19042024Fri
Last updateFri, 19 Apr 2024 10am

Bài viết mới nhất

Studies on Vietnamese and Korean Literature and Films

Vietnamese Literature

Sinology & Nom

Theater and Film

Linguistics

Vietnamese Folk Culture

Literary Theory & Criticism

Foreign Literatures & Comparative Literature

Lu Khe and the First Article Introducing Japanese Literature in Cochinchina

Sunday, 19 September 2021  |  Võ Văn Nhơn, Ngô Trà Mi

Lu Khe and the First Article Introducing Japanese Literature in Cochinchina

PGS.TS/ Assoc.Prof., Ph.D...

Loading...

Education

Dao Duy Anh – An erudite scholar and a respected educator

Dao Duy Anh – An erudite scholar and a respected educator

Saturday, 25 June 2016  |  Khoa Văn học

Abstract

Scholar and educator Dao Duy Anh had made outstanding contribution to our national culture. ...

Loading...

Vietnamese Cultural Links

Văn học Việt Nam ở Nhật Bản

Tuesday, 08 November 2016  |  KAWAGUCHI KEN’ICHI, Đoàn Lê Giang dịch

KAWAGUCHI KEN’ICHI

                     ...

Loading...

BA, MA, PhD. Theses

Narrative Art in Southern Novels before 1932

Narrative Art in Southern Novels before 1932

Tuesday, 21 February 2017  |  Phan Mạnh Hùng

(Summary)

Research Focuses and Expectations :

The studies the narrative art - the art of telling a stor...

Loading...

Calligraphy Club

Thu hứng

Thu hứng

Friday, 03 June 2016  |  Đỗ Phủ

Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm, 
Vu sơn, Vu giáp khí tiêu s&a...

Loading...

Bài thơ Những người làm chủ biển Đông

 1. Đêm ấy biển Nam yên tĩnh lắm!

Những chàng lính hải quân trực chiến ở trên tàu.

 

Sóng đã ngủ sau những ngày tất bật
Những làng chài cũng yên giấc từ lâu.
Nhưng đã từ lâu anh không sao ngủ được!
Có cái gì vu vơ như lửa đốt trong lòng.
Anh suy ngẫm, cố công tìm hiểu!
Càng kiếm tìm, lại càng thấy mông lung...
Rất có thể biển không yên tĩnh nữa.
Anh nhận ra điều này qua những áng mây tán loạn phía chân trời,
Qua những con tàu ma ẩn hiện.
Qua những váng dầu lan tỏa ngoài khơi.
Anh còn nhận ra điều này từ những dáng đi, từ sự im lặng đến dị thường và những câu chuyện thì thào không duyên cớ!
Từ những bức điện nhanh - úp mở
Từ những cái nhìn đau đáu phía đảo xa!

2. Dân tộc anh đi qua chiến tranh, đã từng hành quân từ thời tiền sử
Cái thời chưa rành rọt núi sông
Cái thời dân tộc anh còn gọi là Lạc Việt
Nguồn cội sinh ra bởi đấng Tiên Rồng.
Anh đã cố hình dung ra thời xa xưa ấy!
Cái thời kẽo kẹt đa đoan
Tổ tiên anh đi tìm đất sống!
Những bước chân loạng choạng giữa non ngàn.
Loạng choạng giữa non ngàn dân tộc anh lê gót, theo bầy chim Hồng Lạc dẫn đường.
Cả dân tộc cứ đi về phía biển
Cho tới khi tìm được quê hương...
Kể từ đây dân Lạc Việt chiếm cả vùng châu thổ
Khai phá bình nguyên thuộc sông Lam, sông Mã, sông Hồng...
Dân tộc anh đã đóng thuyền vượt biển
Và khai sinh ra Tổ quốc non sông!
Ôi, nước Việt mà anh yêu dấu
Hiền hòa ấm áp quanh năm.
Cây có mùi hương và trái thơm có vị
Lúa cấy vụ xuân thu hoạch hai lần
Mỗi năm nuôi bốn lứa tằm
Con gái thạo nghề canh cửi...
Một năm bốn mùa lễ hội
Con trai con gái đua thuyền...
Đất nước quanh năm bình yên
Ngôn ngữ chân thành, mộc mạc.
Người Lạc Việt cày trên đồng ruộng Lạc!
Dân Lạc trồng dâu khắp bờ bãi sông Dâu...
Lụa Lạc Việt làm nên trang phục Việt
Gái trai búi tóc trên đầu!

