Jeong Yak Yong)

(2)   Tính hai mặt của việc đọc sách danh tiếng

 Liệu Harry Poter có thể trở thành cổ điển được không? (Son Hyang Sook)

● Tìm hiểu lĩnh vực và đặc tính của sách có tiếng

● Tìm yếu yếu tố bên trong cũng như yếu tố bên ngoài tác động đến sự nổi tiếng của sách

● Đánh giá sự tinh tế mang tính văn học của thế hệ đương đại thông qua sách có tiếng

Bài tham khảo:

Con đường thơ ca với xã hội đại chúng (Kim Yong Sook)

(3)   Tác giả và sự thể hiện cái tôi

Mẹ ơi! Con cầu xin mẹ đó (Shin Kyong Sook (1963- ~), nhà văn Hàn Quốc)

● Tìm hiểu cái tôi của tác phẩm

● Thông qua kinh nghiệm bản thân tìm hiểu cái tôi của tác giả

● Đọc một vài tác phẩm của nhiều tác giả, so sánh nhân sinh quan và tính cách của từng tác giả

Bài tham khảo:

Hwang Man Geun đã nói như thế (Seong Seok Je)

Mực họa (Kim Jong Sam)

Nội tâm trong tiểu thuyết lịch sử best seller của thập niên 90 (Lee Kyung Ho)

Lọ sành đen bên trong người tuyết (Kim So Jin)

Cảnh đọc sách trong tranh vẽ xưa (Son Choel Joo)

Bài 4: QUÁ TRÌNH CỦA CHỮ HÀN QUỐC

(1)   Lịch sử chữ quốc ngữ

Lịch sử chữ quốc ngữ (Lee Pil Yeong)

● So sánh cách nói trong quá khứ và hiện tại

● Tìm hiểu nội dung của chữ viết thông qua kiến thức về lịch sử chữ quốc ngữ

● Tìm hiểu quá trình thay đổi của chữ quốc ngữ

(2)   Nguyên lý sáng chế và tính ưu tú của chữ Hangul

 Chữ Hangul (Lee Gi Moon)

● Nắm vững nguyên lý sáng chế chữ Hangul

● Tính sáng tạo của chữ Hangul

● Giữ gìn và nuôi dưỡng chữ Hangul

Bài 5: NGÔN NGỮ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

*Phần chuẩn bị:

Khi nào cầu vòng xuất hiện (Kim Seong Kyu)

Trích từ cuộc phỏng vấn của đạo diễn Bang Jun Ho (Ji Seung Ho)

Bài báo “Chim bồ câu bị đưa vào danh sách động vật hoang dã có hại” (Guk Ki Heon)

(1)   Tình cảm qua cách biểu đạt

Tình cảm qua cách biểu đạt (Lee Pil Yeong)

● Tìm những điểm khác nhau trong cách biểu đạt tâm lý trong từng phân đoạn

● Tìm hiểu cách thức biểu hiện phong phú qua tâm lý nhân vật

● Giải thích tại sao cách biểu hiện tâm lý lại khác nhau

(2)   Xã hội đa dạng, ngôn ngữ đa dạng

Xã hội đa dạng, ngôn ngữ đa dạng (Kim Hye Yeong)

● Các loại hình thái ngôn ngữ xã hội và đặc trưng của nó

● Đặc tính tập thể phản ánh trong hình thái ngôn ngữ xã hội

● Kỹ năng truyền đạt của hình thái ngôn ngữ xã hội

Bài tham khảo:

Truyện tranh (Heo Young Man)

Hồn lìa xác (Choi Myeong Hee)

(3)   Truyền hình tạo nên chúng ta

● Đặc tính của bài phát biểu trên truyền hình

● Chú tâm đến tầm quan trọng của vấn đề để lựa chọn nội dung cần thu thập

● Biên tập nội dung phát biểu để làm nổi bật vấn đề

● Chế tác bài phát biểu

Bài tham khảo:

Không thể quên (Kim So Wol)

Bài 6: NHIỀU CHỦ THỂ CÙNG NHÌN THẾ GIỚI

*Phần chuẩn bị:

Chuẩn bị tư liệu có liên quan đến bản quyền sáng tác

(1)   Tiền đề khác nhau thì cách đánh giá khác nhau

Phải viết như thế nào?

● Đọc, phân tích tiền đề và giả thuyết

● Lấy trọng tâm tiền đề hoặc giả thuyết để đánh giá một cách chắn chắn bài viết

● So sánh 2 quan điểm đối với việc viết lách

(2)   Thế giới qua tư liệu

Chợ đã phát triển như thế nào?(Kim Dae Gil)

● Đặc trưng của bài phân tích

● Mục đích viết bài phân tích

● Phân tích biểu đồ hoặc hình vẽ, sau đó đưa ra nhận xét một cách logic

(3)   Thu thập tư liệu và soạn thảo

Nguyên nhân và ảnh hưởng của việc trái đất nóng dần ( Ryu Sang Beom)

● Đặc tính và kỹ năng của việc bình thơ

● Chỉnh sửa suy nghĩ bản thân về vấn đề sử thi

● Duy trì tính hợp lý, tính quy trình, sự rõ rang trong quan điểm để viết bài bình thơ

Bài tham khảo:

Đường đến hạnh phúc (Viện nghiên cứu kinh tế LG)

CUỐN 2

Bài 1: SỨC MẠNH CỦA LỜI NÓI; NGHE MỘT CÁCH KHOA HỌC

*Phần chuẩn bị:

Bài báo Các trường đại học đang đứng trước tình hình “Campus xanh” (Kim Jeong Soo)

(1)   Dựng lại cấu trúc bài giảng

Làm mới bằng cách sống cộng sinh (Choi Jae Cheon (1954-), giáo viên môn sinh vật)

● Nghe bài giảng hoặc bài phát biểu và áng chừng nội dung

● Chọn lọc kiến thức mà bản thân mình cần để lắng nghe

● Dựng lại cấu trúc bài từ những nội dung đã nghe cho phù hợp với mục đích mình cần

● Nhận xét tính hiệu quả của những kiến thức mình thu thập được qua việc lắng nghe

(2)   Internet - cửa sổ của bản thân

Để người khác biết mình trong thế giới internet

● Hiểu rõ những ý cần thiết khi giới thiệu bản thân thông qua phương tiện internet

● Đưa vào bài viết đa dạng ý để thể hiện bản thân

● Để thu hút sự quan tâm, nội dung trong trang cá nhân phải mang tính hiệu quả

(3)   Báo cáo hiệu quả

Bài báo cáo “Di tích văn hóa của tổ tiên” (Eol Aromi)

● Hình thức bài báo cáo

● Thu thập tư liệu phù hợp với đặc tính người nghe

● Phương thức truyền đạt phù hợp với đặc tính người nghe

Bài tham khảo:

Bài báo Sách “Đông y bảo giám” – di sản thế giới (Jo Sang In)

Bài 2: TRUYỀN THỐNG VÀ KẾ THỪA TRONG VĂN HỌC HÀN QUỐC

*Phần chuẩn bị:

Phần thưởng cho vợ chồng Heung Bu (Park Jae Sam)

(1)   Đặc điểm của nghệ thuật trình diễn truyền thống

● Phương thức truyền đạt và cách thức thể hiện trong nghệ thuật trình diễn

● Giá trị của văn hóa ngôn ngữ trong nghệ thuật trình diễn

● Lắng nghe ý kiến của khán thính giả

(2)   Cửu vân mộng

● Đặc trưng và ý nghĩa của “truyền thống” trong văn học

● Tìm hiểu phần đồng cảm và phần phê phán trong tác phẩm

● Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm

(3)   Bản pansori “Seo pyeon je

● Truyền thống trong văn học Hàn Quốc biểu hiện qua Pansori (8).

