Lâu nay, khi nói về tôn giáo, tín ngưỡng người Chăm, các nhà nghiên cứu thường dùng một cách áp đặt hai danh từ Chăm Bàlamôn (Bramanish) và Chăm Hồi giáo (Islam) để chỉ tín ngưỡng, tôn giáo của họ. Tuy nhiên, đa phần người Chăm đều cảm thấy rất xa lạ đối với hai danh từ này, mà họ tự gọi mình, tùy theo tín ngưỡng, tôn giáo, bằng các từ như Chăm Jat, Chăm Ahier, Chăm Awal/Bani, Chăm Asulam. Đó cũng là bốn bộ phận Chăm đang hiện diện ngày nay ở Việt Nam. Theo đó, Chăm Jat chỉ người Chăm nguyên thủy, theo tín ngưỡng địa phương mà chưa bị ảnh hưởng Bàlamôn hay Hồi giáo; Chăm Ahier chỉ Chăm ảnh hưởng Bàlamôn giáo; Chăm Awal/Bani chỉ Chăm ảnh hưởng Hồi giáo; Chăm Asulam chỉ Chăm theo Hồi giáo (Islam) chính thống (Sakaya, 2012, tr.66). Bài này người viết sử dụng những danh từ theo cách mà người Chăm tự gọi mình.

TS Nguyễn Ngọc Thơ
ThS Dương Hoàng Lộc
Tóm tắt:
Bài viết này giới thiệu về diễn trình cùng những chức năng chính của lễ vía Thiên Hậu Thánh Mẫu ở cộng đồng ngư dân Sông Đốc (Cà Mau). Diễn trình lễ vía này diễn ra trong hai ngày 22 và 23 tháng Ba âm lịch, thu hút khá đông người dân địa phương tham gia, đặc biệt nhiều nhất là các chủ ghe tàu đang đánh bắt tại ngư trường Sông Đốc, tạo nên nét đặc trưng riêng cho lễ hội này. Mặt khác, lễ vía Thiên Hậu Thánh Mẫu tại đây còn có chức năng ổn định tâm lý cho ngư dân khi ra khơi đánh bắt,đồng thời là kênh để giữ gìn và trao truyền các giá trị văn hóa truyền thống người Hoa địa phương, kết nối cộng đồng lại với nhau.  

Tiểu loại cổ tích lũy tích là vấn đề ít được nghiên cứu, thậm chí đến này tiểu loại này vẫn chưa được nhiều quốc gia thừa nhận. Khảo sát truyện cổ tích loài vật ở Việt Nam, chúng tôi thấy có 5/11 type truyện Việt Nam tương thích với Bảng phân loại của V. Ia. Propp và 6 type truyện xuất hiện trong truyện dân gian Việt Nam. Căn cứ vào cấu trúc, kết cấu của các truyện khảo sát, chúng tôi tin rằng ở Việt Nam có tiểu loại truyện cổ tích lũy tích. Bài viết cũng cho thấy hướng nghiên cứu truyện cổ tích lũy tích trong truyện dân gian Việt Nam là có triển vọng mà bài viết này mới chỉ dừng lại ở việc đặt vấn đề.....

 

Tóm tắt

Trong bài viết này chúng tôi phác thảo tổng quan tình hình sưu tập và đặc điểm trình bày, in ấn cũng như đặc điểm ngôn ngữ, nội dung của các bộ sưu tập ca dao dân ca miền Nam ra đời trước năm 1945 mà chúng tôi tập hợp được, về sự thiếu đồng nhất trong cách gọi tên thể loại, về phương thức sắp xếp và phân loại còn chưa hợp lý của các nhà sưu tầm, về đặc điểm phân loại và đặc trưng tiếng Việt trong ca dao dân ca miền Nam thời kỳ đầu. Đây là bước đầu tiên trong công việc phục dựng và tái bản lại các bộ sưu tập này trong một công trình khác của chúng tôi.

             Tóm tắt. Truyện cổ tích lũy tích là một kiểu truyện có nghệ thuật kể chuyện độc đáo trên dựa trên nguyên tắc của sự xâu chuỗi. Từ lý thuyết về kiểu truyện cổ tích lũy tích, bài viết khảo sát về kiểu truyện này trong văn học dân gian các dân tộc Trường Sơn – Tây Nguyên ở Việt Nam. Từ đó, bài viết phân loại các truyện cổ tích lũy tích này thành: loại sai đi hay đuổi theo, loại đổi chác-bắt đền, loại đổi chác-được đền.

Campuchia là một trong những quốc gia hình thành sớm ở khu vực Đông Nam Á. Nền văn hóa Campuchia có lịch sử phong phú đa dạng trải qua nhiều thế kỷ và chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hóa Ấn Độ. Con người nơi đây sống kín đáo, giản dị, nhã nhặn, coi trọng gia đình và người phụ nữ có vai trò rất quan trọng. Trước khi tiếp nhận văn minh và nền triết học tôn giáo Ấn Độ, người Campuchia có những thần linh bản địa của mình. Nền văn học Campuchia bao gồm văn học dân gian và văn học viết. Văn học dân gian Campuchia trong đó có truyện cổ tích đã phản ánh thực tế cuộc sống hàng ngày của nhân dân lao động, những kinh nghiệm sống, sự khôn ngoan của các thế hệ và những tình cảm chân thành chứa đựng nghĩa tình giữa những người lao động cũng được thể hiện rõ nét, sinh động qua các truyện cổ tích. Cùng với yếu tố thần kỳ, không gian, thời gian, nghệ thuật xây dựng nhân vật là các motif đã tạo nên sự hấp dẫn của truyện cổ tích Campuchia. Các motif là sản phẩm của trí tưởng tượng, của sự quan sát cuộc sống xã hội của tác giả dân gian và qua đó thể hiện những ước mơ, khao khát của người dân Campuchia về một cuộc sống tốt đẹp.

TÓM TẮT. Trong văn học nghệ thuật hay hội họa, điện ảnh của các nước trên thế giới, loài khỉ thường xuyên xuất hiện trong vai trò là nhân vật chính, là nguồn cảm hứng cho sáng tác. Hình ảnh con khỉ đã từ đời sống đi vào văn học dân gian Việt Nam và xuất hiện ở rất nhiều thể loại khác nhau, từ thành ngữ tục ngữ đến ca dao dân ca và cả truyện cổ tích, sự tích. Do đặc tính giống người về cả hình thức lẫn cảm xúc nên con khỉ thường được dân gian mang ra ví von với cả tính cách lẫn hành vi, lối sống của loài người, mỗi ví von đều chứa đựng một triết lý nhân sinh, một thông điệp, một bài học, một lời nhắn nhủ của cha ông truyền lại cho những thế hệ sau.

PGS. TS. Lê Tiến Dũng

Trường ĐH KHXH &NV TP.HCM 

1.Bách khoa toàn thư mở Wikipedia đã đã định nghĩa về loại du lịch sinh thái như sau: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiênvăn hoá bản địa (chúng tôi nhấn mạnh - LTD)gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm đối với môi trường ở các khu thiên nhiên còn tương đối hoang sơ với mục đích thưởng ngoạn thiên nhiên và cá giá trị văn hóa kèm theo của quá khứ và hiện tại, thúc đẩy công tác bảo tồn, có ít tác động tiêu cưc đến môi trường và tạo các ảnh hưởng tích cực về mặt kinh tế- xã hội cho cộng đồng địa phương” [1].

Tóm tắt. Bài viết giới thiệu những nét văn hóa Tết tiêu biểu của miệt vườn Lái Thiêu. Ở đây có nhiều phong tục độc đáo của ngày Tết gắn liền với nghề trồng vườn, khung cảnh thiên nhiên, sản vật địa phương, nhất là đặc điểm con người. Vì vậy, những nét văn hóa Tết của miệt vườn nơi đây cần được  bảo tồn để góp phần làm giàu thêm kho tàng di sản văn hóa Tết của dân tộc trong thời đại hội nhập và phát triển.