3. Cũng từ thuở hồng hoang, Tổ tiên anh đã xông ra biển cả.
Đó là những chàng trai Lạc Việt kiêu hùng.
Anh hình dung ra những chàng trai ấy:
Có dáng hùm beo, ngón chân cái giao nhau,
Họ nhuộm răng đen và thích ăn trầu!
Cho khác biệt với giống người phương Bắc.
Họ xăm trên mình những hình thù kỳ quặc
Đó là bức tranh người và thú hoan ca
Xông ra biển còn có cả lũ đàn bà con gái
háng rộng, ngực to, ngón chân cái giao nhau.
Họ nhuộm răng đen và thích ăn trầu!
Cho khác hẳn với giống người phương Bắc!
Anh sùng tín người đàn bà Lạc Việt
có cặp mắt đen như thể reo cười.
Họ đỏng đảnh như biển khơi, quyết liệt như biển khơi và cũng yêu như biển khơi quyết liệt!
Yêu đến mất hồn mà không thèm biết.
Yêu đến mê man trong suốt cả kiếp người!
Họ xông ra biển khơi
Dĩ nhiên không chỉ là kiếm sống!
Họ muốn thử sức mình trước trời cao, biển rộng.
Muốn đạp sóng đại dương, chém cá tràng kình.
Từ thuở sơ khai dân tộc của anh luôn sinh ra đàn bà mạnh mẽ.
Họ mang biểu tượng thiên nhiên và còn hơn thế
Họ được tôn vinh như các vị thần
Đạo thờ mẹ được hình thành như vậy
Đây là văn hóa tâm linh của riêng tổ tiên anh!

4. Trong những tháng năm các vua Hùng thịnh trị
Người Lạc Việt thường xuyên có mặt ngoài khơi
đưa kỹ nghệ đúc đồng đến nhiều hải đảo!
Họ băng qua hiểm nguy, gió bão.
Dũng mãnh như những thánh thần.
Họ chính là bản trường ca bất tử - bản trường ca đầu tiên của tổ tiên anh!
Bằng cai trị nhân tâm và bằng cả tâm linh
Các vua Hùng làm sáng lòa xứ sở
Trên con đường đi tìm tơ lụa
Những thuyền buôn phương Tây đã dò tới Long Biên
Cái hải cảng phương Đông duy nhất
Cái hải cảng vô cùng sầm uất
Đưa lụa sông Dâu tới đỉnh địa cầu.
Nước Lạc Việt phồn thịnh của anh làm lóa mắt các triều vua đất Bắc.
Đây là cái cớ duy nhất, là nguyên do duy nhất cho các cuộc xâm lăng!
Dưới gót giày ngoại xâm
Trống Đông Sơn bị nghiền làm gươm giáo!
Lụa sông Dâu không còn may xiêm áo
Người Việt quanh năm phải đóng khố, cởi trần...
Đất Lạc Việt hằng năm
Phải đóng thuế hơn trăm vạn hộc
Gạo Lạc Việt nuôi sống dân phương Bắc.
Người Lạc Việt phương Nam chết đói đầy đường!
“Con giun xéo lắm cũng quằn”
Dân Lạc Việt có câu ca ấy
Người Lạc Việt cùng nhau nổi dậy chống quân nô dịch, cứu non sông.
Năm Nhâm Dần, trên mặt trận biển Đông,
Hải quân Hán bị đánh tan bởi 
Gia Hưng Trần Quốc
- Nữ đô đốc phụng sự vua Trưng
Tướng Đoan Chí cùng đạo quân xâm lược bị tiêu vong bởi cô gái quần hồng!
Anh đã đến viếng đền Bà ở làng Hoàng Xá!
Anh đã thắp nhang để tưởng niệm bà!
Sự oanh liệt khởi đầu của nàng đô đốc làm rạng danh hải quân núi sông ta!
Anh cũng đến viếng Đức thánh Trần tại đền Kiếp Bạc,
Hình dung ra trận đại chiến thủy quân trên biển Vân Đồn
Văng vẳng đâu đây có tiếng trống đồng và tiếng hò reo của quân Nam tràn lên thuyền gặc, dùng câu liêm giật đứt dây buồm.
Lính cảm tử buộc quanh người những bao thuốc súng
rồi biến thành ngọn lửa trào tuôn.
Đêm ấy, bình minh trên biển Đông dường như đến sớm.
Lửa làm cho trời đất rực hồng
Thuyền giặc cháy, hóa thành Bãi Cháy
Xác giặc trôi làm nghẽn mọi dòng sông.
Nhiều thế kỷ trôi qua,
Những trận đánh trên biển Đông còn làm bấn loạn người phương Bắc!
mới nghe tiếng trống đồng gióng lên, sợ bạc cả mái đầu! (*)

 

 

5. Vào những thế kỷ sau
Tổ tiên anh đã làm chủ biển Đông
Đưa binh sĩ tới hàng trăm đảo nhỏ
Những người đi vào bão tố
Mang theo dây nhợ, nẹp tre.
Chết thì bó thây, thả trôi trên biển
Hồn xác sẽ theo sóng nước mà về!
Trong ba trăm năm cuối cùng của thế kỷ hai mươi,
Tổ tiên anh đã dựng bia chủ quyền và đặt tên cho hàng trăm đảo nhỏ.
Hằng năm cử người trấn giữ
Nhập vào lãnh thổ Việt Nam!
Ôi! Vạn Lý Trường Sa hay Bãi Cát Vàng
Chính là nước tôi, làng tôi trong đó!
Tôi trong non sông,
Trong tôi - xứ sở
Xứ sở và tôi hòa quyện đến muôn đời.

