Ký hiệu học văn hóa qua trường hợp “Xuân, hạ, thu, đông rồi lại xuân” của đạo diễn Kim Ki Duk

Hội thảo khoa học quốc tế “Văn học và điện ảnh Việt Nam, Hàn Quốc trong bối cảnh toàn cầu hóa”

Tác giả: Nguyễn Thị Bảo Anh

ThS., Khoa Sư phạm, Trường ĐH Thủ Dầu Một
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

TÓM TẮT

Tham luận hệ thống các quan điểm nghiên cứu về ký hiệu học văn hóa; về biểu tượng và biểu tượng nghệ thuật; tập trung giải mã mạng lưới biểu tượng mang tính liên văn bản giữa văn học, tôn giáo, nghi lễ và văn hóa dân gian trong tác phẩm điện ảnh "Xuân, hạ, thu, đông rồi lại xuân" thông qua sự tương chiếu với các nguyên mẫu từ các nền văn hóa khác. Tham luận nêu vấn đề: 1. Vai trò của khí quyển văn hóa trong việc chỉ ra sự liên kết giữa văn học và điện ảnh; 2. Ý nghĩa của việc “đọc kỹ” biểu tượng (mang tính văn hóa) trong việc giải mã thông điệp tác phẩm điện ảnh. Từ đó, tham luận triển khai các vấn đề sau: 1. Trình bày khái niệm và nội hàm của “ký hiệu”, của bộ môn ký hiệu học; chỉ ra các xu hướng nghiên cứu về ký hiệu học văn hóa; 2. Chứng minh biểu tượng là một dạng đặt biệt của ký hiệu; Lý giải biểu tượng là một loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt; 3. Giải mã thế giới biểu tượng trong tác phẩm: cánh cổng, ngôi đền, con thuyền, các loài vật: gà trống, mèo và rắn. Tham luận chỉ ra vai trò phối kết của văn hóa đối với ảnh hưởng lẫn nhau giữa văn học và điện ảnh, đồng thời khẳng định biểu tượng với tính chất của “vô thức tập thể” là một trong những cách tiếp cận mang dạng mạng lưới khi giải mã tác phẩm.

Từ khóa: ký hiệu học văn hóa, biểu tượng, tư tưởng Phật giáo, nguyên mẫu

Danh mục website