● So sánh truyền thống trong văn học của hiện tại và quá khứ

Bài 3: MỐI DUYÊN ĐẶC BIỆT TRONG CUỘC SỐNG

(1)   Tìm thi nhân

Gặp nhà thơ Hwang Dong Kyu

● Đặc trưng của ký sự diện đàm

● Ý nghĩa và sự tin tưởng của ký sự diện đàm

● Chiến lược, thái độ, nội dung câu hỏi của người làm ký sự diện đàm

(2)   Giấc mơ và hiện thực của thầy giáo

Viết tiểu sử

● Đặc trưng của bài tiểu sử

● Chỉnh sử nội dung sau khi diện đàm và vẽ sơ đồ nội dung bài tiểu sử

● Viết tiểu sử trên phương diện độc giả

Bài 4: ĐỌC TÁC PHẨM BẰNG CHÍNH ĐÔI MẮT CỦA MÌNH

*Phần chuẩn bị:

Loài dế (Na Hee Doek)

(1)   Vẻ đẹp của văn học

Tấm gương trong tiệm cắt tóc (Gu Hyo Soe)

● Đọc tác phẩm và cảm nhận vẻ đẹp của văn học

● Hiệu quả và nghĩa nghĩ của việc biểu hiện cái tôi trong tác phẩm

● Cụ thể hóa cảm nghĩ của bản thân về tác phẩm

(2)   Phân tích và đánh giá

Ở  ngôi sao nào, chúng ta đã… (Jeong Ho Seung)

Khúc ca tương tư mỹ nhân (Jeong Cheol)

● Khả năng phân tích đa dạng tác phẩm văn học

● Dễ dàng phân tích và đánh giá tác phẩm

● Cân nhắc sự hợp lý, tính logic khi đánh giá tác phẩm

(3)   Viết bài phê bình

Kết cấu “bầu trời ngày đông” và khả năng liên tưởng ưu việt

● Phương pháp đánh giá kết cấu và sự mạch lạc của tác phẩm

● Có căn cứ xác đáng khi viết bài phê bình

● Mở rộng tầm nhìn về tác phẩm thông qua việc giao tiếp với người khác

Bài 5: TRONG SÁNG NGÔN NGỮ ĐỜI THƯỜNG

(1)   Âm thanh được nghe và âm thanh được thấy

Sự thay đổi âm vị (âm vần)

● Quy tắc âm vị trong khi nói

● Hệ thống âm vị trong quốc ngữ và đọc đúng theo quy tắc

● Mối quan hệ giữa cách viết, cách phát âm chuẩn với quy tắc âm vị

(2)   Mẫu tự trong xã hội văn minh

Cách viết mẫu tự Roma trong quốc ngữ và cách viết từ ngoại lai

● Hiểu cách viết mẫu tự Roma trong quốc ngữ và cách viết từ ngoại lai

● Sử dụng chính xác việc viết mẫu tự Roma trong quốc ngữ và việc viết từ ngoại lai

● Viết quốc ngữ đúng chính tả

Bài 6: LỜI HỨA VÀ QUYỀN LỢI

*Phần chuẩn bị:

Chúng ta sinh ra là để gặp lại nhau (Jack Canfield)

(1)   Giữ nguyên tắc và quyền lợi

Những việc phải làm trong trường (Lee I)

● Đặc trưng của bảng quy định

● Nội dung cụ thể trong bảng quy định

● Đánh giá theo tiêu chuẩn hợp lý, công bằng các bảng quy định thường gặp

(2)   Trên phương diện nhận thức

Ưng thuận việc nhậm chức tổng thư ký Liên hiệp quốc (Ban Gi Moon)

Bài chúc mừng ngày hiến pháp (Shin Ik Hee)

● Đọc hoặc nghe một bài nghi thức, nhận xét đặc trưng của bài nghi thức

● Viết một bài nghi thức dựa vào thành phần tham dự hoặc tính chất cuộc meeting

 

B. CẤU TRÚC MỘT BÀI HỌC 

B1. CẤU TRÚC MỘT BẢI HỌC CỦA SÁCH VĂN HỌC THƯỜNG CÓ 3 PHẦN:

1.      Dẫn dắt

2.      Nội dung

3.      Kết luận

Ví dụ 1: Bài đầu tiên trong sách “Bản chất của văn học” (cuốn 1)

A, Phần dẫn dắt (thường cho học sinh xem hình và trả lời câu hỏi)

