20042024Sat
Last updateFri, 19 Apr 2024 10am

Studies on Vietnamese and Korean Literature and Films

Vietnamese Literature

Sinology & Nom

Theater and Film

Linguistics

Vietnamese Folk Culture

Literary Theory & Criticism

Foreign Literatures & Comparative Literature

Lu Khe and the First Article Introducing Japanese Literature in Cochinchina

Sunday, 19 September 2021  |  Võ Văn Nhơn, Ngô Trà Mi

Lu Khe and the First Article Introducing Japanese Literature in Cochinchina

PGS.TS/ Assoc.Prof., Ph.D...

Loading...

Education

Dao Duy Anh – An erudite scholar and a respected educator

Dao Duy Anh – An erudite scholar and a respected educator

Saturday, 25 June 2016  |  Khoa Văn học

Abstract

Scholar and educator Dao Duy Anh had made outstanding contribution to our national culture. ...

Loading...

Vietnamese Cultural Links

Văn học Việt Nam ở Nhật Bản

Tuesday, 08 November 2016  |  KAWAGUCHI KEN’ICHI, Đoàn Lê Giang dịch

KAWAGUCHI KEN’ICHI

                     ...

Loading...

BA, MA, PhD. Theses

Narrative Art in Southern Novels before 1932

Narrative Art in Southern Novels before 1932

Tuesday, 21 February 2017  |  Phan Mạnh Hùng

(Summary)

Research Focuses and Expectations :

The studies the narrative art - the art of telling a stor...

Loading...

Calligraphy Club

Thu hứng

Thu hứng

Friday, 03 June 2016  |  Đỗ Phủ

Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm, 
Vu sơn, Vu giáp khí tiêu s&a...

Loading...

Vĩnh Long - vùng đất của phù sa tình yêu (Cảm nhận từ chuyến sưu tầm điền dã tháng 4.2013)

              Vẫn tiếp tục với những chuyến sưu tầm điền dã đã trở thành truyền thống, năm nay Khoa Văn học & Ngôn ngữ, trường ĐHKHXH&NV, TPHCM đưa sinh viên năm 3 gồm của cả hai ngành Hán nôm và Văn học đi thực tập điền dã tại thành phố Vĩnh long và 2 huyện Long Hồ, Tam Bình thuộc tỉnh Vĩnh Long. Trong đó riêng sinh viên ngành văn chiếm 163 em với số đơn vị tác phẩm văn học dân gian thu được sau hai tuần thực tập là 1.571 tác phẩm. Đây là kết quả nằm ngoài sự mong đợi của chúng tôi vì trước khi đưa SV xuống đây, chúng tôi vẫn nghĩ rằng, tỉnh Vĩnh Long là một địa phương đã phát triển mạnh mẽ từ nhiều năm nay, đang dần hiện đại hóa về nhiều mặt, do vậy chúng tôi không quá mong chờ vùng đất này sẽ còn lưu trữ được vốn văn học dân gian truyền thống một cách dồi dào đến như vậy.

              Từ 26.3 đến 09.04.2013, 163 SV ngành Văn cùng với 10 thầy cô giáo trong Khoa đến với Vĩnh Long, số lượng SV được chia làm 13 tổ, các em được sắp xếp ăn ở và tiến hành việc sưu tầm trong 2 tuần tại 12 xã  trong tỉnh. Tại thành phố Vĩnh Long, SV tập kết tại 3 xã: Tân Hòa, Tân Ngãi và xã Trường An. 4 tổ SV ở huyện Long Hồ thì được chia về thị trấn Long Hồ và các xã Thanh Đức, Long Phước, Long An. Huyện Tam Bình, do tính chất địa bàn rộng và tương đối sâu hơn hai địa bàn còn lại nên hy vọng sẽ còn lưu trữ được nhiều tác phẩm, do vậy chúng tôi đưa về đây 5 tổ SV ở tại thị trấn Tam Bình và các xã như Song Phú, Long Phú, Mỹ Thạnh Trung, Hòa Lộc.

