20042024Sat
Last updateFri, 19 Apr 2024 10am

Studies on Vietnamese and Korean Literature and Films

Vietnamese Literature

Sinology & Nom

Theater and Film

Linguistics

Vietnamese Folk Culture

Literary Theory & Criticism

Foreign Literatures & Comparative Literature

Lu Khe and the First Article Introducing Japanese Literature in Cochinchina

Sunday, 19 September 2021  |  Võ Văn Nhơn, Ngô Trà Mi

Lu Khe and the First Article Introducing Japanese Literature in Cochinchina

PGS.TS/ Assoc.Prof., Ph.D...

Loading...

Education

Dao Duy Anh – An erudite scholar and a respected educator

Dao Duy Anh – An erudite scholar and a respected educator

Saturday, 25 June 2016  |  Khoa Văn học

Abstract

Scholar and educator Dao Duy Anh had made outstanding contribution to our national culture. ...

Loading...

Vietnamese Cultural Links

Văn học Việt Nam ở Nhật Bản

Tuesday, 08 November 2016  |  KAWAGUCHI KEN’ICHI, Đoàn Lê Giang dịch

KAWAGUCHI KEN’ICHI

                     ...

Loading...

BA, MA, PhD. Theses

Narrative Art in Southern Novels before 1932

Narrative Art in Southern Novels before 1932

Tuesday, 21 February 2017  |  Phan Mạnh Hùng

(Summary)

Research Focuses and Expectations :

The studies the narrative art - the art of telling a stor...

Loading...

Calligraphy Club

Thu hứng

Thu hứng

Friday, 03 June 2016  |  Đỗ Phủ

Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm, 
Vu sơn, Vu giáp khí tiêu s&a...

Loading...

Tọa đàm khoa học: Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ

          Sáng ngày 26/12/2013,tại phòng A001, trường ĐHKHXH&NV TP.HCM, phòng Quản lí Khoa học và Dự án đã tổ chức buổi tọa đàm khoa học, do TS. Nguyễn Nam trình bày với chủ đề Bình luận tác phẩm “Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ 竹 林 大 士 出 山 圖”, do họa sư đời Nguyên Trần Giám Như 陳鑑如 sáng tác vào năm 1363 với nhân vật trung tâm trong bức vẽ là đại sĩ Trúc Lâm, tức vua Trần Nhân Tông (1258 - 1309), người đã hai lần chặn đứng vó ngựa Nguyên Mông vào năm 1285 và 1288, đã nhường ngôi cho con vào năm 1293 để dấn thân vào cửa Thiền vào năm 1299, đại giác và trở thành đệ nhất tổ của thiền phái Trúc Lâm ở Việt Nam.

 

TS. Nguyễn Nam là cựu sinh viên trường, giảng dạy và nghiên cứu tại Khoa Ngữ văn Việt Nam thuộc Đại học Tổng hợp cũ (nay được tách ra thành Đại học Khoa học Tự Nhiên và Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc ĐHQG-HCM), bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về Ngôn ngữ học và Văn minh Đông Á tại Đại học Harvard và tham gia giảng dạy tại Harvard, đồng thời là nghiên cứu viên thông tấn của Viện Harvard - Yenching. Hiện nay, TS. Nguyễn Nam là giảng viên Bộ môn Trung Quốc học, thuộc Khoa Đông phương học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM.

Công trình nghiên cứu của TS. Nguyễn Nam về bức họa được đăng trong Tập san Suối Nguồn số 7 ra tháng 11. 2012, như một chuyên khảo về bức họa Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ  với nhan đề, Bóng hình để lại, đã thu hút sự quan tâm của độc giả và giới nghiên cứu. Công phu và tâm huyết của tác giả trong việc thu thập tư liệu, phiên dịch sử liệu, suy nghĩ và phát hiện… là những nghiên cứu khoa học có hiệu quả và hiệu ứng xã hội tích cực không chỉ trong phạm vi Việt Nam mà còn gây chú ý đối với những học giả nước ngoài, nhất là ở những nước thuộc thế giới Hán học.

 

TS.Nguyễn Nam trình bày báo cáo. Ảnh: Việt Thành

Họa phẩm Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ  của Trần Giám Như thật đáng chú ý vì lẽ nó là tác phẩm của một danh họa sống dưới một vương triều từng bị đánh bại bởi vị hoàng đế trong tranh; và chủ nhân của nó, Trần Quang Chỉ 陳 光 祇, có thể là một hậu duệ nhà Trần, chưa rõ vì lẽ gì đã lưu lạc đến Trung Hoa và định cư tại đây. Bức tranh không chỉ khắc họa một sự kiện lịch sử - đại sĩ Trúc Lâm xuống núi sau khi giác ngộ, mà còn hé lộ chân dung của Thượng hoàng Trần Nhân Tông và cả con trai của ngài, vua Trần Anh Tông (1267 - 1320), những chân dung vốn rất hiếm hoi trong di sản nghệ thuật còn bảo tồn được ở Việt Nam.

