Văn học cho người mù chữ

(Stith Thompson - Nguyễn Ngọc Chiến dịch,Tạp chí KH Văn hoá và Du lịch, SỐ 14 (68), THÁNG 11 NĂM 2013)

 

TÓM TẮT

Bài viết này bàn luận về vấn đề văn học cho người mù chữ nhằm trình bày quy luật, đặc trưng chung, và quá trình phát triển của văn học dân gian như: phương thức truyền miệng dựa vào trí nhớ, công thức hóa, sự lặp lại... Qua đó, tác giả phân biệt văn học dân gian với văn học thành văn, chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa văn học dân gian phương Tây với văn học dân gian phương Đông.

***

(Ảnh: Tác giả Stith Thompson, nguồn:http://www.indiana.edu)

Mặc dù tiêu đề của chương này có vẻ nghịch lý, nhưng nó được thực hiện không phải để tạo nên sự tò mò. Đây là một cách gọi chính xác nhất có thể trong bài viết này. Tuy nhiên, văn học hiểu theo nghĩa hẹp luôn bao hàm hoạt động viết và đọc, cũng có nghĩa sẽ không bao hàm những câu chuyện cũ kĩ, những bài hát, thần thoại, truyền thuyết, nghi lễ hay những bài diễn thuyết những thể loại có liên quan trực tiếp đến những người không có thói quen đọc. Mặc dù nó có thể lấy đi một phần niềm đam mê của người đọc, những thuật ngữ văn học này chẳng hạn được áp dụng cho cảm xúc của con người, từ khi họ cùng phục vụ vì một mục đích chung cho người mù chữ như là văn viết dành cho đọc giả và nhà văn.

Lựa chọn thuật ngữ “người mù chữ” thay vì “người không hiểu biết” để mô tả đối tượng thụ hưởng văn học như vậy. Đối với “người không hiểu biết” thì họ sẵn sàng làm những việc không mấy tốt lành. Chúng ta tự nhiên có khuynh hướng nghĩ về một người được bao bọc bởi trường học nhưng không tận dụng được điểm lợi gì từ những cơ hội có được. Chúng ta có thể thấy được rằng, lười biếng, không tham vọng, có lẽ là do năng lực xử lý công việc thấp. Nhưng chúng ta phải luôn luôn nhớ rằng thiếu hụt khả năng đọc và viết sẽ không bao giờ có được những suy nghĩ vượt xa hơn thậm chí là ngay trong văn hóa của chúng ta. Những người bà vào khoảng thế kỉ 17, 18 đi xa hơn Stith Thompson, thành công rực rỡ trong vai trò là một giảng viên đại học trong việc giảng dạy tiếng Anh, truyện dân gian, rất nổi tiếng tại Đại học Indiana, cựu Chủ tịch Hội Văn hóa dân gian Mỹ, biên tập bảng chỉ dẫn mô típ – “trật tự theo chữ cái của truyện dân gian”, và biên soạn truyện dân gian. Giảng viên Thompson trong một thời gian khá dài được mọi người từ trong đến ngoài nước biết đến như một tác giả tài ba của chuyên ngành truyện dân gian. Thật khó có thể xướng tên của họ - nếu họ không thực sự làm hài lòng chính họ với hành động chặn lại công việc hay lợi ích của người khác.

Là những người có học, chúng tôi muốn nói rằng chúng ta có thói quen lấy thông tin từ việc viết hay in thay vì lời nói. Chúng ta phải nhận ra nhóm này bị giới hạn như thế nào. Bên ngoài một số ít quốc gia của châu Âu và vùng đất mà họ đã từng bị ảnh hưởng, phần lớn mọi người đều “mù chữ”. Quay ngược lại những thập niên trước thì người đọc chưa bao giờ thuộc tầng lớp thấp và có nhiều sự lựa chọn. Thậm chí với cả Ai Cập, Hi Lạp và Ý, hầu hết những sáng tác đều dành cho tầng lớp trên, và chỉ khi các phương tiện truyền miệng được sử dụng như một bài diễn thuyết trịnh trọng, một vở kịch hay một bài thơ làm lợi cho công chúng văn học.

Việc thiếu hụt nói chung về nghệ thuật đọc và viết thuộc về một người Trung Quốc, người Melanesian, hay người Ai Cập cổ đại, nghĩa là thái độ thông thường bây giờ hướng về phía những người “không hiểu biết” phải được tách biệt khi chúng ta mở rộng và đào sâu tầm hiểu biết của mình.

Một đoán định công tâm rằng, sẽ có một hành động thích đáng dành cho những người tài năng trong một nhóm “mù chữ” thuộc về người đọc. Những người này có người lãnh đạo và sự dẫn đầu. Họ có người kể và người nghe, nhà thơ sử thi,  những kẻ huyên thuyên, những khán giả thích nghe ngóng, nhạc sĩ, vũ công, nhà diễn thuyết, nhà chính trị, người lính, giỏi như thể những người đàn ông và phụ nữ thông thái. Trí thông minh tuyệt vời của họ luôn được tôn vinh bởi những người đến rạp chiếu phim của Athens, nhưng phần lớn trong số họ chỉ quan sát, lắng nghe và nói chuyện chứ họ không thể đọc. Điều này là một sự thật ở Athens và ở Sparta và Macedonia thì còn hơn thế nữa.

Việc mở rộng năng lực từ tinh thần của con người có thể đồng hành với việc viết một lời nhận xét cho sự khác biệt giữa người thông minh ngày nay và những người cổ đại xa xưa. Một thời gian ngắn từ khi chữ tượng hình bắt đầu xuất hiện, và số ít những người có học tồn tại, nó thể hiện thông qua việc xem xét kĩ lưỡng trước khi viết của con người được ghi lại và trở thành một phần trí tuệ và nghệ thuật của thế giới mà chúng ta có thể đọc được. Triết học, khoa học, luật pháp – tất cả sẽ trở nên vĩnh cửu và ngày càng được mở rộng qua sự phát triển của chữ viết. Và trên tất cả, những câu văn tinh tế, những bài thơ khuôn mẫu chính xác, hoặc những câu chuyện kể với nghệ thuật tuyệt vời là cố định cho mọi thời đại – không lỏng lẻo, không thiếu chắc chắn, không phụ thuộc vào những biến động của trí nhớ và sự lãng quên. Thế giới của những người biết đọc, hoặc biết đọc chút ít, cũng giàu có hơn so với người mù chữ.

