Nam Bộ nhìn từ văn hóa, văn học và ngôn ngữ

 

Văn hóa, văn học và ngôn ngữ Nam Bộ luôn là đề tài thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Gần đây Viện Phát triển Bền vững vùng Nam Bộ, Trường Đại học KHXH và Nhân văn TP.HCM, Viện Văn học, Đại học Cần Thơ có nhiều chương trình nghiên cứu về vấn đề đó. Công trình Nam Bộ nhìn từ văn hóa, văn học và ngôn ngữ do nhà nghiên cứu Vũ Văn Ngọc chủ biên (NXB. KHXH, Hà Nội, 2011) là một trong những công trình đánh dấu thành quả ấy.

Công trình được chia làm ba phần:

Phần 1, Những vấn đề văn hóa. Phần này có những bài đi vào nghiên cứu văn hóa người Hoa (bài của Phan An), văn hóa Khmer (bài của Huỳnh Công Tín), văn hóa Chăm (bài của Phú Văn Hẳn), văn hóa người Việt (bài của Hồ Ngọc Xum, Võ Văn Nhơn).

Phần 2, Những vấn đề văn học. Đây là phần phong phú nhất. Trong phần này có những bài đi vào những vấn đề chung của giai đoạn, của thể loại văn học (các bài của Tào Văn Ân, Đoàn Lê Giang, Hà Thanh Vân, Nguyễn Văn Kha, Nguyễn Thị Trúc Bạch, Phạm Thu Hương…); có những bài đi sâu vào tìm hiểu tác giả: Trần Quang Nghiệp, Sương Nguyệt Anh, Tô Nguyệt Đình, Đoàn Giỏi (các bài của Trần Văn Trọng, Lê Thị Thanh Tâm, Lưu Hồng Sơn, Vũ Văn Ngọc…)

Phần 3, Những vấn đề ngôn ngữ. Phần này đề cập đến định hướng nghiên cứu phương ngữ Nam Bộ, cách xưng hô, ngôn ngữ dân tộc thiểu số…(các bài của Nguyễn Kiên Trường, Tô Đình Nghĩa, Trần Ngọc Lang, Hồ Xuân Mai).

Có thể nói đây là một công trình chuyên sâu về văn hóa và ngữ văn Nam Bộ, đánh dấu một chặng đường nghiên cứu, đồng thời cũng báo hiệu còn có nhiều công trình dày dặn hơn nữa về vấn đề này sẽ được ra mắt trong thời gian tới đây. 

 

Bài viết cùng tác giả

Danh mục website