(Chuyên luận của Trần Thị An. NXB KHXH, H., 2014; 430 trang)

TS. Đặng Quốc Minh Dương

Đại học Văn Hiến, TP Hồ CHí Minh.

So với các thể loại tự sự dân gian khác, ở Việt Nam cũng như trên thế giới, truyền thuyết dân gian được các nhà nghiên cứu quan tâm muộn hơn cả. Hơn nữa, tư liệu về truyền thuyết dân gian Việt Nam hầu hết tản mát trong tín ngưỡng hoặc trong các tác phẩm văn học thành văn. Mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu nhưng các ý kiến bàn luận về thể loại truyền thuyết dân gian chưa thống nhất, nguyên nhân cơ bản là do có các ý kiến khác nhau về đặc trưng thể loại…

Chợ quê vào những ngày giáp Tết là một bức tranh văn hóa sinh động, nhộn nhịp với bao điều thú vị. Hình ảnh buổi chợ quê những ngày này vẫn in sâu trong ký ức bao thế hệ con người Việt Nam, vẫy gọi họ trở về với quê hương, nguồn cội. Còn với tôi, hình ảnh chợ Ba Tri vào những ngày giáp Tết, nơi chôn nhau cắt rốn của mình, thì không thể nào quên được và bỗng dưng nơi ấy lại làm bùng lên nỗi nhớ quê đến nôn nao lạ lùng trong tôi giữa phố thị Sài Gòn vào những ngày gần Tết ồn ào, vội vã.

             Về mặt sinh học mà nói thì vươn cổ gáy là chuyện bản năng của con gà trống, giống loài nó đã gáy từ thời tổ tiên để lên tiếng về sự có mặt của mình trong vũ trụ, để chứng minh sự tồn tại của mình giữa muôn vàn sinh vật khác. Không gian càng vắng vẻ, lũ gà càng gáy to. Lại về mặt bản năng mà nói thì tiếng gáy của con gà trống là để…ra oai, để thu hút bạn tình (tất nhiên là lũ gà mái), nên mới có chuyện “con gà ghét nhau tiếng gáy”. Từ lũ gà thanh niên trai tráng tới ông lão gà hom hem cũng đều thể hiện mình bằng tiếng gáy, gáy cho cao giọng, cho oai vệ, cho át được tiếng gáy của những thằng gà khác, chung cuộc cũng là mong lũ gà mái để mắt tới mình, ngưỡng mộ sự oai phong qua tiếng gáy hùng dũng của mình để bu quanh chân mình, mong mình che chở.

Sáng ngày 26/09/2015 tại Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường ĐHKHXH&NV-ĐHQG-HCM đã diễn ra toạ đàm khoa học với chủ đề “Nghiên cứu và giảng dạy văn hoá biển – Trường hợp biển Nam bộ” do PGS.TS. Phan Thị Yến Tuyết, giảng viên Khoa Việt Nam học trình bày.

TS. Đặng Quốc Minh Dương

            Đại học Văn Hiến

TÓM TẮT

Nhân vật con vật tinh ranh là những con vật mà trong quan niệm dân gian được xem là thông minh, tinh quái, mưu trí. Song song với đặc trưng là biết vận dụng lý trí để hành động, nhân vật con vật tinh ranh còn thể hiện một đặc trưng khác, đó là tính hai mặt. Bởi bên cạnh việc sử dụng mưu mẹo để giúp đỡ các nhân vật khác vượt qua thử thách, đôi khi, nhân vật con vật tinh ranh lại lạm dụng mưu kế để chơi khăm, gây hại cho kẻ khác. Tính hai mặt này được thể hiện nhất quán từ mở đầu đến diễn tiến truyện và kết thúc truyện. Tính hai mặt góp phần giúp cho nội dung truyện kể thêm kịch tính, hấp dẫn.

