Bài viết của PGS.TS. Hồ Sĩ Hiệp đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Văn học của Viện Văn học số 2 năm 2005 có nhan đề “Thi Tiên” trong thơ “Thánh Quát”  (tr 41 - tr 48). Trong bài viết, Hồ quân đã chỉ ra vài ảnh hưởng của thơ Lý Trích tiên đối với thơ Thánh Quát với những điểm tương đồng và dị biệt khá thú vị, dù những so sánh này chẳng mới mẻ cho lắm. Phương Tây có câu “mọi so sánh nào cũng đều khập khiễng cả” nên người đọc có thể dễ dàng cảm thông. Tuy nhiên, nếu đọc kỹ bài viết của tác giả khi viết về Cao Chu Thần thì có vài chỗ cần trao đổi. Là một độc giả của Tạp chí Văn học, rồi Nghiên cứu Văn học đã hơn 30 năm nay (nghĩa là từ sau ngày Đất nước thống nhất), tôi quan niệm đọc để tự học nên có thói quen đã thành lệ là đọc chậm, đọc kỹ, mỗi bài đọc vài lần, bài nào thích và cần thì đọc nhiều hơn. Vì thế, dù biết mình là hậu sinh lại thiển học, nhưng cũng có đôi lời muốn thưa với Hồ quân về bài viết trên như sau:

BÙI THANH TRUYỀN(*)

1. Lâu nay, người ta đã nói nhiều về Thơ mới; nhưng việc bàn đến chuyện sáng tác về thiếu nhi và cho thiếu nhi trong một “thời đại thi ca” tưng bừng ấy thì chẳng có mấy người. Có bất công với cả người sáng tác lẫn người đọc quá không bởi mỗi thi nhân đều có một tuổi thần tiên để nhớ về; dĩ nhiên, khi sáng tạo, dấu ấn thuở hoa niên ít nhiều lưu lại trong tác phẩm của họ. Thêm nữa, dẫu trẻ em không phải là độc giả tinh tuyển, nhưng chẳng lẽ những hồn thơ lớn như thế lại hoàn toàn có thể bỏ quên đối tượng tiếp nhận này?

(Trần Thị Mỹ Hiền, Tạp chí KH Văn hoá và Du lịch, SỐ 14, THÁNG 11 NĂM 2013) 

TÓM TẮT

Ngô Kha là một nhà giáo, một trí thức yêu nước, có những hoạt động nổi bật trong các phong trào của học sinh sinh viên miền Nam trước 1975. Trước nay, nhiều người vẫn thường nhắc đến Ngô Kha trong vai trò một trí thức yêu nước, một liệt sĩ và là một nhà thơ dấn thân. Nhưng trong bài viết này, chúng tôi sẽ mở ra một khía cạnh khác trong thế giới nghệ thuật thơ Ngô Kha. Đó chính là thế giới siêu thực trong thơ của tác giả này.

VÕ VĂN NHƠN (*)

Nguyễn Bá Trác sinh năm 1881 (Tân Tỵ) tại làng Bảo An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (nay là xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Thuở nhỏ ông theo Nho học ở quê nhà, đến năm 1906 thi đỗ cử nhân ở trường thi Huế. Ông mất năm 1945 tại Bình Định. Theo chân những nhà ái quốc trong phong trào Đông Du, Duy Tân, Nguyễn Bá Trác ra Hà Nội học tiếng Pháp để từ đó có thể tiếp thu Tân học. Khi phong trào bị đàn áp, Nguyễn Bá Trác trốn vào Nam Bộ và năm 1908 sang Thái Lan, Hồng Kông, Thượng Hải rồi sang Nhật. Sau đó ông sang Trung Quốc rồi trở về Hà Nội năm 1914, làm ở Phòng báo chí Phủ Toàn quyền Đông Dương và chủ bút phần Hán văn tờ Cộng Thị cho đến năm 1916. Năm 1917, ông nhận làm chủ bút phần Hán văn của Nam Phong tạp chí. Năm 1919, sau khi rời báo Nam Phong, ông vào Huế làm Tá lý Bộ Học và lần lượt trải qua các chức vụ: Tuần vũ Quảng Ngãi, Thị lang Bộ Binh, Tổng đốc Thanh Hóa, Tổng đốc Bình Định. Nguyễn Bá Trác để lại số lượng tác phẩm lớn, gồm cả chữ Hán và quốc ngữ, văn khảo cứu và sáng tác, kể cả phần tự dịch tác phẩm chữ Hán sang chữ quốc ngữ.

