Vài nét về văn học nữ đương đại Trung Quốc

In bài này

Từ thập niên 1980 trở lại đây, văn học nữ đã đạt được nhiều thành tựu, và trở thành một hiện tượng mang tính toàn cầu. Nhà văn nữ hiện nay không chỉ là một bộ phận mà còn là niềm vinh quang cho một nền văn học. Trường hợp của Toni Morrison (Nobel 1993), Elfriede Jelinek (Nobel 2004), Doris Lessing (Nobel 2007)… hay của J.K Rowling với bộ truyện Harry Potter,  Stefenie Mayer với Chạng Vạng… xác tín rất rõ điều đó. Các quốc gia châu Á cũng nổi lên những hiện tượng văn học nữ như Nhật có Yoshimoto Banana, Yamada Amy, Kanehara Hitomi, Ogawa Yoko… Bangladesh có nhà văn nữ rất nổi tiếng Tahmima Anam… Văn học Việt Nam đương đại cũng có nhiều nhà văn nữ nổi trội như Thuận, Linda Le (Pháp), Phùng Lệ Lí, Bích Minh Nguyễn (Mỹ), Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, Phan Thị Vàng Anh… (trong nước). Văn học đương đại Trung Quốc cũng không phải là một ngoại lệ. Trong quá trình tiếp biến những giá trị văn hóa phương Tây, các nhà văn nữ Trung Quốc đã tạo được tiếng nói riêng, gây tiếng vang trong nước lẫn nước ngoài. Có thể dẫn lời dịch giả Sơn Lê, người đã dịch khá nhiều tác phẩm văn học Trung Quốc sang tiếng Việt, giai đoạn từ 1990 đến nay là giai đoạn bùng nổ các tác giả nữ Trung Quốc “gây được tiếng vang mạnh mẽ nhất trong toàn bộ lịch sử văn học Trung Quốc. Trước cách mạng văn hóa có vài người như Đinh Linh, Băng Tâm... nhưng không thành một xu hướng. Ngay các nhà phê bình văn học Trung Quốc cũng thừa nhận đây là hiện tượng lạ trên văn đàn Trung Quốc. Rất nhiều tác giả nữ cũng nói lên bằng những tác phẩm chấp nhận được, có giá trị thực sự”(1).

 

Theo nhà nghiên cứu văn học Trung Quốc Lưu Tư Khiêm thì khái niệm “văn học nữ tính” ở Trung Quốc được xác định là “Văn học ra đời trong điều kiện lịch sử nhất định, lấy phong trào văn hóa mới Ngũ Tứ là mốc khởi điểm, có nội hàm tinh thần nhân văn hiện đại, lấy nữ tính làm chủ thể ngôn từ, chủ thể trải nghiệm, chủ thể tư duy, chủ thể thẩm mỹ”(2).

Văn học gọi là có “chủ thể nữ tính” khi đời sống vật chất và tinh thần, suy nghĩ và xúc cảm của người phụ nữ thoát khỏi hệ quy chiếu và quan điểm nam quyền, nữ giới phải là cá nhân độc lập trước sự chọn lọc, đứng vững và chịu trách nhiệm trước những cảm nhận, phát ngôn cho giới của mình. Chính ngôn từ mang tính chủ thể nữ tính, cùng với sự trải nghiệm của nữ giới đi vào văn học là những yếu tố cơ bản của văn học nữ.

Để người nữ trở thành chủ thể văn học, tất nhiên phải có những điều kiện xã hội nhất định. Văn học nữ không thể ra đời trong xã hội phụ quyền, khi người nữ không có tiếng nói, và thậm chí không nhận thức được vị trí của chính mình. Trên thế giới, văn học nữ và phê bình nữ quyền luận cũng chỉ xuất hiện từ cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970 cùng với những phong trào tranh đấu cho nữ quyền mạnh mẽ và triệt để ở phương Tây.

Soi vào điều kiện xã hội Trung Quốc, không khí bình đẳng nam- nữ chỉ có được từ sau phong trào Ngũ tứ. Ở thời điểm đó xuất hiện hàng loạt nhà văn nữ chịu ảnh hưởng của phong trào nữ quyền thế giới như Băng Tâm, Đinh Linh… Họ ảnh hưởng phong trào Bloomsbury Group của Anh, yêu thích Mary Mac Carthy, Vanessa Bell, Virginia Woolf – nhà văn nữ quyền với tác phẩm nổi tiếng Căn phòng riêng, Bà Dalloway… Nhiều salon văn nghệ giống như Bloomsbury được ra đời ở Trung Quốc thu hút các nhà thơ, nhà văn nữ yêu thích văn học có tư tưởng tiến bộ, tự do. Song không khí đó không duy trì được lâu, những biến động của xã hội không cho phép văn học nữ có đủ điều kiện phát triển thành một dòng văn học đúng nghĩa.

