Một đời người lang thang lắm khi chẳng hết câu lục bát. Cứ xem phong vận thi nhân gắn bó với nó cũng hiểu được đôi phần. Tôi không rõ lục bát xuất hiện từ bao giờ. Nhưng có lẽ là từ lâu lắm rồi, từ trong lịch sử và đời sống tinh thần ngàn năm của người Việt. Ít thể thơ nào có sức sống mãnh liệt, lâu dài và phổ cập như lục bát. Nghẹn ngào câu hát dân ca cổ xưa đi đến Truyện Kiều áng thơ bất hủ để khắc khoải trong niềm vui lẫn tiếng thở dài của thi ca hiện đại. Không hiểu sao lục bát lại ngàn ngạt niềm trắc ẩn về thân phận con người trong hạnh phúc và đắng cay. Ám ảnh người ta đến thế.

Một luồng gió mới đầy thơ nhạc

 Thời còn sống và làm việc ở Milano (Ý) tôi có đọc một số truyện ngắn của nhà văn Kiệt Tấn trên nguyệt san Văn Học do nhà văn Nguyễn Mộng Giác chủ biên và sau này có đọc ông trên các trang mạng văn chương.

Phê bình văn học sinh thái ra đời từ gợi ý của sinh thái học, khoa nghiên cứu mối quan hệ tương sinh, tương tác  giữa các sinh thể cùng mối quan hệ của chúng với môi trường vật chất xung quanh.  Song phê bình sinh thái thịnh hành ở nhiều nước phương Tây hiện nay tập trung vào vấn đề dùng tư tưởng sinh thái để đánh giá văn học trong việc biểu hiện vấn đề sinh thái, khẳng định vài trò của tự nhiên, xét lại quan điểm con người là trung tâm từ thời Khai sáng. Trong bài này chúng tôi vận dụng tư tưởng sinh thái để xem xét quan hệ giữa văn học và môi trường văn hóa, tinh thần xã hội như một vấn đề sinh thái, không tập trung vào quan hệ con người và tự nhiên, mà xem xét môi trường tinh thần xã hội như là môi trường sống của văn nghệ, sự tương tác giữa môi trường văn hóa tinh thần với sáng tạo văn nghệ. Trong các công trình nghiên cứu văn học trước đây chúng ta tập trung nghiên cứu mối quan hệ văn học với hiện thực, với các chức năng xã hội của văn học như nhận thức, giáo dục, tuyên truyền, thẩm mĩ trong ý thức văn học phục vụ chính trị chủ yếu là xét theo nguyên tắc ý chí, nhân tạo, chưa xét theo sinh thái của sản xuất tinh thần. Mối quan hệ sinh thái tự nhiên giữa văn hóa tinh thần với văn nghệ ở đây chưa được đặt ra. Vì thế còn nhiều vấn đề trong quan hệ văn học với môi trường sinh thái chưa được xem xét. Ví dụ vấn đề cân bằng sinh thái đảm bảo cho văn nghệ phát triển, động lực của sáng tạo, tự do sáng tạo, sự thiếu thốn của môi trường đối với nhu cầu sinh trưởng của văn nghệ. Quan điểm duy ý chí luận trong điều hành đời sống xã hội đã ức chế sự phát triển của kinh tế, văn hóa, và văn nghệ. Suy cho cùng, cội nguồn của mất cân bằng sinh thái là do sự phát triển phiến diện của xã hội và con người. Quan điểm con người là trung tâm đã dẫn đến hủy hoại môi trường tự nhiên; sự vận dụng lí tính công cụ dẫn đến làm lu mờ mọi hệ thống giá trị nhân văn. Ý chí trung tâm cũng tác hại như thế. Đề cao tập thể ức chế cá nhân dẫn đến tình trạng xã hội kém phát triển.  Chủ nghĩa tiến bộ chỉ thấy hôm nay hơn hôm qua đã hạ thấp các giá trị văn hóa truyền thống. Nghiên cứu, phê bình văn học trong thiết chế xã hội chủ nghĩa một thời gian dài do đề cao chủ nghĩa duy vật, coi tinh thần như một sản phẩm phụ thuộc, chỉ quan tâm văn học phản ánh hiện thực, đấu tranh giai cấp hoặc sử dụng văn học như công cụ  cũng dẫn đến mất cân bằng sinh thái tinh thần của con người. Là một ngành của khoa nghiên cứu nhân văn, nghiên cứu văn học hôm nay không thể chỉ đóng khung trong việc nghiên cứu các vấn đề của nội bộ văn học nghệ thuật, như hình thức, kí hiệu, biểu tượng, mẫu gốc, phân tâm…mà không quan tâm đến vấn đề văn hóa xã hội, vấn đề sinh thái tinh thần của con người. Bởi văn học là sản phẩm của môi trường văn hóa xã hội, mà trực tiếp là môi trường sinh thái tinh thần của con người. Mối quan hệ giữa văn học và môi trường sinh thái tinh thần ngày càng được quan tâm sâu sắc trên thế giới.

 (Phan Nhật Chiêu, In trong " Những vấn đề ngữ văn " (Tuyển tập 40 năm nghiên cứu khoa học của Khoa VH&NN))

Hỡi Thượng đế!

Người nhìn xem, Người đã cho thân thể

Bình thịt xương để đựng chứa linh hồn.

Đó là mấy vần thơ của Huy Cận trong tập Lửa Thiêng (1940)

Chiều ngày 23/1/2015 vừa qua, Khoa Viết văn – Báo chí (Đại học Văn hóa Hà Nội) đã tổ chức Tọa đàm văn học "Trần Đình Sử trên đường biên của Lý luận văn học. Dưới đây là bài lược thuật nội dung cuộc tọa đàm này. Lược thuật do Chung Sơn thực hiện.

Giới nghiên cứu văn học Việt Nam bấy nay hầu như đều giải thích khái niệm đạo (trong mệnh đề Văn dĩ tải đạo) là đạo đức, cụ thể hơn là đạo đức theo quan điểm Nho giáo. Cách hiểu này đã vô tình thu hẹp nội dung triết học của khái niệm đạo, đồng thời không cho thấy được những đặc trưng có tính lịch sử của quan niệm văn học thời cổ, do đó cũng không cho thấy những đặc trưng của nguyên tắc phản ánh hiện thực của văn học nhà Nho.

Trong bối cảnh giao lưu, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, muốn tránh tụt hậu ở cả hai lĩnh vực sáng tác và nghiên cứu, phê bình, Việt Nam cần từng bước xây dựng một nền lí luận văn nghệ hiện đại. Nhưng làm thế nào để mĩ học marxist vẫn là cơ sở kiến tạo lí thuyết của nền lí luận văn nghệ hiện đại ấy là một câu hỏi không dễ trả lời. Cách khả dĩ nên chăng là hãy nhìn thẳng vào thực trạng của nền lí luận văn nghệ này, vì có như thế, ta mới nhận ra những điểm bất cập để khắc phục, đặng phát huy những hạt nhân hợp lí của nó. Trong phạm vi một bài viết ngắn, tôi chỉ có thể thảo luận về một vài khía cạnh mà thiết nghĩ là quan trọng.

            Bức thư muộn màng này gửi tới người đã dùng bưu cục T104.E.BC.13H. Những năm 1965 – 1969. Họ bây giờ trẻ nhất chắc đã thất thập cổ lai hy. T104.E.BC.13H. Địa chỉ khoa ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội. Chữ cái và con số đều không đổi. Ngoại trừ E có thêm 1, 2, 3 và 4. Ứng với phiên hiệu các lớp học khác nhau. Mấy nghìn sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội đã thắp đèn dầu nghiên bút ở thung lũng Đại Từ thời đầu chiến tranh phá hoại. Thấm thoát 50 năm đã qua rồi.

Sau những hiện tượng “đình đám” của dăm năm đầu thiên niên kỉ mới như Nguyễn Vĩnh Tiến, Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly…từ sau 2005, thơ trẻ Việt Nam cơ hồ rơi vào tình trạng “khủng hoảng”. Người viết cứ viết, còn bạn đọc khá thờ ơ và lạnh nhạt với thơ. Họ dường như đã không còn quan tâm tới những vần thơ lạm dụng quá nhiều yếu tố dục tính, bản năng và vô thức. Họ cũng không còn để tâm nhiều vào những biến đổi về mặt hình thức với cách chơi chữ cũng như sự biến tấu thể loại… Đã có lúc, người ta phải đặt ra câu hỏi: liệu rằng thơ còn đủ sức để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường? Liệu rằng thơ còn đủ sức để cảm hóa và chinh phục bạn đọc?

 (Lê Đình Kỵ, trích Tìm hiểu văn học, NXB. TP Hồ Chí Minh, 1984, tr. 324 – 351)

Một quan điểm, một nhận định, một ý kiến đối với chúng ta ngày nay rất quen thuộc và vì quen thuộc nên trở thành quá bình thường – nhưng nếu được phát hiện cách đây hàng thế kỷ thì sự việc lại khác đi rồi. Phủi đi lớp bụi thời gian, nó như được khám phá trở lại và càng thêm tỏa sáng. Đã đành chân lý là một, không có ranh giới thời gian, không gian, huyết thống. Nhưng chân lý, trong cái lĩnh vực rất phức tạp và văn học nghệ thuật, mà vượt qua những hàng rào thế kỷ, hơn nữa lại đến với chúng ta qua tiếng nói của cha ông, thì lại càng giúp chúng ta thêm tin tưởng, vững bước tiến lên.

Thời gian gần đây các sách nói về mã, giải mã trong văn học xuất hiện nhiều. Song thế nào là mã và giải mã thì chưa nêu rõ. Phê bình văn học hay dạy học văn ở trường trung học cũng đòi hỏi giải mã. Các giáo viên cũng nên làm quen với vấn đề này. Mã là vấn đề vừa quen, vừa lạ. Trong bài này tôi xin nêu một vài điểm then chốt để bạn đọc tham khảo.

 (Nguyễn Thị Thanh Xuân, Chuyên san Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 4 - 2015)  

Tóm tắt

          Xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, gắn liền với tên tuổi của Gustave Lanson, Phê bình Giáo khoa đã tạo một bước ngoặt lớn trong không gian học thuật nhà trường Pháp. Có thể nói, đây là  trường phái phê bình văn học thuộc kỷ nguyên hiện đại xuất hiện sớm nhất ở Việt Nam và rồi bị che lấp bởi các trường phái xuất hiện sau đó, thời thượng hơn, như Phê bình Phân tâm học, Phê bình Cấu trúc và Giải cấu trúc…, nhưng có một điều không thể phủ nhận là Phê bình Giáo khoa gần một thế kỷ qua đã có vai trò xây nền đắp móng và âm thầm chi phối đời sống văn học Việt, đặc biệt là trong định hướng giảng dạy văn học. Dù vậy, cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có một công trình nào tập trung giới thiệu về Phê bình Giáo khoa.

Bài được Tạp chí Văn nghệ quân đội tặng thưởng “Bài viết hay năm 2014” 

Ai cũng biết, văn học dùng ngôn từ làm chất liệu kiến tạo hình tượng. Loại chất liệu này có khả năng đánh thức ở con người kinh nghiệm về đường nét, màu sắc, hình khối. Nhờ thế, nó có thể tạo ra những hình tượng giàu tính tạo hình khiến hội hoạ, điêu khắc lắm khi cũng phải bất lực. Nhưng từ trong bản chất, hình tượng và lời nói là những phạm trù khác nhau. Hình tượng là khách thể hữu hình, ngôn từ là chất liệu vô hình, phi vật thể. Hình tượng mở ra trong không gian, lời nói có tuyến tính, vận động trong thời gian. Lời nói là sự kết hợp của các đơn vị rời rạc, hình tượng là chỉnh thể nguyên hợp… Sử dụng ngôn từ làm chất liệu, văn học có thể tổ chức hình tượng theo hai hướng giống như hai thái cực trái ngược nhau. Ở cực thứ nhất, hình tượng trở thành một biểu tượng đầy tính ước lệ, cái được biểu đạt, tức là ngữ nghĩa, có quan hệ hết sức tự do với cái biểu đạt. Ở cực thứ hai, hình tượng chỉ là một kí hiệu thị giác, là đối tượng chiêm ngưỡng thuần tuý của mắt, cái được biểu đạt, tức là ngữ nghĩa, hoàn toàn lệ thuộc vào kí hiệu thị giác này. Trong văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa trước năm 1975, hình tượng được mã hoá chủ yếu theo hướng thứ hai.

(Hồ Khánh Vân, Chuyên san Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 4 - 2015)

1. Ý thức về giới (Sense of gender) và ý thức về “giới thứ hai” (Sense of the sencond sex)

          Ý thức về giới là một trong những vấn đề then chốt, cốt lõi, tạo thành cơ sở hạt nhân cho ý thức nữ quyền. Từ thuở xa xưa, loài người đã có sự phân biệt giới thành hai loại cơ bản, chiếm đa số (nam giới và nữ giới) và đặt vào trạng thái bất bình đẳng suốt phần lớn tiến trình lịch sử nhân loại. Bên cạnh các tiêu chí được sử dụng để phân chia giai cấp trong xã hội loài người như kinh tế, chính trị, giáo dục, tôn giáo, sự phân công lao động…, giới tính cũng là một tiêu chí để phân chia loài người thành hai giới: nam giới giữ vị thế của giai cấp thượng đẳng, nữ giới giữ vị thế của giai cấp hạ đẳng. Trong xã hội phụ quyền lấy nam giới làm trung tâm, làm thước đo chuẩn mực cho mọi giá trị và được cả cộng đồng tuân thủ, người phụ nữ chấp thuận vai trò, vị trí phụ thuộc của mình vào nam giới như một sự tất yếu, đương nhiên và luôn mang khát vọng đạt đến những chuẩn mực của nam giới, tự đánh đồng chính mình theo những tiêu chí của nam giới. Chỉ khi nào xã hội nhìn những nguyên tắc của chế độ nam trị theo cái nhìn “lạ hoá”, phản tỉnh, thoát ra khỏi trạng thái mù giới để từ đó, người phụ nữ tự khu định mình vào một phạm trù khác và xác lập nên hệ chuẩn mực, hệ giá trị riêng của giới mình trong tư thế cân bằng, bình đẳng với nam giới thì ý thức về giới bắt đầu được thiết lập. Nhìn khái quát, hình thái ý thức này bao gồm những biểu hiện sau:

          Từ góc nhìn về mối quan hệ giữa văn học và đạo đức, chúng ta càng thấy tầm quan trọng của việc hướng văn học đến với thế hệ trẻ, nhất là với lứa tuổi thiếu niên mà tâm hồn chưa qua nhiều trải nghiệm, nên chưa bị vướng nhiễm bụi bặm của đời sống xô bồ, hỗn tạp chung quanh. Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn, nhà giáo Cao Huy Thuần dành cuốn sách mới nhất của mình để viết những “chuyện kể cho tuổi 15 và phụ huynh” với nhan đề Nhật ký Sen Trắng. Qua 17 câu chuyện ngụ ngôn minh họa cho 13 chủ đề, tác giả chủ ý truyền cho bạn đọc thiếu niên những tình cảm đạo đức tự nhiên như tình thương yêu, sự khiêm tốn, lòng biết ơn, đức hy sinh… và thái độ đúng đắn đối với bệnh vô cảm, thói ích kỷ, đố kỵ…

         Tóm tắt:

         Xuất hiện vào đầu thế kỷ XX ở Pháp, gắn liền với tên tuổi của Gustave Lanson, Phê bình Giáo khoa đã tạo một bước ngoặt lớn trong không gian học thuật nhà trường Pháp. Có thể nói, đây là  trường phái phê bình văn học thuộc kỷ nguyên hiện đại xuất hiện sớm nhất ở Việt Nam và gần một thế kỷ qua đã âm thầm chi phối đời sống văn học Việt. Dù vậy, cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có một công trình nào tập trung giới thiệu về Phê bình Giáo khoa.

Tóm tắt:

Lê Đình Kỵ hội tụ được những phẩm chất rất đáng quý‎ của một nhà văn học tài năng: sự hài hòa, xuyên thấm vào nhau giữa nhà học thuật có tư duy luận l‎ý sắc sảo và nhà nghệ sĩ ngôn từ có tính cách phóng túng, tự do; một nhà lý luận, phê bình có quan điểm và nguyên tắc riêng. Điều đó làm nên phong cách nghiên cứu, phê bình văn học nhất quán và đa dạng của ông.

        Trước khi nổi tiếng với ba cuốn tiểu thuyết Những khoảng cách còn lại, Đứng trước biển, Cù lao Tràm vào đầu những năm 1980, Nguyễn Mạnh Tuấn đã khẳng định chỗ đứng của mình trong nghề văn bằng những tập truyện ngắn. Từ ấy đến nay ông là một trong ít người kể chuyện dài hơi và bền bỉ nhất trong văn học ta. Ông có cả một kho chuyện thu hút mọi người: chuyện năm hòa bình đầu tiên, chuyện thời quan liêu trăn trở phá rào, chuyện làm ăn đầy cạm bẫy thời kinh tế thị trường, chuyện gia đình ly hợp, chuyện tuổi trẻ hoang mang vào đời... Ông kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi rồi bằng ngôn ngữ kịch bản điện ảnh; trước đây công chúng gặp ông trên sách báo, về sau còn gặp thường xuyên hơn trên màn ảnh nhỏ.

Thông tin truy cập

60772305
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
16475
10454
60772305

Thành viên trực tuyến

Đang có 735 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá: 80.000đ

    Giá: 80.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website