            Trong Thi nhân Việt Nam (1942), Hoài Thanh – Hoài Chân nhận xét về Thế Lữ: “Tác giả Mấy vần thơ liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ  và nhờ thế đã lập được công lớn, đã mở đường cho các nhà Thơ mới sau này. Chung quanh ngôi sao Thế Lữ châu tuần bao nhiêu hành tinh có tên và không tên, hầu hết các thi sĩ lớn nhỏ hồi bấy giờ”; “Thế Lữ, khôn hơn, chỉ lẳng lặng nói chuyện với người đồng hương - những người trong làng Thơ mới. Từ mục “Lá thắm” của Tinh hoa đến mục “Tin thơ” của Ngày nay…, Thế Lữ chăm chú dạy nghề thơ cho những ai nuôi giấc mộng một ngày kia trở nên thi sĩ”; thêm nữa: “Thế Lữ không bàn về Thơ mới, không bênh vực Thơ mới, không bút chiến, không diễn thuyết. Thế Lữ chỉ lặng lẽ, chỉ điềm nhiên bước những bước vững vàng mà trong khoảnh khắc cả hàng ngũ thơ xưa phải tan vỡ”… Trên thực tế, không hẳn Thế Lữ “chỉ lẳng lặng”, “chỉ điềm nhiên” và “không bàn về Thơ mới, không bênh vực Thơ mới, không bút chiến”. Nói cho đúng, với bút danh Lê Ta, ông đã tham gia nhập cuộc luận chiến thơ ca ngay từ buổi đầu hình thành Thơ mới.

  Tiếp tục phát triển nền văn học Việt Nam  hiện đại, nhân văn, giàu bản sắc dân tộc 

         PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp

          Sau gần ba mươi năm tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, cùng với những thành tựu to lớn trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, văn học Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ trên con đường hiện đại hóa và hội nhập với văn học thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, văn học thời kỳ đổi mới còn nhiều hạn chế, bất cập. Tại sao đã ba mươi năm trôi qua kể từ khi công cuộc đổi mới được chính thức phát động, chúng ta vẫn chưa có những kết tinh nghệ thuật tầm cỡ và những công trình khoa học xã hội và nhân văn bề thế, sâu sắc? Đến nay, câu hỏi bao giờ chúng ta sẽ có những đỉnh cao nghệ thuật không chỉ là trăn trở đối với giới cầm bút mà còn là một mong mỏi chính đáng của người đọc. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải tiến hành tổng kết thực tiễn văn học đổi mới, phân tích, đánh giá những thành công, hạn chế của văn học ba mươi năm qua, rút ra bài học kinh nghiệm, đề xuất những giải pháp phát triển văn học Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo. Chỉ một khi nhìn lại thấu đáo, chúng ta mới có thể nghĩ tiếp một cách chính xác. Đó cũng là minh triết và logic biện chứng của phát triển. Chúng tôi coi đây chính là chủ đề trung tâm của cuộc hội thảo khoa học này. Quán triệt tinh thần tổng kết thực tiễn văn học đổi mới và tinh thần chỉ đạo của Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, tôi xin gợi dẫn một số vấn đề để Hội thảo chúng ta cùng quan tâm thảo luận.

(Nguyễn Công Lý, Tạp chí KH Văn hoá và Du lịch, SỐ 13 (67), THÁNG 9 NĂM 2013) 

TÓM TẮT

Thời trung đại, thời gian rỗi đối với các bậc tiên Nho là thời gian nhàn nhã, các cụ có thể tận dụng để tận hưởng các thú vui thanh cao: cầm, kỳ, thi, tửu, hoạ, hoặc dạo chơi để thưởng ngoạn non thanh thuỷ tú, hoà vui với thiên nhiên. Nguyễn Trãi, một nhân cách lớn, là một trong những người mở ra phong cách sống ấy. Trong bài viết này chúng tôi khảo sát văn hóa thời gian nhàn rỗi trong thơ Nguyễn Trãi để từ đó hiểu thêm nét đẹp trong thơ ông.

