Tình hình khai thác Phòng nghiên cứu Hán Nôm năm học 2012-2013

ThS. Nguyễn Văn Hoài

(Trưởng Phòng Nghiên cứu Hán Nôm, Khoa VH&NN)

Được Đại học Quốc gia TP. HCM đồng ý cho thực hiện Dự án xây dựng Phòng Nghiên cứu và sưu tầm di sản Hán Nôm (nay là Phòng Nghiên cứu Hán Nôm), từ năm 2010 bắt đầu triển khai, đến hết năm 2011 thì Dự án hoàn thành. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay Phòng có:

-         230 đầu sách Hán Nôm sao chụp ở Thư viện Hán Nôm

-         542 đầu sách Hán Nôm sang nhượng của các nhà nghiên cứu

-         171 đầu sách Hán Nôm sao chụp từ Thư viện KHXH TP. HCM

-         49 hộp tư liệu sưu tầm điền dã (văn khắc, sách vở Hán Nôm)

-         Nhiều tư liệu Trung văn

Với số tư liệu trên, Phòng Nghiên cứu Hán Nôm trở thành nơi sở hữu tư liệu Hán Nôm lớn nhất miền Nam.

Hiện nay Phòng có 2 người:

-         ThS. Nguyễn Văn Hoài: Trưởng phòng

-         CN. Phan Nguyễn Kiến Nam: Nghiên cứu viên, phụ trách công tác thư mục, bảo quản và cho mượn tư liệu.

-         Ngoài ra còn có 2 giảng viên trẻ do Khoa biệt phái về làm công tác thư mục và sắp xếp tư liệu: ThS. Nguyễn Thị Phương Thúy, CN. Trần Thị Thúy An.

Mặc dầu chưa lên thư mục quy củ, nhưng những tài liệu Hán Nôm, ngoại văn hiện có cũng đã là một nguồn tư liệu quan trọng được giảng viên, sinh viên trong Khoa khai thác nghiên cứu có hiệu quả thông qua các đề tài nghiên cứu khoa học, bài nghiên cứu, luận án, luận văn, khóa luận và niên luận. Dưới đây là con số thống kê sơ bộ số liệu khai thác tư liệu Phòng Nghiên cứu Hán Nôm, giới hạn trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến nay và chỉ kể ra những công trình nghiên cứu có liên quan đến mảng tài liệu Hán Nôm và sách Hán văn mà thôi (Những công trình nghiên cứu khai thác mảng tài liệu tiếng Việt của Phòng chúng tôi chưa có đủ điều kiện để thống kê). Tình hình cụ thể như sau:

- Đề tài nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên: 08

- Bài nghiên cứu đăng trên báo và hội thảo khoa học: 20

- Luận văn Cao học và luận án Tiến sĩ: 32

- Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên: 16  

- Niên luận của sinh viên: 19

* Tổng cộng: 95 đơn vị  (xem bảng kê ở dưới).

 

***

 

BẢNG THỐNG KÊ CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU, LUẬN VĂN, BÀI BÁO KHOA HỌC SỬ DỤNG TƯ LIỆU PHÒNG NGHIÊN CỨU HÁN NÔM

(Từ năm 2011 đến tháng 8 - 2013)

 

I. Đề tài nghiên cứu khoa học

1.      Nguyễn Thị Bảo Anh, Văn tế Hán Nôm: diện mạo, đặc điểm và tư liệu nghiên cứu, Đề tài NCKH sinh viên năm 2012, ThS. Nguyễn Đông Triều hướng dẫn.

2.      Đoàn Lê Giang (chủ nhiệm), Văn học Hán-Nôm Nam Bộ từ thế k XVII đến đầu thế k XX: sưu tầm, phiên dịch và nghiên cứu, Đề tài nghiên cứu thuộc Quỹ Khoa học Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED), 2013-2014.

3.      Nguyễn Văn Hoài, Nghiên cứu và phiên dịch đối sánh “Hảo cầu truyện” và “Hảo cầu tân truyện”, Đề tài NCKH cấp trường năm 2012-2013 (Chuẩn bị nghiệm thu).

4.      Thiệu Thị Hạ Linh (chủ nhiệm), Cộng đồng người Hoa qua văn bia ở các hội quán ở Quận 5 TP.Hồ Chí Minh, Đề tài NCKH sinh viên năm 2013, TS. Lê Quang Trường hướng dẫn.

5.      Nguyễn Ngọc Quận (chủ nhiệm), Đặc điểm của chữ Nôm Nam Bộ, Đề tài NCKH cấp trường năm 2012-2013 (Chuẩn bị nghiệm thu).

6.      Phạm Thị Thanh Ngân (chủ nhiệm), Nghiên cứu, phiên dịch di sản Hán Nôm ở đình, chùa, miếu trên địa bàn thị xã Gò Công tỉnh Tiền Giang, Đề tài NCKH sinh viên năm 2012, ThS. Nguyễn Đông Triều hướng dẫn.

7.      Đặng Thị Thủy Tiên (chủ nhiệm), Hoành phi, câu đối trong chùa cổ ở TP. Hồ Chí Minh, Đề tài NCKH sinh viên năm 2013, ThS. Nguyễn Văn Hoài hướng dẫn.

8.      Lê Quang Trường, Thơ Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tĩnh, Lê Quang Định: nghiên cứu và dịch thuật, Đề tài NCKH cấp Trường năm 2012-2013, Nghiệm thu tháng 6-2013.

II. Bài nghiên cứu

1.      Đoàn Lê Giang, “Hồ Xuân Hương từ cái nhìn Hậu hiện đại”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 6 – 2011, tr. 56.

2.      Đoàn Lê Giang, “Nghiên cứu văn học Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh Đông Á”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 2 – 2012, tr. 5.

3.      Đoàn Lê Giang, Hải quốc đồ chí của Ngụy Nguyên và ảnh hưởng của nó đến phong trào Duy tân Nhật Bản, Việt Nam, Tham luận Hội thảo So sánh phong trào Văn minh hóa ở Việt Nam và Nhật Bản cuối TK. XIX đầu TK. XX, do Trường Đại học KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM tổ chức ngày 9-10/12/2011 tại TP.HCM, in trong kỉ yếu Nhật Bản và Việt Nam trong phong trào Văn minh hóa cuối TK.XIX đầu TK.XX¸ NXB. Giáo dục Việt Nam, 2012, tr.175.

4.      Đoàn Lê Giang, Thuyết Tri ngôn dưỡng khí, Dương Minh học và tư tưởng giáo dục của Võ Trường Toản”, Tham luận Hội thảo Luân thường Nho giáo dưới góc nhìn xuyên văn hóa do Khoa Văn hóa học tổ chức tháng 6.2013 tại Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM. Bài đăng Tạp chí Hán Nôm, số tháng 9 – 2013.

5.      Nguyễn Văn Hoài, “Cách hiểu khái niệm ‘tiểu thuyết tài tử giai nhân’ của học giới Trung Quốc”, Tạp chí ĐH Sài Gòn, Bình luận văn học, Niên giám 2012, tr. 254-267.

6.      Nguyễn Văn Hoài, “Câu đối và câu đối Tết - một thú chơi tao nhã và độc đáo của người xưa”, Tạp chí khoa học Văn hóa và Du lịch, số 8 – tháng 1 năm 2013, tr. 29-38.

7.      Nguyễn Văn Hoài, “Từ văn học thông tục Trung Quốc nghĩ vtruyn thơ Nôm Việt Nam”, Kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Việt Nam và Trung Quốc: những quan hệ văn hóa, văn học trong lịch sử, tháng 9-2011, Trường ĐH KHXH và NV – ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh và ĐH Sư phạm Hồ Nam-Trung Quốc, tr. 386-397.

8.      Nguyễn Công Lý, “Thơ đi sứ trung đại Việt Nam viết về danh thắng ở Hồ Nam-Trung Hoa và trường hợp Nguyễn Trung Ngạn”, Kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Việt Nam và Trung Quốc: những quan hệ văn hóa, văn học trong lịch sử, tháng 9-2011, Trường ĐH KHXH và NV – ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh và ĐH Sư phạm Hồ Nam-Trung Quốc, tr. 329-337.

9.      Nguyễn Công Lý, “Diện mạo thơ sứ trình trung đại Việt Nam và thơ đi sứ của Nguyễn Trung Ngạn”, Tạp chí Khoa học, Trường ĐHSP TP. HCM, số 49-2013, tr.1-14.

10.    Nguyễn Ngọc Quận, “Chữ Nôm miền Nam trước thời cận đại”, Kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Việt Nam và Trung Quốc: những quan hệ văn hóa, văn học trong lịch sử, tháng 9-2011, Trường ĐH KHXH và NV – ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh và ĐH Sư phạm Hồ Nam-Trung Quốc, tr. 112-121.

11.    Nguyễn Ngọc Quận - Lê Quang Trường, Tư liệu Hán Nôm Nam Bộ qua một đợt sưu tầm gần đây của Bộ môn Hán Nôm, Khoa Văn học và Ngôn ngữ (ĐH KHXH&NV-TP.HCM)”, Kỉ yếu Hội nghị Thông báo Hán Nôm học năm 2012, Tổ chức tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội, 04/12/2012.

12.    Nguyễn Đông Triều, “Ảnh hưởng Nho giáo đến quan niệm cái chết trong văn tế Hán Nôm”, Kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Việt Nam và Trung Quốc: những quan hệ văn hóa, văn học trong lịch sử, tháng 9-2011, Trường ĐH KHXH và NV – ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh và ĐH Sư phạm Hồ Nam-Trung Quốc, tr. 345-346 (tóm tắt).

13.    Nguyễn Đông Triều, “Giới thiệu bài văn tế hai chí sĩ Nam Bộ Phan Văn Đạt và Lê Cao Dõng”, Kỉ yếu Hội nghị Thông báo Hán Nôm học năm 2012, Tổ chức tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội, 04/12/2012.

14.    Nguyễn Đông Triều, “Khúc ngâm Viếng bạn bằng chữ Nôm của một nữ sĩ họ Nguyễn (sưu tầm tại huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang)”, Tạp chí Hán Nôm, số 12013, tr. 76-83.

15.    Nguyễn Đông Triều, “Võ tướng Nam bộ Lê Văn Đức và bài Tế trận vong bệnh cố tướng sĩ văn”, Tạp chí Hán Nôm, số 4 – 2012, tr. 69-76.

16.    Nguyễn Đông Triều, “Vô thường và sự thể hiện của nó trong văn tế Hán Nôm”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Quy Nhơn, số 3, tập VI, 2012.

17.    Lê Quang Trường, Đào Trí Phú và hai bài văn bia được phát hiện tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, Kỉ yếu Hội nghị Thông báo Hán Nôm học năm 2012, Tổ chức tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội, 04/12/2012.

18.    Lê Quang Trường, “Lê Quang Định từ chính sử đến những trang thơ”, Tạp chí ĐH Sài Gòn, Bình luận văn học, Niên giám 2012, tr. 163-172.

19.    Lê Quang Trường, Phụng khai tân cảng kí, văn bia ghi việc đào kênh Bảo Định ở Phú Kiết huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang”, Tạp chí Hán Nôm, số 52012, tr. 75-80.

20.    Lê Quang Trường, Trịnh Hoài Đức và tâm sự nho thần triều Nguyễn trên đường đi sứ Trung Quốc”, Kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Việt Nam và Trung Quốc: những quan hệ văn hóa, văn học trong lịch sử, tháng 9-2011, Trường ĐH KHXH và NV – ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh và ĐH Sư phạm Hồ Nam-Trung Quốc, tr. 307-314.

III. Luận văn, luận án

1.      Nguyễn Quỳnh Anh, Những vấn đề nghệ thuật trong tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí”, Luận văn Thạc sĩ Văn học VN, khóa 2008-2011, PGS TS. Lê Giang hướng dẫn, Bảo vệ  năm 2012.

2.      Nguyễn Xuân Bút, Đặc điểm văn tế và thơ điếu của Nguyễn Đình Chiểu, Luận văn Thạc sĩ Văn học VN, khóa 2010-2013, ĐH Cần Thơ, PGS TS Lê Giang hướng dẫn, Đang thực hiện.

3.      Phan Thị Kim Cúc, Khảo sát từ ngữ ẩn dụ trong tác phẩm “Khoá hư lục” của Trần Thái Tông, Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học, khóa 2011-2013, PGS TS. Nguyễn Công Lý hướng dẫn, Đang thực hiện.

4.      Nguyễn Văn Hoài, Nghiên cứu việc chuyển thể từ tiểu thuyết tài tử giai nhân Trung Quốc sang truyện thơ Nôm Việt Nam (Khảo sát 3 tác phẩm: “Truyện Song Tinh”, “Hảo cầu truyện”, “Ngọc Kiều Lê”), Luận án Tiến sĩ, khóa 2010-2013, PGS TS. Lê Giang hướng dẫn, Đang thực hiện.

5.      Trần Hoàng Hùng (Thích Hạnh Tuệ), “Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh” trong văn học Phật giáo Việt Nam thời trung đại, Luận án Tiến sĩ Văn học VN, khóa 2008-2011, PGS TS. Nguyễn Công Lý hướng dẫn, Bảo vệ cấp cơ sở đào tạo tháng 9/2013.

6.      Nguyễn Thu Hương, Nghệ thuật tự sự trong “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu, Luận văn Thạc sĩ Văn học VN, khóa 2011-2014, PGS TS Lê Giang hướng dẫn, Đang thực hiện.

7.      Phan Thị Trầm Hương, Thơ ca về tình yêu nam nữ trong văn học trung đại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Văn học VN, khóa 2009-2012, PGS TS. Lê Giang hướng dẫn, Đang thực hiện.

8.      Kim Hyesoon, Tìm hiểu thơ Nôm Nguyễn Trãi và thơ hangul của Chung Cheol từ lí luận sáng tác trong “Văn tâm điêu long”, Luận văn Thạc sĩ Văn học VN, khóa 2011-2014, Đang thực hiện.

9.      Đinh Thị Kim Liên, Thơ vịnh sử của Lê Thánh Tông qua “Cổ tâm bách vịnh” và “Hồng Đức quốc âm thi tập”, Luận văn Thạc sĩ Văn học VN, khóa 2009-2012, PGS TS. Nguyễn Công Lý hướng dẫn, Bảo vệ tháng 9-2012.

10.    Nguyễn Thị Liên, Con người và thơ văn Phan Thanh Giản – 150 năm nghị luận, phẩm bình, Luận văn Thạc sĩ Văn học VN, TS. Lê Quang Trường hướng dẫn, Đang thực hiện.

11.    Phan Thị Loan, Tín ngưỡng Phật giáo và thế giới nghệ thuật trong “Văn tế Thập loại chúng sinh" của Nguyễn Du, Luận văn Thạc sĩ Văn học VN, khóa 2008-2011, PGS TS. Lê Giang hướng dẫn, Đang thực hiện.

12.    Nguyễn Văn Lộc, Tìm hiểu “Giới Hiên thi tập” của Nguyễn Trung Ngạn, Luận văn Thạc sĩ Văn học VN, khóa 2010-2012, Bảo vệ tháng 9-2013.

13.    Võ Thanh Minh, Thi kệ, ngữ lục của Tuệ Trung Thượng sĩ, Luận văn Thạc sĩ Văn học VN, khóa 2012-2014, PGS TS. Nguyễn Công Lý hướng dẫn, Đang thực hiện.

14.    Phan Nguyễn Kiến Nam, Thơ sứ trình thế kỉ 16-17: diện mạo và giá trị, Luận văn Thạc sĩ Văn học VN, PGS TS. Nguyễn Công Lý hướng dẫn, Đang thực hiện.

15.    Bùi Thị Hồng Nga, Khuynh hướng Thiền – Lão trong thi luận thời trung đại, Luận văn Thạc sĩ Văn học VN, khóa 2008-2011, PGS TS. Lê Giang hướng dẫn, Bảo vệ năm 2013.

16.    Nguyễn Thị Cẩm Nhung, Thơ đi sứ của Phan Thanh Giản, Luận văn Thạc sĩ Văn học VN, khóa 2012-2014, PGS TS. Nguyễn Công Lý hướng dẫn, Đang thực hiện.

17.    Trần Ngọc Nữ, Đặc điểm thể kí trong văn học hậu kì trung đại Việt Nam (thế kỉ XIIII – XIX), Luận văn Thạc sĩ Văn học VN, khóa 2010-2013, PGS, TS Lê Giang hướng dẫn, Đang thực hiện.

18.    Nguyễn Thị Mai Oanh, “Truyện Quan Âm Thị Kính” trong văn học Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Văn học VN, khóa 2009-2012, PGS TS. Lê Giang hướng dẫn, Bảo vệ năm 2013.

19.    Châu Khánh Sa, Tìm hiểu thơ Phan Thanh Giản, Luận văn Thạc sĩ Văn học VN, khóa 2010 -2013, ĐH Cần Thơ, PGS TS. Lê Giang hướng dẫn, Đang thực hiện.