Từ sau năm 1976, khi Trung Quốc bước sang “thời kỳ mới”, xã hội đã phát triển theo hướng tự do, cởi mở, nhiều nhà văn nữ có điều kiện phát huy tài năng. Nhất là từ những năm 80, sau cuộc đổ bộ của phê bình văn học nữ tính phương Tây và lý luận giới tính, hiện tượng nữ giới viết văn và nghiên cứu văn học nữ giới bắt đầu thu hút sự quan tâm ở Trung Quốc. Các tác giả nữ mới trưởng thành bắt kịp dòng chảy của tư tưởng nữ quyền và phê bình nữ tính chủ nghĩa, áp dụng vào sáng tác của mình. Từ những điều kiện đó, trào lưu “Tiểu thuyết nữ tính chủ nghĩa” bắt đầu hình thành.

1. CÁC TÁC GIẢ VĂN HỌC NỮ TRUNG QUỐC ĐƯƠNG ĐẠI

1.1. Các tác giả thuộc trào lưu “Tiểu thuyết nữ tính chủ nghĩa” thập kỷ 80, 90 của thế kỷ XX đa số sinh trong khoảng thời gian từ 1950 đến 1960. Họ được coi là “gạch nối thế hệ” giữa hai thời kỳ Trung Quốc trước và sau mở cửa. Thế hệ nhà văn nữ này hiện nay vẫn còn trong giai đoạn sáng tác sung sức. Tác phẩm của họ vừa mang tính chất chuyên nghiệp, chín chắn với cái nhìn của người phụ nữ ở lứa tuổi trung niên, vừa hấp thụ những nét mới của xã hội với lối sống ngày càng tự do, phóng khoáng để tự làm mới mình, không bị tụt hậu so với thế hệ nhà văn mới trưởng thành.

Có thể kể ra vài gương mặt đại diện cho thế hệ nhà văn nữ này như : Trương Khiết (1937- ), hai lần được giải thưởng Mao Thuẫn với các tác phẩm Vô tự và Đôi cánh nặng trĩu; Trương Kháng Kháng (1950- ), tác phẩm: Mùa hè, Người đàn bà quậy; Taát Thục Mẫn (1952- ), tác phẩm: Kim cương không biến hình, Cái hẹn của phụ nữ, Haõy cöùu laáy baàu vuù…; Tàn Tuyết (1953-), tác phẩm: Phù vân già cỗi, Đôi giày thêu…; Vương An Ức (1954- ), tác phẩm: Tam luyến, Thế kỷ của cương vị, Trường hận ca (giải thưởng Mao Thuẫn năm 2000), Thắm sắc hoa đào…; Thiết Ngưng (1957-), tác phẩm: Rơm lúa mạch, Những người đàn bà tắm, Cửa hoa hồng, Mạch kiết đóa, Miên hoa đóa, Baùt hoa; Trì Lợi (1957-), tác phẩm: Triền miên nước và lửa, Hễ sướng thì hét lên, Xin chaøo caùc tieåu thö, Người đàn bà bất hạnh… ; Diệp Văn Linh, tác phẩm: Thu Cẩm, Diệp Văn Linh văn tập (8 tập); Phương Phương (1955-), tác phẩm: Phong cảnh, Hang tối, Mặt trời lặn

Ngoài ra có thể kể thêm một số tên tuổi nữa như Từ Tiểu Mẫn, Thẩm Đường, Trần Tố Phương, Hàn Tiểu Huệ, Vương Tiểu Ngọc, Vương Tiểu Ưng, Lục Tinh Nghi….

Thế hệ nhà văn nữ này đã có những đóng góp rất lớn cho văn học Trung Quốc và vị trí của họ cũng được nhìn nhận một cách xứng đáng. Cuối thế kỷ vừa qua, danh sách “Hai mươi nhà văn nữ tiêu biểu Trung Quốc ở thế kỷ XX” đã được công bố và tôn vinh. Trong danh sách này, ngoài hai nhà văn nữ lão thành thuộc thế hệ thứ nhất Đinh Linh và Băng Tâm, còn lại chủ yếu thuộc thế hệ sinh năm 1950 - 1960, như: Tốt Thục Mẫn, Diệp Văn Linh, Trương Kháng Kháng, Trì Lợi…

1.2. Từ những năm cuối thập kỷ 90 cho đến nay có thể xem là khoảng thời gian “bùng nổ” của văn học nữ Trung Quốc với sự xuất hiện hàng loạt cây bút nữ trẻ, gọi là những “mỹ nữ viết văn”.

Đa số tác giả nữ trẻ hiện nay thuộc dòng văn học “linglei” (另类文学). “Linglei”, phiên âm Hán Việt là “lánh loại”, với nghĩa là “một loại khác, một dạng khác”. Văn học linglei là dòng văn học khác biệt, phá phách, bỏ đi tất cả những khuôn mẫu của dòng văn học chính thống trước đây.

Tuy rằng thuộc dòng văn học linglei có cả các tác giả nam và nữ, nhưng trong giai đoạn hiện nay, nữ giới đang lấn át trên văn đàn Trung Quốc, các tác giả trẻ hầu hết là nữ, nên các khái niệm “văn học linglei”, “tiểu thuyết linglei” thường gắn với “văn chương mỹ nữ”, “mỹ nữ linglei”, làm người ta nghĩ đến văn học nữ nhiều hơn.

Các tác giả nữ thuộc dòng văn học này ở lứa tuổi 20- 30, sinh trong khoảng những năm 1970, 1980 và bắt đầu sáng tác từ cuối những năm 1990, tiêu biểu như: Hồng Ảnh (1962-), viết từ năm 1980, tác phẩm: Người con gái của dòng sông, Người tình Anh Quốc, Anada, K…; Cửu Đan (1968-), viết từ 1996, tác phẩm: Quạ đen, Người con gái phiêu bạt…; Miên Miên (1970-), viết từ năm 1986, taùc phaåm: Keïo;  An Ni Bảo Bối (1972-), viết từ năm 1998, tác phẩm: Ñaûo töôøng vy, Hoa beân bờ...; Sơn Táp (1972-), viết từ năm 1999, tác phẩm: Boán kieáp thuøy lieãu, Thieáu nöõ ñaùnh côø vaây, Möu phaûn, Vương hậu, Hoaøng ñeá vaø giai nhaân…; Vệ Tuệ (1973-), viết từ năm 1995, tác phẩm: Bảo bối Thượng Hải, Điên cuồng như Vệ Tuệ, Thiền của tôi, Gia đình ngọt ngào của tôi, và một số tuyển tập truyện ngắn…; Quách Tiểu Lộ (1973-), là một đạo diễn trẻ và là nhà văn triển vọng, phim ngắn của chị Con cá của anh hôm nay thế nào? đoạt giải Creteil của Pháp, tác phẩm: Phân phương 37 độ 2, Thạch thôn, Tự điển Trung – Anh cho người đang yêu, Tuổi xuân tan thành 20 mảnh…; Trương Duyệt Nhiên (1982-), viết từ năm 1996, tác phẩm: Meøo ñen khoâng nguû, Thuûy tieân ñaõ cöôõi cheùp vaøng ñi, Anh ñaøo xa tít taép, Mười yêu; Xuân Thụ (1983-), viết từ năm 2000, tác phẩm: Búp bê Bắc Kinh, Niềm vui dài đến nửa ngày, Hai cuộc đời, Ngẩng nhìn sao Bắc đẩu…

2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HỌC NỮ ĐƯƠNG ĐẠI TRUNG QUỐC

Sáng tác của các nhà văn nữ Trung Quốc ở hai thế hệ trước và sau có rất nhiều điểm khác biệt, nhưng nhìn chung trong văn học nữ Trung Quốc đương đại nổi bật lên những đặc điểm sau:

2.1. Yếu tố tự truyện (autobiography) khá rõ trong tác phẩm các nhà văn nữ. Trong tự truyện, nhà văn kể về chính mình bằng cái nhìn nội quan và xem mình là nhân vật trung tâm của tác phẩm. Khảo sát các tác phẩm văn học nữ Trung Quốc từ năm 1985 đến nay, có thể thấy hiện tượng tự thuật rất phổ biến. Tự thuật vừa là điểm nhìn, là vị trí mà từ đấy, các cây bút nữ khái quát hóa và tái hiện đời sống hiện thực, là cảm hứng sáng tác hình thành nên thế giới của tác phẩm từ khuynh hướng tư tưởng, nội dung phản ánh cho đến bút pháp nghệ thuật, là hệ sinh thể hình tượng hiện hữu trên bề mặt tác phẩm.

