Tản mạn về từ Hán Việt - áp dụng phiên thiết (phần 9)

            Phiên thiết là phương pháp kí âm dùng các chữ Hán có sẵn cũng như cách viết tiếng Việt bây giờ dựa vào các chữ La Tinh, do đó khi so sánh các âm Hán Việt (HV) và Hán khi dùng phiên thiết ta có thể tìm ra nhiều thông tin về ngữ âm của tiếng Hán và tiếng Việt. Phiên thiết giúp ta đọc chữ Hán chính xác hơn1 và cũng là một công cụ phục nguyên âm Hán cổ. Phần này chú trọng vào cách phiên thiết của một số chữ Hán và so sánh với các âm HV để nhận diện những biến âm theo dòng thời gian. Dấu hoa thị * dùng để chỉ âm cổ phục nguyên. Các tài liệu viết tắt là TVGT Thuyết Văn Giải Tự (khoảng 100 SCN), NT (Ngọc Thiên/543), ĐV (Đường Vận/751), NKVT (Ngũ Kinh Văn Tự/776), LKTG (Long Kham Thủ Giám/997), QV (Quảng Vận/1008), Tập Vận (TV/1037/1067), CV (Chính Vận/1375), TVi (Tự Vị/1615), VB (Vận Bổ/1100/1154), VH (Vận Hội/1297), LT (Loại Thiên/1039/1066), CTT (Chính Tự Thông/1670), Tự Vị Bổ (TViB/1666), KH (Khang Hi/1716), HNĐTĐ (Hán Ngữ Đại Tự Điển/1986), Thiết Vận (ThV/601), Vận Kinh (VK/1161), VBL (Dictionarium Annamiticum-Lusitanum-Latinum, Alexandre de Rhodes, 1615). Áp dụng phương pháp phiên thiết, ta có cơ sở giải thích nguồn gốc các chữ (âm) tên và chỉn trong tiếng Việt. Thí dụ như thử xem chữ 義 có các cách đọc như sau (thanh mẫu nghi 疑 vận mẫu chi 支 khứ thanh 去聲, khai khẩu tam đẳng 開口三等 theo QV):

宜寄切, 音議   nghi kí thiết,  âm nghị (TVGT, NT, QV, TV, LT, VH, TĐTAT)

魚寄反  ngư kí phản (NTLQ 玉篇零卷)

魚奇反 ngư kì thiết (NT)

牛何切 ngưu hà thiết      - Chu quan chú:nghi tác nghĩa,cổ giai âm nga    音俄

以智切, 音異 dĩ trí thiết, âm dị (TVi)

魚羈切, 音宜 ngư ki thiết, âm nghi  (LT, TVi, CTT)

延知切, 音夷  diên tri thiết, âm di (TVi) – tuy TVi có ghi các dạng ngạc cứng hóa mới hơn là  dị hay di, nhưng vẫn còn ghi cách đọc nghi  音宜 âm nghi (hai âm này đã nhập thành một vào giai đoạn TVi ra đời).

魚旣切, 音異 ngư kí thiết, âm dị (CTT)

 

Xin xem chi tiết ở tập tin đính kèm.

Danh mục website