B, Phần nội dung bao gồm:

- I, Đặc trưng của văn học

- II, Tính năng và giá trị của văn học

- III, Các trào lưu văn học

Phần chú thích (footnote) yêu cầu học sinh nắm rõ vấn đề gì khi học bài này. Ví dụ ở ý I, Đặc trưng của văn học nội dung yêu cầu học sinh nắm rõ là:

+ Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn học, văn học và cuộc sống

            + Văn học là một phức hợp liên kết kiến thức, định nghĩa cùng tính thẩm mỹ

Mỗi ý I, II, III đều có 2 tác phẩm để học. Ví dụ ở ý I, Đặc trưng của văn học là:

Tác phẩm 1: Bức thư thú vị, tác giả Hwang Dong Kyu: Đây là một tác phẩm đề cao sự chung thủy của tình yêu. Thông qua tác phẩm này có thể hiểu đặc tính của ngôn ngữ, phương tiện diễn đạt của tác phẩm văn học.

1, Tư liệu giúp ích cho việc học:           

+ Hướng dẫn tiếp thu bài học

+Tìm hiểu tác giả (tóm tắt tiểu sử và ảnh chân dung)

+Ngôn từ trong văn học

2, Hoạt động giúp ích cho việc học:

+ Nội dung: suy nghĩ về ngôn từ trong thơ

+Mục tiêu (hội ý, thảo luận): so sánh ngôn từ được sử dụng trong Bức thư thú vị của tác giả Hwang Dong Kyu và Thư tình yêu dưới đây.

+ Tập sáng tác

Trong phần “hoạt động giúp ích cho việc học” này luôn có gợi ý được in ở chú thích (footnote) để học sinh dễ tiếp thu. Ví dụ: gợi ý cho phần nội dung “suy nghĩ về ngôn từ trong thơ” là “ý nghĩa trong ngôn từ thơ là ngôn từ mạch lạc, phù hợp cho toàn bài thơ chứ không nghiêng về mặt định nghĩa như từ điển”. Gợi ý cho phần mục tiêu là “tìm điểm khác nhau giữa ngôn từ sử dụng trong thơ và ngôn từ sử dụng trong đời sống thường ngày”.

Tác phẩm 2: Hai đời thọ nạn, tác giả Ha Keun Chan: Đây là một tác phẩm cho thấy ý chí nghị lực của 2 cha con, vì chiến tranh mà vướng vào hoàn cảnh bi kịch.

Những từ khó trong tác phẩm được đánh số và giải thích ngay bên cạnh.

1, Tư liệu giúp ích cho việc học:

+ Hướng dẫn tiếp thu bài học

+ Tìm hiểu tác giả

+ Hiện thực xã hội, lịch sử được phản ánh trong Hai đời thọ nạn

2, Hoạt động giúp ích cho việc học:

+ Nội dung

+ Mục tiêu

+ Tập sáng tác

C, Tóm tắt bài học

Phần tóm tắt bài học bao gồm:

-         Tóm tắt các vấn đề đã học

-         Kiểm tra

-         Chuyên đề bổ sung

-         Chuyên đề chuyên sâu

B2. CẤU TRÚC MỘT BÀI HỌC CỦA BỘ SÁCH QUỐC NGỮ THƯỜNG GỒM CÁC PHẦN NHƯ SAU:

1.      Tổng quan bài học

Dựa vào phần này học sinh có nắm được nội dung toàn bài sẽ học, những nội dung nào cần thiết, nội dung nào phải chú ý.

Được chia làm 3 phần nhỏ:       

+ dẫn dắt

+ lướt nhanh bài học

+ kiến thức sau khi học xong

2.      Phần chuẩn bị

Phần này đưa ra những vấn đề hoặc nội dung mà học sinh đã được học trước đây để chuẩn bị một cách bao quát cho bài học lần này.

3.      Học theo nhóm

Để học sinh chú tâm suốt quá trình học, phần học nhóm được chia làm 3 phần nhỏ: “tìm hiểu và khám phá”, “phát triển khả năng tư duy”, “giao tiếp và thực tiễn”.

