Trường ĐHKHXH&NV và Trường ĐH Reitaku-Nhật Bản giới thiệu sách Kinh tế & Đạo đức thời hiện đại

Ngày nay, văn hóa doanh nghiệp doanh nghiệp Nhật Bản trở thành mô hình mẫu cho thế giới trong đó việc xác nhận tư tưởng đạo đức và kinh doanh là một, chính là điểm khác biệt của công ty Nhật Bản với công ty các nước khác.

Sáng ngày 4-11-2014, Trường ĐHKHXH&NV–ĐHQG-HCM đã tổ chức buổi giới thiệu ấn phẩm “Kinh tế & Đạo đức thời hiện đại”, do Nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành. Cuốn sách là sản phẩm hợp tác giữa Trường ĐHKHXH&NV-ĐHQG-HCM và Trường ĐH Reitaku-Nhật Bản cùng tổ chức bản thảo, cùng phát hành với phiên bản song ngữ Nhật-Việt. Đến tham dự buổi giới thiệu ấn phẩm, về phía ĐH Reitaku có sự hiện diện của GS. Nakayama Osamu – Hiệu trưởng; GS. Horiuchi Kazunobu – Khoa Kinh tế; GS. Masamune Suzuka - Khoa Ngôn ngữ Nhật Bản. Về phía trường ĐH KHXH&NV có sự hiện diện của PGS.TS Võ Văn Sen, Hiệu trưởng; PGS.TS Lê Giang, Trưởng khoa VH & NN; ThS. Trần Thị Kim Anh, Phó trưởng phòng QLKH&DA; TS. Huỳnh Trọng Hiền, Phó trưởng BM. Nhật Bản học cùng đông đảo các nhà nghiên cứu, các sinh viên ngành Nhật Bản học. 


GS. Nakayama Osamu phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Việt Thành

GS. Nakayama Osamu gửi lời chân thành cảm ơn đến PGS.TS. Võ Văn Sen vì sự hỗ trợ của ông trong các việc thắt chặt mối quan hệ của hai trường, nhân đây ông cũng gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Đoàn Lê Giang, ThS. Nguyễn Thu Hương – Phó Trưởng Bộ môn Nhật Bản học, TS. Huỳnh Trọng Hiền vì những hoạt động nghiên cứu, biên dịch để ấn phẩm được hoàn thành. Ông cũng gửi lời cảm ơn đến Bộ môn Nhật Bản học vì sự hợp tác và giúp đỡ của Bộ môn đối với trường ĐH Reitaku.


PGS.TS. Võ Văn Sen phát biểu chào mừng các nhà nghiên cứu Nhật Bản. Ảnh: Việt Thành

PGS.TS Võ Văn Sen, phát biểu chào mừng buổi giới thiệu ấn phẩm và vui mừng vì ấn phẩm này được hoàn thành thể hiện một sự hợp tác một cách sâu rộng của hai trường. Ông gửi lời cảm ơn đến GS. Nakayama Osamu vì những bài giảng của ông cũng như những hoạt động để nâng cao mối quan hệ hợp tác toàn diện của hai trường. Cách đây 20 năm, Đảng – Nhà nước Việt Nam nhận định, văn hóa vừa là mục tiêu, vừa động lực cho sự phát triển xã hội, văn hóa là tiền đề cho sự phát triển một cách toàn diện của xã hội. Nhận thức đó được xem là mới, thì tại Nhật Bản nó đã có từ thời Minh Trị. “Đạo đức” được các doanh nghiệp, nhà quản lý, người công dân được nhận thức đầy đủ, xem như là một văn hóa đặc trưng của người Nhật Bản, ở đó người ta xem công ty, xí nghiệp như là ngôi nhà của mình. Người Việt Nam đã biết và hiểu rõ đạo đức của người Nhật Bản trở thành một nhân tố tạo nên động lực hóa rồng của Nhật Bản, cần cho học tập. Để hiểu hơn nền “đạo đức” tạo nên động lực rồng đó, ấn phẩm “Kinh tế và đạo đức thời hiện đại”, góp phần làm rõ và trở thành một bài học sâu sắc mà chúng ta cần học tập một cách nghiêm túc. PGS.TS Võ Văn Sen hy vọng đây là những hợp tác khởi đầu để có sự mở rộng các hợp tác học thuật một cách toàn diện hơn đối với hai trường.