Trên những trang viết của các tác giả nữ, chân dung cuộc sống cá nhân nhà văn được hiển lộ rõ nét. Lý luận văn học gọi đây là hiện tượng “tự ăn mình”. Hầu hết tiểu thuyết của các nhà văn nữ đều là tiểu thuyết tự truyện (autofiction) như Jane Eyre của Charlotte Bronte, Người tình (L’Amant) của Marguerite Duras cũng là một tự truyện. Nhiều quyển tiểu thuyết được đặt tên mang chất tự truyện như Tự truyện chưa hoàn tất là câu chuyện về cuộc đời của tác giả người Anh Alice A. Bailey, Katarzyna Grochola, nữ tác giả người Ba Lan, đã thuật lại toàn bộ đời sống tinh thần của mình sau khi bị người chồng ruồng bỏ bằng chất giọng humour với Xin cạch đàn ông

Các cây bút nữ linglei của Trung Quốc gần như tái hiện chính mình trên trang sách, thậm chí đưa tên mình thành tên tác phẩm (Vệ Tuệ: Điên cuồng như Vệ Tuệ), đưa hình ảnh của mình thành ảnh bìa tạo nên hiệu ứng tự truyện ngay từ yếu tố ngoài văn bản. Từ điển Trung – Anh cho người đang yêu được Quách Tiểu Lộ sáng tác dựa trên cuốn nhật ký viết trong những năm tháng sống tại London, hay như trong Thạch thôn, một bán tự truyện được chính cô thừa nhận là: “Thạch thôn là nơi tôi chôn con cá của tôi, kí ức của tôi, tuổi thơ của tôi và mọi điều bí mật hiện thân cho quá khứ của tôi » (Lời đề từ) . Tính tự thuật cũng rất rõ trong Đỗ Quyên đỏ, Phu nhân Mao chủ tịch của Anchee Min (và cũng có kèm ảnh minh họa như Vệ Tuệ), với mục đích trước hết là để kể về những chấn động tâm hồn và số phận dữ dội, khốc liệt của mình trong sự bóp nghẹt của cuộc đại cách mạng Văn hoá Trung Hoa thập niên 1970, hay trong tiểu thuyết An Ni Bảo Bối... Khi chọn những thể loại mang tính hư cấu cao là tiểu thuyết và truyện ngắn, và đưa vào phương thức tự thuật, các nhà văn nữ bộc lộ rõ nhu cầu thể hiện bản thân. Họ thẳng thắn chứ không bóng gió quanh co. Những nhà văn trẻ như Vệ Tuệ, Cửu Đan, Miên Miên… họ viết những gì rất thực, gần như đang diễn ra trong cuộc đời này. Nhân vật của họ thường là giôùi trí thöùc, những cô gái hoặc đang học đại học, hoặc đã đi làm ở các công ty, công sở, kiếm được tiền, tự thân nuôi sống mình, vật vã với cuộc sống nhưng cũng dám sống hết mình vaø phaàn naøo mang boùng daùng cuûa hoï trong ñoù...

2.2. Xu hướng viết về tính dục một cách táo bạo ở các nhà văn nöõ trẻ đã ảnh hưởng rõ rệt đến sáng tác sau này của các nhà văn nöõ thế hệ trước, tạo nên một tình trạng chung là trong văn học nữ Trung Quốc yếu tố xác thịt xuất hiện với mật độ dày đặc.

Có thể coi tính dục như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong các tác phẩm "đình đám" nhất của văn học ñöông đại Trung Quốc gaàn ñaây được xuất bản tại Việt Nam. Từ Mạc Ngôn,Vöông Tieåu Ba (ngöôøi ñöôïc xem laø chuyeân vieát veà tính duïc) tới Giả Bình Ao, sau này là những Cửu Đan, Vệ Tuệ, Xuân Thụ... Thậm chí cả tài năng trẻ Sơn Táp cũng có nhiều đoạn đề cập đến tính dục trần trụi trong cuốn tiểu thuyết Thiếu nữ đánh cờ vây rất nổi tiếng của mình. Tuy nhiên, trong khi các nhà văn lớn như Mạc Ngôn chỉ coi tính dục như cái cớ để đưa đẩy câu chuyện, làm cho câu chuyện thêm phần sinh động thì các tác giả trẻ thuộc thế hệ 8X lại coi tính dục là điểm mấu chốt trong tác phẩm của mình, và xoay quanh nó là tình yêu, đạo đức, quan hệ xã hội...

