19042024Fri
Last updateThu, 18 Apr 2024 12am

Studies on Vietnamese and Korean Literature and Films

Vietnamese Literature

Sinology & Nom

Theater and Film

Linguistics

Vietnamese Folk Culture

Literary Theory & Criticism

Foreign Literatures & Comparative Literature

Lu Khe and the First Article Introducing Japanese Literature in Cochinchina

Sunday, 19 September 2021  |  Võ Văn Nhơn, Ngô Trà Mi

Lu Khe and the First Article Introducing Japanese Literature in Cochinchina

PGS.TS/ Assoc.Prof., Ph.D...

Loading...

Education

Dao Duy Anh – An erudite scholar and a respected educator

Dao Duy Anh – An erudite scholar and a respected educator

Saturday, 25 June 2016  |  Khoa Văn học

Abstract

Scholar and educator Dao Duy Anh had made outstanding contribution to our national culture. ...

Loading...

Vietnamese Cultural Links

Văn học Việt Nam ở Nhật Bản

Tuesday, 08 November 2016  |  KAWAGUCHI KEN’ICHI, Đoàn Lê Giang dịch

KAWAGUCHI KEN’ICHI

                     ...

Loading...

BA, MA, PhD. Theses

Narrative Art in Southern Novels before 1932

Narrative Art in Southern Novels before 1932

Tuesday, 21 February 2017  |  Phan Mạnh Hùng

(Summary)

Research Focuses and Expectations :

The studies the narrative art - the art of telling a stor...

Loading...

Calligraphy Club

Thu hứng

Thu hứng

Friday, 03 June 2016  |  Đỗ Phủ

Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm, 
Vu sơn, Vu giáp khí tiêu s&a...

Loading...

Hội thảo khoa học “Văn học và văn hoá tâm linh" tại Hà Nội

            Ngày 07 tháng 03 năm 2014 vừa qua, hội thảo khoa học “Thông báo khoa học ngữ văn 2014” với chủ đề: Văn học và văn hoá tâm linh do Viện Văhọc và Khoa Văn học và Ngôn ngữ (Trường Đại học KHXH và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM) tổ chức đã diễn ra tại Viện Văn học (Hà Nội). Ban tổ chức đã nhận được 82 báo cáo từ nhiều Viện nghiên cứu, trường đại học trong cả nước gửi về. Từ 82 báo cáo đó, BTC đã chọn ra hơn 40 báo cáo chính thức ở Hội thảo.

          Mở đầu là diễn văn khai mạc của PGS-TS. Nguyễn Đăng Điệp. PGS cho rằng: thế giới tâm linh “Là một thế giới có nhiều bí ẩn mà khoa học đến nay vẫn chưa thể giải thích hết được. Nhưng về cơ bản, có thể khẳng định, đó là thế giới gắn liền với niềm tin về những giá trị cao cả, thiêng liêng. Hướng đến tâm linh, con người kỳ vọng hướng tới những giá trị chân thiện mỹ”. Với ý nghĩa đó, Viện Văn học đã phối hợp với Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn tổ chức lựa chọn đề tài Văn học và Văn hóa tâm linh nhằm khơi gợi những hướng đi mới cho nghiên cứu văn học đồng thời đi sâu tìm hiểu đời sống tâm linh của những người văn, người thơ để giải mã nhiều hiện tượng, nhiều tác phẩm văn chương còn bỏ ngỏ.

           Sau đó, PGS-TS. Đoàn Lê Giang, Trưởng khoa Văn học và Ngôn ngữ đọc báo cáo đề dẫn. GS. Nguyễn Đình Chú trình bày báo cáo “Tôn giáo và văn học nghệ thuật”.

           Sau phiên toàn thể, Hội thảo chia ra làm 2 tiểu ban:

                      - Văn hoá tâm linh trong văn học dân gian và văn học trung đại (PGS-TS. Nguyễn Hữu Sơn, PGS-TS.Đoàn Lê Giang, PGS-TS. Nguyễn Hữu Hiếu, TS. Trần Thị Hải Yến chủ toạ; PGS-TS Nguyễn Công Lý, PGS-TS Vũ Thanh bình luận)

                     - Văn hoá tâm linh trong văn học VN hiện đại và văn học nước ngoài (PGS-TS Trương Đăng Dung, PGS-TS Trần Thị Phương Phương, NNC. Nhật Chiêu, PGS-TS. Lưu Khánh Thơ chủ toạ; PGS-TS Võ Văn Nhơn, PGS-TS. Trần Thị Thuận bình luận).

           Các báo cáo được lựa chọn chính thức ở hội thảo của giảng viên Khoa Văn học và Ngôn ngữ gồm các báo cáo của PGS-TS Trần Thị Phương Phương, PGS-TS Nguyễn Công Lý, PGS-TS Trần Thị Thuận, NNC Phan Nhật Chiêu, TS Lê Quang Trường, ThS Nguyễn Văn Hoài, ThS Phan Xuân Viện, ThS La Mai Thi Gia, ThS Đào Thị Diễm Trang, ThS Trần Tịnh Vy, ThS Đào Lê Na. Nhiều báo cáo được trình bày tạo được sự quan tâm mạnh mẽ của người tham dự, như: báo cáo của NNC Phan Nhật Chiêu (Tâm linh và huyền bí sắc dục), PGS-TS.Trần Thị Phương Phương (Thuyết tạo dựng Chúa và chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa (Trường hợp Maxim Gorky)), GS. Nguyễn Đình Chú và PGS-TS. Nguyễn Công Lý với đề tài Tôn giáo và văn học nghệ thuật,...

           Hội thảo Văn học và Văn hóa tâm linh đã kết thúc sau hai buổi làm việc nhưng lại mở ra nhiều hướng nghiên cứu từ chủ đề này.