20241022 2

Tóm tắt: Di sản vǎn hoá thành vǎn Hán Nôm chiếm giữ một vị trí quan trọng, có ý nghĩa như là cốt lõi tinh hoa của vǎn hoá Việt Nam. Bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị của di sản này là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, đòi hỏi sự tham gia, phối hợp đồng bộ một cách khoa học của nhiều giới, nhiều ngành. Trong đó, việc đưa tri thức Hán Nôm vào nhà trường các cấp là một phương cách tối ưu và lâu dài, nhằm thực tế hoá và làm sống động lại vốn tinh hoa này của dân tộc. Hình thành nǎng lực và nhân cách cho người học thông qua tri thức vǎn hoá Hán Nôm là cách đặt vấn đề không mới, và thực tế đã từng tồn tại những ý kiến xung đột, trái chiều. Do thế, một nhận thức mang tính học thuật và tính sư phạm về vấn đề này cần được tiếp tục đặt ra và dần tháo gỡ.

K.VH - Trong vòng sáu tháng (từ tháng 6 năm 2020 đến tháng 12 năm 2020), nhóm giảng viên và sinh viên chuyên ngành Hán Nôm thuộc Khoa Văn học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đã tiến hành điền dã, sưu tầm tư liệu Hán Nôm tại các cơ sở thờ tự ở Bình Thuận và Ninh Thuận kết quả sưu tầm được 289 sắc phong, kết quả khảo sát số sắc phong ngày cho thấy được một số thông tin có giá trị về lịch sử, văn hóa, đồng thời cũng nhận biết hiện trạng di sản Hán Nôm - sắc phong đang được lưu giữ tại địa phương.

K.VH - Sáng ngày 29-8-2024 Phòng Nghiên cứu Hán Nôm Khoa Văn học thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm khoa học “Văn bia sứ thần Việt Nam ở Sơn Đông – Trung Quốc (Nghiên cứu điền dã và những phát hiện thú vị)”.

Nhiều sinh viên tỏ ra thích thú khi lần đầu tiên được học, hoá thân thành "bác sĩ" phục chế sách cổ và tự tay sửa từng chi tiết bị hư hỏng trên trang giấy của sách Hán Nôm cổ.

Không giống như những lớp học thông thường khác ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM, các sinh viên chuyên ngành Hán Nôm của Khoa Văn học được trải nghiệm phục chế những trang sách cổ ngay tại trường. 

Lớp học hơn 15 sinh viên. Ở đây, ngoài việc học lý thuyết, sinh viên còn được thực hành, hóa thân thành "bác sĩ" và tận tay phục chế những trang sách cổ hư hỏng. 

20230525

1. Lê Văn Đức 黎文德 (1793 - 1842) là danh thần đầu triều Nguyễn, phụng sự ba đời vua: Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị. Quê ông ở cù lao Bảo thuộc tổng Tân An - châu Định Viễn - dinh Phiên Trấn (nay thuộc tỉnh Bến Tre)(1). Ông đỗ Cử nhân khoa Quý Dậu (Gia Long năm thứ 12 - 1813), sau đó được bổ làm Tri huyện ở Tri Viễn. Từ năm 1822 đến năm 1828 (Minh Mệnh năm thứ 3 đến năm thứ 9), ông lần lượt giữ nhiều chức vụ khác nhau: Lang trung Bộ Công, Thiêm sự, Ký lục trấn Bình Hòa sung Giám thị trường Nam Định, Hữu Thị lang Bộ Công, Hữu Thị lang Bộ Binh, Toản tu bách quan chức chế, Tham tri Bộ Binh, Thự Thượng thư Bộ Binh.

K.VH - Vừa qua, Phòng Nghiên cứu Hán Nôm thuộc Khoa Văn học đã nhận được hơn 600 quyển sách do gia đình cố PGS. TS Lê Tiến Dũng gửi tặng. Số sách dồi dào về lượng và phong phú về chuyên đề, lĩnh vực sẽ là nguồn tài liệu học tập và nghiên cứu quý giá cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh của khoa.

Giáo sư Bửu Cầm giảng dạy ở Đại học Văn khoa Sài Gòn từ năm 1958. Đến năm 1976, trường Đại học Văn khoa Sài Gòn đổi tên thành Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ chí Minh, Giáo sư vẫn tiếp tục giảng dạy ở đây đến năm 1980, khi ông tự xin về hưu. Trước năm 1975, ngoài việc giảng dạy chuyên môn, bảo trợ nhiều tiểu luận Cao học và luận án Tiến sĩ, ông còn viết nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử, văn học, mà nhất là về văn hoá, phần lớn công bố trên tạp chí Văn hoá nguyệt san, một tạp chí có uy tín lớn về học thuật bấy giờ. Tập san Sử Địa, Tập san Khảo cổ, Đồng Nai văn tập cũng là những tạp chí thường đăng tải bài viết của ông. Theo bước đầu tìm hiểu của chúng tôi, số bài ông viết và gửi đăng từ năm 1957 đến 1973, hầu hết là khảo cứu, khoảng 50 bài. Về sách, ông biên soạn hoặc tham gia biên soạn, dịch thuật, hiệu đính, khoảng 20 đầu sách, và hầu hết cũng là khảo cứu, xuất bản rải rác từ 1949 đến 1969.

1. TỔNG QUAN

Để nghiên cứu về con người và sự nghiệp thơ văn của Cao Bá Quát, việc sưu tầm và xử lý văn bản tác phẩm của ông phải là công việc đầu tiên.

Tác phẩm Cao Bá Quát được lưu truyền đến nay chỉ bằng con đường chép tay. Điều này dễ dẫn đến, mà thực tế cho thấy, sự nhầm lẫn tác phẩm của Cao Bá Quát với tác phẩm của tác gia khác, và ngược lại. Việc xác định tác phẩm nào đích thực của Cao Bá Quát do vậy là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, đây là việc vô cùng khó khăn vì hiện trạng lưu truyền thơ văn Cao Bá Quát. Thêm vào đó, việc xác định một tác phẩm văn học theo phong cách học cũng không là điều dễ dàng, nhất là đối với các tác gia văn học trung đại. Chúng tôi trong công việc này cũng chỉ dám xem là công việc có tính bước đầu.

Page 1 of 2

Danh mục website