Phan Văn Đạt (1828 - 1861) tự Minh Phủ, quê ở thôn Bình Thanh huyện Tân Thạnh phủ Tân An (nay thuộc tỉnh Long An). Ông là một nho sĩ có khí tiết, học rộng hiểu thông, đỗ Cử nhân năm Canh Thân (1860) đời vua Tự Đức tại trường thi Gia Định. Theo Nguyễn Thông, một người cùng thời với Phan Văn Đạt, thì ông không có tiền đi nhậm chức, phải nhờ bạn bè em cháu giúp đỡ một số tiền. Nhưng sau khi đến Huế, do ghét thói a dua, xu nịnh chốn quan trường nên ông lập tức từ quan trở về phụng dưỡng song thân(2). Vốn tính khảng khái, cương trực nên được dân làng nể trọng, mỗi khi có việc tranh tụng họ đều nhờ ông phân xử. Vì thế lúc bấy giờ có câu “Muốn biết nặng nhẹ hỏi mặt cân, muốn được công bằng tìm Phan Văn Đạt”(3). Tuy cả cuộc đời không giữ trọng trách gì ở triều đình, nhưng trước cảnh thực dân Pháp xâm lược đất nước, tàn sát người vô tội, ông vẫn một lòng vì nước vì dân, luôn canh cánh nỗi đau và lòng căm hận. Vì thế, sau khi cha ông mất, chôn cất xong, ông vừa ngậm ngùi vừa dõng dạc tuyên bố: “Việc riêng ta đã xong, từ nay sẽ theo đời xoay chuyển(4)”. Thế là ông quyết định cùng cậu là Trịnh Quang Nghị dựng cờ khởi nghĩa, lập căn cứ ở phía nam cầu Biện Triệt, phát hịch chiêu mộ nghĩa binh chống Pháp.

Tiểu sử giáo sư Bửu Cầm trong “Who’s who in Viet Nam”, Vietnam Press – Saigon, 1972

Người dịch: Nguyễn Tri Tài

Tên họ: Bửu Cầm

Ngày và nơi sinh: 14-8-1920 Huế - Trung bộ Việt Nam

Cháu bốn đời của hoàng tử Tuy Lý Vương, một thi hào nổi tiếng thời vua Tự Đức (1847-83), con ông Ưng Oanh và bà Trịnh Thị Tố đều là thi sĩ.

Chứa vụ hiện tại:

Thập Anh thi tập 拾 英 詩 集 (hay Thập Anh đường thi tập 拾 英 堂 詩 集 ) của Ngô Nhân Tĩnh (1761-1813)[1], được Trịnh Hoài Đức (1764-1825) cho khắc in lần đầu tiên vào năm Minh Mệnh thứ 3 (1822) chung với Cấn Trai thi tập 艮 齋 詩 集 của ông và Hoa nguyên thi thảo 華 原 詩 草 của Lê Quang Định (1760-1813) với tên gọi chung là Gia Định tam gia thi 嘉 定 三 家 詩 . Thế nhưng, với tình hình tư liệu hiện nay, chúng tôi vẫn chưa tìm thấy bản in của Gia Định tam gia thi mà chỉ tìm thấy trang bìa Gia Định tam gia thi cùng với mục lục các thi tập của ba nhà trong Cấn Trai thi tập, được lưu trữ tại Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội, với ký hiệu A.1392.

1. Giới thiệu tiểu sử Ngô Nhân Tĩnh

Ngô Nhân Tĩnh, một trong ba nhà thơ lớn đất Gia Định, sinh năm nào và mất năm nào, cho đến nay, trong những công trình vẫn còn chưa thống nhất. Vì thế, việc xác định năm sinh năm mất của Ngô Nhân Tĩnh cũng là điều nên làm trước khi tìm hiểu thơ ca của ông.

              Điểm qua lịch sử thư tịch Hán Nôm Việt Nam cho thấy sách vở nước ta nhiều lần bị mất mát hủy diệt, cụ thể như từ năm 1258 đến năm 1288, quân Nguyên Mông Cổ nhiều lần tấn công An Nam, khiến sách vở nước ta không thoát khỏi nạn kiếp bị hủy hoại, bốn bộ Đại Tạng KinhĐạo Đức Kinh thỉnh từ Bắc Tống về đều bị lửa thiêu rụi. Đến năm 1371, Trần Nghệ Tông Thiệu Khánh năm thứ hai (1371), quân Chiêm Thành tấn công thành Thăng Long, bắt người cướp của, hủy hoại cung điện và sách vở. Năm 1516, Hồng Thuận thứ tám, Lê Tương Dực chơi bời trụy lạc, xa xỉ, bỏ bê chính sự, nhân dân đói khổ dẫn đến nổi loạn vào cấm thành lấy đi vàng bạc, gấm vóc, ném sách vở ra đầy đường. Trong khoảng thời gian quân Minh chiếm đóng Việt Nam từ 1414 – 1427 đã thực hiện nghiêm lệnh hủy hoại thư tịch và gom về Trung Quốc. Sau này, khi quân Pháp rút khỏi Hà Nội và trong thời gian Nhật chiếm đóng Việt Nam, không ít sách vở của ta cũng bị họ lấy đi. Đó là lý do khiến cho thư tịch cổ Việt Nam bị tàn khuyết. Tuy nhiên, ngoài lý do chiến tranh, loạn lạc, sách vở nước ta còn lưu truyền đến các nước lân cận, cụ thể là Trung Quốc thông qua con đường chính thống như sứ thần tiến cống, giao lưu văn hóa, mua bán trao đổi, tặng phẩm…

Khoảng đầu Công nguyên cùng với sự xuất hiện của đế chế nhà Hán hùng mạnh, nền văn minh Hán bùng nổ ra xung quanh, thu hút các nền văn minh bên cạnh tạo thành một vùng văn hoá rộng lớn, sau này người ta gọi nó là “Khu vực Văn hoá chữ Hán” hay vùng văn hoá Đông Á. Việt Nam và Nhật Bản đều gia nhập Khu vực văn hoá chữ Hán vào thời gian này, vì thế cùng với bán đảo Triều Tiên, các nước trong khu vực đều có chung một mô hình văn hoá, tư tưởng: Nho, