20042024Sat
Last updateFri, 19 Apr 2024 10am

Studies on Vietnamese and Korean Literature and Films

Vietnamese Literature

Sinology & Nom

Theater and Film

Linguistics

Vietnamese Folk Culture

Literary Theory & Criticism

Foreign Literatures & Comparative Literature

Lu Khe and the First Article Introducing Japanese Literature in Cochinchina

Sunday, 19 September 2021  |  Võ Văn Nhơn, Ngô Trà Mi

Lu Khe and the First Article Introducing Japanese Literature in Cochinchina

PGS.TS/ Assoc.Prof., Ph.D...

Loading...

Education

Dao Duy Anh – An erudite scholar and a respected educator

Dao Duy Anh – An erudite scholar and a respected educator

Saturday, 25 June 2016  |  Khoa Văn học

Abstract

Scholar and educator Dao Duy Anh had made outstanding contribution to our national culture. ...

Loading...

Vietnamese Cultural Links

Văn học Việt Nam ở Nhật Bản

Tuesday, 08 November 2016  |  KAWAGUCHI KEN’ICHI, Đoàn Lê Giang dịch

KAWAGUCHI KEN’ICHI

                     ...

Loading...

BA, MA, PhD. Theses

Narrative Art in Southern Novels before 1932

Narrative Art in Southern Novels before 1932

Tuesday, 21 February 2017  |  Phan Mạnh Hùng

(Summary)

Research Focuses and Expectations :

The studies the narrative art - the art of telling a stor...

Loading...

Calligraphy Club

Thu hứng

Thu hứng

Friday, 03 June 2016  |  Đỗ Phủ

Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm, 
Vu sơn, Vu giáp khí tiêu s&a...

Loading...

Cổ vật Việt Nam ở Đức

Có khi những cổ vật Việt Nam xuất hiện trong các phòng trưng bày lộng lẫy; đôi lúc ẩn dật trong các phòng kho lạnh lẽo và tối tăm; cũng có khi chúng được “phơi” trong tủ kính của những cửa hàng đồ cổ ở Munchen, Berlin, Stuttgart...

Ảnh 1. Chiếc đĩa cổ thời Lê.

Người Đức biết đến văn hóa và nghệ thuật Việt Nam muộn hơn các nước châu Âu khác. Và mỹ thuật Việt Nam được biết đến ở Đức cũng chậm hơn các nước châu Á khác như Ấn Độ, Ba Tư, Trung Hoa, Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan... Do vậy mà cổ vật Việt Nam ở Đức chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn so với cổ vật của các nước châu Á. Sự góp mặt của cổ vật Việt Nam trong các viện bảo tàng Đức chủ yếu là đồ gốm, đồ đồng Đông Sơn và cổ vật Chămpa.

Tuy nhiên, trong số hàng trăm món đồ gốm mà PV Tuổi Trẻ có dịp tiếp cận trong hàng chục viện bảo tàng và sưu tập tư nhân ở Đức, có nhiều hiện vật xứng đáng liệt vào hàng trân bảo, thậm chí quốc bảo của nghệ thuật gốm sứ Việt Nam mà người Đức có được trước khi khai quật con tàu đắm ở cù lao Chàm.

Trong kho của Bảo tàng Nghệ thuật Dresden hiện lưu giữ hai bảo vật: một chiếc đĩa lớn và một cái ang, đều thuộc dòng gốm hoa lam đời Lê, niên đại cuối thế kỷ 15. Chiếc đĩa có đường kính khoảng 32cm, tình trạng hoàn hảo. Lòng đĩa vẽ hoa cúc và hai dải hồi văn hoa lá bao quanh (ảnh 1). Đáy đĩa tô men màu chocolate, một đặc trưng của đồ gốm Việt Nam thời Lý - Trần - Lê. Chiếc ang thật sự là một vưu vật. Ang cao 28cm, đường kính thân 35cm, thành ngoài chia ô trang trí các đồ án hoa cúc và hoa cẩm chướng (?) cùng các dải hồi văn đầu cánh hoa.

Chiếc bát gốm hoa lam đời Lê.

Kỹ thuật tạo dáng, chất liệu thai cốt và màu men của chiếc đĩa và chiếc ang này rất tuyệt hảo. Các họa tiết được vẽ với bút pháp tinh xảo, được làm ra bởi tay nghề điêu luyện vào lúc thịnh thời của kỹ nghệ chế tác gốm hoa lam đời Lê.

