Chữ Nôm thần kỳ cổ xưa của dân tộc Kinh

 

 

Vấn đề chữ Nôm của người Việt Nam được giới nghiên cứu nước ngoài quan tâm. Qua bài giới thiệu về chữ Nôm của tác giả Phụng Ngưỡng Sùng, chúng tôi thấy một thông tin thú vị. Đó là ở Quảng Tây (Trung Quốc) có tộc người Kinh gốc từ Việt Nam tiếp cận và nghiên cứu người Việt và văn hóa Việt ở Trung Quốc hiện nay. vẫn còn lưu giữ và xuất bản những tác phẩm văn học truyền thống viết bằng chữ Nôm mà họ quí trọng, xem như bảo bối. Tấm lòng người dân Việt đối với đất nước vẫn luôn luôn thao thức và sâu sắc. Đây là cơ hội cho giới nghiên cứu Việt

Xin lược dịch bài viết với nội dung như trên của tác giả Phụng Ngưỡng Sơn sau đây:

 

Dân tộc Kinh 2 có văn tự riêng của họ. Chữ Nôm, ca dao, tục ngữ, cách ngôn, những câu chuyện truyền thuyết và các loại tôn giáo tín ngưỡng, v..v… của người Kinh đều có những tư liệu lịch sử tương ứng, mà những kho tàng tư liệu này chính là dùng chữ Nôm để ghi chép lại.

 

Khi đến Thái Phong, Tam Đảo3 của người Kinh, tôi đã từng nhiều lần được gặp gỡ học giả Tô Duy Phương người Kinh. Khi đến nhà ông, tôi có may mắn được nhìn thấy kho tàng tư liệu lớn. Những tài liệu sưu tầm được ông quý như ngọc ngà. Ông không chỉ phân loại rõ ràng, đánh số thứ tự, mà còn tìm nhiều cách chống ẩm mốc và bụi bặm cho sách. Những cuốn sách và tài liệu cổ sử dụng chữ Nôm này, nếu nhìn qua thì rất giống chữ Hán phồn thể viết tay thường thấy trong dân gian, thậm chí người đọc còn hiểu nhầm là nếu liên hệ văn bản trên dưới thì nhờ đó có thể nhận mặt được một số chữ, nhưng không ngờ ngay cả một chữ cũng không thể nhận biết được. Cho dù là trong văn bản có rất nhiều chữ đơn vốn chính là chữ Hán, thế nhưng những “chữ Hán” cô lập này trong văn bản đó lại hoàn toàn không phải mang ý gốc của nó. Do vậy, đọc chữ Nôm của người Việt thật như là xem “sách Trời” vậy.

 