20.    Nguyễn Quốc Thái, Tư tưởng và phong cách nghệ thuật thơ Trần Nguyên Đán và Nguyễn Phi Khanh, Luận văn Thạc sĩ Văn học VN, khóa 2012-2014, PGS TS. Nguyễn Công Lý hướng dẫn, Đang thực hiện.

21.    Nguyễn Hữu Thanh, Tìm hiểu phú đời Trần – Hồ, Luận văn Thạc sĩ Văn học VN, khóa 2010-2012, PGS TS. Nguyễn Công Lý hướng dẫn, Đang thực hiện.

22.    Phạm Thị Thanh, Tuồng “Kim Thạch kì duyên” trong tuồng Nam Bộ, Luận văn Thạc sĩ Văn học VN, khóa 2011-2014, PGS TS. Lê Giang hướng dẫn, Đang thực hiện.

23.    Hoàng Gia Thành, Thiền và Lão - Trang trong thơ thời vãn Trần, Luận văn Thạc sĩ Văn học VN, khóa 2007-2010, PGS TS. Nguyễn Công Lý hướng dẫn, Bảo vệ tháng 9-2010.

24.    Dương Mỹ Thắm, Tìm hiểu truyện thơ Nôm Nam Bộ qua các văn bản quốc ngữ được xuất bản ở Sài Gòn từ cuối thế kỉ XIX đến 1945, Luận án Tiến sĩ, khóa 2010-2013, TS. Nguyễn Nam và PGS TS. Lê Giang hướng dẫn, Đang thực hiện.

25.    Nguyễn Thị Hồng Thủy, Truyện kí đời Trần trong mối quan hệ với văn hóa dân gian, Luận văn Thạc sĩ Văn học VN, khóa 2010-2012, PGS TS. Nguyễn Công Lý hướng dẫn, Bảo vệ tháng 4-2013.

26.    Nguyễn Bảo Thiên Thư, Thiền và Lão Trang trong thơ các vị hoàng đế thời thịnh Trần, Luận văn Thạc sĩ Văn học VN, khóa 2010-2012, PGS TS. Nguyễn Công Lý hướng dẫn, Đang thực hiện.

27.    Trần Kim Tiền, Thơ tứ tuyệt đời Trần, Luận văn Thạc sĩ Văn học VN, khóa 2008-2011, PGS TS. Nguyễn Công Lý hướng dẫn, Bảo vệ tháng 11-2011.

28.    Đỗ Huỳnh Thanh Trúc, Thơ ngôn chí của Nguyễn Bỉnh Khiêm và Phùng Khắc Khoan, Luận văn Thạc sĩ Văn học VN, khóa 2009-2012, Bảo vệ tháng 9-2013

29.    Vũ Thị Cẩm Tú, Thơ bát cú đời Trần, Luận văn Thạc sĩ Văn học VN, khóa 2008-2011, PGS TS. Nguyễn Công Lý hướng dẫn, Bảo vệ tháng 4-2012.

30.    Nguyễn Đông Triều, Thể loại văn tế trong văn học trung đại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Văn học VN, Trường ĐH KHXH và NV TP. Hồ Chí Minh, PGS TS. Nguyễn Tá Nhí và TS. Nguyễn Ngọc Quận hướng dẫn, Đang thực hiện.

31.    Lê Quang Trường, Gia Định tam gia trong tiến trình văn học Hán Nôm Nam Bộ, Luận án Tiến sĩ Văn học VN, Trường ĐH KHXH và NV TP. Hồ Chí Minh, , PGS TS. Lê Giang và TS. Đoàn Ánh Loan hướng dẫn, Bảo vệ năm 2012.

32.     Võ Lưu Thị Lan Uyên, Thơ Thái Thuận: cảm hứng và đặc trưng nghệ thuật, Luận văn Thạc sĩ Văn học VN, khóa 2011-2013, PGS TS. Nguyễn Công Lý hướng dẫn, Đang thực hiện.

IV. Khóa luận tốt nghiệp

1.      Nguyễn Thị Bảo Anh, Phiên dịch đối sánh 10 hồi đầu của “Ngọc Kiều Lê” và “Ngọc Kiều Lê tân truyện”, Khóa luận tốt nghiệp, 2013, ThS. Nguyễn Văn Hoài hướng dẫn.

