(VHNN). Sáng ngày 11.3.2013, tại văn phòng Khoa Văn học và Ngôn ngữ (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh), Bộ môn Hán Nôm đã tổ chức buổi toạ đàm khoa học về công trình nghiên cứu Khổng Tử: chân dung, học thuyết và môn sinh của Nhà nghiên cứu Nguyễn Khuê (NXB. Phương Đông - Nhà sách Văn Thành phát hành, 2012).

Cao Tự Thanh, "Hai mươi bài thơ Nôm lúc đi sứ Trung Quốc của Trịnh Hoài Đức", Tạp chí Hán Nôm, số 1/ 1987 

Trong nhóm Gia Định tam gia, Trịnh Hoài Đức là người mà thơ văn hiện còn lại tương đối đầy đủ nhất. Ngoài Cấn Trai thi tập(1) và một số thơ văn chữ Hán khác(2), ông còn có một số thơ chữ Nôm, mà theo các tài liệu đã công bố, có thể kể ra các bài Từ mẹ đi sứ Tàu - Biệt mẫu như Thanh sứ(3), Qua đèo Hải Vân(4 ) và quan trọng nhất là cụm thơ liên hoàn làm lúc đi sứ Trung Quốc (1802-1804). Tuy nhiên, vì trước nay không được nhiều người quan tâm, nên từ ý nghĩa - nội dung đến thể loại - hình thức, từ văn bản đến hoàn cảnh ra đời..., tác phẩm này của Trịnh Hoài Đức hiện còn một số điểm cần được đi sâu tìm hiểu.

TS. PHAN THU VÂN

(Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh)

 

Với lịch sử một ngàn năm phát triển,  phú chữ Hán Việt Nam đã đem lại cho văn học Việt Nam rất nhiều tác giả, tác phẩm, đạt được thành tựu to lớn cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Trong quá trình hình thành và phát triển của mình, từ hình thức đến nội dung , phú chữ Hán Việt Nam đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thể loại phú trong văn học cổ Trung Quốc nói riêng, cũng như ảnh hưởng từ nền văn hóa Hán nói chung.

Cao Tự Thanh, " Thêm một số thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu", Tạp chí Hán Nôm, số 2/ 1988

 

Kể từ khi bản Lục Vân Tiên do G.Janeau phiên âm xuất bản ở Sài Gòn năm 1867 tới nay, hầu hết những bài thơ văn quan trọng của Nguyễn Đình Chiểu đều đã được sưu tầm và công bố trên sách báo bằng chữ quốc ngữ la-tinh. Tuy nhiên, rải rác đây đó vẫn còn có những thơ văn khác của ông, hoặc được lưu truyền qua lời truyền khẩu trong dân gian, hoặc đươc sao chép trong các tập Hán Nôm chép tay mà vì nhiều lý do, chưa được sưu tầm, phát hiện và công bố. Dưới đây là một số thơ văn loại đó của Nguyễn Đình Chiểu tìm thấy ở hai tỉnh Bến Tre và Long An từ tháng 03.1982 tới nay.

 

Cao Tự Thanh, "Đọc một cuốn sách về Phan Văn Trị", tạp chí Hán Nôm  Số 1 (12)1992, Tr.55-59

Nhà thơ yêu nước Phan Văn Trị 

Sau Hội thảo khoa học về Phan Văn Trị tổ chức ở Hậu Giang (Tháng 11, 1985), Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 1986 đã xuất bản cuốn Phan Văn Trị, cuộc đời và tác phẩm của Nguyễn Khắc Thuần và Nguyễn Quảng Tuân. Trước tiên, cần ghi nhận sự cố gắng của hai tác giả và cơ quan xuất bản trong việc góp phần tổng kết, nâng cao và phổ biến rộng rãi những kết quả của Hội thảo khoa học nói trên. Riêng về các tác giả, còn phải kể tới công sức trong việc sưu tầm, điều tra, xác minh một số tư liệu về Phan Văn Trị - cả tư liệu thành văn lẫn tư liệu truyền khẩu, cả ở Hậu Giang lẫn Thành phố Hồ Chí Minh.

Những đức tính đáng trân trọng của GS Bửu Cầm là tấm gương sáng về phong cách, phẩm chất của người làm công tác nghiên cứu khoa học

 

GS Bửu Cầm là một trong những nhà giáo, nhà nghiên cứu Hán Nôm có uy tín của giới nghiên cứu ở miền Nam những năm trước 1975. Ông đã học và làm việc với các nhà Hán học nổi tiếng đương thời, từng là trưởng Ban Hán văn Trường Quốc học Huế và Trường ĐH Văn khoa Sài Gòn, tiếp tục giảng dạy Hán Nôm tại Trường ĐH Tổng hợp TPHCM sau ngày giải phóng. Ông đã đóng góp nhiều công trình giá trị về lịch sử, văn học, ngữ âm, văn hóa...

 

Cao Tự Thanh: "Thêm bốn bài thơ "Lư Khê nhàn điếu" của Mạc Thiên Tích", Tạp chí Hán Nôm, số 3/ 1996