       Như thế, chữ Nôm của người Kinh rốt cuộc là loại văn tự như thế nào? Ông Tô chỉ dẫn, giới thiệu cho tôi mấy bài ca dao phiên dịch sắp xuất bản của ông, như: Tống Trân ca, Kim Vân Kiều truyện, Lưu Bình Dương Lễ kết nghĩa ca, v.v... Trong lúc trò chuyện, được biết đây mới chỉ là một hai phần tính ra trong toàn thể chữ Nôm của người Việt thôi. Ông Tô nói với tôi, “Nôm tự” còn có thể đảo ngược lại gọi là “chữ Nôm”, trong trường hợp thông thường thì gọi là “Nôm tự”. Nhưng bất kể là gọi như thế nào, kỳ thực thứ chữ này chính là mượn chữ Hán và học theo nguyên lý cấu tạo của chữ Hán để tái tạo văn tự khối vuông. Vấn đề ở chỗ, đã là chữ Hán hay học theo chữ khối vuông thì tại sao gọi là “chữ Nôm” chứ? Ông Tô trả lời là: vì chữ Nôm là “văn tự của nước Nam”. Như vậy, “nước Nam” lại là quốc gia ra sao? Ông cho biết ở Đình Ha4, Lịch Vĩ 5 có câu đối đã nói rõ việc này một cách gián tiếp. Câu đối viết là: “Xưa tại Thành Nguyên Lệ của nước Nam có sự bền vững đời đời của núi sông; Nay triều đại nước Bắc ở thôn Kính Nghiêm lưu lại di phong của xã tắc”. Tương truyền đối liễn này của người Kinh từ sau khi người Việt Nam dời sang ở Lịch Vĩ, do người đầu tiên đời thứ tư của dòng họ Tô là Tô Quang Thanh viết, thời gian đoán định là khoảng năm 1888. Hiển nhiên, “Nam bang” ở đây cũng chính là chỉ Việt Nam. Chữ Nôm thực ra đến từ Việt Nam. Ngày xưa, trước khi dùng văn tự Latin, trong một thời gian dài, người Việt Nam đã cùng lúc sử dụng chữ Hán, họ dùng bộ thủ chữ Hán, y cứ theo âm đọc của tiếng Kinh mà sáng tạo ra một loại văn tự. Về vấn đề quá trình và thời gian bắt đầu dùng chữ Nôm của người Việt, thì đến nay, giới nghiên cứu văn tự học vẫn đang tranh luận. Nhưng căn cứ theo cách nói bảo thủ nhất cũng thấy rằng: việc sử dụng chữ Nôm bắt đầu thịnh hành từ sau thế kỷ thứ 6 sau công nguyên. Bên cạnh đó, trong tác phẩm bài ca chữ Nôm Tống Trân ca thì những câu chuyện được ghi chép, kể lại có liên quan đến 10 nước thời Ngũ Đại cho thấy chính xác là tác phẩm này được hình thành từ sau khi chữ Nôm được thịnh hành. Có thể thấy chữ Nôm của người Kinh có một nguồn gốc lịch sử văn hóa rất sâu dày.

 

       Chữ Nôm có gốc rễ từ chữ Hán, nguyên tắc và phương pháp cấu tạo chữ của chúng tự nhiên cũng có chỗ giống hoặc tương tự, như loại cấu tạo hình thanh, hội ý, giả tá, v..v.. Nhưng chữ Nôm của người Kinh lại có chỗ độc đáo riêng của nó. Theo thống kê, chữ Nôm của người Kinh có hơn 37.000 chữ, chủ yếu thuộc mấy loại hình cấu tạo dưới đây:

 

       Một là loại chữ Nôm giả tá. Đây là loại chữ Nôm đơn thuần mượn âm chữ Hán để biểu ý, cách này gọi là cách mượn chữ Hán. Loại chữ Nôm này tương đối nhiều, ước tính chiếm khoảng hai phần ba tổng số chữ Nôm. Đặc điểm của loại chữ Nôm này là mượn dùng âm phù của chữ Hán để đọc theo ngữ âm của người Kinh, đồng thời, thông qua ngữ âm của người Kinh phản ánh ý nghĩa đã được chỉ định của chữ. Chẳng hạn như: thời xưa người Kinh gọi cha là “Bố”, gọi mẹ là “Cái”. Nếu mượn âm “布蓋bố cái” của chữ Hán để biểu thị ý cha mẹ của người Kinh, vậy thì “布蓋bố cái” chính là nghĩa “cha mẹ”. Tự nhiên “bố” “cái” cũng chính là chữ Nôm. Có khi thậm chí nguyên cả câu cũng đều mượn âm Hán để biểu ý. Ví dụ như sáu thanh phù “胡公決計乘機Hồ Công Quyết kế thừa cơ” mượn chữ Hán, để biểu thị ý “梅骨格雪精神Mai cốt cách, Tuyết tinh thần”. Có những chữ Nôm giả tá còn thêm ký hiệu, cũng có công hiệu bổ trợ để biểu ý. Như thêm chữ “khẩu” ở bên cạnh để biểu thị chữ đó có liên quan đến miệng.