              Để có được kết quả sưu tập ngoài sự mong đợi như đã nhắc ở trên thì 163 SV ngành Văn của chúng tôi đã làm việc hết sức vất vả và rất tích cực trong khoảng thời gian ngắn ngủi chưa đầy hai tuần. Có hôm các em phải đi bộ gần 20 km giữa trời nắng nóng để mong muốn được tăng thêm số lượng tác phẩm thu được trong ngày. Và số cộng tác viên mà các em đã tiếp xúc trong thời gian thực tập tại địa phương lên đến gần một ngàn người. Chúng tôi cho rằng đây là một nỗ lực hết sức đáng quý của đoàn SV và CBHD thực tập của khoa chúng tôi trong năm nay.

              Trong số 1.571 tác phẩm thu được thì thể loại chiếm đa số là ca dao, hát ru, tục ngữ, câu đố, trong đó dồi dào nhất là thể loại ca dao với 1.038 câu. Các thể loại còn lại sưu tầm được tương đối ít ỏi và điều đáng ngạc nhiên là số tác phẩm truyện kể dân gian chỉ thu được 202 đơn vị bao gồm cả 4 thể loại là truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười và truyện ngụ ngôn, đặc biệt không thấy có sự xuất hiện của thể loại truyện thần thoại. Chúng tôi đặt giả thuyết rằng: phải chăng chúng tôi đã đến với Vĩnh Long quá muộn? khi những người dân còn nhớ những câu chuyện dài tuổi đã quá cao và đã qua đời? còn các thế hệ sau này thì chỉ lưu lại được những câu hát, câu vè, câu đố… với không quá nhiều câu chữ và nội dung thì dễ nhớ, dễ truyền? Dù sao, theo chúng tôi đây cũng là một điều hết sức đáng tiếc với những người làm công tác sưu tầm và biên soạn các công trình văn học dân gian ở các tỉnh thành. Vì nếu như được sưu tập sớm hơn, biết đâu tuyển tập Văn học dân gian của tỉnh Vĩnh Long sau này sẽ không quá mỏng trong phần truyện kể - một thể loại tự sự đặc sắc của văn học dân gian nói chung.

              Để ghi nhận thành quả công việc của đoàn thực tập và để giới thiệu đến người đọc những nét đặc sắc của văn học dân gian tỉnh Vĩnh Long, chúng tôi xin dẫn ra dưới đây những câu ca dao mang tính địa phương rõ rệt của vùng đất phương Nam này trong số 1.038 câu ca mà chúng tôi sưu tầm được.

              Vĩnh Long, nằm giữa hai nhánh chính của sông Cửu Long là sông Tiền và sông Hậu với hàng vạn ha đất phù sa ngọt ven hai con sông này. Cũng như tất cả các tỉnh khác thuộc miền Tây Nam Bộ, Vĩnh Long là vùng đất của sông suối ao hồ, của kênh rạch, của phù sa, của đất đai phì nhiêu màu mỡ và của cây cối tươi xanh. Đất sao thì người vậy, con người của vùng đất này cũng phóng khoáng, tươi tắn như đã được phù sa tưới tắm từ bao nhiêu đời nay. Cái phì nhiêu của đất, cái tươi xanh của cây cối, cái tươi vui hiền hòa của con người đất Vĩnh cứ thế mặc nhiên đi vào văn học, thành những câu hát dân gian được lưu đến muôn đời:

Vĩnh Long đất lịch người xinh

Ruộng vườn tươi tốt dân tình hiền lương.

              hay

Vĩnh Long cảnh đẹp người xinh

Quyện lòng du khách gợi tình nước non.

