25042024Thu
Last updateTue, 23 Apr 2024 10am

Studies on Vietnamese and Korean Literature and Films

Vietnamese Literature

Sinology & Nom

Theater and Film

Linguistics

Vietnamese Folk Culture

Literary Theory & Criticism

Foreign Literatures & Comparative Literature

Lu Khe and the First Article Introducing Japanese Literature in Cochinchina

Sunday, 19 September 2021  |  Võ Văn Nhơn, Ngô Trà Mi

Lu Khe and the First Article Introducing Japanese Literature in Cochinchina

PGS.TS/ Assoc.Prof., Ph.D...

Loading...

Education

Dao Duy Anh – An erudite scholar and a respected educator

Dao Duy Anh – An erudite scholar and a respected educator

Saturday, 25 June 2016  |  Khoa Văn học

Abstract

Scholar and educator Dao Duy Anh had made outstanding contribution to our national culture. ...

Loading...

Vietnamese Cultural Links

Văn học Việt Nam ở Nhật Bản

Tuesday, 08 November 2016  |  KAWAGUCHI KEN’ICHI, Đoàn Lê Giang dịch

KAWAGUCHI KEN’ICHI

                     ...

Loading...

BA, MA, PhD. Theses

Narrative Art in Southern Novels before 1932

Narrative Art in Southern Novels before 1932

Tuesday, 21 February 2017  |  Phan Mạnh Hùng

(Summary)

Research Focuses and Expectations :

The studies the narrative art - the art of telling a stor...

Loading...

Calligraphy Club

Thu hứng

Thu hứng

Friday, 03 June 2016  |  Đỗ Phủ

Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm, 
Vu sơn, Vu giáp khí tiêu s&a...

Loading...

Thuật dạy văn, thuật gọi hồn

Dạy văn, đó là một công việc nguy hiểm. Có thể giết văn như chơi. Khắp nơi trên thế giới, giờ văn đã biến các áng văn tuyệt diệu từ một trạng thái sống đến một trạng thái chết một cách vô tư với cùng một phương pháp như nhau là chẻ hoe áng văn, áng thơ ra từng mảnh và âu yếm gọi đó là phân tích văn chương theo tinh thần khoa học.

Do đó, học văn trở thành ngán ngẩm. Con ma buồn ngủ đi thăm hầu hết mọi giờ văn.

Người Pháp nổi tiếng là giỏi phân tích văn chương. Thế mà ông hoàng của thơ ca Pháp trong thế kỷ hai mươi là Paul Valéry đã phải cay đắng nói về chuyện học thơ như sau:

“Đúng là từ khoảng 300 năm nay, người Pháp được học để quên đi bản chất thực sự của thơ và đi ngược lại nơi thi ca trú ngụ.”

“Lập một danh sách các tiêu chí của tinh thần phản thi ca không có gì là khó: đó sẽ là danh sách những cách đọc và nghiên cứu một bài thơ, phán xét thơ, chúng đều là những thao tác đi ngược lại với công phu của nhà thơ. Ở nhà trường nơi các phương pháp đó được giảng dạy, các hành động vô bổ và man rợ ấy tàn phá trong đầu óc trẻ thơ ý nghĩa thơ ca, và thậm chí đến cả khái niệm niềm vui.”

Theo Paul Valéry, ngôn ngữ trong thơ là một “trạng thái thi ca bao hàm mọi sinh thể sống động” (l’état poétique qui engage tout l’être sentant).

Và theo Nguyễn Du, văn chương tuy vô mệnh nhưng có linh hồn.

Tôi thấy mỗi áng thơ là một linh hồn. Nhưng với người này thì nó hiển linh, còn với người kia thì nó câm nín.

Bạn có thể chẻ hoe một linh hồn không? Chắc chắn là không. Vậy mà ta đã biết bao lần nhìn thấy người ta chẻ thơ như chẻ củi. Mỗi năm, thang điểm để chấm một đề văn cho thấy điều đó. Để phân tích, người ta chẻ ý thành 20 cột, cho điểm từng ý. Giống hệt chẻ củi.

Vậy mà học sinh không chán học văn mới là chuyện lạ!

Điều đáng sợ là người ta luôn luôn lầm thơ với các ý tưởng. Nên mới dạy rằng bài thơ có ý 1 là, ý 2 là, ý 3 là… Thế là thầy trò vui vẻ bốc thơ như bốc thuốc bắc, cho vào từng ô, từng ngăn rồi an tâm rằng mình làm việc rất khoa học. Tin rằng mỗi ô như vậy chứa đựng một ý nghĩa chính xác.

Không có cuộc tàn sát thơ nào man rợ hơn thế!

Mỗi áng thơ là một linh hồn, chứ không phải là một bó các ý tưởng.

Hay, nói như M.Jacob: “Các ý tưởng không liên quan gì đến thơ cả. Chính cái gì không thể nói ra, mới đáng kể…”

Hoặc, như P. Valéry: “Người ta gán cho nghĩa gì thì những câu thơ của tôi có nghĩa ấy. Nghĩa nào do tôi định, chỉ đúng với tôi, và không thể được ai thừa nhận. Có sự sai lầm trái ngược với tính chất thơ và còn có thể hủy diệt cả thơ, là dám quyết rằng mỗi bài thơ mang một nghĩa chính xác, độc nhất, và phù hợp hoặc đồng nhất với một ý tưởng nào của tác giả.”

Khi xem xét như vậy, làm sao còn có thể thô bạo với một áng văn, một bài thơ? Giờ văn chỉ có thể sống động khi lớp học biết cách đón đợi và sống với linh hồn của thơ văn.

Người thầy lúc ấy, khó thay, trở thành người biết gọi hồn.

Người thầy dạy văn trước khi là thế phải là tri kỷ của văn chương, người luôn luôn đồng hành với văn chương trong một tình yêu vô bờ bến. Đó là điều kiện tiên quyết.

Nếu không như thế thì tại sao không chọn con đường khác, sáng sủa hơn cho ta và cho mọi người.

Dạy văn là biết cách gọi văn gọi thơ như gọi hồn. Đọc áng thơ lên với toàn bộ âm thanh, giọng điệu, tiết nhịp, cảm xúc, hình ảnh, các va chạm của từ ngữ, các khơi gợi mà nó có…  Hãy để chính linh hồn của bài thơ lên tiếng qua cách thế mà bạn trò chuyện với người bạn tâm giao.

Gọi hồn là trò chuyện với thơ. Xưa kia, Homer luôn luôn khởi đầu bài thơ của mình bằng câu:

“Hát lên đi, nữ thần Thơ ơi, và thác lời tôi kể lại chuyện đời…”

Người dạy văn phải biết cách gọi nữ thần Thơ như vậy.

Hát lên đi, Thơ ơi, hát cho chúng tôi nghe tình người…

Một khi được gọi với tình yêu, thì hồn thơ sẽ hiển linh và giờ văn sẽ trở thành giờ của tình yêu.

Văn học là Tình học.

Chẳng phải vậy sao ?

 

Nhật Chiêu: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh