Người dịch: Trần Đình Sử, Lã Nguyên

Vinh quang nào cũng phải trả giá. Một số tác giả vẫn đang được hậu bối tìm đọc và nghiên cứu thể nào cũng chạm trán với thứ phê bình hoạnh hoẹ văn bản, thứ phê bình mà rốt cuộc, nếu không phủ nhận được sự tồn tại về mặt nhân thân của các tác giả ấy, thì chí ít nó cũng phủ nhận sự thống nhất ở trước tác của họ và quyền sở hữu chúng thuộc về một cá nhân. Các nhà ngữ văn Hy Lạp thì cãi nhau rất lâu về “vấn đề Homer”, cánh nghiên cứu ngữ văn Anh Cát Lợi lại không sao dứt ra khỏi những cuộc tranh luận xem ai là người đã viết các vở kịch của Shakespeare, giờ đây cũng đang diễn ra một cái gì tượng tự như thế với Bakhtin.

Mới đây, Ngô Tự Lập có bài viết Đọc sách “Lột mặt nạ Bakhtin – câu chuyện về một kẻ lừa dối, một chuyện bịp bợm và một cơn mê sảng tập thể” của Jean – Paul Bronckart và Cristian Bota. Bài này được công bố trên số 1/2014 Tạp chí Khoa học ĐHQG Hà Nội, sau đó được đăng tải trên các trang mạng khác nhau (như http://www.viet-studies.info, 16/4/2014). Khá nhanh chóng, trên http://www.vanhoanghean.com.vn ngày 20/6/2014, với bài Mấy suy nghĩ về việc nghiên cứu Bakhtin Trần Đình Sử và Lã Nguyên đã có nhận xét phản hồi về bài viết này. Hai giáo sư viết: Ngô Tự Lập gọi cuốn sách ấy “là một quả bom đối với giới nghiên cứu”. Có lẽ đó là cảm nhận riêng của Ngô Tự Lập và những người thiếu thông tin do chưa có dịp tiếp xúc nhiều với di sản của M. Bakhtin (1895 – 1975) và lịch sử nghiên cứu di sản của ông trên phạm vi toàn thế giới”.

Sự kết hợp giữa lý luận với phê bình khiến cho các tác phẩm thi thoại trong lịch sử văn học cổ điển Trung Hoa luôn có được sức hấp dẫn và ưu thế riêng. Nó giúp người viết có thể phát biểu những quan niệm cá nhân về thơ ca một cách sinh động và thuyết phục thông qua việc chọn lọc, bình phẩm những hiện tượng cụ thể để chứng minh cho các luận điểm khái quát có ý nghĩa đúc kết quy luật sáng tác và thưởng thức văn học. Xu hướng chung của các tác phẩm nổi tiếng như Lục Nhất thi thoại của Âu Dương Tu, Thương Lang thi thoại của Nghiêm Vũ (thời Tống); Tứ Minh thi thoại của Tạ Trăn (thời Minh); Đàm long lục của Triệu Chấp Tín, Khương Trai thi thoại của Vương Phu Chi, Thạch Châu thi thoại của Ông Phương Cương (thời Thanh),... là lựa chọn tác phẩm của những chân dung thơ tiêu biểu thời Hán, Nguỵ, Đường, Tống, hoặc những nhà thơ nổi tiếng đương thời làm đối tượng bình phẩm khen, chê hay dẫn dụng để chứng minh cho quan điểm nghệ thuật của người viết.

 

“This is Play” [Chơi] – đó là chủ đề của tạp chí New Literary History số 1 -2009. Một lần nữa, sự chơi/trò chơi (play/game) lại khơi dậy những tranh luận trong giới học thuật, cho thấy đây là một chủ đề được quan tâm bậc nhất trong nghiên cứu văn hóa-văn học từ thế kỷ XX. Quan sát diễn ngôn khoa học nhân văn trong thế kỷ XX, có thể nhận thấy trò chơi đã trở thành một từ khóa, một khái niệm công cụ để tư duy lại hàng loạt những vấn đề hiện sinh cốt lõi: thế giới, con người, bản sắc, ngôn ngữ, ý nghĩa… Trò chơi hiện diện như một phạm trù then chốt trong thông diễn học của Hans Georg- Gadamer, thuyết giải cấu trúc của Jacques Derrida, hệ thống triết học của Ludwig Wittgenstein và Jean –Francois Lyotard. Nó liên đới với hàng loạt khái niệm quan trọng của nhiều học giả hàng đầu như phạm trù “carnival” của Mikhail Bakhtin, khái niệm “readerly/writerly text” [văn bản khả độc/khả tác] và “myth” [huyền thoại] của Roland Barthes, khái niệm “performative” [tính biểu hành] trong lý thuyết về phái tính của Judith Butler, khái niệm “simulacra” [bản thế vì] của Jean Baudrillard… Trò chơi không chỉ có giá trị như một ẩn dụ hiệu nghiệm để con người nhận thức được nhiều mặt của đời sống, nó còn là phương thức để con người kiến tạo nên những giá trị của đời sống và chính bản thân mình.

1.  Thi pháp học là một lĩnh vực nghiên cứu có ảnh hưởng lớn trong ngành nghiên cứu văn học thế kỉ XX, tuy có cội nguồn xa xưa nhưng đã được cải tạo triệt để, mang nội dung mới, rất đa dạng về quan niệm, phương pháp, đồng thời tự nó cũng biến đổi nhanh chóng chưa từng thấy trong lịch sử.

         Trong những nhà văn gốc Nam Bộ, Nhật Chiêu là dân Nam Bộ chính hiệu. Anh sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn nên Nhật Chiêu là một nhà văn Nam Bộ “thuần chủng” không hề có sự pha tạp nào. Nhưng Nhật Chiêu là một nhà văn Nam Bộ khá lạ lùng. Lạ lùng ở chỗ, là người Nam Bộ nhưng văn chương của Nhật Chiêu không hề mang chút hơi hướm nào của văn chương Nam Bộ từ trong cốt cách, trong nội dung và hình thức biểu đạt của nó. Vì vậy, có thế nói, Nhật Chiêu là “đứa con hoang” của văn chương Nam Bộ.

1. Phương pháp loại hình hay loại hình học (typologie), thuật ngữ Typologie là tiếng Pháp, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp typologos với nét nghĩa “dấu tích, hình mẫu” mà ngữ căn là type (thể loại, kiểu). Đây là một phương pháp nghiên cứu khoa học tổng hợp, ra đời khoảng nửa sau thế kỷ XX và được ngành Nhân chủng học áp dụng đầu tiên khi nghiên cứu xếp loại con người thành từng nhóm để phân biệt con người này khác với con người khác, dân tộc này khác với dân tộc khác trên cơ sở phát hiện ra những nét giống nhau (tính cộng đồng, tính cùng họ) của các dân tộc. Nói cách khác là xác định để tìm ra nét tương đồng về mặt nguồn gốc, ngôn ngữ, sắc tộc… Tính cùng họ này, xét đến cùng, biểu hiện ở hai khía cạnh: một là, cấu trúc bên trong của đối tượng; hai là, tìm ra những quy luật phát triển của nó. Điều này, như viện sĩ M.B. Khrapchenkô đã tổng kết trong công trình Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học là “nó sẽ tìm đến loại hình (type) và cấu trúc (structure) bên trong của đối tượng nghiên cứu” ([1]). Từ đó, vào những năm 70 của thế kỷ trước, giới nghiên cứu – lý luận văn học đã vận dụng để xếp loại các hiện tượng văn học từng giai đoạn, của từng dân tộc trên thế giới với mục đích là tìm ra những nét tương đồng về mặt loại hình, tức tìm ra tính cộng đồng về mặt loại hình. Điều đó có nghĩa là loại hình học xem văn học như là một hiện tượng thế giới, là những cộng đồng loại hình của từng giai đoạn lịch sử văn học, dĩ nhiên nó không loại trừ tính cá biệt và tính đặc thù của văn học. Tính cộng đồng không có nghĩa là sự lặp lại một cách giản đơn hoặc giống nhau về hình thức mà đây là hiện tượng văn học cùng họ với những đặc điểm bản chất nhất của nó như giống nhau về nguồn gốc, về cơ cấu bên trong, về quá trình phát triển, về ngôn ngữ, về số phận lịch sử, về hệ thống thể loại miêu tả, về hệ thống thế giới quan v.v.. Phương pháp này có tính ưu việt đáng kể bởi nó là sự tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như phương pháp phân tích lôgic, phương pháp phân tích lịch sử, phương pháp so sánh nên được nhiều nhà nghiên cứu văn học có uy tín vận dụng. Có lẽ  GS. Viện sĩ M.B. Khrapchenkô và GS. Viện sĩ B.L. Riptin là những người đầu tiên ở Liên Xô cũ vận dụng phương pháp này từ đầu những năm 70 của thế kỷ XX để nghiên cứu các hiện tượng văn học cụ thể với những khám phá mới cùng những đóng góp về hệ thống lý luận([2]). Nó cũng đã được giới nghiên cứu văn học ở Việt Nam vận dụng vào những năm cuối thập kỷ 70 rồi những năm 80 của thế kỷ trước  để nghiên cứu một bộ phận văn học, một thể loại văn học, một tác phẩm văn học cụ thể và kết quả là đã có những đóng góp mới đáng kể ([3]).

 

Trong lịch sử phê bình văn học Việt Nam, Hoài Thanh là một tác gia quan trọng. Có thể nói, rất ít trường hợp như Hoài Thanh, người đã chọn con đường phê bình văn học từ rất sớm và chung thủy với nó trong suốt cuộc đời mình – đặc biệt là chuyên về phê bình thơ – và rồi đã thực sự trở thành nhà phê bình tạo được lòng tin nơi người đọc và người sáng tác.

1/ Từ khuôn khổ đến sự xác định một số đặc tính của sách bách khoa này

− Được biết, Bách khoa thư Văn học được trù định biên soạn lần này nằm trong trên 30 tập Bách khoa thư bằng chữ Việt đang được dự kiến biên soạn đồng thời. Mỗi cuốn sẽ giới hạn trong khoảng trên dưới 1.000 trang khổ lớn (nếu theo khổ “Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam”, 4 tập đã xuất bản, sẽ là khổ 26,5x20 cm)

     “ Lời tình buồn” . Thơ, nhạc                     

              và các bản dịch . Anh, Pháp, Ý.

Lời ngỏ :

Bài này viết vào đầu tháng 1/2014, lúc anh Tâm (CTNM) nhập viện. Lúc đó đã có 2 bản dịch  ra tiếng  Pháp và tiếng Ý của Elena.  Dù rất mệt nhưng anh Tâm cũng cố gắng viết và gửi cho tôi bài viết về nguồn gốc và những liên quan về “lời tình buồn” để làm tư liệu.

Tư duy nghệ thuật là một loại tư duy mang tính chỉnh thể nhằm phản ảnh và biểu hiện thế thái nhân tình vô cùng phong phú phức tạp muôn màu muôn vẻ, cho nên ngoài tư duy hình tượng là cơ sở, nó còn thu nạp nhiều yếu tố khác của các loại tư duy thể nghiệm, lô-gic đa trị mơ hồ, vô thức và nhất là trực giác nữa.

1. Về khái niệm “Chấn thương”

“Chấn thương” (Trauma) vốn là một thuật ngữ y học có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp (τραῦμα). Wikipedia định nghĩa Trauma (còn có các tên gọi khác là “wound”/ “injury”), “is a physiological wound caused by an external source. It can also be described as "a physical wound or injury, such as a fracture or blow" [là một vết thương (thuộc về) sinh lý gây ra bởi một nguồn (tác động) bên ngoài. Nó cũng có thể được mô tả như một vết thương hoặc chấn thương về thể chất, chẳng hạn như gãy xương hoặc tổn thương phần mềm]. Trong Từ điển tiếng Việt, chấn thương được định nghĩa là “[tình trạng] thương tổn ở bộ phận cơ thể do tác động từ bên ngoài(1). Ngoài vết thương sinh lý, trauma còn được dùng để nói về thương tổn tâm lý: “Psychological trauma is a type of damage to the psyche that occurs as a result of a traumatic event. When that trauma leads to posttraumatic stress disorder, damage may involve physical changes inside the brain and to brain chemistry, which changes the person’s response to future stress(2) [Chấn thương (thuộc về) tâm lý là một loại tổn thương tinh thần xảy ra như kết quả của một sự kiện đau buồn. Khi chấn thương dẫn đến những rối loạn căng thẳng sau đó, thiệt hại có thể liên quan đến những thay đổi về thể chất hóa học trong não, làm thay đổi phản ứng của người đó đối với những căng thẳng trong tương lai]. Khái niệm này đã được S. Freud sử dụng để miêu tả “Một trạng thái tinh thần khổ sở tồn tại dai dẳng một cách khó hiểu trong cuộc đời của những cá nhân nhất định(3). Chấn thương trong văn học không phải là một tình trạng bệnh tật hay một sự đau đớn thể xác, mà là những vết thương tinh thần tái diễn, “chúng xuất hiện như thể một chuỗi những sự kiện đau khổ mà người ta bị phụ thuộc vào và điều này hoàn toàn nằm bên ngoài mong muốn hay khả năng kiểm soát của người ta(4). Còn Cathy Caruth thì nói: “Theo một định nghĩa phổ biến nhất, chấn thương mô tả một kinh nghiệm choáng ngợp về những sự kiện đột ngột hay thảm họa mà phản ứng đối với sự kiện đó thường xuất hiện dưới dạng ảo giác và các hiện tượng mang tính chất xâm nhập thường bị trì hoãn và tái diễn một cách không kiểm soát được(5). Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, không có một định nghĩa chắc chắn về chấn thương mà nó được mô tả rất khác nhau, ở những thời điểm khác nhau, dưới những tên gọi khác nhau. 

Sau chiến tranh khoảng 10 năm, đất nước có nhiều chuyển biến quan trọng. Các nhà văn đủ mọi thế hệ nghĩ và viết trong một bối cảnh mới. Song họ vẫn chưa thoát khỏi những yêu cầu của đoàn thể, họ vẫn phải phục vụ một “biểu tượng xã hội về chân lí”(1) cái biểu tượng có tính giai cấp, tính chiến đấu, hoặc ít ra cũng có tính nhân dân và màu sắc dân tộc đậm đà đính kèm. Ít có người cầm bút nào thoát khỏi sự ảnh hưởng của ý thức hệ. Cái tôi của nhà văn trước sức ép của hoàn cảnh lịch sử buộc phải mang tâm thế nâng cao trình độ chính trị để có thể “nhìn ra những công việc lớn của cách mạng”, chính nhiệm vụ chính trị và quán tính của một hình thái ý thức đã đòi hỏi nhà văn, nhà thơ

  Nguyễn Thị Thanh Xuân

(Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM)

TÓM TẮT

Liên văn bản là một hiện tượng xuất hiện rất sớm trong đời sống văn học, văn hóa nhân loại. Liên văn bản văn học diễn ra ở nhiều cấp độ khác nhau: tác phẩm, tác giả, thể loại, trào lưu; thời đại, quốc gia, khu vực và... thế giới. Liên văn bản vừa là biểu hiện vừa  là điều kiện quan trọng để đưa đến xu thế toàn cầu hóa văn học. Trong hành trình bước ra khỏi không gian khu vực đi vào không gian thế giới, văn học Việt Nam có những hiện tượng liên văn bản nào? Liên văn bản hội nhập của Việt Nam có những đặc điểm ra sao? Trong bối cảnh nào?

TRẦN TỊNH VY (*)

LTS: Bài viết này gồm 3 phần: I. Các vấn đề lý thuyết; II.Tìm hiểu văn bản: các vấn đề về tác giả, tác phẩm; III. Khoảng cách thế hệ và câu chuyện về "cộng đồng tưởng tượng". Do khuôn khổ có hạn của Tạp chí, BBT xin trích đăng phần III.  

III.                   KHOẢNG CÁCH THẾ HỆ VÀ CÂU CHUYỆN VỀ “CỘNG ĐỒNG TƯỞNG TƯỢNG”

Các tác phẩm về văn học di dân chính là những nguồn tư liệu cho phép ta tìm hiểu về cuộc sống của cộng đồng lưu vong, được đặc biệt chú ý trong bài viết này là vấn đề về khoảng cách thế hệ và “cộng đồng tưởng tượng”. Và không phải ngẫu nhiên mà chúng tôi bắt đầu việc khảo sát từ vấn đề về khoảng cách thế hệ. Dựa trên giả thuyết rằng, mâu thuẫn thế hệ, cụ thể là giữa người mẹ và con gái, chính là một trong những biểu hiện của quá trình xung đột về văn hóa, chúng tôi cho rằng đây chỉ là bề nổi của quá trình gầy dựng một “cộng đồng tưởng tượng” trong tâm thức của những người di dân. Nói một cách khác, câu chuyện về những bất đồng trong ngôn ngữ, sự khác biệt về cách nhìn nhận vấn đề hay hiện tượng chính là câu chuyện về ‘cộng đồng tưởng tượng’.

 

            Từ những thập niên đầu thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu ở nước ta đã bắt đầu vận dụng các lý thuyết và phương pháp của phương Tây để khảo cứu và thẩm định văn chương. Nhưng việc áp dụng các phương pháp khoa học đôi khi cũng bộc lộ sự lệ thuộc vào lý thuyết mà chưa căn cứ xác đáng vào thực tiễn sáng tác, từ đó ít nhiều đã để định kiến chi phối một số nhận định của mình, dẫn đến những kết quả thiếu chính xác, làm giảm chất lượng và hiệu quả của phê bình. Ở giai đoạn này, các khiếm khuyết nói trên có thể được biện minh bởi tình trạng non trẻ của khoa nghiên cứu văn học. Nhưng ngày nay, tình trạng phê bình lệ thuộc vào định kiến lý thuyết hình như vẫn đang chi phối một bộ phận trong giới nghiên cứu. Dù việc áp dụng lý thuyết là rất cần thiết, song không phải các lý thuyết đều có thể áp dụng như nhau. Khi áp dụng một lý thuyết, chúng ta nên xem xét thực tiễn văn học để thấy có phù hợp với lý thuyết đó không, nếu phù hợp thì phù hợp đến mức nào.

Vừa qua, khoa Ngữ văn và báo chí trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn tổ chức một hội thảo khoa học về văn học so sánh.

Cuộc hội thảo khoa học này, có lẽ do dụng ý khiêm tốn của lãnh đạo khoa, gần như chỉ là một cuộc trình bày, trao đổi trong nội bộ. Những người tham dự phần đông là các giáo sư, giảng viên của khoa và một số ít là cộng tác viên với khoa. Thời gian cũng chỉ có một buổi sáng.

Tôi gặp và quen nhà văn Nguyên Minh thật tình cờ: Hôm ấy nhà báo Nguyễn Hoà vcv, người quản lý trang mạng Văn Chương Việt gọi điện bảo đến cà phê “Điểm Mới”, khi đến nơi tôi thấy có mấy người đã có mặt. Ngoài Nguyễn Hoà còn có nhà thơ Âu Thị Phục An, nhà văn Lữ Kiều (Hoạ sĩ Thân Trọng Minh), nhà văn-dịch giả Hiếu Tân, vợ chồng nhà văn Đặng Kim Côn mới từ Mỹ về và nhà văn Nguyên Minh. Ấn tượng ban đầu anh Nguyên Minh gây cho tôi là sự đôn hậu. Cảm nhận ấy đến với tôi từ ánh mắt màu xanh dương rất sáng và trong lúc trò chuyện tôi thấy mình được lắng nghe.

Con người, sống trên đời, như một thi sĩ (Hoelderlin)

Bùi Văn Nam Sơn, nhà triết học và/là một bà con của nhà thơ Bùi Giáng, có lần, thổ lộ: “Viết đôi lời hay nhiều lời về Bùi Giáng không bằng đọc Bùi Giáng. Đọc Bùi Giáng không bằng giao du với Bùi Giáng. Giao du với Bùi Giáng không bằng sống như Bùi Giáng. Mà sống như Bùi Giáng thì thật vui mà thật khó” (1). Khó vì muốn sống được như ông, muốn giao du được với ông, muốn đọc được ông để, cuối cùng, viết được về ông, dù chỉ một đôi lời, thì phải minh định được ông, tức trả lời câu hỏi: Bùi Giáng, ông là ai?

Thông tin truy cập

60535113
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
16606
10018
60535113

Thành viên trực tuyến

Đang có 313 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá: 80.000đ

    Giá: 80.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website