Ngay cả các nhà văn thế hệ 5X, 6X cũng đang có xu hướng viết về tính dục một cách mạnh bạo hơn trước đây. Đại dục nữ (Những người đàn bà tắm) của Thiết Ngưng miêu tả cảnh làm tình khá chi tiết. Teân goïi taùc phaåm cuõng hôi gaây soác, ñieån hình nhö H sướng thì hét lên (2003) của nhà văn nữ Trì Lợi khiến người ta kinh ngạc. Hay cuốn Hãy cứu lấy bầu vú của Tất Thục Mẫn chỉ vì tên sách đã gây nhiều tranh luận.

2.3. Hướng về thành phố. Nếu như các nhà văn nam giới khá mặn mà và am hiểu rõ rệt về nông thôn như Mạc Ngôn, Giả Bình Ao, Lý Nhuệ, Dư Hoa, Khâu Hoa Đông… thì có thể nói, các nhà văn nữ hiện nay ít ai quan tâm đến mảng văn học nông thôn, nhất là các nhà văn 8X, 9X. Lý do là vì hầu hết họ đều sống ở thành thị, vốn sống, sở trường của họ là ở thành thị. Họ hiểu biết về xe hơi đời mới nhiều hơn là thổ nhưỡng một vùng quê. Nội dung chủ yếu trong tác phẩm của họ là viết về đô thị với nhịp sống gấp gáp, hỗn độn. Đọc truyện họ ta thấy cảnh làm ăn, buôn bán, đầu cơ, giao dịch chứng khoán, hộp đêm, quán bar… Tóm lại là hình ảnh một thành phố vừa hấp dẫn, ma mị, quyến rũ, vừa đầy cơ hội nhưng cũng đầy cạm bẫy, vô nhân… Gần đây trong cuốn Gia đình ngọt ngào của tôi (Vệ Tuệ) có nhắc đến một chuyến đi về nông thôn của nhân vật nữ, nhưng dường như đó chỉ là một cuộc phiêu lưu hơn là một sự tìm hiểu thực sự. Có thể gọi Miên Miên là nhà văn của đô thị với Kẹo nói về những cạm bẫy của thành phố đối với các cô gái trẻ mưu sinh. Xuân Thụ trong Búp bê Bắc Kinh cũng chỉ miêu tả cuộc sống đô thị là chính. Ngay cả những nhà văn nữ thế hệ 5X, 6X cũng xa dần phong vị hương thôn. Thiết Ngưng từng nổi tiếng với tác phẩm đầu tay Ôi, Hương Tuyết nói về một cô gái nông thôn mơ ước cuộc sống phồn hoa đô thị, thì sau này bà cũng chỉ hướng đối tượng là những phụ nữ thành thị như trong Cửa hoa hồng, Thành phố không mưa… giống như nàng Hương Tuyết sau khi tiếp cận văn minh đô thị thì “hương đồng gió nội bay đi ít nhiều” (Nguyễn Bính). Hay như Khách không mời của Kha Lăng Yến cũng miêu tả trần trụi một thành phố Bắc Kinh, ẩn chứa bên trong vẻ phồn hoa đô hội của nó là số phận của hàng nghìn công nhân mất việc sống thoi thóp bằng trợ cấp 20% lương, là những quan chức chính phủ sống phè phỡn bằng tiền tham nhũng, chiếm đất của nông dân. Đằng sau tính chất bất lương của một “nghề” – nếu có thể gọi là nghề của anh chàng Đan Đông, chuyên đi ăn tiệc trộm (gọi là rệp ăn tiệc) là tấm lòng bất bình trước cái xấu, cái ác đang hoành hành. Đây thực sự là một câu chuyện đa tầng, mê hoặc như ngụ ngôn cho thấy bức tranh đô thị của một đất nước đang phát triển…

Có lẽ vì hiếm hoi những tác phẩm viết về nông thôn nên những tác phẩm man mác hương vị du lãng của An Ni Bảo Bối (Hoa bên bờ, Đảo tường vy) mới chiếm được cảm tình độc giả vì miêu tả chính xác tâm lý của người trẻ chán ghét cuộc sống đô thị, ra đi tìm kiếm và khám phá những vùng đất lạ cũng như những cảm xúc lạ của bản thân. Hoặc như Thạch thôn của Quách Tiểu Lộ cũng được độc giả tiếp nhận như một “món ăn” lạ miệng từ một nhà văn nữ, khi cô miêu tả một vùng quê miền biển với tất cả những “sở trường” của mình: món ăn, phong tục, thói quen, cảnh sắc… khác hẳn so với cảnh sống đô thị.