4.      Bài tập

5.      Tóm tắt bài học

6.      Suy ngẫm

Đưa ra quan điểm mới, sáng tạo về nội dung và chủ đề vừa học.

Ví dụ: Bài đầu tiên trong sách Quốc ngữ 1

-         Tên bài: Sự rung động trong lời ca và sức mạnh của chuyện kể

-         Tác phẩm chính: Cây Tiêu huyền; Ngũ hữu ca; Mùa hoa kiều mạch nở; Gác xép. Hình ảnh lồng ghép vào các tác phẩm đều có giá trị, ý nghĩa về mặt lịch sử, văn hóa, xã hội và bối cảnh của chủ đề. Dưới mỗi tác phẩm là phần giới thiệu ngắn về tác giả. Nếu trong tác phẩm có từ khó hoặc có vấn đề gì học sinh cần lưu ý thì phần giải thích luôn đặt bên cạnh tác phẩm.

-         Tổng quan:     

+ Dẫn dắt:

Văn học cho ta được điều gì? Đọc tác phẩm văn học sẽ giúp được gì cho ta? Đọc tác phẩm văn học không những giúp ta có kinh nghiệm và kiến thức mới mà còn có thể tiếp xúc với thế giới thông qua sự tưởng tượng. Hiểu sự bao la của thế gian, ngắm nhìn lại cuộc sống đã qua đồng thời nhìn nhận giá trị bản thân mình.

Ở bài học này chúng ta sẽ được cảm thụ nhiều tác phẩm văn học đa dạng bộc lộ suy nghĩ và kinh nghiệm sống của tác giả. Thông qua đó sẽ hiểu được ý nghĩa, giá trị và sự hữu dụng của văn học, văn học có sự ảnh hưởng đến cuộc sống con người.

+ Lướt nhanh bài học:

(1)       Lời ca cho tâm hồn

Cây Tiêu Huyền

Ngũ hữu ca

(2)       Sắc màu tạo nên cuộc sống

Mùa hoa kiều mạch nở

(3)       Sức mạnh và giá trị của văn học

Gác xép

+ Kiến thức sau khi học xong:

• Hiểu được tâm tư tình cảm của tác giả chứa đựng trong tác phẩm văn học

• Phát hiện ra rằng văn học có ý nghĩa tích cực ảnh hưởng đến đời sống con người

• Áp dụng đời sống thực tế của con người để hiểu tác phẩm

-         Phần chuẩn bị:

Bài thơ Thư bình minh (Kwak Jae Gu)

Trích đoạn trong Áng mây cuối chiều (Herman Hesse)

-         Học theo nhóm:

+Tìm hiểu và khám phá:

• Cảm thụ bài thơ Cây tiêu huyềnNgũ hữu ca để khám phá ý nghĩa bài thơ

• So sánh thái độ miêu tả đối tượng của tác giả 2 bài thơ Cây tiêu huyềnNgũ hữu ca

• Cho biết tâm tư tình cảm của tác giả bộc lộ qua tác phẩm

+ Phát triển khả năng tư duy: Cảm nhận bài thơ Lúa, điểm nhấn trong thái độ của tác giả về cuộc sống là gì?

+ Giao tiếp và thực tiễn: Chọn một tác phẩm văn học mà bạn đã đọc và để lại nhiều cảm xúc. Hãy cho biết phần nào làm bạn xúc động, tại sao? Tác phẩm có ảnh hưởng gì đến cuộc sống của bạn?

-         Bài tập:

+ Cảm thụ bài thơ Hoa dân trí, lưu ý thái độ về cuộc sống của tác giả

+ Suy nghĩ về giá trị và tính hữu dụng của văn học qua bài Viết theo sách vở

-         Tóm tắt bài học:

+ Văn học và đời sống

+ Tính năng của văn học

Ở phần tóm tắt còn có bảng tự đánh giá đã học và hiểu được bao nhiêu phần trăm bài học.