Ngày nay, văn hóa doanh nghiệp doanh nghiệp Nhật Bản trở thành mô hình mẫu cho thế giới trong đó việc xác nhận tư tưởng đạo đức và kinh doanh là một, chính là điểm khác biệt của công ty Nhật Bản với công ty các nước khác. Năm 2012, 2013, GS. Nakayama Osamu đã từng thuyết giảng đề tài “Nhật Bản thế kỷ XXI và vấn đề tái cấu trúc đạo đức” tại trường ĐHKHXH&NV – ĐHQG-HCM, đây cũng là tiền đề để hai trường xác định các vấn đề học thuật và lên bản thảo cho ấn phẩm này.


Các nhà nghiên cứu đến từ trường ĐH Reitaku - Nhật Bản. Ảnh: Việt Thành

Ấn phẩm “Kinh tế và Đạo đức thời hiện đại” là ấn phẩm có sự tham gia của 4 học giả đến từ Nhật Bản là GS. Nakayama Osamu, Horiuchu Kazunobu, Ono Masahide, Umeda Toru và 3 bài viết của PGS.TS. Võ Văn Sen, PGS.TS. Đoàn Lê Giang, PGS.TS. Nguyễn Tiến Lực từ Trường ĐHKHXH&NV. Cuốn sách được chia làm 2 phần: (1) phần thứ nhất bao gồm các bài viết mang tinh học thuật cao, có ý nghĩa sâu sắc của các tác giả từ trường ĐH Reitaku bàn luận về mối quan hệ giữa kinh tế, kinh doanh, đạo đức; (2) phần hai là các bài viết luận bàn đến mối quan hệ của văn hóa, giáo dục và tư tưởng của hai nước Việt Nam và Nhật Bản.

Nhật Bản trở thành một trong 3 nền kinh tế lớn nhất thế giới cùng với Mỹ, Trung Quốc, đặc biệt hơn có một vấn đề chúng ta cần nghiên cứu, đánh giá kỹ hơn là Nhật Bản còn được biết đến như là “cường quốc về doanh nghiệp lâu đời” hiếm hoi trên thời giới. “Doanh nghiệp lâu đời” có nghĩa là trường thọ, người ta ví tuổi thọ của doanh nghiệp như tuổi thọ con người. Đó chính cũng là điều kiện trường tồn của các doanh nghiệp Nhật Bản: Mối liên quan giữa tư tưởng đạo đức và văn hóa. Với mối quan hệ lâu đời của Việt Nam và Nhật Bản, với nhiều nét tương đồng về bản sắc dân tộc và quá trình phát triển kinh tế. Trong tương lai, cả hai nước Nhật – Việt sẽ là đối tác quan trọng ở Châu Á, cùng phát triển dựa trên cơ sở cùng hiểu biểu lẫn nhau và tăng cường giao lưu quốc tế, tinh thần đạo đức này góp phần vào sự an toàn, hạnh phúc và hòa bình của người Việt Nam.

Việt Nam không chịu sắc thái tôn giáo nào chi phối. Điều này cũng giống như Nhật Bản ở chỗ về phương diện là cả hai quốc gia đều theo Phật Giáo, bên cạnh đó cả hai nước đều có lãnh thổ trải dài từ Bắc xuống Nam và là nước duy nhất đẩy mạnh đào tạo tiếng Nhật ở cấp quốc gia. Tuy nhiên, ở phương diện này hay khác mối quan hệ kinh tế đang được đẩy mạnh trong khi đó những nguyên tắc đạo đức trong kinh doanh có phần bị lơ là. Lợi thế về tiến bộ của thời đại, điều kiện kinh tế những không chắc là những điều kiện này sẽ là mãi mãi. Ngược lại, sự trường tồn của các doanh nghiệp lâu đời của Nhật Bản đã minh chứng một điều triết lý kinh doanh và hoạt động kinh doanh có đạo đức đều là bảo chứng cho mối quan hệ trường tồn lạnh mạnh giữa doanh nghiệp và xã hội, giữa doanh nghiệp và khách hàng, vẫn sẽ là yếu tố quan trọng cần tiếp tục được gìn giữ. Người Việt Nam đừng mưu cầu những lợi ích ngắn hạn mà hướng đến sự trường tồn cho doanh nghiệp, thì quan điểm này sẽ tạo nên một nền tảng kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai.