Là người sáng lập đồng thời là người đứng đầu Tao đàn Chiêu Anh Các ở trấn Hà Tiên, Mạc Thiên Tích cũng là một nhà thơ nổi tiếng ở Đàng Trong thế kỷ XVIII. Ngoài các tác phẩm như Hà Tiên thập vịnh, Hà Tiên quốc âm thập vịnh, Thụ đức hiên tứ cảnh..., ông còn có ba mươi bài thơ và một bài phú cùng mang nhan đề Lư Khê nhàn điếu (Rạch Vược câu nhàn) in chung trong một tập lấy tên là Minh bột di ngư. Bản in đầu tiên của tập thơ này trước 1771 đã mất; còn bản in thứ hai có tên Minh bột di ngư trùng bản do Trịnh Hoài Đức cho khắc in năm 1821, từng được tác giả Ngạc Xuyên giới thiệu năm 1943 hiện cũng khó tìm lại được (1). Đây là một điều đáng tiếc đã gây nhiều khó khăn cho việc tìm hiểu thơ văn Chiêu Anh Các nói chung và thơ văn Mạc Thiên Tích nói riêng trong nhiều năm qua. Bởi vì nếu những Hà Tiên tập vịnh, Thụ đức hiên tứ cảnh... là tiếng nói chung của cộng đồng Việt Nam ở trấn Hà Tiên thế kỷ XVIII, thì Minh bột di ngư lại là tiếng lòng riêng tư của bộ phận người Hoa phản Thanh phục Minh ở Hà Tiên và cả Đàng Trong buổi ấy, những người yêu nước phải đào vong tị nạn và trong quá trình đấu tranh để hoà nhập vào một không gian sống mới cũng chủ động và vĩnh viễn vùi chôn tâm sự di thần... Khía cạnh ấy sẽ ít nhiều được Nguyễn Trọng Hợp (1834-1902) sau này khái quát qua bài Đề bột di ngư tập hậu (Đề sau tập Minh bột di ngư) với niềm hoài cổ của một ông quan thời vong quốc trong thân phận Kim Giang tướng công:

Lời dẫn: Năm 2009-2010 Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường ĐH KHXH và NV-ĐHQG TP.HCM có thực hiện một công trình giới thiệu 5 nhà Trung Quốc học ở Việt Nam (tiêu chuẩn: đó là những nhà nghiên cứu có nhiều đóng góp và là người đương thời) trong chương trình nghiên cứu Những nhà Trung Quốc học thế giới do Đại học Quốc gia Taipei thực hiện. 5 nhà Trung Quốc học ấy là GS.Bửu Cầm và các nhà nghiên cứu Nguyễn Khuê, Phạm Thị Hảo, Cao Tự Thanh, Nguyễn Tôn Nhan. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu phần viết về GS.Bửu Cầm trong công trình ấy. Người thực hiện là ThS.Lê Quang Trường, người dịch ra tiếng Anh là ThS.Lê Thuỵ Tường Vy, cả hai đều là giảng viên Khoa Văn học và Ngôn ngữ. 

Tạp chí Xưa - Nay số 208 tháng 3 năm 2004 có đăng bài Về những bài thơ của Trần Thiện Chánh của Quang Hùng. Trong bài viết, tác giả có giới thiệu nguyên văn ba bài thơ của Tuần phủ Ninh Bình Trần Thiện Chánh gửi cho ba bà vợ: một ở Gia Định, một ở Nha Trang và một ở Huế. Theo tác giả, bài thơ Gởi bà ở Nha Trang : “Vì không có bài nào khác để đối chiếu, lại không có cả chữ Hán nguyên bản để dò lại cách phát âm và tự dạng nên đành tạm chấp nhận… Cho nên, chúng tôi đành phải “đoán mò” để dịch nghĩa bài thơ trên (anh Vũ Đức Sao Biển, đoán và dịch nghĩa)…”. Tôi đã đọc khá kỹ bài Gởi bà ở Nha Trang của Trần Thiện Chánh mà Vũ Đức Sao Biển đã đoán định và dịch nghĩa, thì quả thật thấy nhiều chỗ bất ổn, không thông nghĩa. Tôi đang có ý định thử đính chính lại những chữ bất ổn trong bài thơ trên, với mong muốn giúp mình hiểu đúng một tác phẩm của tiền nhân, nhưng rồi công việc bề bộn, chưa thực hiện được. Do vậy, khi được đọc bài Về bài thơ gởi vợ thứ ba của Trần Thiện Chánh của tác giả Cao Tự Thanh đăng trên Tạp chí Xưa - Nay số 210, tháng 4-2004, trong đó có “Giới thiệu bản phục hồi bước đầu và bản dịch bài thơ nói trên”, tôi thật sự thích thú.

Vào thời đại ông cha ta còn dùng chữ Hán, do quan niệm của các nhà Nho sáng tác, do tính chất miêu tả hiện thực một triều đại phong kiến, các loại tuồng, nhất là tuồng pho, lời thoại phải vừa hàm chứa nội dung linh hoạt để tránh câu nệ, vừa phải được xây dựng theo cách điệu, có âm hưởng và trang trọng nhằm tránh dung tục, tầm thường. Kịch bản hát bội chính là một tác phẩm văn học sân khấu, là bản trường ca nhiều màu sắc và phong phú về giai điệu. Hát bội kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn giữa văn xuôi, văn vần và thơ. Các thể thơ khác nhau được viết bằng chữ Hán lẫn chữ Nôm, như tứ tuyệt, ngũ ngôn, thất ngôn, lục bát, song thất lục bát, vè... để thể hiện tâm trạng và tình huống. Những đặc điểm đó nhằm phục vụ trước hết cho thị hiếu của các nhà quý tộc triều đình, nên trong văn hát bội, chữ Hán và điển cố chiếm tỷ lệ cao.

