19042024Fri
Last updateFri, 19 Apr 2024 10am

Studies on Vietnamese and Korean Literature and Films

Vietnamese Literature

Sinology & Nom

Theater and Film

Linguistics

Vietnamese Folk Culture

Literary Theory & Criticism

Foreign Literatures & Comparative Literature

Lu Khe and the First Article Introducing Japanese Literature in Cochinchina

Sunday, 19 September 2021  |  Võ Văn Nhơn, Ngô Trà Mi

Lu Khe and the First Article Introducing Japanese Literature in Cochinchina

PGS.TS/ Assoc.Prof., Ph.D...

Loading...

Education

Dao Duy Anh – An erudite scholar and a respected educator

Dao Duy Anh – An erudite scholar and a respected educator

Saturday, 25 June 2016  |  Khoa Văn học

Abstract

Scholar and educator Dao Duy Anh had made outstanding contribution to our national culture. ...

Loading...

Vietnamese Cultural Links

Văn học Việt Nam ở Nhật Bản

Tuesday, 08 November 2016  |  KAWAGUCHI KEN’ICHI, Đoàn Lê Giang dịch

KAWAGUCHI KEN’ICHI

                     ...

Loading...

BA, MA, PhD. Theses

Narrative Art in Southern Novels before 1932

Narrative Art in Southern Novels before 1932

Tuesday, 21 February 2017  |  Phan Mạnh Hùng

(Summary)

Research Focuses and Expectations :

The studies the narrative art - the art of telling a stor...

Loading...

Calligraphy Club

Thu hứng

Thu hứng

Friday, 03 June 2016  |  Đỗ Phủ

Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm, 
Vu sơn, Vu giáp khí tiêu s&a...

Loading...

Lý thuyết hậu thuộc địa của Spivak trong tiểu luận “Những kẻ thấp cổ bé miệng có thể nói được không?”

Gayatri Chakravorty Spivak 

Người dịch: Hoàng Phong Tuấn 

“Phê phán của Spivak đối với các mô hình phương tây về ý thức giai cấp và tính chủ thể được triển khai sâu rộng hơn trong tiểu luận “Những kẻ thấp cổ bé miệng có thể nói được không?”, một tiểu luận in lần đầu trên tạp chí Wedge (1985) và sau đó in lại trong một tập hợp những tiểu luận, có nhan đề là Marxism and the Interpretation of Culture (1988). Trong tiểu luận này, Spivak đặt cạnh nhau những yêu sách cấp tiến của các trí thức Pháp thế kỷ XX như Michel Foucault và Gilles Deleuze. Những yêu sách này biện bạch cho yêu cầu đầy cao ngạo và đã bị bác bỏ của chủ nghĩa thực dân Anh [nhằm] cứu vớt những phụ nữ bản địa khỏi sự thực thi nghi lễ hiến tế quả phụ của đạo Hindu vào thế kỷ XIX ở Ấn Độ. Điểm chính của vị trí tương cận này nhấn mạnh cách thức mà tầng lớp trí thức phương tây cấp tiến và nhân từ có thể làm câm lặng một cách đầy nghịch lý [tầng lớp] hạ đẳng bằng việc yêu cầu [được] đại biểu và phát ngôn cho những trải nghiệm của họ, [và] trong cách thức đó mà những nhà thực dân nhân từ đã làm câm lặng tiếng nói của người quả phụ, người đã ‘chọn’ cách chết theo chồng họ trên giàn hỏa thiêu. Như tôi sẽ trình bày, trong cả hai ví dụ trên, sự bốc đồng nhân từ [muốn] đại biểu cho những nhóm hạ đẳng đã cưỡng đoạt một cách đầy hiệu nghiệm tiếng nói của [tầng lớp] hạ đẳng và do đó, làm họ lặng câm.

Sự đại biểu chính trị dường như có mục đích rõ ràng là nhằm giải thoát những nhóm hạ đẳng khỏi sự bóc lột. Tuy nhiên, như tiểu luận “Những kẻ thấp cổ bé miệng có thể nói được không?” cho thấy, những điều kiện có tính cấu trúc và tính lịch sử của sự đại biểu chính trị không bảo đảm rằng những lợi ích của các nhóm hạ đẳng cụ thể sẽ được nhận ra hay tiếng nói của họ sẽ được lắng nghe.

Phê phán của Spivak về Deleuze và Foucault khởi đầu từ giả thiết của bà cho rằng những cấu trúc gia cố cho sự biểu trưng thẩm mỹ (trong mỹ thuật, văn học hay các văn bản điện ảnh) [thì] cũng gia cố cho sự đại biểu chính trị. Khác biệt chung giữa cấu trúc [có tính] thẩm mỹ và cấu trúc [có tính] chính trị của sự biểu trưng/ đại biểu là ở chỗ sự biểu trưng thẩm mỹ tiến tới đặt nền cho vị thế của nó như là một sự tái-biểu hiện thực tại, trong khi đó sự đại biểu chính trị phủ nhận cấu trúc biểu trưng [thẩm mỹ] này.

