Yếu tố Nhật Bản trong văn học Việt Nam 1940-1945: khảo sát trường hợp tạp chí Tri Tân, Trung Bắc chủ nhật và Đại Việt tập chí

Phan Mạnh Hùng

(Trường ĐHKHXH&NV – ĐHQG TP.HCM)

  TÓM TẮT

Giao lưu Việt - Nhật thông qua các hoạt động dịch thuật, nghiên cứu văn học, văn hoá được hình thành và phát triển ngày càng mạnh mẽ, có chiều sâu trong thế kỷ XX và cho đến hôm nay. Trước 1945, Nhật Bản được biết đến ở Việt Nam qua 2 làn sóng: làn sóng thứ nhất khởi phát từ phong trào duy tân đầu thế kỷ XX và làn sóng thứ 2 từ sự hiện diện của người Nhật và văn hoá của họ ở Việt Nam trong Chiến tranh thế giới lần thứ 2. Yếu tố Nhật Bản được nhận diện với các phương diện: là một thế lực xâm lược Việt Nam, nhưng mặt khác sự có mặt của Nhật Bản đã làm bộc lộ sự yếu kém của thực dân Pháp và góp phần thúc đẩy văn học Việt Nam tiến nhanh đến xu hướng tìm về phương Đông. Do vậy, để hiểu thấu đáo hơn văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX, đặc biệt là từ 1940 đến 1945 cần thiết phải xem yếu tố Nhật Bản như một tham số khảo sát. Bài viết của chúng tôi bước đầu tập trung khảo sát yếu tố Nhật Bản về chính trị, văn hoá, văn học trên các tạp chí Tri Tân, Trung Bắc chủ nhậtĐại Việt tập chí.

Từ khoá: Văn học Việt Nam, văn học Nhật Bản, hiện đại hoá, văn hoá, chính trị, dân tộc.
 
 
THÔNG TIN CÁ NHÂN:
 
 
Phan Mạnh Hùng, ThS (2007, Trường ĐHKHXH và NV TP. HCM), chuyên ngành Văn học Việt Nam. Ông là đồng tác giả sách sưu tầm và biên soạn Cuộc tiến hóa văn học Việt Nam. Có một số bài viết về văn học Việt Nam, văn học Nam Bộ đăng trên các tạp chí Nghiên cứu Văn học, Phát triển Khoa học và công nghệ, Xưa và Nay, Tập san KHXH và NV… Là thành viên ban thư ký tạp chí khoa học Văn hóa và Du lịch. This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Bài viết cùng tác giả

Danh mục website