Nhưng một điều quan trọng đối với một người mù chữ ở tất cả các thời đại trong quá khứ, thậm chí là hiện nay, làm cho việc học văn hóa, nghệ thuật trở thành một thử thách với những nghiên cứu khoa học nhưng cũng là cho những học sinh có học. Những câu chuyện kể và những bài hát được hát bởi cư dân sống trong hang động ở Tây Ban Nha 200 thế kỷ trước; bởi những người sống bầy đàn Abraham; bởi những thần dân của hoàng đế Pê-ru vĩ đại; bởi người Eskimo ngày nay, người dân Nam Tư hay những người sống ở nông thôn Mỹ - đều có những điểm chung tương phản với những tác phẩm được viết từ cây bút của nhà văn.

Dĩ nhiên, một vài người trong số họ, chúng ta sẽ không bao giờ hướng đến vì họ vượt ra ngoài tầm tay của chúng ta. Chúng ta có thể thấy những bức họa của những người đàn ông trong hang động, nhưng chúng ta sẽ không bao giờ nghe được chuyện kể của họ. Mặc dù có những khu vực rộng lớn mà chúng ta không thể khám phá, nhưng chúng ta vẫn chiếm lĩnh được nếu chúng ta nghiên cứu văn chương của những người không biết đọc. Trong sự nỗ lực riêng biệt của tất cả các dân tộc nhằm nghiên cứu cách kể chuyện, cách hát những bài hát khiến cho người khác thích thú, và họ lại tiếp tục kể và hát. Người mù chữ kể chuyện hay nhà thơ đã tìm thấy những phương thức nhất định, hoặc sẽ thành công, hoặc không thành công. Nói cách khác, họ đã nảy ra những cái mà chúng ta gọi là luật sáng tác. Hoặc là, đặc trưng đơn thuần của văn học truyền miệng là sự khiếm khuyết và nó chỉ có thể được bổ khuyết bằng văn viết. Khi chúng ta nhìn về nền văn học trên thế giới, và trong tất cả các thời kì, chúng ta có thể hiểu được quá trình của sự phát triển, ví dụ từ đơn giản đến phức tạp, từ thô sơ đến nghệ thuật.

Có lẽ cũng có thể nó đến cùng một lúc cho câu hỏi về quá trình phát triển của văn học truyền miệng. Trong những năm đầu của thế kỷ này, nó vẫn là kiểu để nói về sự phát triển của văn hóa. Những nhà dân tộc học đáng kính đã sắp xếp con người vào những tầng lớp. Họ nói rằng một nhóm người phổ biến thuộc vào những người có văn hóa thấp nhất, và nhóm khác thì cao hơn. Và điều đó nói lên rằng, con người có khả năng sắp xếp tất cả mọi người trên toàn cầu theo một hệ thống mức độ quan trọng về quyền lực, bắt đầu từ đơn giản và sau đó rất phức tạp. Nó cũng giả định rằng tất cả các yếu tố riêng biệt của văn hóa sẽ phát triển trong khuôn khổ này, rằng ở cùng một bộ tộc chắc chắn là như nhau, thậm chí ở những nơi khác của thế giới, nếu họ thuộc về các bước tương tự của bậc thang tiến hóa.

Những nhà dân tộc học cũng dần từ bỏ những suy nghĩ ngốc ngếch của mình. Trong khi những nhà địa chất cũng có thể nhận ra tầng lớp của mình, và luôn luôn tin tưởng rằng một sự hình thành đặc biệt của xã hội dựa trên những luận điệu khác, không quan trọng việc tìm thấy nó ở đâu, những nghiên cứu văn hóa đều có thể nhận ra rằng tất cả mọi người phát triển theo cách riêng của họ, sự thay đổi đó tiếp tục diễn biến không đồng đều. Không thể nói rằng một bộ tộc ở Trung Á có một nền văn học truyền miệng nhất định, một bộ tộc ở một nơi nào khác của thế giới gần như tương đương về độ phức tạp chung sẽ có cùng một loại văn học truyền miệng. Một kế hoạch nghiên cứu chính xác và toàn diện trong sự phát triển nền văn học dựa trên truyện kể và bài hát của tất cả mọi người trên thế giới được sắp xếp theo một trật tự, hãy để chúng tôi nói từ 1 đến 20 và điền vào tất cả những chỗ trống trong sự phát triển của kế hoạch – rằng chúng tôi đã từng từ bỏ những cách có thể. Có quá nhiều yếu tố thuộc về một nền văn hóa cụ thể, một số có được từ môi trường địa phương, một số từ ảnh hưởng của các bộ tộc láng giềng, và một số từ sự nỗ lực đột xuất trong những phương hướng đặc biệt. Nghệ thuật kể chuyện của một bộ tộc ở Nam Thái Bình Dương hoặc Trung Phi có thể có rất ít mối quan hệ với nền văn hóa vật chất của con người.         

Nếu sự phát triển của nền văn học bị ruồng bỏ như một ảo tưởng thú vị, thì nền văn học của những người mù chữ trên thế giới không phải bằng cách ấy để tỏ ra kém quan trọng hay kém giá trị. Ngược lại, với một nhận thức ngày càng phức tạp về truyền thống văn học của các dân tộc thì nghiên cứu này càng trở nên khó khăn hơn. Dường như hoạt động của một quy luật đơn giản về sự phát triển của các thế hệ trước đó là kết quả của nhiều ảnh hưởng phức tạp.

Một trong những tìm kiếm vô ích vào sự phân chia ranh giới giữa văn học truyền miệng của cái được gọi là người nguyên thủy cũng là người mù chữ, những người được bao bọc xung quanh bởi một xã hội văn minh. Tuy nhiên, có một vài khác biệt chung và chúng ta thường thấy chính bản thân khi nghiên cứu văn học của người nguyên thủy. Đây là một vấn đề rất thuận tiện. Cho dù chúng ta chỉ nghĩ đến người nguyên thủy trong một vài ngày nhất định trong tuần. Ngay cả vào những ngày này, một vài nghiên cứu về người nông dân hiện đại càng có tiến triển. Với sự hiểu biết đó, chúng ta có thể quan sát được một cái gì đó của phạm vi văn học truyền miệng của các dân tộc mà bây giờ chúng ta gọi là nguyên thủy.

Trong thế giới của những người thiếu hiểu biết, những người bản xứ của nước Úc, New Zealand và châu Đại Dương, Bắc Ấn Độ và Nam Mỹ, Sahara của Nam Phi  và nhiều tộc người sống rải rác ở Đông Nam Á, chúng ta tìm thấy sự khác biệt phổ biến có tính chất cá nhân lớn. Mỗi người chắc chắn sẽ tìm thấy một vài dạng biểu hiện của văn học, thường là huyền thoại và truyền thuyết, các bài hát mà chúng ta chỉ có thể gọi là giai điệu trữ tình. Tuy nhiên, một trong những hình thức gần như hoàn toàn vắng bóng trong các nhóm như thế này – ca khúc tự sự.

Những sinh viên của thế hệ trước đây đã luôn tìm kiếm những bản balad của người nguyên thủy để thể hiện sự phát triển của các áng sử thi vĩ đại. Tôi nhớ lại một trong những giáo sư cũ của mình đã có thái độ hoài nghi về lý thuyết này còn tôi đã không nghi ngờ. Tôi đã đề nghị với ông ấy tiến hành một nghiên cứu nào đó liên quan đến việc tìm kiếm những ca khúc tự sự của những thổ dân châu Mỹ và ông ấy đã đồng ý. Tôi nghĩ ngay đến một số trò giải trí khôn khan. Nhưng tôi phải trở lại gặp ông ấy và thú nhận sự thất bại vì tôi không thể tìm thấy bài hát nào như thế của những thổ dân châu Mỹ. Sau đó, ông ấy đề nghị tôi hãy cố gắng tìm ở người châu Phi. Tôi cũng không may mắn hơn. Đơn giản rằng chẳng có ca khúc tự sự nào của những thổ dân châu Mỹ hay người châu Phi – dĩ nhiên đó là dấu hiệu báo trước rằng chẳng có bất cứ thứ gì như sử thi mà người châu Âu đã biết.

Mặc dù những giai điệu ngắn của bài hát mà nhiều người có thể sưu tầm được và nó mang giá trị về học thuật. Cách tốt nhất biến nó thành đối tượng nghiên cứu của văn học so sánh và đặt nó trong phạm vi của văn xuôi tự sự. Cổ tích, truyền thuyết, hay huyền thoại đều được tìm thấy khắp mọi nơi và cũng được tìm thấy trong nhân dân và trong truyền thống văn học của chúng ta. Người dân miền trung nước Úc với nền văn hóa rất đơn giản có các truyền thuyết và huyền thoại. Vài người trong số họ, từ rất lâu có cách ứng xử với thế giới và vài người quan tâm đến cuộc sống hiện tại của mình. Qua các lĩnh vực của người nguyên thủy, theo tính cách, môi trường sống và những liên minh bộ lạc của họ, thần thoại đã phát triển ở một số nơi, truyền thuyết cũng xuất hiện ở những nơi khác và cả những chuyện kể hư cấu nghệ thuật – theo lợi ích sống còn của con người cụ thể. Đối với các biểu hiện văn học của một nhóm đơn giản phải là chức năng: nó đóng vai trò thực sự trong đời sống của bộ lạc. Thực tế nó vẫn tồn tại như một phần hoạt động của người dân, thể hiện ở sự phục vụ cho một mục đích và tiếp tục làm như vậy. Nhưng điều này không có nghĩa là nó nhất thiết phải phục vụ tận cùng lợi ích nào. Nó có giá trị kinh tế thiết thực. Ngay cả tại quần đảo Trobriand, Bronislaw Malinowski đã nghiên cứu quá trình sáng tạo huyền thoại và nơi huyền thoại góp phần vào sự kỳ diệu mà dân gian sử dụng cho khu vườn san hô của  họ, thậm chí ở đó cuộc sống có nhiều thực phẩm và y phục hơn.

Có lẽ động lực mạnh nhất cho việc sản sinh ra tất cả các hình thức văn chương của người nguyên thủy cũng như trong văn hóa của chúng ta là nhu cầu giảm bớt sự buồn chán. Những đêm dài xung quanh đống lửa trại trong chiến tranh cũng như trong hòa bình, những ngày buồn tẻ hoặc những chuyến đi vài tuần hay hành trình đơn độc hoặc đoàn bộ hành và thời gian thư giãn lễ hội trong các quán rượu, khu chợ hoặc tại những bữa tiệc của các tù trưởng và các vị vua… Tất cả đều chiếm một phần lớn trong cuộc sống của những người đơn giản cũng như trong chính chúng ta. Đối với những trường hợp này không có gì thỏa đáng hơn là kể những câu chuyện vui hoặc cung cấp thông tin hay mở mang trí óc.  

