APPROACH SOME PROBLEMS OF THEORY OF CREATIVITY IN AESTHETICS BASED ON PROGRESS OF BIRTH OF “SHINTAISHISHO” 新体詩抄 AND SHINTAISHI 新体詩

Nguyen Luong Hai Khoi, MA

(Nihon University, Japan)

 

ABSTRACT

 

Progress of birth of Shintaishi is one that went from poetry translation to poetry creativity, a case of typical creating of genre that we can obviously observe. It enables us to find out some problems of art creativity.

 

Translate poetry, translators of Shintaishisho stood in the across between poetic language of the original works and that of poetic language of Japan, the genre of original works and poetry genre that was suitable to Japanese in history, the audience of new epoch and the composers of traditional genres. The identity of Shintaishi could not exist independently but was only structured and developed in the relations between those elements.

 

In the progress of birth of Shintaishi, meaning of genre and formal genre were not established in same time, but the form was created first and after that the meaning of genre was formed. The act of translation forced Japanese traditional poetry genres to be restructured to be suitable to the genre of original works, and as a result, a new form of poetry appeared in Japanese language. After the new form of poetry created, the theory of renewal of poetry was born.  And the existing of theory on renewal of poetry and a new form of poetry being experienced were the conditions pushing up the effort of creativity that perfected this genre.

 

The progress of birth of Shintaishi was a progress of creativity and renewal which was done methodically such as progress of making a “project”. It had its own pioneers, theorists, followers who established the base for the success, the geniuses who perfected the progress of modernization. The progress of birth and win of “Tho moi” movement in Vietnam had the same progress, too. These progresses are methodical lessons for Vietnamese culture in progress of transformation to period of “postmodernism” now.

 

 

Một số vấn đề về lý thuyết sáng tạo nhìn từ quá trình ra đời

của sách 新体詩抄Tân thể thi sao / Shintaishishou (1882)

và tân thể thi

 

Quá trình ra đời của Shintaishi là quá trình đi từ dịch thơ đến sáng tác thơ, một trường hợp sáng tạo thể loại điển hình mà chúng ta có thể quan sát một cách rõ ràng. Nó cung cấp những cơ sở để chúng ta nhìn ra một số vấn đề về sáng tạo nghệ thuật.

 

Khi dịch thơ, các dịch giả của Shintaishishou đứng ở giao điểm giữa ngôn ngữ thi ca của nguyên tác và ngôn ngữ thi ca tiếng Nhật, giao điểm giữa thể thơ của nguyên tác và những thể thơ mà tiếng Nhật đã từng thích ứng trong lịch sử, giao điểm giữa độc giả của thời đại mới ở Nhật Bản đương thời và những người sáng tác thơ theo truyền thống cũ. Đặc trưng thể loại của Shintaishi chỉ có thể định hình và vận động trong mối quan hệ trên đường biên giới của những yếu đó đó.

 

Trong quá trình ra đời của Shintaishi, không phải là nội dung và hình thức của thể loại xuất hiện cùng một lúc, mà quá trình hình thức thể loại xuất hiện trước, và sau đó, nội dung thể loại ra đời sau. Hành động dịch đã làm cho các thể thơ truyền thống trong Nhật ngữ bị phá vỡ để thích ứng với thể loại của nguyên tác, và hệ quả là trong ngôn ngữ này một hình thức thể loại thi ca mới ra đời. Khi đã có hình thức mới, nhu cầu về lý luận canh tân thơ xuất hiện. Sự ra đời của lý luận về canh tân thơ ca và một hình thức thơ ca mới đang được thể nghiệm, là điều kiện về mặt thể loại (phân biệt với điều kiện xã hội, văn hóa, lịch sử) thúc đẩy những nỗ lực sáng tạo nhằm hoàn thiện thể loại ấy.

 

Quá trình ra đời của Shintaishi là một quá trình sáng tạo và canh tân hết sức bài bản, tương tự như quá trình thực hiện một “dự án”, có người khai phá và chỉ đường, người kế tục đặt nền tảng cho sự thành công của thể loại, và người hoàn tất quá trình sáng tạo, cắm ngọn cờ chiến thắng cho thể thơ ấy. Quá trình ra đời và chiến thắng của phong trào “Thơ mới” ở Việt Nam cũng tương tự như vậy. Cả hai quá trình này là những bài học có tính phương pháp luận cho văn hóa Việt Nam trong quá trình chuyển sang thời “hậu hiện đại” ngày nay.   

 

 

Nguyễn Lương Hải Khôi, thạc sĩ

Nơi công tác:   Khoa Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Tp.HCM

Hiện là nghiên cứu sinh về văn học Nhật Bản ở Đại học Nihon (Nihon University), Nhật Bản

Email:  This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

 

Danh mục website