 

Được lưu truyền qua ViệtNam từ thế kỷ trước, Liêu Trai chí dị của Bồ Tùng Linh đã có một đời sống khá phong phú. Nó được phổ biến rộng rãi tới mức đã hội nhập vào nhiều truyện kể dân gian Việt Nam từ Bắc tới Nam, đồng thời một số truyện khi được sao chép, phổ biến riêng rẽ còn đã hòa lẫn vào hệ thống các truyện kể Việt Nam viết bằng chữ Hán (chẳng hạn tập Thư mục Di sản Hán Nôm Việt Nam - Thư mục đề yếu (Catalogue des livres en Hán Nôm) của Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Học viện Viễn Đông Bác cổ Pháp, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993, tập II, tr. 99 đã kể cả truyện La Tổ trong bản La Tổ truyện ký hiệu A.2560 vào thư mục sách Hán Nôm Việt Nam, trong khi đó là truyện La Tổ trong Liêu Trai chí dị, quyển IX(1): có lẽ người soạn mục từ này đã lầm tưởng địa danh “Tức Mặc” thuộc tỉnh Sơn Đông ở Trung Quốc trong truyện là Tức Mặc thuộc tỉnh Nam Định ở Việt Nam). Việc phổ biến Liêu Trai chí dị như vậy tất yếu dẫn tới sự hình thành một quá trình phiên dịch tác phẩm này ở Việt Nam.

 

Thương Sơn thi thoại (蒼山詩話) là một trong số ít sách thi thoại ở Việt Nam. Riêng trong văn học Việt Nam Trung đại, Thương Sơn thi thoại nghiễm nhiên trở thành cuốn thi thoại duy nhất (theo đúng nghĩa của nó) hiện còn. Thế nhưng, cho đến nay, cuốn thi thoại này vẫn chưa được nhiều người biết tới đầy đủ, cũng như chưa được quan tâm khai thác một cách triệt để. Bởi vậy, bài viết của chúng tôi sẽ bước đầu giới thiệu về văn bản và giá trị của tác phẩm này.

Giống như mọi nền văn học, thơ văn chữ Hán ở bốn nước Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên cũng có những lối chơi chữ trên cơ sở sự đồng âm và cận âm, đồng nghĩa và đa nghĩa.... của từ vựng. Song sử dụng một thứ chữ viết tượng hình, mảng văn chương thuộc hệ thống “văn hóa chữ Hán” này còn có riêng một lối chơi chữ bằng tự hình rất độc đáo. Khởi đi từ một phong cách ngôn ngữ đặc biệt được gọi là Phong cách học Văn tự (Stylistique Graphique) mà thủ pháp phổ biến là chiết tự từ các hình thức đơn giản kiểu đố chữ tới các dạng thức kết hợp tự hình - ý nghĩa - âm thanh phức tạp hơn, lối chơi chữ này đã được nhiều tác giả trước nay vận dụng trong thực tiễn sáng tác mà kết quả là làm hình thành những tác phẩm độc đáo, những giai thoại bất ngờ.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dương là tác giả, dịch giả của hàng chục công trình có giá trị. Thập niên 60-70 người ta đã biết đến công trình dịch thuật nổi tiếng của ông: Đại cương triết học sử Trung Quốc (tác giả: Phùng Hữu Lan, Ban Tu thư Viện Đại học Vạn Hạnh xb.1968), Khuất Nguyên, cuộc đời và tác phẩm (Trường Đại học Văn khoa SG xb, 1971)…, nhưng công trình có giá trị hơn cả là Thử giải quyết vấn đề dịch giả chinh phụ ngâm (NXB. Đại học Huế 1964). Sau 45 năm theo đuổi vấn đề này, lại nhận được nhiều tài liệu quý do GS.Hoàng Xuân Hãn, học giả Nguyễn Văn Xuân gửi tặng, TS.Nguyễn Văn Dương trở lại vấn đề này. Ông đã tiến hành bổ sung, sửa chữa, cập nhật hoá thông tin, cho tái bản công trình trên (NXB.Văn hoá thông tin, 2008). Trong sách có in phụ lục hầu hết các bản nôm quan trọng của Chinh phụ ngâm: bản Đoàn Thị Điểm, bản Nguyễn Khản, bản Phan Huy Ích…Qua công trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc này, vấn đề dịch giả Chinh phụ ngâm là Phan Huy Ích, theo tôi, đã có lời giải đáp thoả đáng.

 

Nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh

 

 

 

Nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh cho rằng, ở bài viết về cuốn “Đại Nam Thực lục Chính biên Đệ lục kỷ Phụ biên”, do ông dịch và giới thiệu, đăng trên Tia Sáng mới đây, ngoài những điểm chính xác và rất đáng suy nghĩ, còn có một số chỗ ông thấy cần trao đổi lại với tác giả bài viết Nguyễn Bá Dũng.

Gần đây, Trung tâm nghiên cứu Quốc học TP. Hồ Chí Minh tái bản bộ Hoàng Việt thi tuyển của Tồn Am Bùi Huy Bích biên soạn. Sách in rất đẹp, giấy trắng, chữ lớn, so với bản dịch cũ năm 1957 (do NXB Văn Hóa xuất bản) có dịch bổ sung thêm nhiều bài và có chỉnh lý một số cách dịch cũ.

 

Ai là tác giả mở đầu cho văn học Hán Nôm Gia Định? Bài “Hiếu trung hoài cô vịnh” của Võ Trường Toản có gì đặc biệt? Văn chương Thiên chúa giáo trong văn chương Hán Nôm Gia Định có gì lạ? “Tự hình” Hán Nôm là gì? Vì sao Lục Vân Tiên được nhân dân Nam Bộ ưa thích? Đó là những câu hỏi mà những người quan tâm đến văn học Hán Nôm Gia Định đặt ra và có thể tìm thấy lời giải đáp trong Văn học Hán Nôm ở Gia Định – Sài Gòn của hai tác giả Nguyễn Khuê và Cao Tự Thanh (NXB Văn hóa Văn nghệ, TP.HCM, 2011). Tập sách nằm trong bộ sách 100 câu hỏi đáp về Gia Định – Sài Gòn – TP.Hồ Chí Minh (NXB Văn hóa Văn nghệ, Cao Tự Thanh, Hoàng Mai chủ biên). Ông Nguyễn Khuê là giáo sư Hán Nôm của Đại học Văn Khoa Sài Gòn, nay là Trường ĐH KHXH& NV – ĐHQG TP.HCM, đã nghỉ hưu. Ông Cao Tự Thanh là nhà nghiên cứu tự do. Hai ông là những nhà nghiên cứu chuyên sâu về văn học Hán Nôm Nam Bộ - một lĩnh vực rất cần thiết, rất thú vị nhưng cũng rất hiếm chuyên gia. Đọc Văn học Hán Nôm ở Gia Định – Sài Gòn người đọc cảm nhận đằng sau những câu hỏi đáp có vẻ rất dễ đọc kia là cả một quá trình nghiên cứu công phu, nghiêm cẩn từ những tư liệu gốc. Có thể nói tập sách như một cẩm nang hay một “tiểu giáo trình” về văn học cổ điển Nam Bộ, có giá trị không chỉ cho độc giả rộng rãi mà còn cho cả những nhà nghiên cứu.

 

 

 

Lời dẫn

Đại Nam Quốc sử diễn ca là một trong các bộ sử ca của lịch sử sử học Việt Nam mà cũng là của văn học sử cổ cận đại Việt Nam. Bộ sử ca này nguyên là một tác phẩm văn chương được trước tác và khắc in vào những năm giữa thế kỉ thứ XIX (1860, 1870, 1874) ở trong nước và nước ngoài (Trung Quốc).

TS. Đoàn Ánh Loan

Khoa Văn học và Ngôn ngữ

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM

 

Ở Trung Hoa thời Trung đại, các trường phái triết học thường đề cập đến vũ trụ quan, nhân sinh quan, tuy có khác nhau ít nhiều, nhưng chung quy đều nói đến con người với những quan hệ xung quanh, đều đi đến công nhận thế giới này là nhất thể. Trong số các quan niệm triết học cổ đại Trung Hoa, nổi bật hơn cả có lẽ là Nho giáo và Đạo giáo. Ảnh hưởng của Nho và Đạo giáo khá sâu rộng, từ tư tưởng x hội, văn hóa, phong tục tập quán cho đến văn học... Văn học thể hiện tư tưởng của thời đại, vì thế, quan niệm triết học Nho v Đạo thấm nhuần trong sng tc. Trong văn học trung đại, người ta thường thể hiện cái chung của trời đất, trong đó tâm lý cá nhân được bao bọc bởi sự to lớn của tâm trạng chung trước cảnh, nỗi lòng hay tình yêu trước mối lo lớn của dân tộc. Quan niệm của Nho và Đạo cịn ảnh hưởng su đến một số nguyên tắc sáng tác, cụ thể là những thủ pháp thể hiện. Nghiên cứu sâu hơn một chút ở lĩnh vực này, thật bất ngờ v th vị, nghệ thuật sử dụng điển cố-một thủ pháp sáng tác thông dụng trong văn học thời Trung đại lại có mức độ ảnh hưởng khá đậm đặc hai quan niệm triết học này.

 

1. Nho giáo lấy cái lý về thái cực làm căn bản cho triết lý của mình, rồi xét cái thể động của cái lý ấy, biết rõ sự biến hóa của vạn vật, lấy điều chí thiện để làm mục đích cho đạo luân lý của con người. Theo mục đích ấy, sáng tác thơ ca không phải là công việc của người nghệ sĩ mà là việc của thánh nhân để nói về đạo lý. Vì vậy, từ hiện tượng trong tự nhiên, người sáng tác tìm đến ý nghĩa đạo lý. Trong văn chương, xã hội không phải là hiện thực khách quan sinh động mà là một thứ trật tự trên dưới. Con người trong đó là đối tượng dùng để tượng trưng cho mẫu mực của đạo đức. Điển cố thực sự phù hợp với loại sáng tác này. Điển cố là một câu chuyện, là hình ảnh mà tác giả mượn của người trước để so sánh hoặc ám chỉ đến điều muốn nói. Nhưng nguyên tắc của điển cố không đơn thuần là sự so sánh, mà đằng sau sự so sánh ấy là hình tượng mang ý nghĩa giáo huấn sâu sắc hơn gấp nhiều lần hình ảnh ban đầu. Điển cố giúp nâng câu thơ thành tư tưởng với ý nghĩa phong phú hơn.

 

Án kia nưng ở ngang mày

 

Sạch trong một tiết, thảo ngay một bề.

 

Bởi chàng đèn sách mỏi mê.

 

Gối Ôn Công, thuở giấc hòe thiu thiu

 

 (Quan Âm Thị Kính)

 

 

 

“Nưng ở ngang mày” là dâng lên ngang mày, do điển nàng Mạnh Quang mỗi lần dọn cơm cho chồng, thường nâng mâm cơm lên ngang mày. Ý nói thương yêu, kính trọng chồng.  “Gối Ôn Công” là chiếc gối của Ông Công, tức Tư Mã Quang đời Tống rất chăm học, thường thức khuya đọc sách. Ý nói người chăm học. Từ hai điển cố ngắn gọn, tác giả đã cho người đọc những bài học sinh động về đạo làm vợ, về gương hiếu học.

 
 

Việc mượn ý, lời của người trước mặc nhiên được chấp nhận và nên làm, vì đó là khuôn mẫu, là quy phạm. Nếu muốn miêu tả tâm lý hay phẩm chất một con người thì tác giả văn học thời kỳ này thường dùng nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, tượng trưng dựa trên nguyên lý Tượng và Từ mà kinh Dịch nói đến (tức so sánh phẩm chất của con người với sự vật rồi sau mới nói ra ý tưởng). Từ một hiện tượng thiên nhiên (Tượng), người ta có những ý tưởng tượng trưng và đặt tên cho nó (Từ). Không chỉ là mọi “chế độ khí vật, phong tục, lễ nghi, đạo đức, nhân sinh cũng từ ý tượng mà ra” [1]. Tượng và Từ cho người ta một khuôn mẫu để so sánh, để theo, để đi đến mục đích thể hiện đạo.