              Vĩnh Long còn là vùng đất của cù lao do địa bàn bị chia cắt bởi nhiều con sông và kênh rạch. Sông Tiền và sông Hậu chảy ra biển Đông qua vùng đất Vĩnh Long làm nổi lên nhiều cù lao lớn nhỏ như An Bình, Bình Hòa Phước, Đồng Phú, Quới Thiện, Lục Sỹ Thành… đây là những vùng trồng cây ăn trái trù phú, khí hậu ôn hòa, mát mẻ. Niềm tự hào về những sản vật thiên nhiên như các giống gạo ngon, những vườn cây trái và các loại hải sản cũng là một đề tài được ca dao Vĩnh Long thường xuyên nhắc đến:

Vĩnh Long giàu bưởi Bình Minh

Cam quít Tam Bình, đồng lúa Vũng Liêm

….

Dưới sông cá bạc, tôm vàng

Ruộng đồng lúa trúng, nhiều bạn hàng tới lui

              Trong số những cù lao ở Vĩnh Long, có lẽ An Bình là nơi được ca dao nhắc đến nhiều nhất và hiện nay cũng là một trong những cù lao thường xuyên đón khách du lịch từ nơi xa đến viếng thăm. Đây là một cù lao “nho nhỏ xinh xinh” theo cách nói của dân địa phương, gởi gắm trong đó là niềm yêu mến tự hào. Nhiều khu du lịch khang trang đã được xây dựng trên cù lao này và ngày càng triển khai thêm nhiều loại hình giải trí để phục vụ du khách được chu đáo hơn:

Bình Lương gió lộng về chiều,

Bến đò Tân Tạo có nhiều khách sang.

Đò dọc rồi lại đò ngang,

Đò qua chợ Vĩnh, đò sang An Bình

              Hay:

An Bình đất mẹ cù lao,

Thơm hương hoa bưởi, ngọt ngào nhãn long.

Khách về nhớ mãi trong lòng,

Cù lao nho nhỏ bên dòng Tiền Giang

              Bên cạnh những thắng cảnh thiên nhiên, sản vật phong phú được tự nhiên trao tặng, Vĩnh Long còn là một tỉnh anh hùng với bề dày lịch sử đáng tự hào. Còn lưu lại ở các địa phương trong tỉnh là những di tích lịch sử như  thành Long Hồ, Công Thần Miếu Vĩnh Long, đình Tân Giai, đình Tân Hoa, Văn Thánh Miếu Vĩnh Long, hay mới nhất là khu tưởng niệm cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng. ..  Mỗi công trình kiến trúc này là một nốt son trong lịch sử với những chiến công của con người và vùng đất Vĩnh Long – xứ sở của địa linh nhân kiệt -  đã ghi dấu công lao trong sự nghiệp đấu tranh và dựng xây nước nhà. Cho nên khi đến với Vĩnh Long ta vẫn được nghe người dân ở đây truyền nhau câu ca:

Long Hồ là xứ địa linh

Đất sinh nhân kiệt, người sinh anh hùng

              Khi nói về nhân vật lịch sử, ca dao Vĩnh Long thường hay nhắc đến “cặp rồng vàng” – là niềm tự hào của vùng đất hiếu học Vĩnh Long xưa:

Vĩnh Long có cặp rồng vàng,

Nhất Bùi Hữu Nghĩa, nhì Phan Tuẫn Thần

              Cụ Phan Thanh Giản (Phan Tuẫn Thần) là người miền Nam đầu tiên đỗ Tiến sĩ, từng giữ chức Kinh lược phó sứ Vĩnh Long, về sau là Kinh lược đại sứ. Còn cụ Bùi Hữu Nghĩa được sinh ra ở đất Vĩnh Long là một người có tài học cao và là một trong những người có nhiều đóng góp cho nền văn học miền sông Hậu.

              Nếu có dịp về qua huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long, chắc chắn chúng ta sẽ được nghe nhân dân ở đây nhắc đến Thoại Ngọc Hầu – một danh tướng của nhà Nguyễn trong lịch sử nước ta với lòng kính yêu, cảm phục:

Ai về thăm lại Trà Ôn

Tháng giêng mùng bốn giỗ ông Ngọc Hầu

              Thoại Ngọc Hầu từ Quảng Nam vào Vĩnh Long lập nghiệp, ở tại đất Trà Ôn và là người có công lớn khai phá vùng Châu Đốc, đào kinh Thoại Hà, Vĩnh Tế. Ông thường được văn học dân gian nhắc đến như một người có công lớn đối với nhân dân Nam Bộ trong hành trình mở mang bờ cõi về phương Nam.