2.4. Hiện tượng nhà văn nữ thành công ở hải ngoại

Một số nhà văn nữ hiện đang sinh sống và viết văn khá thành công ở nước ngoài. Có thể kể những gương mặt nổi trội như: Amy Tan, sinh và viết văn ở Mỹ, tác giả của Phúc Lạc Hội, Con gái thầy Lang…; Anchee Min sang Mỹ sống và viết Đỗ Quyên Đỏ, Phu nhân Mao chủ tịch, Nữ hoàng Phong Lan…; Sơn Táp sống, viết văn và nổi tiếng ở Pháp; Hồng Ảnh học ở Anh và viết văn khi về Trung Quốc; Quách Tiểu Lộ vừa học vừa viết ở Anh; Trương Duyệt Nhiên vừa viết vừa học ở đảo quốc Singapore; Anni Sun (tên thật là Sun Xiao Dong (Tôn Tiếu Đông) vừa học vừa viết ở Mỹ, Anh, tác phẩm: Lam sắc bỉ kí bản (Cuốn sổ màu xanh), Vườn;  Kha Lăng Yến, hội viên Hội Nhà văn Trung Quốc đồng thời cũng là thành viên Hội viết văn Hollywood, hiện đang sống tại Sanfrancisco, có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng được dựng thành phim như Thu Thu (đạo diễn Trần Xung), Tiểu Ngư (cùng viết với Lí An, đạo diễn Sylvia Chang), đồng tác giả kịch bản Mai Lan Phương (đạo diễn Trần Khải Ca). Tiểu thuyết Rệp ăn tiệc (bản dịch ở Anh và Việt Nam là Khách không mời) là tiểu thuyết đầu tay của bà viết bằng tiếng Anh; Lưu Hồng hiện sống ở Anh, dịch sách và dạy tiếng Hoa, tác phẩm: Vầng trăng sửng sốt (Spartling Moon, 2001), Cầu ba hoa (Magpie Bridge, 2003), Sự đụng chạm (The Touch, 2005), Vợ của gió Đông (Wives of the East Wind, 2007); Lisa See: nhà văn Mỹ gốc Hoa, là tác giả của khá nhiều đầu sách nổi tiếng, được dịch ra hơn 30 thứ tiếng, như Tuyết Hoa và cây quạt bí mật

2.5. Sự mở rộng phương thức quảng bá tác phẩm

Sách in không còn là con đường duy nhất để xuất bản và quảng bá tác phẩm của mình. Một thế hệ nhà văn trẻ Trung Quốc đã khẳng định được tiếng nói của mình trên các trang web, nhật ký điện tử (blog), báo điện tử… Một trong những hình thức quảng bá hiện nay phổ biến nhất là báo chí và Internet. Trong đó, Internet đóng một vai trò hết sức quan trọng làm cầu nối cho các nhà văn, hình thành nên một loại hình văn học mới độc đáo: văn học mạng. Không ít nhà văn, nhà thơ trưởng thành từ loại hình văn học này như: Trương Duyệt Nhiên, Bì Bì, An Ni Bảo Bối, Mộ Dung Tuyết Thôn, Dương Hằng Quân… Ở Trung Quốc hằng năm còn có cả giải thưởng văn học mạng. Điều đó đã tác động không nhỏ cho sự phát triển của văn học nghệ thuật Trung Quốc những năm gần đây. An Ni Bảo Bối là nhà văn nữ nổi tiếng nhất trên mạng với nhuận bút in thành sách kỷ lục: 4$ cho 1 chữ! Ngoài ra, Lieân Thc Hương (buùt danh Lieân Giaùn) cũng laø moät ví duï thành công của vaên hoïc maïng. Cô bt ñu vieát từ năm 2001, cộng tác với rất nhiều tạp chí, đồng thời trên mạng Sina.com cũng mở một chuyên mục mang tên "Tự mình tỏ tình với mình". Những tác phẩm của Liên Thục Hương lấy bút danh Liên Gián xuất bản gần đây như: tiểu thuyết Tình cỏ, Người đàn ông sing-gum, Vết thương kín, tập truyện ngắn Tình không phát mãi, Yêu vào ngày tình nhân, tuỳ bút Đường đời hoa nở một lần... Bài bút ký đầy nước mắt được đăng trên tạp chí "Gia đình" (Trung Quốc) năm 2002 và lên mạng vào ngày 8/12/2003 đã được lưu truyền khắp nơi, được hàng triệu bạn đọc yêu thích. Năm 2004, Bài bút ký đầy nước mắt đã được dựng thành phim ngắn và "được" nhiều bạn viết ưu ái đạo văn, đạo văn ý tưởng cũng như đạo cốt truyện. Bộ phim ngắn này làm tiền đề cho tác phẩm điện ảnh đoạt giải thưởng của Trung Quốc, tiểu thuyết của Thục Hương chuyển thể từ tác phẩm này cũng được đăng dài kỳ trên tờ Tin Tức Buổi Chiều đã mang lại cho cô số nhuận bút không nhỏ từ hơn 100 kỳ đăng.

Hiện tượng này đã tìm được sự đồng cảm ở Việt Nam. Cây bút nữ trẻ Trang Hạ cũng là  một tác giả văn học mạng, viết và tung tác phẩm lên blog cá nhân, sau đó in thành sách (Những đốm lửa trên vịnh Tây Tử…). Với khả năng văn chương và ngoại ngữ, nhà văn này đã quan tâm và dịch khá nhiều văn học mạng Trung Quốc, trong đó, tiểu thuyết Xin lỗi, em chỉ là con đĩ  của nhà văn mạng Tào Đình (sinh năm 1985, bút danh là Bảo Thê, có nghĩa là “vợ quý” ) tạo ra cơn sốt đối với độc giả Việt Nam, tiếp theo là  truyện Mẹ điên (Vương Hằng Tích)…

2.6. Nhiều nhà văn nữ trẻ thành công thuộc thế hệ 8X, 9X

Thế hệ nhà văn 8X sinh ra và lớn lên trong bối cảnh xã hội Trung Quốc đang có những biến động mạnh mẽ, một xã hội hiện đại tiện nghi đang dần thay thế xã hội thuần chất Á Đông. Nền kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường đã chi phối toàn bộ xã hội Trung Quốc. Những quan niệm đạo đức truyền thống không còn chỗ đứng trong xã hội ấy. Tất cả điều đó ảnh hưởng đến tư duy và lối sống của đại bộ phận giới trẻ Trung Quốc. Hai luồng văn hóa truyền thống và hiện đại cùng tồn tại trong một môi trường xã hội khiến giới trẻ Trung Quốc có những xung đột tư tưởng mà họ chọn cách giải quyết bằng cách bộc lộ bản lĩnh cá nhân hết mình.

Theo tài liệu của Hội Nhà văn Trung Quốc năm 2004, Trung Quốc có khoảng 1.000 nhà văn 8X đã xuất bản tác phẩm. Ban đầu các nhà xuất bản ở Trung Quốc ra sức tung hô những nhà văn trẻ này và khuyến khích họ ra nhiều sách vì những đầu sách của các tác giả này mang lại lợi nhuận đáng kể cho họ. Giới truyền thông tâng bốc họ lên bằng những cụm từ như “thế hệ nhà văn thần đồng”, “thiên tài”… Sự xuất hiện quá nhiều tác giả và tác phẩm 8X trên văn đàn không khỏi gây nên những hiệu ứng tiêu cực như sự ăn theo của những cây bút khác. Nhằm thỏa mãn và đáp ứng như cầu của số đông độc giả, thời điểm này văn học 8X Trung Quốc còn khá hỗn loạn và chưa được định hình một cách rõ nét trong làng văn học Trung Quốc đương đại. Theo thống kê của báo giới Trung Quốc thì cho đến thời điểm hiện nay (2008-2009), số lượng tác giả 8X Trung Quốc có đầu sách xuất bản là nhiều hơn 1000 người. Tuy nhiên các tác giả có được thành công nhất định và trụ lại không nhiều. Khoảng 100 tác giả trẻ có tác phẩm thành công và được độc giả Trung Quốc ghi nhận. Nhưng trong con số đó thì cũng chỉ có trên dưới chục tác giả trụ vững và khẳng định vị trí của mình trên văn đàn văn học Trung Quốc đương đại. Ở phương Tây, dường như giới trẻ đón nhận tác phẩm của văn học 8X Trung Quốc trong trào lưu chung của văn học trẻ Trung Quốc trên thế giới. Những người trẻ phương Tây muốn tìm hiểu cuộc sống của những người cùng trang lứa ở Trung Quốc, một đại diện của giới trẻ châu Á. Họ tình cờ bắt gặp ở đây những lối tư duy, những lối sống và hành động gần giống với họ và từ đó họ có được sự đồng cảm với giới trẻ Trung Quốc. Đặc biệt khi trào lưu "linglei" xuất hiện và ảnh hưởng đến văn học ở Trung Quốc cũng như trong khu vực rất mạnh mẽ thì nó cũng được phương Tây chú ý đến. Sáng tác của lớp nhà văn 8X cũng nằm trong cái dòng cảm hứng chung ấy nên cũng đồng thời nhận được sự đón nhận và tán dương ở phương Tây. Cùng với tác phẩm của các đàn chị như Vệ Tuệ, An Ni Bảo Bối, Cửu Đan... các nhà văn nữ trẻ 8X cũng được dịch sách ở phương Tây và gây nên sự chú ý trong độc giả ở đây. Tiêu biểu là nữ tác giả trẻ Xuân Thụ với Búp bê Bắc Kinh tạo nên những phản hồi tích cực từ độc giả phương Tây dù trong nước tác phẩm của cô còn gây nhiều dư luận trái chiều.

