17042024Wed
Last updateMon, 15 Apr 2024 12am

Studies on Vietnamese and Korean Literature and Films

Vietnamese Literature

Sinology & Nom

Theater and Film

Linguistics

Vietnamese Folk Culture

Literary Theory & Criticism

Foreign Literatures & Comparative Literature

Lu Khe and the First Article Introducing Japanese Literature in Cochinchina

Sunday, 19 September 2021  |  Võ Văn Nhơn, Ngô Trà Mi

Lu Khe and the First Article Introducing Japanese Literature in Cochinchina

PGS.TS/ Assoc.Prof., Ph.D...

Loading...

Education

Dao Duy Anh – An erudite scholar and a respected educator

Dao Duy Anh – An erudite scholar and a respected educator

Saturday, 25 June 2016  |  Khoa Văn học

Abstract

Scholar and educator Dao Duy Anh had made outstanding contribution to our national culture. ...

Loading...

Vietnamese Cultural Links

Văn học Việt Nam ở Nhật Bản

Tuesday, 08 November 2016  |  KAWAGUCHI KEN’ICHI, Đoàn Lê Giang dịch

KAWAGUCHI KEN’ICHI

                     ...

Loading...

BA, MA, PhD. Theses

Narrative Art in Southern Novels before 1932

Narrative Art in Southern Novels before 1932

Tuesday, 21 February 2017  |  Phan Mạnh Hùng

(Summary)

Research Focuses and Expectations :

The studies the narrative art - the art of telling a stor...

Loading...

Calligraphy Club

Thu hứng

Thu hứng

Friday, 03 June 2016  |  Đỗ Phủ

Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm, 
Vu sơn, Vu giáp khí tiêu s&a...

Loading...

Hội thảo khoa học “Hà Đình Nguyễn Thuật – Danh nhân văn hóa”

Ngày 15/09/2015, tại thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam đã diễn ra hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề “Hà Đình Nguyễn Thuật – Danh nhân văn hóa”. Hội thảo do UBND huyện Thăng Bình kết hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam tổ chức. Chủ trì hội thảo là Nhà sử học Dương Trung Quốc.

Mặc dù Hội thảo lần này diễn ra đúng vào những ngày mưa bão đổ vào Quảng Nam – Đà Nẵng, khiến việc đi lại của các nhà nghiên cứu, các vị đại biểu gặp nhiều khó khăn trở ngại, thậm chí ban tổ chức đã phải quyết định dời lịch làm việc xuống buổi chiều để các đại biểu có thể đến tham dự, nhưng Hội thảo đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực như Hán nôm, Văn học, Lịch sử, Văn hóa, Xã hội học đại diện cho các Viện nghiên cứu, các trường đại học, ban ngành trong cả nước gửi gần 50 tham luận và tới dự. Hội thảo còn có sự góp mặt của đại diện cho thế hệ hậu bối của cụ Hà Đình và đại diện các tỉnh bạn.

Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh tham dự hội thảo có TS. Nguyễn Ngọc Quận, PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Xuân, TS. Lê Quang Trường, TS. Phan Mạnh Hùng của Khoa Văn học – Ngôn ngữ, Tiến sĩ Trần Thị Mai Nhân của Khoa Việt Nam học trường Đại học KHXH&NV thành phố Hồ Chí Minh, cùng một số học viên lớp cao học ngành Hán Nôm đã đến dự hội thảo và có bài tham luận.

Điều làm nên sức hút của Hội thảo khoa học này chính là xuất phát từ cuộc đời làm quan trải qua nhiều thăng trầm dưới nhiều triều vua nhà Nguyễn và sự nghiệp trước tác khá đồ sộ của cụ Hà Đình. Hầu hết các tham luận, các ý kiến trình bày, trao đổi tại buổi hội thảo, các nhà khoa học, các đại biểu không chỉ đánh giá cao phẩm hạnh nhà Nho thanh cao trong cuộc đời quan trường của Cụ, mà còn đề cao và hết sức trân quý những trước tác văn thơ, cũng như sự nghiệp giáo dục mà cụ còn để lại đến ngày nay. Nhiều vấn đề cũng được đặt ra đó là công tác trùng tu, xây dựng và bảo vệ di tích Hà Đình – Nguyễn Thuật, làm thế nào để phát huy sự nghiệp mà cụ để lại trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa nhân dân địa phương; hay đầu tư để biên phiên dịch các tác phẩm của cụ, qua đó tìm hiểu sâu hơn giá trị nghệ thuật và tư tưởng mà cụ để lại cho đời, góp phần hiểu đúng và đầy đủ về Hà Đình Nguyễn Thuật với tư cách một danh nhân văn hóa làm rạng danh quê hương Thăng Bình – Quảng Nam, một vùng đất địa linh nhân kiệt.