Tất cả mọi người đều thích những câu chuyện làm cho họ cười. Trong số những câu chuyện này, khi chúng ta xem xét chúng trên toàn thế giới sẽ là rất đa dạng. Rất thường xuyên - và không chỉ có một mình giữa những người đơn giản - câu chuyện hài hước chỉ là một trong những kinh ngạc, cho thấy một kiểu thỏa thích tàn bạo trong việc nhìn nhận một ai đó, đề cao hơn một người hoặc phẩm giá cao cả hay thậm chí là giải thiêng thần thánh cho họ thành những con người bình thường hoặc che chở hoặc sỉ nhục hết sức. Nhân vật anh hùng văn hóa vĩ đại của miền Bắc Ấn Độ của chúng ta xuất hiện trang nghiêm như Hiawatha giờ đây là kẻ ngốc đáng thương tay chân bị kẹt giữa những ngọn cây. Hoặc câu chuyện thú vị có thể liên quan đến sự thông minh nhằm khắc phục sự ngu dốt hay những âm mưu thâm độc. Vì thế toàn bộ chủ đề xoay quanh của những giai thoại trên toàn thế giới là những con cáo thông minh hoặc con thỏ, con chó rừng và những thủ đoạn của chúng với con gấu ngu ngốc.

Và đó không phải là người thông minh những người đầu tiên sáng tạo ra câu chuyện suồng sã. Mọi người ở khắp nơi đã quan tâm đến câu chuyện phóng đại thân thể thô thiển và chức năng của họ dựa trên năng lực tình dục kỳ diệu, trong hành vi vi phạm những cấm kị tình dục của bộ lạc, những cám dỗ khéo léo đôi khi đầy thú tính; nhưng những câu chuyện như vậy là phổ biến và dĩ nhiên nhà văn không ngừng tạo ra những tác phẩm. 

Đối với những thời khắc quan trọng hơn, liệu chính thức hoặc là một phần của nghi lễ thực hiện, nam giới ở khắp mọi nơi và có lẽ tại mọi thời điểm đã có một quan tâm lớn trong buổi điều trần về quá khứ, trong việc hiểu biết về thế giới và suy đoán về quyền lực bí ẩn mà dường như là để cai trị cuộc sống của tự nhiên, của con người, và cả thú tính trong con người. Những câu chuyện về linh hồn và ma quỷ, về các vị thần và những vị á thần, do đó, thường là ở một trình độ cao hơn. Cả hai đều có mối quan hệ với nam giới trong quá khứ lịch sử rộng lớn, luôn luôn quan tâm đến người nguyên thủy - không kể các vị vua, những người nghe những bài thơ của Homer hoặc những đứa trẻ hôm nay tại trường học ngày chủ nhật – hay ít nhất cũng của ngày hôm qua. Thế giới trong đó bao gồm cả chúng ta, mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao, các loài động vật, thực vật. Làm thế nào để tất cả những thứ này tồn tại? Để giải đáp những tò mò tự nhiên, người nguyên thủy đã kể những câu chuyện về sự sáng tạo của vụ trụ và sự sắp xếp của tất cả mọi thứ như họ thấy bây giờ. Hầu như tất cả các dân tộc đều có chương đầu tiên về Nguồn gốc và Sự tiến hóa, và cho họ sự tin tưởng hàng ngàn năm trước Moses hoặc Ovid. Lịch sử, khoa học, thần học, triết học, hoặc ít nhất là các nguyên lý cơ bản chúng luôn là những mối quan tâm của những người đàn ông trong thời gian rảnh rỗi và họ đã tình cờ đóng góp cho nền giáo dục của chính họ.

Những câu chuyện của những anh hùng và chiến công đáng kinh ngạc của họ trong khi đối mặt với đối thủ khổng lồ - là rồng, linh hồn ma quỷ khổng lồ, hoặc chống đối áp đảo con người đã thực hiện trí tưởng tượng sáng tạo của những chuyện kể nguyên thủy - người kể và khán giả của họ. Mỗi nhóm đã tạo ra những người anh hùng của riêng mình, mặc dù có thể các chi tiết về sự sinh ra của người anh hùng, tuổi trẻ và những cuộc phiêu liêu của anh ta chắc chắn bị hạn chế bởi bản chất tự nhiên của cuộc sống, không cần có một mô hình phổ biến cho tất cả họ. Maui, người anh hùng thần thánh của người Polynesia, được tham gia vào cuộc phiêu lưu siêu nhiên khó tin, bị tung lên những hòn đảo khoảng hơn 3000 dặm của đại dương. Những anh hùng Iroquois dành thời gian của họ cho việc thoát khỏi hoặc thu phục những mảnh đất hung dữ của những kẻ ác, và những anh hùng khác trước và sau Hercules đã có một cuộc du hành qua địa ngục để mang Cerberus về nhà. Hoặc như trong Orpheus, họ đã tìm cách lấy lại một số Eurydice nguyên thủy.

Tuy nhiên, những câu chuyện hư cấu của người nguyên thủy không bị hạn chế để khai thác những anh hùng. Chúng ta nhớ rằng siêu nhiên trong những truyện dân gian ngày nay của chúng ta được xem là tất nhiên, chúng ta không cần phải ngạc nhiên khi những câu chuyện của những người đơn giản chứa đầy ma thuật kỳ diệu, với những chuyến đi đến các thế giới khác – trên trời hay dưới biển hoặc ngang qua và với  sự biến hóa từ con người thành động vật, với người sói, và phù thủy và các nàng tiên. Luôn có những sự quan tâm tạo sự hấp dẫn cho mỗi loại, trong việc tìm kiếm kho báu, trong các cuộc hội ngộ đấy bất ngờ của bè bạn bị chia cách hoặc những người thân yêu, sự trợ giúp, thường không xứng đáng, mà đi kèm với những người gặp khó khăn, và của những cuộc phiêu lưu kỳ lạ có thể xảy ra từ một vài kiếp nạn tình cờ - đây là một trong những yếu tố cấu thành nên câu chuyện sơ khai và chúng ta vẫn thấy trong các câu chuyện cổ tích ngày nay.