Ở Việt Nam độc giả biết nhiều hơn đến các tác giả trẻ đã có sách dịch trong những năm gần đây như Trương Duyệt Nhiên, Xuân Thụ, nhà văn mạng Tào Đình... Báo giới Việt Nam cũng có những đánh giá tích cực về các tác giả này. Có thể kể ra nhiều cái tên tiêu biểu thuộc dòng văn học 8X hiện nay đang có sức ảnh hưởng với độc giả Trung Quốc và được giới văn học Trung Quốc ghi nhận như Lý Sỏa Sỏa được nhận từ Hội Nhà văn Trung Quốc giải phong cách sáng tạo, Trịnh Tiểu Quỳnh giải nhà văn trẻ của văn chương mạng, Xuân Thụ giải sách bán chạy trong năm 2007...

Ngoài việc nhận được những giải thưởng, trong năm 2007 một số nhà văn nữ 8X tiêu biểu còn được kết nạp vào Hội Nhà văn. Các nhà văn 8X được kết nạp vào Hội Nhà văn đều nhận được sự đánh giá tích cực của giới văn học và phê bình Trung Quốc như Trương Duyệt Nhiên, Lý Sỏa Sỏa và 6 người khác, trong đó trẻ nhất là Vương Hồng Hồng, hội viên tỉnh Quảng Đông, sinh năm 1989, đang là học sinh.

Thế hệ các nhà văn 8X, 9X của Trung Quốc cũng có những nhà văn viết ở hải ngoại. Ví dụ như Trương Duyệt Nhiên đã từng viết khi còn học ở Singapore, hay Nancy Yi Fan (Nhất Phàm), sinh năm 1993, sang Mỹ khi mới 7 tuổi, sống ở Florida và viết văn, làm thơ từ năm 2007 với 2 tác phẩm đã được xuất bản ở Mỹ là Swordbird (tạm dịch: Chim ưng: loài chim dũng mãnh có thể đem lại hòa bình cho 1 khu rừng, theo như nội dung của truyện, tác giả sáng tác vì ảnh hưởng của cuộc khủng bố 11.9) và Sword Quest (tạm dịch: Truy tìm).

Trên đây là giới thiệu sơ lược những gương mặt tiêu biểu của văn học nữ đương đại Trung Quốc, đặc biệt là từ những năm đổi mới cho đến nay cùng với một số đặc điểm nổi bật. Nhìn chung, đây là một hiện tượng văn học mới mẻ và đáng hoan nghênh ở một đất nước mà hơn 5000 năm qua dường như không dành chỗ cho nữ giới. Một số tác phẩm khi được dịch sang tiếng Việt, do hoàn cảnh, đặc điểm văn hóa, xã hội giữa hai nước khác nhau nên có gây ra những luồng phản ứng nhất định (trường hợp tác giả Vệ Tuệ là một ví dụ). Tuy vậy, với những hiện tượng văn học còn mới và chưa có khoảng lùi thời gian nhất định để kiểm định giá trị, việc cần nhất là không cực đoan trong phê bình, quá khen ngợi, đề cao hay chê bai, vùi dập đều là không nên1

______


TS. Trần Lê Hoa Tranh
Khoa Văn học và Ngôn ngữ - Đại học KHXH&NV TP.Hồ Chí Minh.

________

(1) Xu hướng “âm thịnh” trên văn đàn Trung Quốc đương đại, bài phỏng vấn dịch giả Sơn Lê, baùo Vaên ngheä, 13/3/2004.

(2) Lưu Tư Khiêm: Văn học nữ tính, Phan Trọng Hậu lược dịch từ Tân Hoa Văn trích, báo Văn nghệ số 2,  14 /1/2006.

 

Nguồn: http://www.vienvanhoc.org.vn