 
 

Vì chú ý đến mục đích sáng tác là nói về đạo lý, nên nội dung được quan tâm hơn là hình thức. Từ hình thức một sự vật, người ta nhìn thấy và nói tới ngụ ý bên trong. Điển cố chứng minh rất rõ điều này. Với câu thơ có điển cố, người đọc không thể lướt qua theo lối hiểu thông thường. Bởi vì điển cố luôn luôn là thành phần mang hai nghĩa, nghĩa đen và nghĩa bóng, như cấu tạo hai mặt âm dương của vũ trụ. Xuyên qua lớp nghĩa đen, đến lớp nghĩa bên trong mới thực sự tìm thấy bản chất của vấn đề. Nguyễn Du khi mô tả tâm trạng Kiều nhớ nhà đã dùng nhiều điển cố. Nếu hiểu rõ nội dung và ý nghĩa của những điển cố trong đoạn thơ ấy, người đọc chắc chắn sẽ cảm nhận sâu sắc hơn nỗi nhớ thương gia đình luôn dằn vặt trong tim Kiều, và qua đó thấy được tấm lòng hiếu thảo, thủy chung của nàng:

 

 

 

Bên trời góc bể bơ vơ.

 

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.

 

Xót người tựa cửa hôm mai.

 

Quạt nồng ấp lạnh, những ai đó giờ?

 

Sân Lai cách mấy nắng mưa.

 

Có khi gốc tử đã vừa người ôm (c. 1041-1046)

 

 

 

2. Dựa trên nguyên lý hình thành vạn vật của thái cực hay của đạo, Kinh Dịch cho rằng đạo khởi đầu rất giản dị. Từ giản dị mà thành phức tạp như quá trình trời đất biến thiên : thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái biến thành sáu mươi bốn quái... từ đó sinh ra vạn vật, con người. Đó là công thức cho biết vạn vật do cái cực đơn giản biến thành phức tạp. Hiểu được điều đó sẽ hiểu được lẽ âm dương, “biết được lẽ giản dị, tức là biết được cái lý của thiên hạ” (Dịch giản nhi thiên hạ chi lý đắc hỉ) (Dịch, Hệ từ thượng)[2]. Trong Luận ngữ, chương Vi chính, Tử Trương hỏi Khổng Tử có thể biết trước được việc làm của các vua trong mười đời sau không. Khổng Tử đáp: “Nhà Ân theo lễ nhà Hạ, có thêm bớt, ta có thể (dò theo sử) mà biết được. Nhà Chu theo lễ nhà Ân, có thêm bớt, ta có thể (dò theo sử) mà biết được. Sau này, có triều đại nào tiếp nối nhà Chu theo lễ nhà Chu, nhưng có thêm bớt. Suy theo đó, dù có trăm đời sau ta cũng có thể biết trước được”. Đó là do Khổng Tử thấu triệt được cái lẽ đơn giản của sự biến hóa trong trời đất. Từ việc xảy ra trước có thể suy đoán để biết việc sau, có thể rõ cái đã qua để biết cái sắp tới. Từ đó hình thành nguyên lý ôn cố tri tân, một đặc tính tượng trưng của điển cố trong văn học. Dựa theo nguyên tắc của điển cố, có thể nhận thấy rằng nguyên tắc “giản đơn là nguồn gốc của mọi biến hóa” được ứng dụng từ việc vay mượn một nội dung tích chuyện, lời thơ, câu văn của người trước, sau đó diễn lại thật ngắn gọn, đơn giản để so sánh hay ngụ ý đến nội dung có liên quan. Từ hình tượng điển cố, tư tưởng người đọc cũng sinh sinh hóa hóa theo diễn tiến của điển để đến cái đích cuối cùng, tìm đến ý nghĩa thâm diệu nhất cho câu văn. Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều, thế kỷ 17) cĩ cu:

 

 

 

Sênh ca mấy khúc vang lừng.

 

Cái thân Tây tử lên chừng điện Tô

 

 

 

“Tây tử” tức nàng Tây Thi. “Điện Tô” tức là điện Cô Tô, tên một tòa cung điện do vua Ngô Phù Sai dựng lên cho Tây Thi ở. Đoạn này mô tả lúc nàng cung phi được ân sủng của nhà vua. Nàng vui sướng tựa như Tây Thi khi mới vào điện Cô Tô của vua Ngô Phù Sai. Trước khi hiểu ý nghĩa cu thơ, người đọc trở về thưởng thức câu chuyện tình yu sinh động lịch sử của thời Xuân thu với hai nhân vật nổi tiếng nói trên.

 

 

 

3. Tương tự như trên, điển cố còn ảnh hưởng nguyên lý “nhất dĩ quán chi” mà Khổng Tử đã nhiều lần đề cập đến trong Luận ngữ, chương Lý NhânVệ Linh Công. Khổng Tử nói sở dĩ ông thông hiểu được cái lẽ trời đất, vạn vật là do biết được lẽ “do một mối mà thông suốt tất cả” (nhất dĩ quán chi). Đó là nguyên tắc từ chỗ gần mà xét tới chỗ xa, từ chỗ rõ ràng đạt tới chỗ sâu kín. Từ một mối mà suy luận ra, từ ngọn mà đi đến gốc. Theo chiều hướng ấy, sự hiểu biết sẽ bắt đầu từ nguyên do đi đến bản chất ý nghĩa của mỗi hành vi, hiện tượng. Điển cố hoàn toàn đáp ứng được nguyên tắc sáng tác văn chương dựa trên lý lẽ ấy. Nó đồng thời đòi hỏi người đọc phải suy niệm thật sâu sắc mới thông hiểu ý nghĩa của điển và cả câu thơ. Nguyên tắc này cũng giống như lối giáo dục đòi hỏi học trò sự độc lập tư duy của Khổng Tử: thầy dạy chỉ thúc đẩy, chỉ mở lối soi đường, nhưng sự bức bách, không dẫn dắt đến cùng ấy lại làm cho học trò thư thái và biết nghĩ, biết suy (Lễ ký, chương Học ký). Khổng Tử cũng quan niệm đạo là lý lẽ tự suy gẫm mà biết nên đôi khi, ông “muốn không nói nữa”. Nguyễn Huy Lượng bày tỏ tâm sự của mình khi nhn rỗi ngắm trăng qua bài Tụng Tây Hồ phú với người bạn tm giao:

 

Chạnh nhớ khúc “Liên ngâm thưởng nguyệt"

Lúc tiếu đàm thường thỏa ý giao phù.

 

“Giao phù” lấy chữ trong kinh Dịch, nghĩa là những người cùng chí hướng tương đắc mà không nghi kị nhau. Từ “giao phù” nếu được hiểu rõ, sẽ tô thêm nét trang trọng cho câu thơ cũng như ý tưởng, phong độ lịch thiệp của người viết.

 
 

Trong Đạo đức kinh, Lão Tử khi phát biểu luận điểm học thuyết của mình cũng nói về sự bất lực của ngôn ngữ : “Đạo khả đạo phi thường đạo” (Đạo mà có thể nói ra được không phải là đạo vĩnh cữu). Có thể nhận thức được đạo bằng sự cảm nhận và quan sát cái thể hiện bên trong, cái bản chất của vấn đề. Trong văn chương, có những điều không thể diễn tả một cách thẳng thừng, rõ ràng, hay không thể diễn tả một cách ngắn gọn, đầy đủ ý, mà chỉ nên gợi ra một từ ngữ để người đọc từ đó có thể tự suy luận, người viết phải nhờ đến điển cố. Cách nói của điển cố là cách nói có vẻ thu hẹp, nhưng đằng sau cái bề mặt ấy là cả thế giới hình tượng sinh động, phong phú về ý tưởng, sâu sắc về ý nghĩa, được diễn đạt theo lối ẩn dụ, nguyên tắc gợi ý để người đọc tự liên tưởng, cảm nhận và tìm đến ý nghĩa đúng đắn nhất, xác thực nhất. Điển cố với khả năng khơi dậy óc liên tưởng, sự suy gẫm của người đọc sẽ tạo một sức mạnh và sự thú vị đưa họ đến ngọn nguồn chân lý của vấn đề.

 

 

 

Truyện Kiều của Nguyễn Du cĩ cu:

 

Trước sau nào thấy bóng người.

 

Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông

 
 

“Hoa đào năm ngoái” mượn ý bài thơ Đề đô thành nam trang của Thôi Hộ đời Đường:

 
 

Khứ niên kim nhật thử môn trung.

 

Nhân diện đào hoa tương ánh hồng.

 

Nhân diện bất tri hà xứ khứ.

 

Đào hoa y cựu tiếu đông phong”

 

(Ngày này năm ngoái ở cửa đây. Mặt người và hoa đào cùng ánh màu hồng. Mặt người chẳng biết ở nơi đâu. Hoa đào vẫn cười với gió đông như xưa).

 

 

 

Ý nói người xưa tìm đến mà vật đổi sao dời, không thấy được cố nhân. Điển cố này thể hiện tâm trạng bồi hồi, tiếc nhớ của người đi xa trước sự biến đổi của cuộc đời.

 

 

 

4. Tinh thần “Phản giả đạo chi động” (quay lại cái động của đạo) của Lão Tử (Đạo đức kinh, chương 40) thích hợp cho sự vận dụng điển cố. “Phản giả đạo chi động” trước hết chỉ sự biến đổi tuần hoàn của sự vật. Khi sự vận động biến chuyển đến cực điểm rồi cũng trở về trạng thái cũ như trăng tròn rồi lại khuyết. Lý thuyết này còn chỉ sự trở về cái gốc, hiểu rõ nguồn gốc, nguyên nhân biến đổi của vạn vật, làm cho hành vi của ta hợp với đạo tự nhiên. Từ điển cố, tác giả đưa tâm thức đi đến chân trời rộng mở, trong đó có biết bao con người, hình ảnh cùng những diễn biến lịch sử ở quá khứ diễn ra trước mắt. Sau khi đã chọn một hình tượng thích hợp nhất để rồi cuối cùng trở lại điểm xuất phát (điển cố), kết hợp ý nghĩa của nó với văn cảnh, nhằm tìm đến ý nghĩa thích hợp, đúng đắn nhất.

 

 

 

Theo quan niệm này, điển cố là lối sáng tác đúng đắn, thích hợp với sự vận động, biến chuyển của đạo. Thứ  nhất, câu thơ có điển sẽ đạt một mức độ nhất định về sự vận hành theo hướng thông mở, không bị cùng, không bị tắc, hư hư thực thực, huyền ảo khôn lường. Thứ hai, sự quay trở lại điểm xuất phát (điển cố) đồng thời với sự nâng cao nội dung thành hình tượng tiêu biểu nhất, khái quát nhất hợp với qui luật tự nhiên. Sự quay trở lại còn được hiểu theo quan niệm đạo của Nho giáo là, bản thân điển cố giúp người đọc trở về và học tập những bài học của người xưa, học cổ nhân cốt để hiểu nghĩa lý, tránh điều trái, sửa mình theo điều phải cho hợp với đạo.   

 

 

 

Vở ht bội San hậu, hồi thứ 2 có đoạn:

 

Ôn Đình nói: Non Nam vầy phượng gáy. Biển Bắc bặt kình ba.