-         Suy ngẫm: Cảm thụ bài thơ Cây xanh 1 và viết suy nghĩ của mình

 

C. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN CẤP III CỦA HÀN QUỐC

1.   Ấn tượng ban đầu về sách giáo khoa ngữ văn Hàn Quốc là hình thức, trình bày rất hấp dẫn. Hình ảnh sống động, có liên quan chặt chẽ với bài học. Những điểm cần chú ý  đều được tô màu để làm nổi bật. Riêng sách “quốc ngữ” minh hoạ toàn bằng ảnh màu.

2.   Việc giới thiệu lịch sử văn học Hàn Quốc chỉ được dành ở một phần của quyển thượng, còn cả 2 quyển đều tập trung vào các vấn đề quan trọng như bản chất của văn học, sự kế thừa trong văn học, văn hóa và văn học. Minh họa cho các vấn đề này thường là các tác phẩm văn học hiện đại Hàn Quốc hơn là tác phẩm của văn học cổ điển Hàn Quốc và văn học nước ngoài. Đặc biệt có Baek Seok, một nhà văn Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên cũng được giới thiệu tác phẩm.

3.   Văn học nước ngoài nhìn chung ít được học, nếu có thường đã để minh họa cho một vấn đề nào đó, ngay cả văn học Trung Quốc cũng chỉ có Tam quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung. Riêng văn học Nhật Bản không thấy có tác phẩm nào.

4.   Sách quốc ngữ có nhiều bài về văn hóa - xã hội, đặc biệt là về văn hóa nghệ thuật. Học sinh được khuyến khích phát triển khả năng tư duy, suy nghĩ riêng của mình, ví dụ như qua các vấn đề Thảo luận và tranh luận, Đọc tác phẩm bằng chính con mắt của mình, qua việc tập sáng tác,… Chính trị hầu như không hề được đề cập một cách trực tiếp trong hai bộ sách.

5.   Trích dẫn tác phẩm ở sách Văn học khá dài nhưng ở sách Quốc ngữ thì ngắn gọn hơn.

6.   Bài tập khá nhiều. Một bài học được chia làm 3 phần thì cả 3 phần đều có bài tập, mỗi phần trung bình có 3 bài tập. Có bài tập cho cá nhân và cả bài tập cho nhóm.

7. Những vấn đề về kỹ thuật trình bày:

-   Chú thích để ngay bên cạnh (trang sách được chia làm 3 phần theo chiều dọc, 2 phần là tác phẩm, 1 phần là để chú thích nên rất dễ theo dõi).

-   Phần hướng dẫn học tập được để ngay dưới tựa tác phẩm.

-   Tiểu dẫn tác giả: ở sách Văn học rất chi tiết, để ngay dưới tác phẩm, còn ở sách Quốc ngữ thường không có, có thì cũng rất ngắn gọn.

-   Cuối bài có phần tổng kết để học sinh xem mình đã học được những gì và có câu hỏi để học sinh tự kiểm tra xem đã nắm được bao nhiêu phần trăm bài học.


 

Chú thích

[1]        Phận đàn bà nước Dung đời Chu - nay ở phía bắc huyện Cấp, tỉnh Hà Nam của Trung Quốc.

[2]        Nhà sư viết tùy bút lấy pháp danh Beop Jeong (1931- ~), một trong những nhà lãnh đạo tôn giáo quan trọng nhất của Hàn Quốc.

[3]        Giới tuyến phân cách Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc

[4]        Gong bang: loại tiền đồng dùng ngày xưa

[5]        Đây là tác phẩm viết bằng Huấn dân chính âm – chữ viết dạy dân đầu tiên.

[6]        Sijo: thể thơ 3 câu của Hàn Quốc.

[7]        Sao Lâu: một trong Nhị thập bát tú (thiên văn).

[8]        Pansori: một hình thức âm nhạc dân gian phát triển ở vùng phía Nam từ hậu trung kỳ Joseon.

 

Nguồn: Tạp chí Đại học Sài Gòn, số chuyên đề Bình luận văn học - Niên giám 2011 



* TS., Khoa Văn học và Ngôn ngữ – Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG TPHCM.

** Các cộng tác viên tại Hàn Quốc.

Bài viết cùng tác giả

Danh mục website