Bộ môn Văn học Việt Nam

Bộ môn Văn học Việt Nam trước đây có tên là Bộ môn Văn học Việt Nam v à Lý luận văn học. Từ năm 2007, do nhu cầu phát triển của Khoa, bộ phận Lý luận văn học và các giảng viên của bộ phận này đã tách ra để thành lập Bộ mộn Lý luận và Phê bình văn học.

Nhân sự:

Trưởng Bộ môn - Phan Mạnh Hùng

Đoàn Lê Giang

Nguyễn Công Lý

Võ Văn Nhơn

Nguyễn Thị Phương Thúy

Nguyễn Thị Quốc Minh

Nguyễn Phúc An

Bộ môn Văn học Việt Nam trước đây có tên là Bộ môn Văn học Việt Nam v à Lý luận văn học. Từ năm 2007, do nhu cầu phát triển của Khoa, bộ phận Lý luận văn học và các giảng viên của bộ phận này đã tách ra để thành lập Bộ mộn Lý luận và Phê bình văn học.

I.  Chức năng, nhiệm vụ: 
- Bộ môn Văn học Việt Nam có chức năng và nhiệm vụ đào tạo cử nhân chính quy và không chính quy ngành văn học, đào tạo thạc sĩ ngành văn học Việt Nam, đào tạo tiến sĩ ngành văn học Việt Nam.

-  Tổng số cán bộ giảng dạy: 7, trong đó Phó giáo sư: 3, Tiến sĩ : 7.

 II.  Đào tạo:
Đào tạo bậc Cử nhân (Đại học):
Bộ môn phụ trách giảng dạy cho các ngành Văn học, Ngôn ngữ học, Hán Nôm, tổng cộng khoảng  30 môn học với khoảng 90 đơn vị học trình tức  khoảng 1200 tiết. Tham gia quản lý và giảng dạy hệ Cử nhân tài năng thuộc Đại học Quốc gia TP. HCM, môn Văn Trường Phổ thông Năng khiếu (Đại học Quốc gia TP.HCM).
Đào tạo bậc Sau đại học:
Đào tạo ngành Văn học Việt Nam (Cao học) và ngành Văn học Việt Nam (Nghiên cứu sinh).
Đào tạo bậc Thạc sĩ (Cao học) chuyên ngành Văn học Việt Nam: Giảng dạy 18 học phần gồm 36 đơn vị học trình, 540 tiết.
Đào tạo bậc Tiến sĩ (NCS) chuyên ngành Văn học Việt Nam: Giảng dạy 21 học phần gồm 42  đơn vị học trình,  630 tiết.
III. Nghiên cứu khoa học:
Về nghiên cứu khoa học, Bộ môn xác định đại học cũng chính là một cơ quan nghiên cứu khoa học, đồng thời muốn giảng dạy tốt, thì bản thân các giảng viên phải đồng thời là các  nhà nghiên cứu. Để tăng cường hoạt đong nghiên cứu khoa học, các cán bộ trong Bộ môn đã cố gắng tận dụng kinh phí nghiên cứu khoa học, giáo trình, dịch thuật của Trường, Đại học Quốc gia, Bộ để đẩy mạnh công tác nghiên cứu. Bên cạnh đó, thông qua Hội nghien cứu và Giảng dạy văn học TP.HCM, liên kết với nhà xuất bản bên ngoài để đưa các công trình nghiên cứu ra phục vụ rộng rãi ngoài xã hội.
Một số đề tài nghiên cứu khoa học, giáo trình tiêu biểu do cán bộ trong Tổ biên soạn đã được ấn hành trong những năm qua:
+  Đề tài cấp Bộ và cấp Trọng điểm Đại học Quốc gia:
1. Tư tưởng lý luận văn học Việt Nam – lịch sử và tư liệu, Kết quả nghiệm thu: Tốt. Năm 2006

 2. Khảo sát, đáng giá, bảo tồn văn học quốc ngữ Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Kết quả nghiệm thu: Tốt. Năm 2009

+ Đề tài cấp Trường:

