16042024Tue
Last updateMon, 15 Apr 2024 12am

Studies on Vietnamese and Korean Literature and Films

Vietnamese Literature

Sinology & Nom

Theater and Film

Linguistics

Vietnamese Folk Culture

Literary Theory & Criticism

Foreign Literatures & Comparative Literature

Lu Khe and the First Article Introducing Japanese Literature in Cochinchina

Sunday, 19 September 2021  |  Võ Văn Nhơn, Ngô Trà Mi

Lu Khe and the First Article Introducing Japanese Literature in Cochinchina

PGS.TS/ Assoc.Prof., Ph.D...

Loading...

Education

Dao Duy Anh – An erudite scholar and a respected educator

Dao Duy Anh – An erudite scholar and a respected educator

Saturday, 25 June 2016  |  Khoa Văn học

Abstract

Scholar and educator Dao Duy Anh had made outstanding contribution to our national culture. ...

Loading...

Vietnamese Cultural Links

Văn học Việt Nam ở Nhật Bản

Tuesday, 08 November 2016  |  KAWAGUCHI KEN’ICHI, Đoàn Lê Giang dịch

KAWAGUCHI KEN’ICHI

                     ...

Loading...

BA, MA, PhD. Theses

Narrative Art in Southern Novels before 1932

Narrative Art in Southern Novels before 1932

Tuesday, 21 February 2017  |  Phan Mạnh Hùng

(Summary)

Research Focuses and Expectations :

The studies the narrative art - the art of telling a stor...

Loading...

Calligraphy Club

Thu hứng

Thu hứng

Friday, 03 June 2016  |  Đỗ Phủ

Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm, 
Vu sơn, Vu giáp khí tiêu s&a...

Loading...

Tạp chí Nghiên cứu văn học số 5-2014: Chuyên san "Văn học Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh toàn cầu hoá" của Khoa Văn học và Ngôn ngữ

Toàn cầu hoá là một quá trình lịch sử lâu dài, diễn ra một cách thầm lặng nhưng không thể đảo ngược được giữa các quốc gia, các cộng đồng cư dân khác nhau để nhân loại có thể xích lại gần nhau trong mái nhà chung là trái đất.  Đối với Việt Nam và Nhật Bản cũng như các dân tộc khác, toàn cầu hóa là cơ hội và cũng là thách thức. Trong bối cảnh toàn cầu hóa của thế kỷ 21, nhiều vấn đề đặt ra đối với văn hóa, văn học của mỗi nước mà trung tâm là vấn đề văn học Việt Nam và Nhật Bản đã và sẽ phát triển thế nào trong quá trình ấy? Những người làm nghiên cứu, phê bình văn học cần phải làm gì để góp phần vào sự phát triển đúng hướng của sáng tác và nghiên cứu, phê bình văn học trong tương lai?  

Trước yêu cầu ấy, tháng 12 năm 2013 Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM với tài trợ của Japan Foundation đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế Nghiên cứu văn học Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh toàn cầu hóa thế kỷ 21 (Studies on Vietnamese and Japanese Literature  in the Globalization Context of the 21st Century / 21世紀のグローバル化時代における日本とベトナム文学研究). Hội thảo cũng là một trong những chuỗi sự kiện kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản (1973-2013).

Từ hơn 50 tham luận được trình bày trong hội thảo (trong tổng số hơn 90 tham luận gửi đến), Tạp chí Nghiên cứu văn học và Khoa Văn học và Ngôn ngữ quyết định tổ chức chuyên san  Văn học Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh toàn cầu hóa. Ngay sau hội thảo các nhà nghiên cứu đã gấp rút chỉnh sửa, nâng cao chất lượng và thống nhất quy cách để tham gia vào số chuyên san này.

Số chuyên san này chọn lọc khoảng 10 tiểu luận nghiên cứu (một số bài sẽ tiếp tục giới thiệu trong số sau), mở đầu là bài viết có tính chất đề dẫn của Đoàn Lê Giang: Văn học Việt Nam và Nhật Bản trên con đường đi đến những giá trị toàn cầu, bài viết trình bày những nét khái quát về toàn cầu hoá trong lịch sử, điểm qua quá trình hội nhập vào văn học thế giới của văn học Việt Nam và Nhật Bản, và xu hướng phát triển của văn học hai nước hướng đến những giá trị toàn cầu.

Về văn học Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh khu vực Đông Á có các bài viết về thơ Thiền của Việt Nam và Nhật Bản (bài của Ngô Trà Mi), về thể loại từ Nhật Bản (bài Vũ Thanh Trâm), về kịch Noh (Nguyễn Ngọc Bảo Trâm).

Văn học Việt Nam và Nhật Bản trong quá trình toàn cầu hoá thế kỷ XX được nhiều tiểu luận quan tâm đến hơn. Imai Akio (Nhật Bản) trình bày về Tư tưởng và sáng tác văn học của Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế (1925-1940) ;  Võ Văn Nhơn đề cập đến thiên ký sự Hạn mạn du ký ghi chép về Nhật Bản và nhiều nước châu Á khác ; Nguyễn Thị Phương Thuý giới thiệu về văn học vô sản Nhật Bản ; Lê Ngọc Phương giới thiệu về một phong cách hiện đại Nhật Bản ; Trần Tịnh Vy đặt vấn đề về văn học di dân Việt, Nhật, Hoa ; Nguyễn Vũ Quỳnh Như thì trình bày về Xu hướng phát triển của thơ haiku trong xã hội Nhật Bản ngày nay.

Văn học và toàn cầu hoá là vấn đề rất lớn, khó có thể trình bày kỹ càng trong một số chuyên san. Chúng tôi chỉ hy vọng số chuyên san này như là gợi ý cho một hướng nghiên cứu và mong muốn nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học.

                                                                                           Tạp chí NCNH