Theo Spivak, vấn đề đối với Foucault và Deleuze là họ lánh đi vai trò của họ như là những trí thức trong việc [họ] đại biểu cho những nhóm bị tước quyền mà họ đã mô tả. Spivak so sánh sự lánh mặt này như một lễ hội giả trang trong đó trí thức như một “người không đại biểu cho người vắng mặt … [lại] cho phép người bị áp bức nói về bản thân họ”. Đối lập lại với toàn bộ hoạt động tích cực của trí thức [như của] Foucault và Deleuze [vốn đã] nỗ lực trình bày cách thức những chủ thể được kiến tạo bằng những diễn ngôn và những sự đại biểu như thế nào, Spivak cho rằng khi bàn luận những ví dụ có tính lịch sử, [và tính] hiện thực về cuộc đấu tranh chính trị và xã hội, Foucault và Deleuze đã phải viện đến một hình mẫu trong suốt của sự đại biểu, trong đó “những chủ thể bị áp bức [có thể] nói, hoạt động và nhận biết” về những điều kiện của họ.

Đáng ngạc nhiên là, Spivak tiến đến làm rõ sự phê phán này thông qua một bàn luận của Marx về sự đại biểu chính trị trong sách Ngày 18 tháng sương mù của Louis Bonaparte. Sự di chuyển này thật bất ngờ vì lẽ nó dường như chỉ ra rằng Marx đã đặt ra một vấn đề quan trọng về tính văn bản.

Trong sách Ngày 18 tháng sương mù của Louis Bonaparte, Marx đưa ra một mô tả nhỏ, [về] những người tiểu nông trong xã hội nông nghiệp Pháp thế kỷ mười chín. Theo Marx, những người này không đại biểu chung thành một liên minh giai cấp; hơn nữa, những điều kiện kinh tế và đời sống xã hội của họ ngăn cản việc họ có được một ý thức giai cấp. Vì lý do này, ‘ý thức (chung [và] có tính khiếm diện) của những người tiểu nông” được miêu tả theo cách biểu trưng bằng một sự đại biểu hay ủy nhiệm chính trị từ tầng lớp trung gian, những người phát ngôn nhân danh lợi ích của họ.

Đối với Marx, sự trình bày về những người tiểu nông có một nghĩa kép, vốn được phân biệt trong tiếng Đức giữa thuật ngữ darstellen (sự biểu trưng như một bức chân dung nghệ thuật) và vertreten (sự đại biểu từ một sự ủy nhiệm chính trị). Trong cuộc đối thoại với Foucault – Deleuze, Spivak cho rằng hai nghĩa này của sự đại biểu được nhập lại thành một; vì trong kết cấu của những nhóm bị tước quyền như là những chủ thể chính trị liên minh, quá trình biểu trưng (thẩm mỹ) được bổ sung vào tiếng nói của người ủy nhiệm chính trị vốn dĩ phát ngôn thay cho lợi ích của họ. Như là một hậu quả của sự nhập nghĩa này, bức chân dung nghệ thuật – việc đại biểu theo cách biểu trưng những người bị tước quyền như là những chủ thể chính trị liên minh – thường được nắm bắt như là sự biểu tả trong suốt về yêu sách và những quyền lợi chính trị của họ.

Quan trọng hơn, Spivak cho rằng hành vi nhập nghĩa có tính tu từ này có thể gây ra những hậu quả tổn thương tiềm tàng lên những nhóm bị áp bức mà những trí thức cánh tả nào đó yêu sách nói về họ. Trong trường hợp Foucault và Deleuze, những nhóm này bao gồm những công nhân nhà máy và những người bị giam giữ trong những nhà tù hay trong thiết chế bệnh viện tâm thần ở phương Tây.

Khi hình mẫu của sự đại biểu chính trị này được sắp đặt lên “Thế giới thứ ba”, khoảng cách giữa sự đại biểu chính trị và sự biểu trưng thẩm mỹ thậm chí còn khó nói ra hơn nữa. Theo Spivak, khoảng cách này được minh họa bằng khuynh hướng nữ quyền phương Tây nhằm phát ngôn cho quyền lợi của người phụ nữ trong “thế giới thứ ba”. Lưu ý đến sự bất khả của một chính trị học dựa trên khối liên minh bình đẳng giữa những trí thức nữ quyền phương Tây và phụ nữ “thế giới thứ ba”, Spivak khẳng định rằng:

Ở mặt khác của sự phân chia có tính quốc tế về lao động, chủ thể bóc lột không thể biết và nói lên [bằng] văn bản về sự bóc lột người phụ nữ, mặc dù có sự vô lý của việc người trí thức [tuy] không đại biểu [cho người phụ nữ vắng mặt, nhưng lại] tạo ra không gian cho người phụ nữ nói.

