Văn học cận đại Đông Á - một thế kỷ nhìn lại

In bài này

TT - Văn học cận đại Đông Á từ góc nhìn so sánh  là công trình tập thể của các nhà nghiên cứu văn học trong và ngoài nước - trong đó nòng cốt là giảng viên khoa văn học và ngôn ngữ Trường ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM, do PGS.TS Đoàn Lê Giang chủ biên.

Sách do NXB Tổng Hợp TP.HCM ấn hành - Ảnh: Gia Tiến

Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam nhìn lại quá trình hiện đại hóa văn học ở Đông Á một cách tập trung, đa diện và có hệ thống. Công trình chia thành bốn phần: tổng quan, văn học cận đại Nhật Bản, văn học cận đại Trung Quốc, văn học cận đại Hàn Quốc và văn học cận đại Việt Nam.

Các bài viết ở mỗi phần đều hướng đến phác thảo diện mạo của cuộc chuyển mình trong văn học các nước: thơ mới, tiểu thuyết, kịch nghệ theo kiểu phương Tây đã xuất hiện trong văn học Đông Á thế nào, ảnh hưởng của trào lưu văn học phương Tây với nền văn học mới hình thành ở các nước Đông Á ra sao, đặc điểm văn học cận đại mỗi nước...

Những vấn đề ấy đều có thể tìm thấy những kiến giải có giá trị trong công trình đầy đặn này.

NGÔ TRÀ MI

(báo Tuổi trẻ, thứ Hai ngày 9/1/2012)

(http://tusach.tuoitre.vn/ArticleView.aspx?ArticleID=473116&ComponentID=172)