 

       Loại thứ hai là chữ Nôm hình thanh. Loại chữ hình thanh trong chữ Hán là đem ý phù biểu ý và thanh phù biểu âm kết hợp hình thành chữ. Ví dụ: chữ “cơ” trên hình dưới thanh, trong đó bộ “trúc” chỉ ý, chữ “kỳ” biểu âm. Trong chữ Nôm của người Kinh cũng có rất nhiều chữ tương tự kiểu này. Loại chữ Nôm này thông thường do hình thể của hai chữ Hán, một chữ biểu âm, một chữ biểu ý kết hợp mà thành. Do đó, loại chữ này còn gọi là chữ Nôm kết hợp thể hình thanh - âm ý. Điểm không giống với chữ Hán là loại chữ Nôm này dùng thanh phù của chữ Hán để thể hiện âm đọc của người Kinh, nhưng lại sử dụng ý phù để biểu thị ý gốc của chữ Hán đó. Như chữ “niên”, trong chữ Nôm bên trái thêm thanh phù “nam”, âm “nam”, viết là “南年nam niên” (năm). Đặc điểm của chữ Nôm hình thanh, nhìn từ trên kết cấu vị trí của bộ phận âm ý thì thường là trái thanh phải hình. Nhưng cũng có chữ trái hình phải thanh, theo loại này còn có trên hình dưới thanh, dưới hình trên thanh, ngoài hình trong thanh, trong hình ngoài thanh, v..v..

 

       Loại thứ ba là chữ Nôm hội ý. Chữ Hán hội ý là loại chữ tập hợp ý nghĩa của hai chữ bộ phận trở lên để biểu thị ý nghĩa của toàn chữ. Như chữ “nhật” và “nguyệt” hợp thành “minh”, ba chữ “nhân” hợp thành chữ “chúng”, v..v… Chữ Nôm của người Kinh cũng có loại chữ tương tự, loại chữ Nôm này thông thường mượn hai chữ Hán hợp thành chữ mới. Như chữ “thiên”, trong chữ Nôm thì phải đặt “thiên” ở trên, bên dưới thêm chữ “thượng” để hội ý (nghĩa là “trời”).

 

       Chữ Nôm của người Việt trở thành công cụ để giao lưu ngôn ngữ và môi giới. Công năng, tác dụng của nó nay tuy đã suy yếu, nhưng nó là bộ phận cấu thành quan trọng trong di sản văn hóa của người Việt, không nghi ngờ gì nữa, đích thị là tài sản hết sức quý báu. 

 

Vũ Xuân Bạch Dương dịch      

Nguồn: Nhật báo Phường Thành Cảng 6

 

 Chịu trách nhiệm biên tập: Hoàng Thiếu Đặng 

 

 Web:  http://www.fcgrb.com/news/20060414/fcgwyfk/162629.htm 
 

 

      CHÚ THÍCH

 

Phụng Ngưỡng Thành: sinh năm 1963, người dân tộc Diêu, quê ở Phú Xuyên, Quảng Tây, là nhà báo, nhà nghiên cứu văn hóa, nghệ thuật lão thành của Trung Quốc.

 

Dân tộc Kinh: là dân tộc thiểu số sống ở Quảng Tây, Trung Quốc, chính là người Việt Nam di dân từ đầu thế kỷ thứ 16. Họ mang trong mình đầy đủ nét văn hóa đặc sắc, đậm đà của dân tộc Việt Nam, trong đó có cả chữ Nôm-kho tàng ngôn ngữ cổ của người Việt.

 

Tam Đảo: là một địa danh thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

 

Ha Đình: là ngôi đình mà người dân tộc Kinh ở Quảng Tây, Trung Quốc thường đến tổ chức những buổi ca hát văn nghệ để đón tết Ha (tết ca hát), thờ cúng tổ tiên hay thánh thần.

 

Lịch Vĩ: là một địa danh thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

 

Nhật báo Phường Thành Cảng: là tờ báo điện tử của thành phố Phường Thành Cảng-khu tự trị của dân tộc Tráng nằm về phía Quảng Tây, thuộc Trung Quốc.

 

 

 

 

 

 

神奇古老的京族喃字

 

Trình duyệt của bạn có thể không hỗ trợ hiển thị hình này.

http://fcgrb.gxnews.com.cn/ 0414 【字体: 】【颜色: 绿

Trình duyệt của bạn có thể không hỗ trợ hiển thị hình này.