Đôi khi những câu chuyện hư cấu trở nên khá phức tạp và được xây dựng như bất kỳ câu chuyện cổ tích của châu Âu. Ví dụ, tôi đã từng làm việc trong một vài năm về một câu chuyện của người da đỏ ở Bắc Mỹ - có vẻ như hoàn toàn tự nhiên và nó đã lan rộng hơn một phần lớn của lục địa Bắc Mỹ. Chắc chắn câu chuyện này cho thấy sự quan tâm trong cách kể chuyện và sự sáng tạo của một người đàn ông đã làm ra nó, có lẽ từ nhiều thế kỷ trước đây. Tôi trích dẫn nó bởi nó sẽ minh họa một cái gì đó cho năng lực của người nguyên thủy trong cách xây dựng câu chuyện: Một đêm, hai cô gái đang ngủ và họ mơ thấy hai ngôi sao. Hai cô ước rằng mình sẽ được kết hôn với một trong hai ngôi sao ấy. Sáng hôm sau, họ thấy mình đang ở trên trời và một người kết hôn với một chàng trai trẻ tuổi còn một người lại kết hôn với một người già. Các cô gái sống ở đó một thời gian, nhưng họ bị cấm không được đào đất. Một ngày, đơn thuần chỉ là sự bất tuân, hoặc đôi khi họ bị thúc giục để làm điều đó, họ đã đào đất và nhìn thấy ngôi nhà cũ cùng bộ lạc của mình ở phía dưới. Họ bị tạm giữ vì mong muốn được quay trở lại quê nhà. Với sự giúp đỡ siêu nhiên hoặc với sự trợ giúp của một số động vật, họ đã làm một sợi dây thừng dài để trở về.

Từ thời điểm đó, câu chuyện được xử lý theo nhiều cách khác nhau, mỗi cách xử lý đều tạo ra một truyền thống phức tạp và liên tục. Đôi khi các cô gái bị kẹt trên ngọn cây và những con vật khác nhau đi qua đi lại bên dưới và chúng làm mọi cách để cô gái trèo xuống. Cuối cùng, họ đành hứa rằng sẽ kết hôn với một con vật này và vì thế họ được đưa xuống. Sau đó, họ lừa dối con vật này và họ về đến nhà của mình. Ở những khu vực của đất nước khác lại có cách kể khác cho câu chuyện này, do đó, chỉ có một cô gái lên trời, và trong trường hợp đó, cô ấy đã hạ sinh một bé trai với người chồng trong thế giới đó và người con trai này sẽ trở thành một anh hùng vĩ đại sau khi trở về nhà dưới trần gian. Những cuộc phiêu lưu của người anh hùng này có thể kéo dài trong các câu chuyện kể ngày nay.

Đối với chúng ta kể câu chuyện như vậy có vẻ tẻ nhạt, nhưng chúng ta phải nhớ rằng người nguyên thủy và quả thực là hầu hết đàn ông ở khắp mọi nơi đều có thời gian rảnh và sự kiên nhẫn vô hạn. Không có gì là bất thường khi nghe một câu chuyện gián đoạn kéo dài nhiều ngày. Và cũng có vẻ giống như là một khuyến khích kéo dài cho tôi. Dieval mơ mộng thường mang lại cảm xúc cho một người mù chữ và một câu chuyện sẽ thực sự hay khi ứng với độ dài của nó trong bao lâu. Một số bộ lạc xem xét sự thành công của một câu chuyện khi nó đưa thính giả chìm vào giấc ngủ. Kể chuyện trước khi đi ngủ không phải là phát minh hiện đại.

Mặc dù câu chuyện là một cách làm cho thú giải trí của người nguyên thủy dễ chịu và vui hơn, nó thường được kể theo những quy định rất nghiêm ngặt. Một số người dân nhận thấy cuộc sống của họ có rất nhiều sự sắp xếp theo các mùa trong năm và một chuỗi liên tiếp giữa ngày và đêm. Thi thoảng trong các nhóm những câu chuyện theo một kiểu nhất định như vậy không biết được là mùa hè hay mùa đông. Có những câu chuyện phù hợp cho ban ngày và ban đêm, những câu chuyện mà chỉ có dành cho đàn ông hoặc phụ nữ kể; cuối cùng, những câu chuyện nhất định thuộc về đời sống nghi lễ của nhân dân. Có thể nói đây chỉ là một phần của nghi lễ lâu dài đi kèm với việc tôn sùng tín ngưỡng.

Nếu ta muốn nhìn thấy cách thức mà những câu chuyện diễn ra trong các nghi lễ, ta không thể làm tốt hơn để kiểm tra các nghi lễ của Navaho hoặc các nghi thức của Grand Medicine Lodge của Ojibwa. Sau này, chúng ta có những câu chuyện kể về truyền thuyết linh thiêng được minh họa bằng các hoạt động được thực hiện trong nghi lễ. Hiawatha, hoặc Nanibozho như là tên thực sự của ông ta, có một người anh em, trong khi trượt băng qua hồ đã bị kéo đi bởi các linh hồn ma quỷ và cái chết. Sau khi người anh hùng than khóc sẽ xuất hiện linh hồn của người anh với một hòn than sống. Điều này được giao cho Hiawatha và anh ta nói rằng đó là một biểu tượng của sự sống đời và rằng anh ta phải tạo thành Grand Medicine Lodge để gìn giữ những tia lửa sống. Câu chuyện này bây giờ là một phần quan trọng của các nhà nghi lễ.