            Nghiên cứu của TS. Nguyễn Nam được đăng tại Tập san Suối Nguồn số 7 ra tháng 11. 2012, đăng tải chuyên khảo về bức họa Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ với nhan đề Bóng hình để lại, một chuyên khảo nhất định sẽ thu hút sự quan tâm của độc giả và giới nghiên cứu. Công phu và tâm huyết của tác giả trong việc thu thập tư liệu, phiên dịch sử liệu, suy nghĩ và phát hiện… chắc chắn sẽ đưa tới hiệu quả khoa học và hiệu ứng xã hội tích cực không chỉ trong phạm vi Việt Nam.

 

Các giảng viên, nhà nghiên cứu, học viên cao học cùng tham gia buổi tọa đàm. Ảnh: Việt Thành

 

             Cho đến nay, nhiều người vẫn không khỏi ngỡ ngàng khi họa phẩm Trúc Lâm Đại Sĩ xuất sơn đồ đã được bán với giá “phi lý tính” lên đến 1,8 triệu USD, trong cuộc đấu giá tháng 4-2012, tại Bắc Kinh Trung Quốc. Ngạc nhiên hơn nữa, bức họa phẩm được bán chỉ là bản sao phục chế kỹ thuật cao báu vật Trúc Lâm Đại Sĩ xuất sơn đồ. Nguyên tác của họa phẩm Trúc Lâm Đại Sĩ xuất sơn đồ trước đây được lưu trong cung điện nhà Thanh, hiện nay vẫn đang được lưu giữ tại bảo tàng Liêu Ninh, Trung Quốc. Trúc Lâm Đại Sĩ xuất sơn đồ được Trung Quốc xếp vào hàng quốc bảo hạng nhất, đăng ký trong Trung Quốc cổ đại thư họa mục lục.

             Cuộn thư họa Trúc Lâm Đại Sĩ xuất sơn đồ, có tổng chiều dài 9,61m, trong đó phần tranh là 3,1m, còn lại là triện và các bài dẫn, tựa... trải qua nhiều đời; khi mở sẽ lần lượt hiện ra ba đại cảnh vẽ cảnh Phật hoàng Trần Nhân Tông xuất du từ động Vũ Lâm. Phật hoàng ngồi trên cáng võng, quanh đó có chúng dân, tăng sĩ. Có voi trắng chở kinh đi phía sau, phía trước có hình người đội mũ vàng, cưỡi trâu là đạo sĩ Lâm Thời Vũ và tiên hạc được chăn dắt tháp tùng. Cung nghênh trên đường với một đoàn triều thần văn võ, đứng đầu là là con trai Phật hoàng là vua Trần Anh Tông ( 1276- 1320) với kiệu hoa nghênh đón.

Theo nghiên cứu của TS. Nguyễn Nam, bức Trúc Lâm Đại Sĩ xuất sơn đồ được hoàn thành năm 1363, như lạc khoản đã ghi ở cuối bức họa: “Chí Chính nhập tam niên xuân Trần Giám Như tả”. Thời điểm này ở Trung Hoa, cuộc giao tranh tranh giành đất nước giữa Chu Nguyên Chương và thế lực cát cứ phương Nam lớn nhất của Trần Hữu Lượng đã kết thúc với chiến thắng thuộc về Chu Nguyên Chương – thái tổ nhà Minh. Vào đầu thập niên 60 của thế kỷ XIV đã có một nhóm người Đại Việt tổ chức vẽ lại sự kiện trọng đại liên quan đến Phật hoàng Trần Nhân Tông, và Trần Giám Như là người chấp bút họa thành tranh. Vậy thì, Trần Giám Như có quan hệ thân tộc gì với nhóm người Đại Việt này hay không vẫn là câu hỏi chưa có lời đáp. Và nếu như là đặt hàng Trần Giám Như vẽ, thì tác phẩm sau đó sẽ phải thuộc về nhóm người nước Nam chứ sao lại tồn tại ở Trung Hoa!

