19042024Fri
Last updateThu, 18 Apr 2024 12am

Studies on Vietnamese and Korean Literature and Films

Vietnamese Literature

Sinology & Nom

Theater and Film

Linguistics

Vietnamese Folk Culture

Literary Theory & Criticism

Foreign Literatures & Comparative Literature

Lu Khe and the First Article Introducing Japanese Literature in Cochinchina

Sunday, 19 September 2021  |  Võ Văn Nhơn, Ngô Trà Mi

Lu Khe and the First Article Introducing Japanese Literature in Cochinchina

PGS.TS/ Assoc.Prof., Ph.D...

Loading...

Education

Dao Duy Anh – An erudite scholar and a respected educator

Dao Duy Anh – An erudite scholar and a respected educator

Saturday, 25 June 2016  |  Khoa Văn học

Abstract

Scholar and educator Dao Duy Anh had made outstanding contribution to our national culture. ...

Loading...

Vietnamese Cultural Links

Văn học Việt Nam ở Nhật Bản

Tuesday, 08 November 2016  |  KAWAGUCHI KEN’ICHI, Đoàn Lê Giang dịch

KAWAGUCHI KEN’ICHI

                     ...

Loading...

BA, MA, PhD. Theses

Narrative Art in Southern Novels before 1932

Narrative Art in Southern Novels before 1932

Tuesday, 21 February 2017  |  Phan Mạnh Hùng

(Summary)

Research Focuses and Expectations :

The studies the narrative art - the art of telling a stor...

Loading...

Calligraphy Club

Thu hứng

Thu hứng

Friday, 03 June 2016  |  Đỗ Phủ

Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm, 
Vu sơn, Vu giáp khí tiêu s&a...

Loading...

Đừng để người ngoài định kiến

Gần 10 năm trước, trong một lần cùng con gái nhỏ của tôi đến nhà người bạn là giáo viên tiếng Việt ở Nhật Bản, tôi có gặp mấy học viên là cảnh sát Nhật ở đấy.

Một cậu học viên có vẻ quý bé gái nhà tôi nên nói thật thà thế này: “Cháu cố gắng đừng làm gì xấu ở Nhật để sau này lớn lên đến Nhật du học”. Tôi nghe vậy rất lấy làm phật ý, nhưng nghĩ lại người ta nói vậy vì thấy nhiều người Việt Nam phạm pháp ở nước ngoài.

Cũng thời gian ấy, tôi có đến dự một phiên tòa địa phương xử một nhóm người Việt chuyên ăn cắp hàng ở siêu thị. Những người ấy đến Nhật bằng đường biển, họ cũng có việc làm bán thời gian ở các công xưởng, nhưng thỉnh thoảng vẫn kéo nhau đi ăn cắp. Thấy cảnh một phụ nữ cùng dân tộc bị buộc dây vào bụng rồi bị cảnh sát dẫn ra, tôi thấy thật bất nhẫn và xấu hổ.

Gần đây số lao động hợp tác (tu nghiệp sinh) và du khách người Việt đến Nhật Bản ngày càng nhiều, nạn trộm cắp càng tăng. Theo thống kê của cảnh sát Nhật, số người Việt bị bắt vì tội trộm cắp chiếm đến 40% số người nước ngoài phạm tội này. Tới mức người ta đã phải viết bảng cảnh cáo bằng tiếng Việt ở siêu thị: “Ăn cắp vặt là phạm tội. Nếu ăn cắp vặt thì bị phạt tù dưới 10 năm. Ngay khi phát hiện ăn cắp vặt thì chúng tôi sẽ thông báo cho cảnh sát ngay lập tức. Camera phòng chống tội phạm đang hoạt động”.

Chúng ta vẫn tự hào người Việt Nam nổi tiếng là thông minh, hiếu học, cần cù, có ý chí... Nhưng chúng ta cũng không thể không lấy làm xấu hổ vì nhiều người nước ngoài vẫn có định kiến là người Việt thiếu văn minh: hay tranh giành, chen lấn, không biết xếp hàng; hay xả rác, khạc nhổ nơi công cộng; hay nói năng, ăn uống ồn ào, ăn buffet thì lấy rất nhiều rồi bỏ phí... Và nhục nhã nhất là hay ăn cắp. Tại sao vậy? Vì nghèo đói chăng (đói ăn vụng túng làm càn)? Vì quen thói chăng (ăn cắp quen tay ăn mày quen thói)? Hay vì giáo dục chưa kỹ? Hay pháp luật không nghiêm? Hay là người trên không gương mẫu? Có người lại cho rằng do dân ta thiếu niềm tin tôn giáo? Có người còn truy nguyên đến tận điều kiện tự nhiên, phong tục?...

Đúng mà cũng không hẳn thế! Chúng ta cũng không thiếu dẫn chứng ngược lại, có nhiều người lao động nghèo mà không tham: một anh tài xế taxi tìm trả bằng được đồ đạc quý cho khách, một chị bán ve chai trả lại hàng trăm triệu, hàng tỉ đồng cho người mất, đúng như đạo lý ông bà truyền lại: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

Trong khi đó có những trưởng phòng, giám đốc... ra nước ngoài lại bị bắt vì ăn cắp một cái dù, một cái kính ở cửa hàng. Gần đây nhất là vụ một thành viên phi hành đoàn của Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) bị tình nghi mang hàng mỹ phẩm, quần áo từ một đường dây ăn cắp tại các siêu thị ra khỏi Nhật Bản. Đây cũng không phải lần đầu. Còn nhớ năm 2009, một phi công cũng của Vietnam Airlines đã bị tòa án quận Saitama tuyên phạt 30 tháng tù cho hưởng án treo, với thời gian thử thách là 4 năm, đồng thời bắt nộp phạt 500.000 yen Nhật. Nghề làm tiếp viên hàng không hay phi công không thể nói là nghèo, thế tại sao lại còn đi tiêu thụ đồ ăn cắp?

Tôi nhớ trong Tự phán, Phan Bội Châu từng tỏ ra rất thán phục một người kéo xe ở Tokyo đã không tham lam, tìm cách trả đồ mà ông bỏ quên. 100 năm trước người Nhật đã không ăn cắp mà xây dựng nên một nước Nhật giàu mạnh. 100 năm sau người Việt Nam vẫn chưa hết được thói ăn cắp. Chúng ta không nên nghĩ thói ăn cắp là chuyện nhỏ, ăn cắp có thể trừ bỏ được dễ dàng. Chuyện người Nhật bắt được người Việt ăn cắp vặt, tố giác người Việt ăn cắp lớn... những chuyện đó có liên quan với nhau không? Và có liên quan đến hình ảnh đất nước đang bị làm xấu đi không?

Tất cả chúng ta, hãy đừng tiếp tục làm xấu mặt người Việt Nam hơn nữa!

Nguồn: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Thoi-su-suy-nghi/600241/dung-de-nguoi-ngoai-dinh-kien.html