 

 

 

奉仰崇     

京族拥有本民族的文字:喃字,京族的歌谣、谚语、格言、故事传说和宗教信仰等,都有相应的历史文献资料,而这些文献资料就是用喃字记载的。     

到京族三岛采风,我曾经多次拜访京族学者苏维芳先生。就在苏先生家,我有幸看到了大量的京族文献。苏先生对所收集的资料惜如至宝,不仅分类清楚、码放有序,而且采取了防潮防尘措施。这些古本京族文献所使用的京族喃字,乍一看,颇像民间常见的手抄繁体汉字,以至误以为联系上下文便能认识一些,不料竟一个字也没认出来。尽管文中有许多单个字就是汉字本身,但这些孤立的汉字在文中却并非汉字本意。因此,阅读这些似曾相识的京族喃字,实则如看天书一般。     

那么,京族喃字究竟是怎样一种文字呢?苏先生引领我介绍他即将翻译出版的几本歌谣。如《宋珍歌》、《金云翘传》、《刘平杨礼结义歌》等。闲谈间,这才对京族喃字总算略知一二。苏先生告诉我,喃字又可以倒过来称为字喃,一般情况下就叫喃字。但不管怎么叫,其实就是假借汉字和仿效汉字结构原理和方法再创造的方块文字。问题是,既是汉字或仿效汉字的方块字,为什么叫喃字呢?苏先生答曰,因为喃字是南国的文字。那么,南国又是什么国度呢?他说氵万尾哈亭有一副对联做了间接的说明。对联曰古在南邦成原例山河之永固;今朝北国敬严村社稷之遗风。相传对联系京族人从越南迁居氵万尾后,由苏家第四代头人苏光清所写,时间推断为1888年。显然,这里的南邦也就是指越南。喃字其实来自越南。早在使用拉丁文字之前,越南在长期使用汉字的同时,就利用汉字的部首偏旁,依据京语的读音,创造了一种新文字。至于京族人使用喃字起始时间和过程,文字学界至今仍有争论,但据最保守的说法亦认为:喃字的使用自公元六世纪后开始盛行。而京族的《宋珍歌》喃字歌本,所记述的关于五代十国的故事,恰恰就是在喃字盛行之后形成的。可见京族喃字有很深的历史文化渊源。     

喃字既根源于汉字,其造字的原则和方法自然有共同或相似之处,如形声、会意、假借等。但京族喃字又有其独特的地方。据统计,京族喃字多达37000个,按造字方法分类,主要有以下几种类型。     

一是假借喃字。这是单纯借汉字声符表意的喃字,其方法又叫借汉字法。这类喃字较多,约占喃字总数的三分之二。这类喃字的特点是借助汉字声符读京族语音,并通过京族语音反映特定的意义。如,古时候京族人称父亲,音为;称母亲,音为。如果借汉字布盖之音表京族父母之意,那么布盖就是父母的意思。自然”“也就是喃字。有时甚至整句话都是借音表意。如,借汉字胡公决计承机六个声符,表的是梅骨格雪精神的意思。有的假借喃字另外加符,也有辅助表意的功效。如加字旁表示与嘴有关。     

二是形声喃字。汉字中的形声字,是将意符和声符组合由意符表意声符表音所形成的字。如,上形下声的字,表意,表音。在京族喃字中,同样也有很多此类字符。这类喃字一般由表音和表意两个完整的汉字形体合并而成。因此,这类字又叫形声音意合体喃字。与汉字不同的是,喃字用汉字的声符表京族语音,却用汉字意符表汉字本意。如字,喃字在左边加声符,音南,写作南年。形声喃字的特点,从音意部位的结构上看,通常是左声右形。但也有左形右声的,依此类推还有上形下声、下形上声、外形内声、内形外声等。     

三是会意喃字。汉字的会意是集合两个以上的的字来表示一个意义的字。如”“合成为,三个合成为字等等。京族喃字也有同类型的字,这类喃字一般借用两个汉字合并形成新字。如字,喃字要在下面加来会意。     

京族喃字,作为语言交流的工具与媒介,其功能作用如今虽已退化。但作为京族文化遗产的重要组成部分,无疑是极其宝贵的。     

来源:防城港日报     责编:黄少邓

 

Danh mục website