Tóm tắt

Trong bức tranh chung của văn học Nam Bộ giai đoạn kháng chiến chống Pháp 1945-1954, các tác phẩm ký ở vùng đô thị, nhờ vào đặc trưng thể loại của mình là tính xác thực, đã có những đóng góp riêng rất đáng ghi nhận. Đề tài của các tác phẩm này trải rộng từ đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá, tranh đấu… Thành phần sáng tác không chỉ giới hạn ở miền Nam mà còn có sự góp mặt của các cây bút gốc Bắc vào Nam sinh sống và cả những tác giả lúc bấy giờ đang sống ở miền Bắc. Bài viết này sẽ khảo sát các tác phẩm ký ở đô thị Nam Bộ giai đoạn 1945-1954 trên các bình diện nội dung phản ánh và hình thức biểu hiện, làm nổi bật đóng góp của thể loại này trong một giai đoạn văn học rất đặc biệt của đất nước.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Tìm hiểu nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết không thể không đề cập đến vấn đề người kể chuyện. Người kể chuyện đóng vai trò là cầu nối giữa tác giả và độc giả. Đối với tiểu thuyết Nam Bộ, người kể chuyện là một phương diện quan trọng dẫn dắt vào thế giới nhân vật, đặc biệt với tiểu thuyết trần thuật ở ngôi thứ nhất là sự dẫn dắt vào thế giới của cái tôi cá nhân đầy uẩn khúc.

Trần Lê Hoa Tranh

(Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM)

TÓM TẮT

Văn học du ký là một thể loại viết về những chuyến đi, thông qua đó nhà văn khám phá thế giới, tự nhiên và con người, ghi lại những cảm xúc về nhân sinh, về cuộc sống…

                                                                                                 TÓM TẮT

Kệ ngũ tuyệt (ngũ ngôn tuyệt cú) là dạng thức thơ triết học được sử dụng rất phổ biến trong văn học Phật giáo đời Lý với đặc điểm ngắn gọn, hàm súc. Ngoài đặc điểm kiệm lời, mức độ tương thích cao của kệ ngũ tuyệt đời Lý đối với nhu cầu thể hiện các vấn đề triết học còn phụ thuộc vào một số đặc điểm đáng chú ý trong việc lựa chọn và tổ chức ngôn từ. Tìm hiểu những đặc điểm này, hi vọng bài viết vừa góp phần khẳng định sức mạnh và hiệu quả tác động của tứ cú kệ đối với người học đạo vừa xác định một vài điểm khác biệt giữa kệ ngũ tuyệt và kệ thất tuyệt thời Lý nhìn từ góc độ ngôn từ.

 

Từ Cách mạng Tháng Tám 1945, văn học Xôviết – ở khu vực chính thống của nó đã trở thành ngọn cờ, thành mục tiêu, thành điểm tựa cho nền văn học Việt Nam mới, đang phấn đấu vượt lên và thoát khỏi các ràng buộc không chỉ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới và các tàn dư phong kiến, mà còn đối với cả hệ ý thức tư sản và tiểu tư sản, nhằm kiên định lập trường vô sản và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

Lâu nay, nhắc đến “Thất tinh” của Tự lực văn đoàn(1), người ta thường nghĩ đến những thành công vượt trội của họ ở thể loại tiểu thuyết. Trong mảng sáng tác khiêm tốn là truyện ngắn của nhóm này, nếu xét về số lượng, truyện ngắn kì ảo lại khá nhạt mờ, yếm thế so với truyện ngắn lãng mạn. Vậy nhưng, vẫn có thể tạo được dấu ấn riêng trong một địa hạt không thực sự phù hợp về môi trường, thổ nhưỡng, vẫn khẳng định được địa vị của người tiên phong dẫu chỉ là những phút ngỡ dừng chân ghé tạm, đó là tầm vóc của Tự lực văn đoàn.