Các giảng viên, Khoa, Bộ môn, phòng QLKH-DA cùng tham dự. Ảnh: Việt Thành

Công ty lớn không hẳn sẽ trường tồn


Suy thoái kinh tế toàn cầu do nạn cho vay dưới chuẩn của Mỹ là một sự cố lớn vẫn còn nguyên vẹn trong tâm trí chúng ta, tác động lớn đến nền kinh tế toàn cầu và xem như “100 năm mới có 1 lần”, nhất là General Motors, phá sản là minh chứng. Các công ty Nhật Bản ít chịu ảnh hưởng này do không có khuynh hướng kinh doanh “ngắn hạn” mà kinh doanh “dài hạn”, để duy trì công ty phát triển bền vững, cũng có hàng trăm ngàn công ty khác nhau ở Nhật Bản, không mang lại lợi ích cho cộng đồng, và không phải tất cả các công ty đều đáp ứng được tiêu chuẩn bền vững.

Nước Nhật Bản có 4.099 doanh nghiệp có tuổi đời trên 200 năm trong 7.212 doanh nghiệp trên 57 quốc gia được khảo sát. Nhật Bản xếp hạng 1 với 3.133 doanh nghiệp, Đức với 1.653 doanh nghiệp, Pháp với 313 doanh nghiệp… đó chính là thành quả trung thành với triết lý kinh doanh của mình. Trung Hoa với “cải cách xã hội chủ nghĩa”, “đại cách mạng văn hóa” làm cho các công ty tư nhân có nhiều biến động, Hàn Quốc chịu ảnh hưởng của Chu Tử học của Nho Giáo cho rằng buốn bán là thấp kém, nhiều đời làm thương nghiệp là đáng xấu hổ.

Trong khi đó Nhật Bản có gắng duy trì công việc kinh doanh truyền thống dựa trên triết lý của học Baigan (1658-1744) người khai sáng triết học thương nhân thời kỳ Edo, với ý tưởng nhấn mạnh đạo đức của thương nhân, kết hợp các tư tưởng của Lão Tử, Trang Tử, Thiền và Thần đạo. Baigan cho rằng “Thương nhân giữ phần công việc quan trọng không thể thiếu đối với xã hội, lợi nhuận buôn bán cũng chính đáng như bổng lộc mà giới samurai được nhận từ các chủ nhân”, nhằm mang lại sự tự tin cho giới thương nhân; mặt khác đã chỉ ra con đường cụ thể nhất cho thương nhân là lấy sự trung thực và tính tiết kiệm làm đầu.

Đông đảo sinh viên Bộ môn Nhật Bản học. Ảnh: Việt Thành

Tính trường thọ là đặc trưng của doanh nghiệp Nhật Bản


Toàn Nhật Bản có 21.000 doanh nghiệp có trên 100 tuổi bao gồm cả công ty tư nhân và các loại pháp nhân. Doanh nghiệp lâu đời nhất là doanh nghiệp Kongo Gumi – Osaka, chuyên xây dựng các công trình kiến trúc Phật giáo được sáng lập năm 578 (dương lịch), công ty này có hơn 1400 lịch sử. Doanh nghiệp này kế thừa phương châm kinh doanh thể hiện sự nỗ lực tiếp nối truyền thống của doanh nghiệp: (1) tôi rèn kỹ luật, (2) tu dưỡng tâm, (3) học hỏi kỹ thuật mới, (4) xây dựng chế độ hậu mãi, (5) bán sản phẩm tốt với giá rẻ. Thêm vào đó, ngay cả trong tư thế “luôn suy nghĩ mọi việc theo quan điểm của khách hàng” hay “luôn là doanh nghiệp mà khách hàng mong muốn”, cũng thể hiện phương châm kinh doanh xem trọng khách hàng, gần đây, doanh nghiệp chuyển sang xây dựng dân dụng, do gặp khó khăn và tái cơ cấu, công ty nay thuộc tập đoàn Xây dựng Takamatsu, tuy nhiên nhân viên, kỹ thuật xây dựng của 1.400 năm vẫn được kế thừa.