              Ở Trà Ôn, còn có một di tích lịch sử là đền thờ một người Khmer có nhiều công trạng với chúa Nguyễn Ánh:

Lịch thay cuộc địa Trà Ôn

Miếu ông Điều bát lưu tồn đến nay

              Hay:

Đất Giồng Thanh Bạch xưa kia

Có đền ông lớn với bia lưu truyền.

              Đó là miếu thờ Thạch Duồng – một người gốc Khmer, quê ở Trà Vinh. Do có công với triều Nguyễn nên ông được ban quốc tính họ Nguyễn, tên đầy đủ của ông là Nguyễn Văn Tồn. Ông được nhân dân Trà Ôn tôn kính như một bậc tiền hiền có công khai hoang mở cõi vùng đất này và được nhân dân lập miếu thờ để đời đời hương khói.

              Trong số 1.038 câu ca dao sưu tầm được ở Vĩnh Long, chúng tôi thấy nổi bật nhất là những câu ca dao viết về đề tài tình yêu nam nữ. Dường như tình yêu nam nữ luôn luôn là một đề tài lớn, là một lăng kính được chiếu soi qua tất cả những đề tài khác trong cao dao. Trong những câu ca tại vùng đất này, chúng tôi thấy niềm tự hào về những thắng cảnh của địa phương và những đặc sản thiên nhiên trù phú của người dân Vĩnh Long còn gắn liền với tình yêu trai gái:

Cù lao An Bình vườn cây xanh mát

Dòng Cổ Chiên dào dạt mênh mông

Thương em chỉ để trong lòng

Biết bao ngày đợi, tháng trông mỏi mòn.

              Bao giờ cũng vậy, yêu quê hương đất nước nghĩa là yêu cả những con người được sinh ra trên mảnh đất quê hương ấy. Cái bát ngát mênh mông của thiên nhiên xứ xở cũng như cái chứa chan tràn đầy trong tình yêu của trai gái dành cho nhau. Và cũng chẳng có cách ví von nào giản dị mộc mạc hơn ca dao khi nhung nhớ yêu thương được ví với sự ngọt ngào của vườn cam sai quả hay sự sung túc tràn trề của đàn cá đang bơi:

Rạch Cái Cam, vườn cam sai quả

Rạch Cái Cá, cá lội thành đàn

Lòng tôi tha thiết yêu nàng

Như vườn cam ngọt, như đàn cá bơi

              Hay đâu đó là những hình ảnh ví von tưởng chẳng ăn nhập gì với nhau giữa những chuyến đò đông với cái cô đơn trong tình yêu nam nữ. Nhưng có lẽ chẳng ai có thể thấm thía hơn con người Vĩnh Long khi đứng trước cái nhộn nhịp tấp nập của quê hương từ đám lục bình trôi dưới sông đến những chuyến đò đưa người sang đất cù lao, để rồi gặm nhấm cái cô đơn trống trải trong lòng mình khi không còn người yêu thương bên cạnh:

Đò đưa mấy chuyến An Bình

Lục bình còn có bạn, sao chúng mình lẻ đôi?

              Rồi cái tình yêu ấy mai này lớn lên như tình yêu xứ sở, lời thề thủy chung của những con người mộc mạc đất phương Nam cũng trở nên bất diệt trường tồn như phù sa cứ mãi đắp bồi, làm nên một vùng đất Vĩnh Long chan chứa tình yêu:

Sông Mang Thít có nước xoáy

Rạch Bà Soi nước chảy vòng cung

Người đi mang nỗi nhớ nhung

Sông nầy vẫn giữ thủy chung với người.

                                                                                         

                                                                                                                                                         5.2013