Hội thảo “Sự tiếp thu tư tưởng lý luận văn nghệ nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX”

HỘI ĐỒNG LLPBVHNT TW                                                       CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BAN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: MS ĐTQG.2014-G/04                                        Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                                                                                                                - &-

THƯ MỜI HỘI THẢO

“SỰ TIẾP THU TƯ TƯỞNG LÝ LUẬN VĂN NGHỆ NƯỚC NGOÀI

VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX”

 

Nhằm tích cực triển khai đề án “LÝ LUẬN VĂN NGHỆ VIỆT NAM: THỰC TIẾN VÀ ĐỊNH PHƯỚNG PHÁT TRIỂN”, Ban Chủ nhiệm đề tài ĐTQG.2014-G/04 trân trọng kính mời các nhà nghiên cứu, phê bình văn nghệ, các nhà văn, nhà thơ, các đạo diễn  sân khấu, điện ảnh tham gia viết bài tham luận Hội thảo với chủ đề: “Sự tiếp thu tư tưởng lý luận văn nghệ nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX”.

Hội thảo dự kiến sẽ tổ chức vào cuối tháng 9/2014, tại trụ sở Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trung ương, số 175 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.                  

Bài vở tham luận xin gửi về Ban Tổ chức Hội thảo theo địa chỉ: 

                                         This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

                           hoặc:     This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Trân trọng.

 

                                                                           Hà Nội, Ngày 01/8/2014

                                                                                 Chủ nhiệm đề tài

 

 

 

                                                                                 PGS, TS La Khắc Hoà

 

 

NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ THỂ VIẾT BÀI CHO HỘI THẢO

“SỰ TIẾP THU TƯ TƯỞNG LÝ LUẬN VĂN NGHỆ NƯỚC NGOÀI

VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX”

1. Việc dịch thuật, quảng bá các tác phẩm văn học và nghiên cứu văn học Pháp ở Việt Nam giai đoạn 1900-1945.

2. Sự hình thành khái niệm “văn học” (“littérature”) theo tinh thần hiện đại phương Tây ở Việt Nam giai đoạn 1900-1945.

3. Quan niệm đặc trưng của văn học như một hiện tượng thẩm mĩ ở giai trong đoạn 1900-1945: từ phương Tây đến Việt Nam.

4. Quan niệm văn học như hình thái ý thức xã hội và tính giai cấp của văn nghệ giai đoạn 1900-1945: từ châu Âu đến Việt Nam.

5. Quan niệm “nghệ thuật vị nghệ thuật”, “nghệ thuật vị nhân sinh” ở giai đoạn 1900-1945: từ phương Tây tới Việt Nam.

6. Sự hình thành quan niệm về thơ hiện đại qua sự tiếp thu tư tưởng văn nghệ Âu – Mĩ vào Việt Nam giai đoạn 1900-1945.

7. Sự hình thành quan niệm về tiểu thuyết hiện đại qua sự tiếp thu tư tưởng văn nghệ Âu-Mĩ giai đoạn 1900-1945: từ Phạm Quỳnh tới Thạch Lam, Vũ Bằng.

8. Sự hình thành các khái niệm “phóng sự”, “tản văn”, “tạp văn” qua sự tiếp thu tư tưởng văn nghệ Âu-Mĩ giai đoạn 1900-1945.

9. Chủ nghĩa lãng mạn trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX.

10. Chủ nghĩa tượng trưng trong thơ Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX.

11. Chủ nghĩa siêu thực trong thơ Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX.

12. Quan niệm “văn học bình dân” và chủ nghĩa “tả chân hiện thực” trong sáng tác và phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX.

13. Ảnh hưởng của Gustave Lanson đối với Nguyễn Đổng Chi, Dương Quảng Hàm, Ngô Tất Tố, Kiều Thanh Quế, Lê Thanh và sự hình thành khái niệm “lịch sử văn học”, “tiến trình văn học” trong các bộ lịch sử văn học đầu tiên của Việt Nam.

14. Sự hình thành khái niệm “phê bình văn học” và quan niệm về phê bình theo tinh thần hiện đại phương Tây ở thế hệ các cây bút đầu tiên nửa đầu thế kỉ XX.

15. Saint Beuve và phương pháp tiểu sử trong phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX.

16. H. Taine và phương pháp văn hoá lịch sử trong phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX.

17. Ảnh hưởng của Ch. Baudelaire, A. France và phê bình ấn tượng chủ nghĩa trong phê bình Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX.

18. Xã hội học văn học trong phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX.

19. Ý niệm về khoa nghiên cứu văn học và nghiên cứu so sánh văn học trong các công trình của Phạm Quỳnh và Dương Quảng Hàm.

20. “Tân thư” và văn thơ yêu nước – cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX.

21. Sự hình thành khái niệm “Lí luận văn học” trong Văn học khái luận của Đặng Thai Mai từ ảnh hưởng của lí luận mác-xít Trung Hoa.

22. Tư tưởng văn nghệ mác-xít Trung Hoa và Đề cương văn hoá (1943) của Trường Chinh.

 

 

Danh mục website