Nhà nghiên cứu gốm sứ Philippe Truong cho biết: "Đây là một trong ba chiếc ang nổi tiếng nhất của dòng gốm hoa lam Việt Nam. Chiếc thứ nhất là tài sản của Bảo tàng Lịch sử quốc gia Nhật ở Tokyo; chiếc thứ hai thuộc sở hữu một nhà sưu tập lừng danh ở London. Và đây là chiếc thứ ba".

Tiến sĩ Eva Strober, quản thủ Bảo tàng Nghệ thuật Dresden, cho biết: "Hai cổ vật này hiện diện trong bảo tàng từ những năm 60-70 của thế kỷ trước nhưng không ai rõ gốc tích. Do vậy chúng được xếp chung trong sưu tập gốm sứ phương Đông và chưa bao giờ được đưa ra trưng bày". Hai cổ vật này xứng đáng được xếp vào "chiếu trên", thuộc nhóm hàng "độc" của dòng đồ gốm hoa lam thời Lê.

Hiện Bảo tàng Dân tộc học Munchen là nơi sở hữu nhiều đồ gốm Việt Nam nhất. Không kể những hiện vật đang trưng bày trong gian nghệ thuật Đông Á ở tầng hai, trong kho của bảo tàng này còn lưu giữ nhiều chiếc mai bình men trắng và đĩa celadon đời Lý; vài chiếc thố hoa nâu đời Trần, nhiều thạp, hũ hoa lam đời Lê và một chân đèn đời Mạc.

Hiện vật quý nhất ở đây là chiếc hũ gốm hoa lam, cao 40cm, trang trí đồ án chim phượng và mây. Theo thông tin từ một nhà sưu tập ở Đức, cách đây ba năm chiếc hũ này đã được Hãng bán đấu giá Lempertz rao bán với giá 3.000 DM nhưng không ai mua.

Sau phiên đấu giá, một nhà sưu tập đã mua chiếc hũ này dưới giá sàn nhưng không hiểu sao nó lại hiện diện trong kho của Bảo tàng DTH Munchen. Lúc đó người ta chưa biết giá trị của món hàng. Cách đây ít tháng, một chiếc hũ tương tự đã được rao bán trên mạng với giá 25.000 euro và được mua ngay tức khắc.

Tuy nhiên, người sưu tập đồ gốm Việt Nam nhiều nhất là tiến sĩ Jochen May ở Neustadt. Ông bắt đầu sưu tập đồ gốm Việt Nam từ hơn 20 năm nay, sau khi ông nhận hai người Việt Nam làm con nuôi.

Một đầu Kosa bằng vàng.

Sưu tập gốm sứ Việt Nam của TS Jochen May, với khoảng 300 hiện vật, được đánh giá là hoàn hảo và có hệ thống nhất ở Đức. Vì thế Bảo tàng Nghệ thuật Đông Á ở Berlin đã hợp đồng với tiến sĩ May để mượn sưu tập gốm sứ Việt Nam của ông đưa vào trưng bày trong gian Việt Nam của bảo tàng này từ năm 2000 đến 2002.

Tiến sĩ Jochen May là tác giả cuốn Đồ gốm Việt Nam xuất bản bằng tiếng Đức và tiếng Anh vào năm 2002, mà nguồn tư liệu chủ yếu lấy từ sưu tập gốm sứ của ông. Jochen May còn là chuyên gia sưu tầm đồ sứ ký kiểu hàng đầu nước Đức. Ông có đủ các hiệu đề của nhóm đồ sứ do vua Lê chúa Trịnh ở Đàng Ngoài ký kiểu ở Trung Hoa, từ Nội phủ thị trung/hữu/nam/bắc/đông/đoài đến Khánh xuân và Khánh xuân thị tả (ảnh 3 và 4).

Đối với nhóm đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn, Jochen May cũng sưu tầm đủ các dòng từ triều Gia Long đến triều Khải Định.

Ông tham dự hầu hết các cuộc bán đấu giá đồ gốm sứ Việt Nam tổ chức ở Paris, London và New York, đặc biệt là những phiên rao bán các đồ sứ ký kiểu của cựu hoàng Bảo Đại, sau này là của cựu hoàng tử Bảo Long. Nhờ vậy mà ông đã mua được những món đồ toàn bích, chất lượng cao.

Tượng Siva bằng đồng.