2.      Nguyễn Công Danh, Phiên dịch giới thiệu thơ Trương Hảo Hiệp, Khóa luận tốt nghiệp, 2012, TS. Lê Quang Trường hướng dẫn.

3.      Phan Thị Diễm, Phiên dịch,  giới thiệu “Yên Đài anh thoại khúc” của Bùi Quỹ, Khóa luận tốt nghiệp, 2013, TS. Lê Quang Trường hướng dẫn.

4.      Vũ Thị Doan, Phiên âm và khảo sát chữ Nôm tác phẩm “Hảo cầu tân truyện” bản AB.281 (phần sau), Khóa luận tốt nghiệp, 2011, ThS. Nguyễn Văn Hoài hướng dẫn.

5.      Nguyễn Thị Thúy Hằng, Đặc điểm chữ Nôm Nam bộ trong “Kim Thạch kì duyên”, Khóa luận tốt nghiệp, 2013, TS. Nguyễn Ngọc Quận hướng dẫn.

6.      Trần Thị Diệu Hiền, Phiên âm, dịch nghĩa, chú thích một số bài văn tế tiêu biểu trong “Tế văn tập”, Khóa luận tốt nghiệp, 2012, ThS. Nguyễn Đông Triều hướng dẫn.

7.      Phạm Nhật Khang, Tìm hiểu Minh quyên thi tập của Nguyễn Hành - một trong “An Nam ngũ tuyệt”,  Khóa luận tốt nghiệp, 2012, PGS, TS. Lê Giang hướng dẫn.

8.      Huỳnh Ngọc Khuyên, Tìm hiểu văn bản Gia lễ tập thành và phiên âm, khảo sát chữ Nôm một số bài văn tế trong tập sách, Khóa luận tốt nghiệp, 2012, TS. Nguyễn Ngọc Quận hướng dẫn.

9.      Thiệu Thị Hạ Linh, Giới thiệu, phiên dịch một số tác phẩm trong một quyển sách văn học Hán Nôm sưu tầm tại huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang, Khóa luận tốt nghiệp, 2013, ThS. Nguyễn Đông Triều hướng dẫn.

10.    Phan Nguyễn Kiến Nam, Phiên âm và khảo sát chữ Nôm tác phẩm “Hảo cầu tân truyện” bản AB.134, Khóa luận tốt nghiệp, 2011, ThS. Nguyễn Văn Hoài hướng dẫn.

11.    Phạm Thị Thanh Ngân, Tìm hiểu “Quan Đông Hải tập” của Nguyễn Hành - một trong “An Nam ngũ tuyệt”, Khóa luận tốt nghiệp, 2012, PGS, TS. Lê Giang hướng dẫn.

12.    Nguyễn Thị Tuyết Ngân, Phiên dịch 10 hồi cuối tác phẩm “Ngọc Kiều Lê”, Khóa luận tốt nghiệp, 2013, ThS. Nguyễn Văn Hoài hướng dẫn.

13.    Hà Ngọc Phước, Phiên âm và khảo sát chữ Nôm tác phẩm “Hảo cầu tân truyện” bản AB.281 (phần đầu), Khóa luận tốt nghiệp, 2011, ThS. Nguyễn Văn Hoài hướng dẫn.

14.    Đặng Thị Thủy Tiên, Đặc điểm ngôn ngữ văn tự trong “Hoàng Lê nhất thống chí”, Khóa luận tốt nghiệp, 2013, TS. Nguyễn Ngọc Quận hướng dẫn.

15.    Lê Thị Cẩm Tú, Giới thiệu, phiên dịch một số bài văn tế tiêu biểu trong “Dụ tế huân thần”, Khóa luận tốt nghiệp, 2011, ThS. Nguyễn Đông Triều hướng dẫn.

16.    Võ Thị Ngọc Vạn, Giới thiệu, phiên âm tác phẩm “Nan tự giải âm”, Khóa luận tốt nghiệp, 2013, ThS. Nguyễn Đông Triều hướng dẫn.

V. Niên luận

1.      Phạm Văn Chu, Đối chiếu “Định tình nhân” và “Truyện Song Tinh” (hồi 13 – hồi 16), Niên luận, 2013, ThS. Nguyễn Văn Hoài hướng dẫn.

2.      Nguyễn Thị Êm, Thư mục nghiên cứu tác phẩm văn học Hán Nôm Nam Bộ 1, Niên luận, 2013, TS. Lê Quang Trường hướng dẫn.