1. Tư tưởng lý luận văn học Trung Quốc – lịch sử và tư liệu, Kết quả nghiệm thu: Tốt. Năm 2005 

2. Lịch sử giáo dục, khoa cử và quan chế  ở Việt Nam trước 1945. Kết quả nghiệm thu: Tốt. Năm 2006.

+ Giáo trình,  nghiên cứu khoa học khác: 40 đầu sách, trong đó có các công trình của tập thể và cá nhân như sau:
Cá nhân:
PGS. TS. ĐOÀN LÊ GIANG
1.Chương Văn hóa Nhật Bản trong Đại cương văn hóa phương Đông, Gs.Lương Duy Thứ (chủ biên), NXB.ĐHQG TP. HCM, 2000
2. Ngữ văn 10, SGK ban KHXH, bộ 2, chương trình thí điểm (phần “Thơ haiku của Bashô”, “Tuỳ Viên thi thoại”), NXB.Giáo dục, 2003
3. Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc, Hội NC&GD VH, Nxb.Trẻ 2001
PGS. TS. NGUYỄN CÔNG LÝ
1) Mở rộng vốn từ Hán Việt, Nxb ĐHQG TP.HCM, 2003.
 2) Văn học Phật giáo thời Lý - Trần, diện mạo và đặc điểm, Nxb ĐHQG TP.HCM, 2002, tái bản 2004.
PGS. TS VÕ VĂN NHƠN
Văn học quốc ngữ trước 1945 ở TP. Hồ Chí Minh, Nxb TP. HCM – Nxb Văn hóa Sài Gòn, 2007.
Tập thể:
  • Văn học so sánh – Nghiên cứu và Dịch thuật, Nxb Đại học Quốc gia HN, 2002
  • Thơ – nghiên cứu, lý luận, phê bình, Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2003
  •  Huyền thoại và Văn học, Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2006.
Để việc nghiên cứu đáp ứng những yêu cầu của chuyên ngành và không bị tụt hậu so với tình hình nghiên cứu thế giới, chúng tôi đã gấp rút bổ sung bằng cách dịch, tổng thuật những thành tựu nghiên cứu quốc tế. Vì vậy chúng tôi đã tổ chức dịch, hội nghị khoa học, sau đó ra sách để phổ biến cho giới nghiên cứu chuyên ngành và học viên cao học, sinh viên năm cuối. Những hội nghị khoa học cấp Khoa do Bộ môn làm nòng cốt tổ chức và đồng tổ chức đã đi vào những vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa khoa học thực sự với một kinh phí khiêm tốn, tiết kiệm do Trường hỗ trợ. Đó là các hội nghị cấp Khoa và Trường:
  • Thơ- Nghiên cứu, lý luận phê bình, 2003
  • Huyền thoại và văn học (5. 2005)
  •  Văn học quốc ngữ Nam Bộ cuối TK.XIX – 1945 (5.2006)
  • Cái nhìn mới về lý luận văn học cổ điển Trung Quốc (12.2006)
  • Văn học Việt Nam với văn học Đông Á, Nam Á (2007)
  • Đông Kinh Nghĩa Thục với công cuộc cải cách giáo dục đầu thế kỷ XX (2007)
  • Thơ Việt Nam đương đại (2. 2008)
  • Đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy văn học ở bậc đại học và sau đại học(2. 2008)

Bên cạnh đó là các hội nghị nghiên cứu khoa học Trẻ hàng năm do Khoa, Trường tổ chức. Chúng tôi cũng tổ chức cho sinh viên nghiên cứu khoa học. Nhiều cá nhân và tập thể sinh viên đã đạt được những giải thưởng cao trong nghiên cứu khoa học. Trong 2 năm 2005 và 2007, các đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học do GV Võ Văn Nhơn hướng dẫn đã đoạt giải nhất cấp Bộ (cũng là hai giải nhất của cả trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM trong 2 năm đó). Năm 2007 vừa qua TS. Lê Thị Thanh Tâm cũng đã hướng dẫn một nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học đạt giải Khuyến Khích cấp Bộ và giải Eureka của thành đoàn.

 Trong nghiên cứu khoa học chúng tôi quan tâm tới việc đáp ứng nhu cầu của thành phố và khu vực Nam Bộ. Bộ môn đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp “Trọng điểm Đại học Quốc gia”: Khảo sát, đánh giá, bảo tồn văn học quốc ngữ Nam Bộ cuối TK.XIX-đầu TK.XX. Đây là công trình có quy mô lớn với sự tham gia của: 15 nhà nghiên cứu trong và ngoài Bộ môn; 9 cán bộ trẻ, 12 nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên khá giỏi năm cuối và hàng mấy chục cộng tác viên. Hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp “Trọng điểm Đại học Quốc gia” Khảo sát, đánh giá, bảo tồn văn học quốc ngữ Nam Bộ giai đoạn 1930 – 1945 do Bộ môn chủ trì cũng đã được xét duyệt và chuẩn bị triển khai.

IV. Xây dựng đội ngũ:
 Được Khoa giao trách nhiệm, Bộ môn đã tìm trong số các sinh viên năm cuối những người xứng đáng nhất để giữ lại Bộ môn. Đó là những sinh viên trong 3 thứ hạng đầu, có phẩm chất đạo đức tốt, có lòng say mê với công việc nghiên cứu, và giỏi ngoại ngữ. Quy trình tuyển dụng giảng viên được tiến hành công khai, có quá trình theo dõi lâu dài từ những năm trước.
Để tăng cường đội ngũ được vững mạnh hơn, theo chủ trương của nhà trường, Bộ môn tiếp tục tuyển vào biên chế những ứng viên có học hàm, học vị, ưu tiên cho những người có học vị tiến sĩ và học hàm phó giáo sư. Bên cạnh đó, đối với cán bộ trẻ, Bộ môn và Khoa có chủ trương tạo điều kiện tối đa để các cán bộ này tiếp tục học tập nghiên cứu lấy bằng tiến sĩ trong nước, đặc biệt là động viên đi du học ở nước ngoài để nhận học vị này thông qua chương trình học bổng của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc trực tiếp liên hệ.   Chúng tôi cũng rất quan tâm đến việc học tập, trao đổi, giao lưu quốc tế để phát triển chuyên môn. Trong những năm năm qua, có một số cán bộ được cử đi công tác và học tập ở nước ngòai như PGS.TS.Đoàn Lê Giang, TS.Lê Thị Thanh Tâm, GV Lê Thu Phương Quỳnh..

 V.  Khen thưởng:

1. Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ: số QĐ 105 QĐ/TTg cấp ngày 2.2.2005.
2. Bằng khen Tập thể xuất sắc năm học 2002 – 2003 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng: số  QĐ 367/GDĐT cấp ngày 16.1.2004
3. Bằng khen của Đại học Quốc gia cấp cho Tập thể lao động xuất sắc số QĐ 1028/ĐHQG-TCCB cấp ngày 24.10.2008
4. Bằng khen Tập thể xuất sắc năm học 2000 – 2001 do Giám đốc Đại học Quốc gia tặng: số QĐ 487/ĐHQG-TP.HCM cấp ngày 13.11.2001.

5. Bằng khen Tập thể xuất sắc năm học 1998 – 1999 do Giám đốc Đại học Quốc gia tặng: số QĐ 42/ĐHQG-TP.HCM cấp ngày 2.11.1999.
6. Bằng khen do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng:  quyết định số 203 cấp ngày 25.3.1985

Danh mục website