Cổ vật Chămpa cũng là một đối tượng mà các bảo tàng Đức quan tâm. Trong Bảo tàng Nghệ thuật Đông Á ở Berlin có trưng bày hai cổ vật Chămpa rất đặc biệt. Một đầu Kosa bằng vàng và bức tượng Siva bằng đồng.

Phần lớn những cổ vật Chămpa còn lưu giữ trong các bảo tàng ở Việt Nam là các tác phẩm điêu khắc bằng đá sa thạch, rất hiếm có cổ vật Chămpa làm bằng vàng và bạc. Năm 1997, nhà sưu tập Vũ Kim Lộc ở TP HCM xuất bản cuốn sách giới thiệu những cổ vật Chămpa bằng vàng thuộc sở hữu của ông.

Tuy nhiên, các Kosa bằng vàng, cổ vật quý nhất trong di sản của các vương triều Chămpa, hầu như đã biến khỏi Việt Nam từ lâu, nay chỉ hiện hữu trong các bảo tàng nước ngoài.

Năm 1998 John Guy, quản thủ Bảo tàng Victoria & Albert ở London, giới thiệu bài viết Những Kosa của Champa: Chứng cứ mới, trên tạp chí Khảo Cổ Học Đông Nam Á, giới thiệu những Kosa được phát hiện ở Việt Nam từ trước đến nay, nhưng hiện là sở hữu của các bảo tàng lớn trên thế giới.

Một người có trách nhiệm ở Bảo tàng Nghệ thuật Đông Á Berlin cho biết bảo tàng đã mua Kosa bằng vàng này (ảnh 5) trong một phiên bán đấu giá ở London.

Ngoài Kosa ở Berlin, còn có bốn Kosa khác: một cái rất hoàn hảo, gắn liền với một linga bằng bạc, là sở hữu của Bảo tàng Guimet (Pháp). Ba cái khác đang được rao bán trên catalogue A Divine Art của nhà Spink cùng những đồ đồng Đông Sơn khác.

Bảo tàng DTH Linden ở Stuttgart cũng là một trong những bảo tàng Đức có nhiều đồ Chămpa quý hiếm. Nơi đây có khoảng 10 tượng bằng đá, đồng cùng hàng chục món đồ gốm Chămpa đang lưu giữ trong kho và trưng bày trong gian Đông Nam Á.

Đáng chú ý là bốn cổ vật: đầu tượng Siva (thế kỷ10-11); tượng bán thân Avalokitecvara ở Mỹ Đức, Quảng Nam (thế kỷ 9-10); đầu tượng Avalokitecvara (thế kỷ 7-8) và đầu tượng Prajnaparamita ở Đồng Dương, Quảng Nam (thế kỷ 9).

Đặc biệt, Bảo tàng DTH Linden - Stuttgart đang sở hữu pho tượng Avalokitesvara Padmapani bằng đồng (thế kỷ 7-8), cao 31 cm, thuộc hàng quý hiếm bậc nhất trong những cổ vật Chămpa lưu lạc ở nước ngoài.

Cổ vật này hiện được Bảo tàng DTH Vienna mượn trưng bày trong cuộc triển lãm Việt Nam: Thần linh - anh hùng - tổ tiên ở thành phố Leoben (Áo).

Khi đến thăm Bảo tàng Dân tộc học Berlin trong khu Dahlem, tôi còn tìm thấy một số cổ vật pháp lam Huế. Ông Siegmar Nahser, phó giám đốc bảo tàng này, cho biết: "Những cổ vật pháp lam này có nguồn gốc từ Bảo tàng Nghệ thuật Đông Á của Đông Đức trước đây. Chúng tôi cứ nghĩ những cổ vật này là pháp lam Trung Hoa nên để chung trong sưu tập Trung Hoa".

Theo ông đi thăm kho cổ vật Việt Nam. Hiện vật nơi đây chủ yếu là hiện vật dân tộc học như tượng nhà mồ Tây Nguyên, trang phục và tranh thờ của các đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam. Tôi lục lọi trong đống tranh thờ, theo lời tiến sĩ Nahser, là những hiện vật sưu tầm thời Đông Đức, thấy có một bộ tranh thờ của một ngôi chùa ở Yên Thành, Nghệ An, niên đại thời Lê Cảnh Hưng. 

Nguồn: http://ngoisao.net/tin-tuc/24h/2004/09/co-vat-viet-nam-o-duc-6533/