 

 

 

“Phượng gáy” do chữ “minh phụng”. Người xưa cho phụng là loài chim linh, trên đời ít có. Vì vậy, thường cho phụng gáy là điều quý hiếm. Thiên Quyển a, phần Đại nhã trong kinh Thi có câu : “Phụng hoàng minh hỉ. Vu bỉ cao cương” (Chim phụng hoàng kêu ở trên sống núi cao kia). Lời tiên chú rằng phụng hoàng kêu trên sống núi (cũng như) đứng trên cao nhìn xuống, xem và có thể tập hợp lại, ý nói người hiền đợi lễ mới hành động, bay lượn rồi mới tập hợp lại. Phụng gáy chỉ người hiền giúp đời. Ý của Ôn Đình là nơi núi Nam cĩ nhiều người tài ra giúp chúa. Người đọc sau khi đọc câu đầu, phải dừng lại ở hình ảnh “phượng gáy” để suy ngẫm, liên tưởng, hình dung. Sau khi cĩ được ý nghĩa của hình ảnh ny rồi, liền quay trở lại với cu thơ, nối kết với câu thơ để có được ý nghĩa hồn chỉnh nhất. Sự lin tưởng này dẫn người đọc đi vào thế giới sinh động, lạ lẫm khác nữa, rồi mới trở về với ngữ cảnh hiện tại. Quá trình ny khiến độc giả phải trải qua nhiều giai đoạn tư duy và kết nối tư duy. Sự kết nối diễn ra nhanh chóng, liên tục, khiến người đọc càng thú vị, vì họ cần cĩ thời gian, kiến thức v phương thức kết nối tư duy mới có thể chạm chân đến nghĩa đen, bước lên bờ nghĩa bĩng, nghĩa mở rộng của ý thơ. 

 

 

 

Tóm lại, Nho giáo và Đạo giáo từ phương diện to lớn, dễ thấy như tư tưởng, văn hóa, x hội, văn học... cho đến những mặt nhỏ nhiệm, tinh tế như thủ pháp điển cố đều thể hiện khá tinh vi và sâu sắc. Vì vậy, điển cố không chỉ một thủ pháp văn học mà là cả một thế giới quan, nhân sinh quan sâu xa.

 

 

                                                                                                            TS. Đoàn Ánh Loan

                                                                                                                        7/2011

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dương Quảng Hàm, Việc dùng điển trong văn thơ, Văn học tạp chí, số 2, tháng 6.1932, tr. 19-25.

2. Hoàng Ngọc Hiến, Triết lý Truyện Kiều, Văn học, 2/1996, tr. 91-94.

3. Nguyễn Thúy Hồng, Thi liệu Hán học trong các văn bản thơ Nôm, Hán Nôm, 2/1995, tr. 33-36.

4. Bùi Công Hùng, Liên tưởng thơ ca, Văn học, 4/1987, tr. 86-93.

5. Bùi Công Hùng, Vai trò của tưởng tượng trong thơ, Văn học, 1/1984, tr. 120-129 và 147.

6. Nguyễn Văn Huyên, Cấu trúc của hình tượng nghệ thuật và khả năng gợi mở của nó đối với tiềm năng sáng tạo, Triết học, 4/1987, tr. 116-131.

7. Trần Đình Hượu, Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, Nxb Văn hóa thông tin, 1995.

8. Bửu Kế, Tầm nguyên từ điển, Nhà sách Khai Trí, 1968.

9. Đinh Gia Khánh..., Điển cố Văn học, Nxb Khoa học xã hội, H., 1977.

10. Khâu Chấn Thanh, Lý luận Văn học, nghệ thuật cổ điển Trung Quốc, Mai Xuân Hải dịch, Nxb Giáo dục, 1994.

11. Nguyễn Khắc Khoan, Cổ điển học Trung Hoa ở Việt Nam xưa. Cuộc tiếp xúc quá khứ du nhập vào tư tưởng và Văn học Việt Nam, Việt Nam khảo cổ tập san, 1/1971, tr. 108-168.

12. Khổng Tử, Kinh Thi, Nxb Văn học, H., 1991.

13. Khổng Tử, Tứ thơ Luận ngữ, Phật học thơ xã, 1950.

14. Trần Trọng Kim, Đại cương triết học Trung Quốc, Nho giáo, Nxb TP Hồ Chí Minh, 1992.

15. Lê Đình Kỵ, Từ trong di sản văn học, nghĩ về tư tưởng sáng tác của cha ông, Văn học, 1/1984, tr. 104-119.

16. Đinh Trọng Lạc, Về một  phương tiện tu từ, Ngôn ngữ, 1/1994.

17. Nguyễn Lai, Tìm hiểu sự chuyển hóa từ mã ngôn ngữ sang mã hình tượng, Ngôn ngữ, 3/1996, tr. 20-21. 39.

18. Nguyễn Hiến Lê, Kinh Dịch, đạo của người quân tử, Nxb Văn học,1992.

19. Nguyễn Thế Lịch, Từ so sánh đến ẩn dụ, Ngôn ngữ, 3/1991.

20. I.S. Lisevich, Tư tưởng văn học Trung Quốc cổ xưa, Gs. PTS. Trần Đình Sử dịch, Trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh, 1993.

21. Nguyễn Lộc, Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, H., 1978.

22. Đặng Văn Lung, Truyện Nôm, Văn học, 3/1998, tr. 36-37.