Một trong những câu hỏi gây tranh cãi rất lớn giữa các nghiên cứu văn học dân gian hiện nay là: Trong số những điều này cái nào xuất hiện trước? Trước tiên đã có một nghi lễ và sau đó là một huyền thoại để hỗ trợ các nghi lễ, hoặc là nghi lễ được sáng tạo ra để minh họa cho câu chuyện? Dường như với tôi rằng những suy đoán như thế này là vô ích. Nó cũng có thể được hiển thị giữa lịch sử các dân tộc như người Hy Lạp và những câu chuyện cổ phương Đông có khi được sáng tạo để minh họa cho các nghi lễ có từ trước. Và chúng ta không thể kết luận rằng đây là một kinh nghiệm phổ quát hay nó là điển hình của người nguyên thủy. Lễ Phục sinh có trước hay câu chuyện minh họa cho nghi lễ? Những người lo lắng quá độ về mối quan hệ tương hỗ của nghi lễ và huyền thoại cũng liên quan đến những cố gắng làm cho ranh giới giữa huyền thoại và nghi lễ rõ ràng hơn. Tôi chắc rằng không có đường ranh nào như vậy được vẽ ra và chắc chắn không ai trong chúng ta có thể được bất kỳ nhóm người nguyên thủy công nhận khi chỉ ra những ranh giới ấy. Với mục đích thực tiễn, chúng ta có thể nghĩ rằng huyền thoại như là một câu chuyện về các vị thần, các anh hùng và sự khởi đầu của mọi thứ, nhưng tất cả những câu chuyện của các nhóm thời kỳ tiền văn tự được lấp đầy bằng các anh hùng và thế lực siêu nhiên, và khó có thể nói rằng nơi nào trong thế giới nơi người anh hùng ra đi và thế giới ngày nay bắt đầu.

Một số chất liệu và chức năng của những câu chuyện của người nguyên thủy và trong nhiều khía cạnh, những câu chuyện của tất cả những người mù chữ đã được thừa nhận. Những câu chuyện truyền miệng có đặc trưng khác biệt gì với những tác phẩm thành văn khi những câu chuyện truyền miệng bị lu mờ trong nền văn minh của chúng ta?

Khi chúng ta bắt đầu khảo sát nhiều yếu tố lớn của văn học, nghĩa là cho thính giả chứ không phải cho độc giả, chúng ta nhận thức những đặc trưng nhất định được quyết định bởi môi trường của văn học truyền miệng. Điều này thực sự đúng với truyện thơ, loại truyện làm nền tảng cho những tác phẩm sử thi vĩ đại của chúng ta, vì cả hai đều có thuộc về một loại và hiện tại đều cần bảo tồn. Cần phải nhớ rằng nền văn học truyền miệng được lưu truyền bởi một ai đó, và rằng những người kể chuyện đã học được những gì mà anh ta đang kể từ một người khác. Anh ta biết rằng tuân thủ truyền thống là giá trị cao nhất trong tất cả các phẩm chất của người kể chuyện hay nghệ nhân hát kể sử thi. Nếu có thể, anh ta phải truyền tải nó như lúc anh ta được nghe.  Điều này đòi hỏi một trí nhớ phi thường. Chỉ xem xét các nghi lễ dài của các Navaho, nếu chép ra có khi lên tới hàng trăm trang in. Những nghi lễ này được tái hiện bằng trí nhớ và sẽ không có hiệu quả trừ khi họ nhớ phải nhớ thật chính xác. Những bài thơ của Homer, vì vậy, cũng được tiếp tục bởi những ca sĩ ít nhất hai hoặc ba thế kỷ. Và chúng ta biết hiện nay ở Nam Tư những bài sử thi dài như Iliad hay Odyssey cũng được kể hoàn toàn bằng trí nhớ. Tôi đã từng nghe những câu chuyện kéo dài hàng giờ ở Tây Ireland và nó đã được bảo đảm bởi những bản ghi âm của toàn bộ câu chuyện trong thời gian dài để minh chứng rằng người kể chuyện nhớ chính xác những điều họ đang kể.

Với loại trí nhớ tự nhiên đó, văn học truyền miệng cần có một cách thức để có thể hỗ trợ người kể chuyện. Vì vậy, chúng ta tìm thấy trong tất cả những câu chuyện và những bài thơ một số lượng lớn của sự lặp lại. Tình huống giống nhau mang lại mô tả tương tự. Mở đầu và kết thúc cùng một cách. Phần lớn được lặp đi lặp lại đúng nguyên văn. Những ai đã nghiên cứu Hy Lạp trong trường học sẽ rất vui khi chúng ta phải đọc toàn bộ những trang của Homer mà sự lặp đi lặp lại của một điều gì đã được tìm ra ngày càng nhiều lên. Những yếu tố của truyện nguyên thủy và truyện dân gian chưa bao giờ được nghiên cứu kỹ lưỡng hoàn toàn bằng công thức hóa nhưng hiện nay chúng ta biết được từ những nỗ lực của Giáo sư Lord của Harvard khi chỉ ra công thức hóa và nhiều công thức trong sử thi Nam Tư và một ít bài thơ của Homer. Vì thế, tất cả những câu chuyện dân gian luôn có sự lặp lại và có các công thức. Các công thức mở rộng vượt ra ngoài ngôn ngữ đơn thuần, bởi vì bản thân các nhân vật sẽ trở nên rập khuôn. Chỉ có tương phản sắc nét như người da đen và người da trắng xuất hiện trong những câu chuyện như vậy. Thực ra đặc trưng này gần như là thiếu. Tính hiện thực ít khi xuất hiện trong bất kỳ câu chuyện nào, nhưng sự phóng đại vô lý, diễn biến siêu nhiên của tất các các thể loại, thường không có động cơ. Ngay cả trong những câu chuyện bán tinh vi như Đêm Ả Rập thì thực tế tất cả những phẩm chất này vẫn còn hiện diện. Tôi nghĩ rằng có thể dễ dàng tìm thấy những ngoại lệ cho vài thứ tôi đã nói về đặc trưng của văn học truyền miệng: một người có thể đưa ra lời giải thích đáng chú ý, và đôi khi tẻ nhạt, về động cơ trong các câu chuyện của Kota của Ấn Độ. Nhưng phần lớn các câu chuyện nguyên thủy đều thiếu động cơ phù hợp.

Đối với các bài hát của người nguyên thủy, chúng bao gồm văn bản nhỏ và gần như là tất cả âm nhạc, và sự quan tâm nhất dành cho nhạc sĩ. Bên cạnh các bài hát về tình yêu, chiến tranh hay ma thuật, có một số tác phẩm mà chúng tôi chỉ có thể gọi là bài thánh ca. Như vậy là lời cầu nguyện – bài hát của Papago và Kinh thánh đã được đề cập trong các nghi lễ Navaho. Chúng có nhiều điểm chung với các bài thơ trong Cuốn sách của người chết Ai Cập, với sự lặp lại, họ nói nhiều cụm từ giống nhau, hơn và hơn thế nữa, các kiểu của sự lặp lại như Chúa Giêsu bị kết án tại Israel và vẫn còn là một phần trong nghi thức của Giáo hội chính thống Nga.

Điều gì sẽ xảy ra với các hình thức sơ khai như câu chuyện dân gian truyền miệng và bài thơ truyền miệng khi họ đang có trong tay một người mù chữ trong nền văn minh của độc giả và nhà văn? Có một sự khác biệt, thực sự, giữa các tác phẩm văn học của người nguyên thủy và nông dân ở châu Á và châu Âu? Nhiều sự khác biệt dĩ nhiên tồn tại, nhưng không ai trong trong số này thực sự sâu sắc. Những câu chuyện dân gian của nông dân châu Âu có các đặc điểm hình thức giống như những câu chuyện của người nguyên thủy, nhưng nói chung, chúng có kết thúc chặt chẽ hơn, có động cơ tốt hơn, có những kiểu mở đầu, nội dung và kết thúc mà Aristotle xác nhận.  Mặt khác, những câu chuyện tinh tế của nông dân của các dân tộc phương Đông cực kỳ khó để chỉ ra những phác thảo. Trừ khi chúng được vay mượn trực tiếp từ châu Âu, chúng có thể được kể dông dài triền miên và dường như không có lý do. Một câu chuyện được kể ở Ấn Độ có vẻ không có mẫu dạng, nhưng trường hợp tương tự được tìm thấy ở châu Âu và nó có kết cấu rõ ràng. Chúng ta có một trường hợp pha tạp của một câu chuyện Ấn Độ khi truyền đến châu Âu và đảm nhận mẫu dạng hay chúng ta chỉ nhận thấy sự tan rã của một câu chuyện châu Âu khi tìm đường đến Ấn Độ? Có lẽ những câu chuyện dân gian hay nhất hiện nay trong văn hóa phương Tây của chúng ta có thể tìm thấy ở Ireland, nơi chúng vẫn bảo lưu bởi các nghệ nhân – người đã học chúng trong nhiều năm từ một người thầy mà người thầy này lại được học từ một bậc thầy khác. Khi chúng du nhập vào lục địa của chúng ta ở cả miền Bắc và miền Nam, những câu chuyện dân gian châu Âu có xu hướng thoái hóa. Những điều kiện của người nông dân, mù chữ nhưng họ thường được phú cho những khả năng, còn thiếu ở Hoa Kỳ cũng như ở hầu hết các phần còn lại của nước Mỹ. Những câu chuyện như vậy chắc chắn là những di vật và người ta phải đến một nơi xa xôi để tìm chúng. Chúng thường rất thú vị khi được tìm thấy, nhưng chúng thú vị như là những di vật và không phải là phần quan trọng của nền văn hóa chúng ta.

Khi nói về văn học cho người mù chữ, tôi hy vọng đã không gây ra ấn tượng nào về sự tách biệt giữa người biết chữ và mù chữ. Những khác biệt được làm nhòa đi qua nhiều quá trình chuyển đổi. Một số hình thức văn học đóng vai trò là cầu nối cho khoảng cách này. Có lẽ thú vị nhất cho tất cả những điều này là sử thi, còn gọi là sử thi dân gian - đặc biệt là Iliad và Odyssey. Những bài thơ của Homer ban đầu tất cả đều  truyền miệng và chúng vẫn như vậy trong nhiều thế kỷ trước khi chúng được ghi chép lại tại Athens. Sau khi công việc phân tích được chú ý thực hiện trên các sử thi Nam Tư vẫn được hát kể ở Serbia và Macedonia, hình thức truyền miệng trong thơ của Homer không hề bị từ chối. Có hay không những anh hùng ca trước Homer kể về cuộc chiến thành Trojan hoặc có thể là những cuộc phiêu lưu của một anh hùng như Odysseus? Mặc dù nhấn mạnh khả năng sáng tạo của nhà thơ – người nối kết các sử thi lại với nhau, dường như với tôi đã có đủ bằng chứng về một xã hội, trong đó những bài ca truyền miệng về người anh hùng vẫn được hát và rằng thời gian, nơi chốn đang chờ những người thầy vĩ đại xuất hiện và kết nối chúng thành một sử thi kéo dài. Ở Phần Lan, cũng đã có và có hàng trăm anh hùng ca. Chúng được tập hợp lại hơn một thế kỷ trước và được cố ý đưa vào một sử thi được gọi là Kalevala. Những bài ca truyền miệng có thể được nghiên cứu ngược lại trong Kalevala, nhưng chúng không còn được sáng tác. Chúng được ghi chép lại và sử thi cũng được chép lại, mặc dù nó phản ánh ngôn ngữ truyền miệng, nó không còn là một bài thơ dài được học thuộc và được truyền từ ca sĩ đến người nghe.