6. Cái thời dã man đã qua rồi!
Nhưng tính dã man vẫn còn đâu đó.
Những cuộc tranh giành mở mang lãnh thổ
Đang diễn ra âm ỉ, từng ngày!
Có thể đêm nay, cũng có thể ngày mai những đụng độ sẽ diễn ra trên biển!
Anh đứng lặng đón từng tia gió sớm, lắng nghe từng giọt sương rơi.
Trong khoang tàu lạo xạo tiếng pin sôi
Thằng bạn anh đang cặm cụi vẽ bản đồ Tổ quốc
Nhiều hòn đảo còn chìm trong nước
Nhưng phần hồn đã đập ở trong anh.
Ôi nước Việt mà tổ tiên để lại!
Đẹp như một nàng tiên cá, đội nón lá, lưng ong!
Cái cơ thể nõn nà hây hẩy
Cứ thơm tho những cỏ nội hương đồng
Cứ ăm ắp những bờ xôi, ruộng mật làm cho anh yêu mến đến hư không...
Nếu phải đánh cho trường tồn đất nước
Có hề chi với chí khí Lạc Hồng...
Nếu có chết xin làm ma nước Việt
Để muôn đời ôm ấp lấy non sông.

Mùa xuân, 1988-2010

_______

(*) Nguyên văn “Đồng cổ thanh trung bạch phát sinh” - thơ Trần Phu, sứ thần nhà Nguyên.

Thơ VĂN LÊ (trích)

 

 

 

LTS: Trích đăng lại bài thơ cũ trong dòng thời sự nóng bỏng của hôm nay, Tuổi Trẻ cũng được nhà thơ Văn Lê gửi thêm một câu chuyện bây giờ mới kể về những tháng ngày bi tráng ấy.

Số phận một bài thơ

 

Vào những ngày cuối cùng tháng 2-1988, bầu trời u uẩn và buốt giá một cách kỳ lạ. Tuy vậy, cái lạnh ngoài trời không thấm vào đâu so với cái lạnh tê tái khi tôi được bạn bè rỉ tai cho biết là Trung Quốc đã xua quân xâm chiếm một số đảo và bãi đá ngầm thuộc chủ quyền của Việt Nam ta trên quần đảo Trường Sa. Cụ thể:

 

Ngày 31-1-1988 chúng chiếm đảo đá Chữ Thập. Ngày 18-2 chiếm Châu Viên. Ngày 26-2 chiếm Ga Ven. Ngày 28-2 chiếm Huy Gơ. Sự việc Trung Quốc ngang nhiên chiếm đóng một số đảo và bãi đá ngầm tại quần đảo Trường Sa của ta làm cho tôi bị sốc, tâm thần bàng hoàng, không sao yên lòng cho được.

Trước tình hình nghiêm trọng ấy, để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, Đảng ủy và Bộ tư lệnh Hải quân quyết định đưa quân ra đóng tại các đảo như: Tiên Nữ, Đá Lát, Đá Lớn, Đá Đông, Tốc Tan và Núi Le, bước đầu ngăn chặn được hành động mở rộng phạm vi lấn chiếm của Trung Quốc sang các đảo lân cận.

Đồng thời, Bộ tư lệnh Hải quân quyết định đưa lữ đoàn số 146 và trung đoàn công binh số 83 đóng giữ các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao và giao cho lữ đoàn vận tải 125 đưa lực lượng ra đảo thực hiện nhiệm vụ. Mật danh của chiến dịch là “Chủ quyền 88”.

Tôi có mặt ở Cam Ranh vào ngày 11-3-1988 để tiễn chân đồng đội của mình ra làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Tổ quốc tại quần đảo Trường Sa. Chờ cho các chiến sĩ thuộc lữ đoàn 146, trung đoàn công binh 83 và bốn chiến sĩ thuộc Cục Đo đạc bản đồ xuống tàu HQ 604 và HQ 505 khởi hành, tôi mới quay về Nha Trang. Những ngày sau đó tôi thường ra biển nhìn về phía đông, phía Trường Sa, nơi bạn bè và đồng đội của tôi ra làm nhiệm vụ tại đó với một tâm trạng nôn nóng, bồi hồi. Chờ cho xúc cảm lắng đi, tôi ngồi vào bàn viết bài thơ dài Những người làm chủ biển Đông.

Bài thơ được viết xong, nhưng phải mất tới 22 năm sau, mới được ra mắt bạn đọc lần đầu trên tạp chí Văn Nghệ Quân Đội nhân kỷ niệm ngày 30-4-2010. Sau đó, được NXB Quân Đội Nhân Dân chọn đưa vào tập thơ Vé trở về của tôi, ấn hành tháng 9-2013. Số phận của bài thơ cũng bồng bềnh như thời tiết vậy.

Còn những đồng đội của tôi, mãi tới sau này tôi mới được biết trong cuộc chiến đấu chống quân Trung Quốc đổ bộ lên đảo Gạc Ma, nhiều người đã anh dũng hi sinh. Ngày đó, 14-3-1988.

VĂN LÊ 

 

Nguồn: http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/615097/bai-tho-nhung-nguoi-lam-chu-bien-dong.html?fb_action_ids=858270287535585&fb_action_types=og.likes