  Điền Lực, một học giả Trung Quốc đã phân tích và chỉ ra những thủ pháp nghệ thuật làm nên sự đặc sắc của bức họa Trúc Lâm Đại Sĩ xuất sơn đồ: “Trong Trúc Lâm Đại Sĩ xuất sơn đồ tác giả đưa người - cảnh – tình hài hòa, dung hợp thành nhất thể, với đặc điểm là vẽ nhân vật rất chân thực, sinh động. Từ cách vẽ có thể thấy tác giả kế thừa kỹ pháp của Mã Viễn ( họa sư danh tiếng đời Nam Tống ), tập trung một góc, khiến chủ đề đột xuất, phá vỡ phương pháp vẽ theo lối điểu khảm (nhìn từ trên cao xuống), chọn thủ pháp bình thị thủ cảnh (lấy cảnh theo hướng nhìn bằng phẳng), viễn cảnh miêu tả giản đơn, thanh đạm; trung cảnh là chủ đề; cận cảnh nồng đậm, ngay ngắn, gãy gọn. Dùng cận cảnh và viễn cảnh để làm nổi bật chủ đề. Bốn mươi ba người xuất hiện trong tranh, tư thái thần tình, mỗi người một khác; động tác và thần thái từng người được khắc họa vô cùng tinh tế, chu đáo. Bậc đạo nhân cung kính, biểu lộ thành ý; người nghênh tiếp mừng vui, hoan hỉ. Trong cảnh có tình, trong tình liền cảnh, sinh động vô cùng. Tác giả cũng đã tốn hao rất nhiều sinh lực để biểu đạt đặc trưng mỹ cảm độc đáo của cảnh vật tự nhiên, khiến cái đẹp thanh tú, ưu nhã của đất Giang Nam ánh lên trên tranh. Suối nhỏ tuôn róc rách, bên suối có trúc biếc và rặng liễu già; những mầm cỏ non xanh mới mọc, nhú lên dưới gió xuân thổi nhẹ, cùng hô ứng với đội ngũ nghi trượng đến tiếp nghênh phía trước. Động tĩnh kết hợp, truy cầu cái đẹp của một loại thiện ý. Trên toàn bộ bức họa, tác giả vận dụng kỹ pháp thủy mặc vẽ mực mộc, khiến tranh toát lên vẻ thanh đạm, ưu nhã, thanh tân, khiến người xem lòng khoáng đạt, tinh thần thoải mái, có được cảm giác tiêu dao ngoài thế tục”.

Nhân vật chính trong họa phẩm là Trúc Lâm Đại Sĩ (Phật hoàng Trần Nhân Tông) đã được tác giả khai thác nghệ thuật tả thần xuất chúng khi khắc họa dung mạo Đại Sĩ với nét bút chấm phá, giản đơn nhưng vẫn toát lên được thần thái của vị Sơ tổ thiền Trúc Lâm. Bóng hình Đại Sĩ từ trong ký ức hiển hiện ra trên nền hoa tiên của bức họa bao dung, an nhiên tự tại toát lên cốt cách Nam Giao mà phảng phất phong thái la hán ngộ đạo của hội họa đời Nguyên. Ẩn sau con người rất đỗi bình dị ấy là những chiến tích đại phá Nguyên Mông kỳ vĩ, bảo toàn cương thổ, an dân, thái bình. Trong bức tranh còn xuất hiện nhân vật tôn giáo khác: tăng sĩ Tiểu thừa, Đại thừa, đạo sĩ cưỡi trâu và tiểu hình của một triều đình nho giáo cùng tồn tại. Những nhân vật trong tranh ững xử hòa hợp với đạo sĩ Trung Hoa và tăng nhân Thiên Trúc, hình ảnh này tạo nên “cộng đồng dân tộc – tôn giáo quốc tế” theo lời của ngài Moshu Tokushi, một cao tăng Nhật Bản. Hình tượng con voi trắng chở kinh. Voi trắng theo chân đạo sĩ tiến về phía trước là hình tượng của tri thức vững vàng nhưng không khô cứng, là hiểu biết sâu rộng không ngừng được kiểm nghiệm, điều chỉnh, và phát triển, cần thiết cho con người đương đại để nhận thức thế giới thực tại không ngừng biến đổi xung quanh mình. Vua Trần Anh Tông và triều chính của ông cần tri thức và quan trọng hơn là tâm – trí nhân hậu, đức độ bao quát chúng nhân tạo dựng hòa bình và thịnh trị cho quốc – tộc và ứng xử thích hợp với lân bang. Thế nên trong tranh, nhà vua và cả bá quan văn – võ triều đình cung nghênh, đón đợi được Đại sĩ truyền tâm giới bồ tát để tiến đến thi hành nhân chính hòa hợp nhân tâm.