Đạm Phương Nữ Sử (1881-1947) được đánh giá là nữ trí thức tiến bộ hàng đầu của Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX. Tuy xuất thân dòng dõi quí tộc phong kiến, nhưng bà sớm thức tỉnh tinh thần dân tộc, lòng yêu nước và ý thức canh tân, đổi mới. Cuộc đời hoạt động phong phú, sôi nổi của bà đã để lại một sự nghiệp trước tác đủ cho người đời sau phải ngưỡng mộ. Nổi bật nhất trong những đóng góp của Đạm Phương là lĩnh vực giáo dục và vai trò mở mang dân trí cho nữ giới. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực sáng tác văn học, Đạm Phương cũng để lại những dấu ấn quan trọng. Không biết có phải do sức tác động của tiểu thuyết đến đời sống xã hội hay do tài năng phong phú và tầm nhìn đi trước thời đại mà Đạm Phương đã tìm đến với tiểu thuyết - thể loại gắn liền với nền văn học hiện đại. Chỉ với hai tác phẩm (Kim Tú Cầu, Hồng phấn tương tri) và thuộc loại không thật dày dặn, nhưng Đạm Phương đã thể hiện đầy đủ cốt cách của một tiểu thuyết gia trong chặng khởi đầu của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.

 

TÓM TẮT

Kiên Giang là một nhà thơ nổi tiếng của Nam Bộ. Thơ ông được nhiều thế hệ độc giả yêu thích. Cũng giống như những nhà thơ khác viết về thơ tình, Kiên Giang mang cho ta cảm giác say đắm, ngọt ngào của những cảm xúc yêu thương, của chờ mong, của hồi hộp, của ngập ngừng. Có cái gì đó đáng yêu mà giản dị, chân thật, mà đi sâu vào trái tim người ta một cách dễ dàng. Những vần thơ của Kiên Giang sẽ có một chỗ đứng trong lòng người đọc, của những người yêu thơ ca, yêu cái nét giản dị và mộc mạc tựa như con người ở miền đất Nam Bộ.

                      (Nguyễn Tiến Thịnh, Tạp chí KH Văn hoá và Du lịch, SỐ 12 (66), tháng 7/2013
TÓM TẮT

            Trước thời Nguyễn Cao, nền văn học trung đại Việt Nam đã xuất hiện nhiều tác phẩm mang đậm sắc thái du ký như thơ đề vịnh, cảm tác, ngẫu hứng, thơ đi sứ, thơ tha hương, những ghi chép, ký sự, nhật ký... Đến Nguyễn Cao, các sáng tác của ông đều bộc lộ tâm trạng, ý chí, khí phách một nhà nho hành đạo, một bề tôi trung, một bậc sĩ đại phu thời kì cận đại trước ách xâm lược của thực dân Pháp. Bên cạnh những bài thơ được sáng tác với cảm hứng anh hùng, yêu nước tha thiết, một bộ phận trong thơ ông là những bài thể hiện vẻ chân thực, nét tinh khôi của phong cảnh quê hương, đất nước. Đây là những bài thơ thuộc thể tài du ký, viết nhân các chuyến du ngoạn ở các vùng miền. Khi qua thăm mỗi địa danh, nơi danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, ông đều có làm thơ đề vịnh, bày tỏ tình cảm và suy tư của mình.

TÓM TẮT

Văn học quốc ngữ ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là một bộ phận đặc biệt cả về ý nghĩa lãnh thổ và lịch sử trong nền văn học Việt Nam, thế nhưng nó vẫn chưa được tìm hiểu một cách hợp lý và xứng đáng. Bài viết này khái quát những vấn đề liên quan đến cách thức tiếp cận bộ phận văn học này, hướng đến việc khắc phục những sai lầm và bất cập trong quan niệm và phương pháp, kỹ năng và thao tác nghiên cứu để có thể trả lại cái “bản lai chân diện mục” của bộ phận văn học này cho văn học sử Việt Nam.

(Nguyễn Hữu Sơn, Tạp chí KH Văn hoá và Du lịch, SỐ 12 (66), tháng 7/2013) 

TÓM TẮT

Từ nửa đầu thế kỷ XX, nhiều cây bút tên tuổi đã để lại những trang du ký sinh động và đặc sắc về vùng núi phía Bắc. Những trang viết này vừa có ý nghĩa văn chương vừa là những tư liệu khảo sát, điền dã, những ghi chép về địa lý, lịch sử, phong tục tập quán về những địa danh như Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ... Cho đến ngày nay, những trang viết một thuở này đã trở thành những di sản đầy giá trị trong kho tàng văn học Việt Nam, giúp người đọc hiện đại nhìn lại đời sống kinh tế - văn hóa và những bước phát triển đáng lưu ý của vùng cao phía Bắc dưới thời thực dân - phong kiến.

Thông tin truy cập

60516173
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
7684
12997
60516173

Thành viên trực tuyến

Đang có 282 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá: 80.000đ

    Giá: 80.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website