3.      Lê Hoàng Phi Hạc, Đối chiếu “Định tình nhân” và “Truyện Song Tinh” (hồi 9 – hồi 12), Niên luận, 2013, ThS. Nguyễn Văn Hoài hướng dẫn.

4.      Đinh Thị Hảo, Khảo sát điển cố và phép đối ngẫu, sóng đôi trong “Truyện Song Tinh”, “Phạm Công Cúc Hoa”, “Phạm Tải Ngọc Hoa”, Niên luận, 2013, ThS. Nguyễn Đông Triều hướng dẫn.

5.      Trương Bảo Hoà, Khảo sát cách dùng hư từ trong “Thượng kinh kí sự”, Niên luận, 2013, TS. Nguyễn Ngọc Quận hướng dẫn.

6.      Nguyễn Thị Thu Hoàng, Khảo sát cách dùng hư từ trong “Thượng kinh kí sự”, Niên luận, 2013, TS. Nguyễn Ngọc Quận hướng dẫn.

7.      Trần Huy Hùng, Khảo sát điển cố và phép đối ngẫu, sóng đôi trong “Ngọc Kiều Lê”, “Tống Trân Cúc Hoa”, “Truyện Phương Hoa”, Niên luận, 2013, ThS. Nguyễn Đông Triều hướng dẫn.

8.      Võ Thị Diễm Hương, Đối chiếu “Định tình nhân” và “Truyện Song Tinh” (hồi 1 – hồi 4), Niên luận, 2013, ThS. Nguyễn Văn Hoài hướng dẫn.

9.      Nhóm SV, Sưu tầm và giới thiệu mục “Văn uyển” trong “Nam Phong tạp chí” từ số 01 đến số 48, Niên luận, 2011, TS. Nguyễn Ngọc Quận hướng dẫn.

10.    Nhóm SV, Sưu tầm và giới thiệu mục “Văn uyển” trong “Nam Phong tạp chí” từ số 49 đến số 96, Niên luận, 2011, ThS. Nguyễn Văn Hoài hướng dẫn.

11.    Nhóm SV, Sưu tầm và giới thiệu mục “Văn uyển” trong “Nam Phong tạp chí” từ số 97 đến số 139, Niên luận, 2011, ThS. Nguyễn Đông Triều hướng dẫn.

12.    Nhóm SV, Sưu tầm và giới thiệu mục “Văn uyển” trong “Nam Phong tạp chí” từ số 140 đến số 185, Niên luận, 2011, TS. Lê Quang Trường hướng dẫn.

13.    Nguyễn Thị Nhớ, Thư mục nghiên cứu tác phẩm văn học Hán Nôm Nam Bộ 2, Niên luận, 2013, TS. Lê Quang Trường hướng dẫn.

14.    Cao Ngọc Quỳnh, Khảo sát điển cố và phép đối ngẫu, sóng đôi trong “Lục Vân Tiên”, “Mã Phụng Xuân Hương”, Niên luận, 2013, ThS. Nguyễn Đông Triều hướng dẫn.

15.    Nguyễn Quốc Sách, Phiên dịch, chú thích một số bài văn tế trong “Lê Văn Lộc nghiêm đường thi tập”, Niên luận, 2012, ThS. Nguyễn Đông Triều hướng dẫn.

16.    Mai Thị Tâm, Khảo sát điển cố và phép đối ngẫu, sóng đôi trong “Nhị độ mai”, “Hoàng Trừu”, “Thạch Sanh”, Niên luận, 2013, ThS. Nguyễn Đông Triều hướng dẫn.

17.    Lâm Văn Tâm, Phiên dịch, chú thích một số bài văn tế trong “Ngũ tuần đại khánh chúc hỗ đối liên”, Niên luận, 2012, ThS. Nguyễn Đông Triều hướng dẫn.

18.    Trần Thị Cẩm Thu, Đối chiếu “Định tình nhân” và “Truyện Song Tinh” (hồi 5 – hồi 8), Niên luận, 2013, ThS. Nguyễn Văn Hoài hướng dẫn.

19.    Trần Thị Thúy, Khảo sát điển cố và phép đối ngẫu, sóng đôi trong “Truyện Hoa tiên”, “Thoại Khanh Châu Tuấn”, “Lý Công”, Niên luận, 2013, ThS. Nguyễn Đông Triều hướng dẫn.

                        __________

 

 

Danh mục website