 

Toàn bộ bức họa Trúc Lâm Đại Sĩ xuất sơn đồ thể hiện một tâm thái an nhiên, bất cầu danh lợi, gợi lên thông điệp hòa bình, nhân ái giữa cơn binh hỏa, loạn ly.

Bức Trúc Lâm Đại Sĩ xuất sơn đồ của Trần Giám Như ngoài nội dung chính, còn được nối thêm với những bài dẫn, ký, tán, hình thành nên một chỉnh thể thư họa với sự góp mặt của nhiều người với những góc nhìn khác nhau về vị vua nước Nam tu Phật lay động giới thức giả Trung Hoa. Như thức giả Trần Quang Chỉ trong bài dẫn (tán) đã viết: “Ngài bẩm sinh thông minh xuất chúng, mỗi ngày đọc đến vạn chữ. Khi trưởng thành ngài học thông tam giáo, nhưng tinh thâm ở kinh điển nhà Phật. Đến như thiên văn, lịch số, binh pháp, y dược, âm luật, môn nào ngài cũng đạt đến chỗ tinh vi, thâm ảo. Ngài trị quốc với lòng nhân, đãi ngộ quần thần như chân tay, vỗ an muôn dân như con đỏ. Ngài giảm nhẹ hình phạt, thu thấp thuế khóa, thưởng phạt nghiêm minh. Tuổi ngoài 40 ngài bỗng có chí xuất gia, bèn truyền quốc đồ cho con, vào động Vũ Lâm tu tập, khoác áo tăng già, dựng am trên đỉnh non Yên Tử....” .

Sau khi hoàn thành tác phẩm vào năm 1363, thì bức họa thuộc quyền sở hữu Trần Quang Chỉ là người sở hữu bức tranh cho đến thời điểm năm 1420. Nguyên tác họa phẩm Trúc Lâm Đại Sĩ xuất sơn đồ đã từng lưu lạc chìm nổi cho đến đời Thanh, bức họa được sưu tập và đưa vào lưu giữ trong cung đình. Sau cách mạng Tân Hợi (1911) của Trung Quốc. Phổ Nghi - hoàng đế cuối cùng của nước này thoái vị nhưng vẫn được cho lưu trú trong cung đình 11 năm. Phổ Nghi đã bí mật chuyển hơn ngàn cổ tịch, tác phẩm danh họa, thư pháp, lịch đại... ra khỏi hoàng cung. Bức Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ là một trong số các họa thư quý đã bị thất thoát khỏi cung khi ấy. Năm 1964, bức Trúc Lâm Đại Sĩ xuất sơn đồ được Dương Nhân Khải thu mua lại và cũng nhân đó được lưu giữ trong bảo tàng Liêu Ninh, Trung Quốc cho đến nay.

Bất kỳ ai trong chúng ta, những người Việt, đều vô cùng tự hào khi được biết rằng bảy trăm năm trước đã có một họa phẩm tuyệt tác lưu lại phẩm hạnh của một con người Đại Việt: Hoàng đế - Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Điều đáng mừng, hiện nay bức họa thư Trúc Lâm Đại Sĩ xuất sơn đồ đã được truyền bản sao chép về cố quốc và đang được nhiều người biết đến.

Tham dự buổi tọa đàm có các nhà nghiên cứu Văn học và Hán Nôm, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu, các giảng viên chuyên ngành Trung Quốc học và giảng viên các ngành Văn học, Văn hóa học cùng các học viên cao học và nghiên cứu sinh các ngành trên. Tất cả những người tham dự đều quan tâm đến những áng văn, họa phẩm, thư tịch cổ của Việt Nam và của nhân loại. Sau những buổi tọa đàm như trên là những cuộc trao đổi nhỏ trong Nhóm nghiên cứu về Hán học của trường có mặt tại khán phòng hôm nay, bàn về những vấn đề TS. Nguyễn Nam vừa trình bày, gợi mở đã hấp dẫn những suy nghĩ và sự quan tâm của họ. Một dự án lại hình thành trong nhóm nghiên cứu đó, chắc chắn sẽ thành công trình có giá trị khoa học trong quá trình nghiên cứu của họ.

 

Các nhà nghiên cứu, Giảng viên, các học viên cao học chụp hình lưu niệm cùng TS. Nguyễn Nam. Ảnh: Việt Thành

Phòng QLKH&DA

 
Nguồn: http://hcmussh.edu.vn/3cms/?cmd=130&art=1385539940025&cat=1317275010407