23. Phương Lựu, Tinh hoa lý luận Văn học cổ điển Trung Quốc, Nxb Giáo dục, H.,1989.

24. Phương Lựu, Văn hóa, Văn học Trung Quốc cùng một số liên hệ ở Việt Nam, H., Nxb Hà Nội, 1996.

25. Phương Lựu, Vài nét về lý luận Văn học, mỹ học cổ điển Trung Quốc, Văn học,  6/1971, tr. 81-94.

26. Phương Lựu, Về quan niệm văn chương cổ Việt Nam, Nxb Giáo dục, H., 1985.

27. Phạm Thế Ngũ, Khảo luận về thơ cũ Trung Hoa, Phạm Thế xuất bản,1968.

28. Trần Đình Sử, Ý nghĩa của Văn học Trung Quốc đối với tiến trình phát triển Văn học Việt Nam, Lý luận và phê bình văn học, Nxb Hội nhà văn, 1996.

29. Trần Đình Sử, Truyện Kiều và văn hóa Trung Quốc, Hán Nôm, 3/1998, tr. 27-33.

30. Hà Công Tài, Cấu trúc ẩn dụ hóa trong thơ, Văn học, 5/1993, tr. 44-47.

31. Hồ Thích, Trung Quốc triết học sử, bản dịch của Huỳnh Minh Đức, Khai Trí, Sài Gòn xuất bản, 1969.

32. Lã Nhâm Thìn, Tính lặp lại trong văn học dân gian và vấn đề tập cổ trong văn học viết, Văn học, 1/1991, tr. 38-43.

33. Nguyễn Đức Tiếu, Quan niệm Dịch hóa trong cổ học phương đông, Văn hóa, 68, 69/ 1965, tr. 285-291.

34. Fung Yu Lan, A Short History of Chinese Philosophy, New York, The MacMiUan Company, 1948.

35. Harvard-Yenching Institute Studies XXI, Studies in Chinese Literature, Harvard University Press, Cambridge, Massachusetts, 1965.

36. James J.Y.Liu, The Art of Chinese Poetry, The University of Chicago Press, 1962.

37. 周蔭同,古詩文典故,陝西人民教育出版社,陝西 1987 Chu Ấm Đồng, Cổ thi văn điển cố, Thiểm Tây Nhân dân Giáo dục xuất bản xã, Thiểm Tây.

38.周紅興,簡明中國古代文學(上下),作家出版社,北京 1990 Chu Hồng Hưng, Giản minh Trung Quốc cổ đại văn học (thượng, hạ), Tác gia xuất bản xã, Bắc Kinh.

39.周心慧...,中外典故大詞典,科學出版社,北京 1989 Chu Tâm Tuệ…, Trung ngoại điển cố đại từ điển, Khoa học xuất bản xã, Bắc Kinh.

40.祝鼎民,典故知識查檢,知識出版社,北京 1992 Chúc Đỉnh Dân, Điển cố tri thức tra kiểm, Tri thức xuất bản xã, Bắc Kinh.

41.楊高才,典故詞典,甘肅人民出版社,甘肅 1986 Dương Cao Tài, Điển cố từ điển, Cam Túc Nhân dân xuất bản xã, Cam Túc.

42.楊立義,中國成語故事一百篇,中國對外翻譯出版公司商務印書館(香限公司),北京 1991 Dương Lập Nghĩa, Trung Quốc thành ngữ cố sự nhất bách thiên, Trung Quốc Đối ngoại Phiên dịch xuất bản công ty Thương vụ ấn thư quán (Hương Hạn công ty), Bắc Kinh.

43.楊榮春,中國封建社會教育史,廣東人民出版社,廣東 1985 Dương Vinh Xuân, Trung Quốc phong kiến xã hội giáo dục sử, Quảng Đông Nhân dân xuất bản xã, Quảng Đông.

44.唐君毅,中國哲學源論,新亞研究所印行,臺北 1964 Đường Quân Nghị, Trung Quốc triết học nguyên luận, Tân Á nghiên cứu sở ấn hành, Đài Bắc.

45.黃侃,文心雕龍札記,華東師范大學出版社,上海 1996 Hoàng Khản, Văn tâm điêu long trát ký, Hoa Đông Sư phạm Đại học xuất bản xã, Thượng Hải.

46.清平,成語故事,香港偉青書店出版,香港 1957 Thanh Bình, Thành ngữ cố sự, Hương Cảng Vĩ Thanh thư điếm xuất bản, Hương Cảng.

47. 張中行,文言律例,福建教育出版社,福建 1984 Trương Trung Hành, Văn ngôn luật lệ, Phúc Kiến Giáo dục xuất bản xã, Phúc Kiến.

48. 辭源,商務印書印書,北京 1997 Từ nguyên, Thương vụ ấn thư ấn thư, Bắc Kinh.

49.王力,古代漢語,中華書局,北京 1981 Vương Lực, Cổ đại Hán ngữ, Trung Hoa thư cục, Bắc Kinh.

50.王國榮...,世界誠語典故詞典,文匯出版 1989  Vương Quốc Vinh…, Thế giới thành ngữ điển cố từ điển, Văn hối xuất bản.



[1] Trần Trọng Kim, Đại cương triết học Trung Quốc, Nho giáo, Nxb TP Hồ Chí Minh, 1992.

[2] Trần Trọng Kim, sch đ dẫn.

1- Vài dòng tiểu sử

Giáo Sư Bửu Cầm (1920- ): Là một học giả, giáo sư Đại học Văn khoa, sinh ngày 14 tháng 8 năm 1920 tại Huế, tằng tôn của thi hào Tuy Lí Vương.

Thuở nhỏ ông sống và học tại Huế, xuất thân là viên chức bộ Lễ ở Huế từ năm 1943-1945. Từ năm 1950 là giáo sư trường Quốc học Huế, năm 1954 làm trưởng phòng Tu thư Viện Văn hóa Trung Việt.

Thông tin truy cập

60516922
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
8433
12997
60516922

Thành viên trực tuyến

Đang có 296 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá: 80.000đ

    Giá: 80.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website