Những bàn luận của Spivak về người phụ nữ hạ đẳng bị tước quyền nhằm làm nổi rõ những giới hạn của việc vận dụng những lý thuyết châu âu về sự đại biểu vào cho cuộc sống và lịch sử của người phụ nữ bị tước quyền trong thế giới thứ ba. Trừ phi các trí thức phương tây chiếu cố đến chiều kích thẩm mỹ của sự đại biểu chính trị, Spivak cho rằng những trí thức này vẫn tiếp tục làm câm lặng tiếng nói của người phụ nữ hạ đẳng.

“Hạ đẳng có thể nói được không?” được đọc như sự minh họa cho vị thế riêng của Spivak là một trí thức hậu thuộc địa quan tâm khai quật những tiếng nói quá khứ đã bị tước quyền và bị làm câm lặng từ ngữ cảnh vật chất và chính trị hiện tại. Ngoại trừ việc đọc của Spivak về những công trình lịch sử của nhóm Nghiên cứu [tầng lớp] hạ đẳng, tiểu luận này kết hợp tái-luận đề chính trị của Spivak về những phương pháp luận hậu cấu trúc [của] phương tây với việc đọc lại di sản thuộc địa thế kỷ mười chín của Ấn Độ. Hơn nữa, tiểu luận đánh dấu một sự chuyển hướng khỏi những công trình lịch sử của nhóm Nghiên cứu [tầng lớp] hạ đẳng, trong đó Spivak chú trọng vào kinh nghiệm lịch sử của người phụ nữ hạ đẳng, các cử tri mà tiếng nói và địa vị xã hội của họ nhìn chung là đã bị tập thể nhóm Nghiên cứu [tầng lớp] hạ đẳng cũng như là giới chuyên gia lịch sử tinh hoa và thuộc địa lờ đi.

Qua việc khớp nối với tri thức lịch sử về người phụ nữ bị tước quyền như thế, Spivak phát triển định nghĩa nguyên thủy về [tầng lớp] hạ đẳng do Ranajit Guha và những người khác đặt ra, bao gồm những cuộc đấu tranh và những kinh nghiệm của người phụ nữ. Sự mở rộng thuật ngữ này làm phức tạp hơn những ý liên tưởng về giai cấp thấp kém của thuật ngữ vì lẽ nó bao quát những người phụ nữ thuộc giai cấp trung lưu cấp thấp, cũng như là tầng lớp nông dân và giai cấp vô sản cấp thấp.

Tuy nhiên điểm Spivak nhấn mạnh là sự liên đới chủ động của người phụ nữ trong lịch sử nổi dậy chống thực dân Anh ở Ấn Độ đã bị loại trừ khỏi lịch sử  chính thống về nền độc lập quốc gia. Như Spivak viết:

Trong ghi chép hành trình [vốn đã] bị xóa bỏ của chủ thể hạ đẳng, đường đi của sự khác biệt giới bị xóa bỏ hai lần. Vấn đề là không [còn] tồn tại sự tham dự của nữ giới vào cuộc nổi dậy này, hay những quy tắc nền tảng của sự phân biệt giới tính nơi người lao động, dù cả hai đều có những ‘bằng chứng’. Ngược lại với việc cả hai như là những đối tượng của sử kí thuộc địa và như là chủ thể của cuộc nổi dậy, kết cấu ý hệ của giới tuân theo [kết cấu] nam quyền. Nếu trong ngữ cảnh của tác phẩm thuộc địa, [tầng lớp] hạ đẳng không có lịch sử và không thể nói, thì [tầng lớp] hạ đẳng xét như nữ giới mãi mãi chìm vào bóng tối.

Việc nhấn mạnh vào điểm bị giới tính hóa của người phụ nữ hạ đẳng [làm] mở rộng và phức hợp khái niệm đã được thiết lập về [tầng lớp] hạ đẳng, như là mở rộng hơn về mặt ngoại diên. Cho đến nay, như Neil Lazarus nhấn mạnh, huấn thị của Spivak cho việc nghiên cứu những lịch sử đấu tranh của người phụ nữ hạ đẳng luôn gắn liền với bất kỳ nghiên cứu trọng yếu về lịch sử nào. Lý do cho điều này, như Spivak đã chỉ ra, là vì ‘cấu tạo ý hệ của giới’ trong di sản thuộc địa và trong những tư liệu lịch sử của cuộc đấu tranh của [tầng lớp] hạ đẳng ‘tuân theo [cấu tạo] nam quyền’. Chống lại sự xóa bỏ lịch sử về người phụ nữ hạ đẳng, Spivak lần theo sự biến mất của người phụ nữ hạ đẳng để khớp nối lại những chất liệu và những lịch sử văn hóa của họ.”

 

(Stephen Morton, 2003, Gayatri Chakravorty Spivak, Routledge Critical Thinkers, trang 56-59)

Nguồn: http://hoangphongtuan.wordpress.com