Trong những chuyến khảo sát thực tế gần đây ở hai cộng đồng ngư dân Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) và Trần Đề (huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng), chúng tôi đã có dịp chứng kiến và cảm nhận rõ hơn vai trò đặc biệt quan trong của Quan Âm Nam Hải trong đời sống tâm linh của ngư dân tại đây. Bồ tát được ngư dân gọi là bà, mẹ hay Phật bà,…với niềm tin được ngài  phù hộ cho họ mỗi khi ghe thuyền ra khơi, lênh đênh trên biển cả.

(ThS. Tạ Anh Thư, Bình luận văn học - niên san 2015, tr. 97-106)

Tóm tắt

Nguyễn Văn Vĩnh là một nhân vật có ảnh hướng lớn đến đời sống chính trị, xã hội, văn hoá Việt Nam vào đầu thế kỷ XX. Ông còn là một dịch giả với nhiều đóng góp quan trọng trong việc dịch và giới thiệu văn học Pháp ở Việt Nam. Bài viết khảo sát bản dịch truyện ngụ ngôn “Con ve và Con kiến” để từ đó nhận diện vai trò quan trọng của Nguyễn Văn Vĩnh trong nỗ lực cải cách ngôn ngữ dịch thuật.

Từ khóa: Nguyễn Văn Vĩnh, “Con ve và cái kiến”, ngôn ngữ dịch thuật…

TÓM TẮT

Xã hội Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá song song với việc xây dựng nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Môi trường xã hội đó hoàn toàn khác với môi trường xã hội Việt Nam truyền thống, nơi mà hoạt động nông nghiệp thủ công cổ truyền chiếm ưu thế. Chính vì vậy mà văn hoá dân gian Việt Nam đang gặp phải một cú sốc lớn lao đòi hỏi nó phải thích ứng với tình hình mới nếu không muốn bị xoá sổ.

I. Tình hình truyện Tấm Cám ở Nam Bộ

1.1. Truyện Tấm Cám bằng văn xuôi

Bản kể truyện Tấm Cám xưa nhất hiện còn là Truyện Tấm Cám do G. Jeanneau sưu tầm ở Mỹ Tho, công bố năm 1886, rất tiếc không có bản gốc. Chúng ta chỉ biết được qua tóm tắt của Nguyễn Đổng Chi trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (tập IV, tr.1783-1785). Cùng năm 1886 còn có một bản kể của người Kinh ở Nghệ An do A. Landes sưu tầm, công bố trong Légendes annamities (Sài Gòn, 1886), nhan đề “Histoire de con Tấm et de con Cám”. Trong hai bản cổ nhất hiện có này, điều thú vị là tên gọi và tính cách hai nhân vật chính khác với truyện thông thường chúng ta được biết: Cám là cô gái hiền lành bị hãm hại, Tấm mới là cô gái xấu xí, mưu mô. Hai bản này cũng đều có chi tiết Tấm Cám bị cha mẹ yêu cầu đi bắt cá để phân định chị em (ai bắt nhiều hơn được làm chị), chứ không phải ai xúc tép nhiều hơn được thưởng yếm đỏ như bản kể quen thuộc của Vũ Ngọc Phan. Bản truyện Tấm Cám phổ biến hiện nay trong cả nước (kể cả ở Nam Bộ) là Truyện Tấm Cám do Vũ Ngọc Phan kể (Nxb. Kim Đồng, Hà Nội, 1966). Ba bản kể này đều có thể tìm thấy trong công trình “Về type, motif và tiết truyện Tấm Cám” của GS. Nguyễn Tấn Đắc (Nxb. Thời đại, 2013).

Ra đời trong hoàn cảnh đối đáp giao duyên nam nữ trong môi trường lao động hay khi vui chơi hội hè nên trong nhóm ca dao tình yêu nam nữ có phần lớn những cặp ca dao là lời đối thoại của người nam và người nữ, gồm có hai vế đi song hành với nhau. Hình thức thông thường nhất là câu 6-8 đối của giới này và câu 6-8 đáp của giới kia. Có khi đó là lời trao đổi chuyện trò của hai bên nam nữ. Có khi đó là câu hỏi của bên này và câu đáp của bên kia. Cũng có khi bên này ra câu đố cho bên kia trả lời... Đa phần những câu ca dao này thường có nội dung dí dỏm, hài hước. Hỏi thì hỏi cắt cớ, bắt bí, trả lời đôi khi cũng bằng một câu hỏi ngược lại theo kiểu “ăn miếng trả miếng”. Không hiếm những câu đối thể hiện thái độ chua ngoa, đanh đá của cô gái và những câu đáp đầy “hậm hực”của chàng trai. Cũng không thiếu những câu ca dao có nội dung thách đố thật khó và đáp lại những câu hỏi có tính thách đố đó là những câu đố ngược lại hoặc những câu trả lời bừa đi cho qua chuyện. Nhìn chung dù ở hình thức đối thoại như thế nào đi nữa thì nội dung của những câu ca dao này cũng ý nhị, dễ thương, khiến người nghe có thể mĩm cười nhẹ nhàng hay cười to sảng khoái, có khi còn khoái chí cười muốn lộn gan lộn ruột. Cũng có vài câu dùng hình ảnh tính dục để thể hiện nội dung lời đối đáp nhưng không quá tục, dùng hình ảnh tục nhưng vẫn thanh do sử dụng các biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ.. có khả năng gây cười hiệu quả khi thể hiện được thái độ… đáo để của các nhân vật trữ tình trong những câu ca dao đó.

(La Mai Thi Gia, Tạp chí Đại học Sài Gòn, tháng 8.2016)

Tóm tắt

Trong bài viết, chúng tôi tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của những câu ca dao đã được sưu tầm cách đây 128 năm trong sưu tập Câu hát góp của Huỳnh Tịnh Của. Chúng tôi tìm và giải thích những từ Việt cổ, từ địa phương Nam Bộ xuất hiện nhiều trong các câu ca dao khác nhau bằng cách tra cứu nghĩa của các từ đó trong Đại Nam quấc âm tự vị cũng của Huỳnh Tịnh Của biên soạn. Chúng tôi tìm hiểu tính Nam Bộ trong ngôn ngữ ca dao dân ca Nam Bộ được sưu tập ở cuối thế kỷ 19 thể hiện như thế nào thông qua từ địa phương và cách xưng hô đậm tính Nam Bộ, đồng thời giải nghĩa những câu ca dao dân ca chứa nhiều từ Việt gốc Hán trong Câu hát góp.

 

TS. Trần Hoàng Hảo- ThS. Dương Hoàng Lộc

1. Dẫn nhập

Dừa được mệnh danh là cây của sự sống. Ngày nay, khoa học đã chúng minh dừa có nhiều công dụng ở lĩnh vực y học, dinh dưỡng, công nghiệp, môi trường, du lịch, dừa trở thành một loại cây kinh tế nhằm đảm bảo và phát triển đời sống của con người ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, một quốc gia có điều kiện tự nhiên nhiệt đới ẩm, cây dừa được trồng khá phổ biến và gắn liền với kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân. Ở Nam bộ, cây dừa được trồng ở nhiều địa phương, phù hợp với nhiều vùng sinh thái khác nhau. Trong đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của người dân Nam bộ, cây dừa đã để lại dấu ấn rất lớn trong ẩm thực, âm nhạc, nghề truyền thống, ca dao-dân ca, hội họa, nhà cửa, phương tiện đi lại,….Đặc biệt, dừa còn có mặt trong đời sống tín ngưỡng của người dân ở đây với nhiều biểu hiện khác nhau. Bài viết của chúng tôi bước đầu nhằm tìm hiểu về một số biểu hiện của dừa trong tín ngưỡng của  người dân Nam bộ.

Thông tin truy cập

60773205
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
17375
10454
60773205

Thành viên trực tuyến

Đang có 683 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá: 80.000đ

    Giá: 80.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website