Ở Nga có tồn tại một truyền thống trực tiếp từ các bài hát sử thi. Dựa trên các sự kiện trong lịch sử Nga, nhiều sử thi trong số đó đã ngàn năm tuổi. Các ca sĩ, tuy nhiên, thường là mù chữ và họ sáng tác với một phong cách hoàn toàn công thức hóa. Không những thế chúng còn khác nhau ở nhiều khía cạnh như đã đề cập trong bài hát sử thi của Macedonia. Khi được chép ra, chúng sẽ trở nên giống như các bài hát sử thi Phần Lan và Kalavela, cố định và rập khuôn chăng? Và dường như nó có vẻ thích hợp với quá trình xóa mù chữ sẽ xảy ra. Có một xu hướng thiên về việc ghi chép thành văn bản và chúng ta ghi lại nhiều hơn và nhiều hơn nữa những câu chuyện truyền miệng rồi đặt chúng vào các thư viện. Truyền thống kể chuyện truyền miệng sống động trong nền văn hóa của chúng ta có xu hướng cạn dần.

 Suốt 2000 năm nay, văn học dân gian đã bị ảnh hưởng bởi văn học viết. Những câu chuyện đã nghe từ dân gian có thể được tiếp tục phát triển, bởi Apuleius trong trường hợp Cupid và Psyche trong thế kỷ thứ hai của thời đại chúng ta, và sau đó chúng có thể một lần nữa được truyền miệng, hoặc bằng hình thức văn bản có thể chỉ là một trong hàng trăm phiên bản khác nhau. Chắc chắn bộ sưu tập tuyệt vời được ấn hành của Basile, Perrault hoặc Grimm đã ảnh hưởng đến truyền thống của những câu chuyện của chúng ta ở châu Âu theo một cách cố định. Ngày nay, trong một bộ phận lớn của thế giới phương Tây, văn học dân gian chỉ đơn thuần là một sự tồn tại và như một điều thú vị để các học giả khôi phục nó trước khi nó hoàn toàn biến mất. Hoặc bảo tồn nó trở thành một vấn đề của chủ nghĩa lãng mạn, chỉ đơn thuần là một sự nhiệt tình trong một hình thức đơn giản, cái mà khác với những gì chúng ta gặp hàng ngày. Tất cả các nghiên cứu văn học dân gian đều có ít nhất một điểm cần phải xem xét, rằng phải nhìn chúng trên nhiều khía cạnh nếu chúng không thể cứu vãn những phần còn lại của một truyền thống chết.

Nhưng sẽ không phải làm gì để hoài niệm về những điều này, thế kỷ của kinh nghiệm, liên kết đã khiến chúng ta quen thuộc với trang viết hoặc in và tạo ra một thế giới khác của tư duy và phong cách văn học. Sau khi người Hy Lạp đã chỉ ra những sắc thái tốt của các biểu thức ngôn ngữ, thứ ngôn ngữ nổi bật của họ cho phép để lại tác phẩm cố định ở mọi thời điểm trên da hoặc bản giấy cói. Giới trí thức phương Tây chúng ta không bao giờ quay trở lại nền văn học cổ của tổ tiên hay hàng xóm mù chữ của mình vì nó luôn biến đổi, luôn vận động. Dù những bước lùi của văn hóa, của sự ngu muội và hèn hạ, chúng ta là những người kế thừa của 3000 năm.

Nếu chúng ta hiểu văn học một cách đúng đắn, tuy nhiên, chúng ta nên biết đất từ đâu mà có - nó đã tăng trưởng dài hàng trăm và hàng ngàn năm khi con người nói chuyện, hát, lắng nghe và lưu giữ lại những gì họ đã nghe trong trí nhớ. Người này sang người khác, thế hệ này sang thế hệ khác, từ thông minh đến ngu ngốc hay từ ngu ngốc đến thông minh - để lời nói của hai ngàn năm là sự tồn tại có trước biến mất, hay thay đổi. Như văn chương không bao giờ coi đối tượng là chính nó, là văn bản cuối cùng. Nó tạo ra những  sản phẩm tuyệt vời, tuyệt vời theo cách riêng của chúng, nhưng không phải trong chúng ta. Bước tiến lớn hướng tới sự hoàn thiện nghệ thuật trong văn học chỉ đến với văn bản viết.

Ai là người chịu trách nhiệm sáng tác văn học bất thành văn? Trong hầu hết các trường hợp, chúng ta không thể biết tất cả. Những người xuất sắc này chắc chắn là luôn tồn tại. Các nhà thơ trước Homer của một ngàn năm là ai? Họ là linh mục? Kẻ lang thang? Hoặc chỉ thiên tài địa phương? Một ngày nào đó, có lẽ, chúng ta sẽ biết nhiều hơn về lịch sử của nhà thơ, về các nghệ sĩ và vị trí của họ trong nền văn hóa thế giới. Và nhiều lịch sử như vậy sẽ giải quyết vấn đề văn học cho người mù chữ.

Người dịch: Nguyễn Ngọc Chiến

(NCS Văn học Việt Nam, Trường ĐH KHXH và NV TP. HCM)

Nguồn: Comparative literature: method anh perspective edited by Newton P.Stallknecht and Horst Frenz;  Publisher: Southern illinois University Press. Place of Publication: Carbondale, il. Publication year: 1961. Page Number: 171-188.

Chú thích:

CF.E.B. Tyler, Văn hóa nguyên thủy, 2 vols. (London, 1871, và New York, năm 1958); AS Mackenzie, Sự phát triển của văn học (New York, 1911); Francis B. Gummere, Khởi đầu của thơ (New York, 1901); Bronislaw Malinowski, Những vườn san hô và ma thuật của họ (New York, 1935) và Thần thoại trong tâm lý nguyên thủy (New York, 1926), Stith Thompson, Truyện của thổ dân da đỏ ở Bắc Mỹ (Cambridge, Massachusetts, 1929) và Bảng chỉ dẫn motif của văn học dân gian, 6 vols. (Copenhagen và Bloomington, 1955-1958).

 

LITERATURE FOR THE UNLETTERED

Abstract

Discussing issues on literature for the unlettered, this article presents the evolution of folklore, accompanied with its principles and common characteristics such as oral tale-telling based on memory, formulisation, repetition... Consequently, the author distinguishes oral literature from written literature, indicating the similarities and differences between the Western and Oriental folklores.

Danh mục website