GS. Nakayama Osamu trình bày nội dung cuốn sách. Ảnh: Việt Thành

Hay câu chuyện của “khách sạn – lữ quán lâu đời nhất thế giới” – Nishiyama Onsen Keiunkan - Yamagumi, đây là lữ quán đạt 95/100 điểm theo khảo sát của Nhật Bản, dù đường đi vào lữ quán không được thuận lợi, hàng năm đón 28.000, với 40% là khách cố định, chi phí với khoảng 5 triệu đồng/1 đêm. Một trong những nguyên nhân yêu thích của lữ quán suối nước nóng sử dụng nước từ nguồn, sử dụng lọc tuần hoàn để tái sử dụng nhiều lần, doanh nghiệp này tồn tại nhờ “tính độc đáo”, “đổi mới”. Riêng về món ăn, (1) lữ quán lấy phương châm “địa sản, địa tiêu”, tức tiêu thụ nguyên liệu nuôi trồng của địa phương, sáng tạo thành những món ăn độc đáo, chỉ có thể thưởng thức tại lữ quán (chiếm 50-60% trên tổng số), (2) chú trọng sử dụng nguyên liệu thực phẩm trong nước vì những thực phẩm nước ngoài chứa thuốc trừ sâu và chất bảo quản, thường gây nên các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm, (3) chú trọng lòng mến khách, (4) phục vụ tiệc ăn truyền thống bằng đồ sứ Arita, không ngừng nghiên cứu để có thể sáng tạo những món ăn tuyệt hảo nhất, và cũng không quên thêm vào hương vị hiện đại… là những nỗ lực từ trước đến nay của doanh nghiệp lâu đời là “vừa kế thừa truyền thống không đổi thay vừa cách tân cho phù hợp với thời đại”, thật đúng với lữ quán lâu đời này.

Đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ được chú trọng nghiên cứu tại Nhật Bản nhưng ngay đến đại công ty của Mỹ cũng phá sản nên điều kiện bền vững của doanh nghiệp không nằm ở quy mô lớn hay nhỏ, các công ty lâu năm của Nhật Bản đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhưng chính điều đó tạo nên sự bền vững cho nền kinh tế Nhật Bản.


PGS.TS. Võ Văn Sen tặng quà của Nhà trường cho GS. Nakayama Osamu. Ảnh: Việt Thành

“Shinise” và “Noren”


Đây là hai từ ám chỉ đặc trưng trong hoạt động kinh doanh kiểu Nhật Bản, Shinise có ba nghĩa là (1). Những cửa hàng vẫn tiếp tục kinh doanh một mặt hàng giống nhau qua nhiều đời, (2) “Uy tín” mà những cửa hàng đã kinh doanh lâu năm có được, (3) Nối nghiệp tổ tiên đời đời. Uy tín và gia nghiệp chính là đặc điểm chế độ gia đình truyền thống của Nhật Bản, ở đó kỹ thuật hay phương châm kinh doanh truyền thống có thể truyền từ đời này sang đời khác. Noren với ý nghĩa có một ý nghĩa khác nghĩa đen thuần túy, nó bao hàm ý nghĩa về mặt tinh thần nghĩa là “uy tín”“truyền thống”.

Còn nhiều vấn đề đặt lý giải sự thành công của nền kinh tế Nhật Bản được các nhà nghiên cứu nếu rõ trong cuốn sách, làm rõ những thành công mà khoa học kỹ thuật mang lại còn có tính triết lý sống của Nhật Bản, hòa trộn nên thành công ấy. Chính nhờ vào sự kinh doanh thành thật với cả tấm lòng đã xây dựng được mối quan hệ tin cậy lẫn nhau giữa doanh nghiệp với khách hàng, đối tác, địa phương quá một quá trình lâu dài, có thể chuyển giao toàn bộ sự nghiệp cha truyền con nối này cho thế hệ tiếp theo.

Ở trong bài nghiên cứu của mình, PGS.TS. Võ Văn Sen cũng nhấn mạnh đến sự phát triển kinh tế thần kỳ của Nhật Bản cũng chính là nhờ thiết lập mô hình văn minh mới, kết hợp hài hòa “Đông - Tây”, bài học đó cần áp dụng cho Việt Nam cũng như coi trọng hơn việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, ngoài ra cần coi trọng giáo dục, khoa học và công nghệ để tạo đà phát triển đất nước. Tác giả cũng nhấn mạnh đến mô hình đại học nghiên cứu và xây dựng nhiều trung tâm nghiên cứu chất lượng nhằm xây dựng đội ngũ khoa học hàng đầu, đóng góp phát triển đất nước toàn diện hơn.

Cuốn sách dày 343 trang do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội phát hình, làm sách nghiên cứu và sách tham khảo cho sinh viên bộ môn Nhật Bản học và Đông Phương học, Xã hội học, Triết học, nhằm mở rộng hơn các hướng tiếp cận, nhất là triết lý sống của người Nhật Bản, trong vấn đề kinh tế và đạo đức cũng như mối quan hệ văn hóa, giáo dục, tư tưởng của hai nước Việt Nam – Nhật Bản.


Cán bộ, giảng viên, sinh viên chụp hình lưu niệm. Ảnh: Việt Thành
 
Phòng QLKH-DA
 
http://hcmussh.edu.vn/?ArticleId=84ba083d-9f08-4c5b-9b71-50f08a093e7c

Danh mục website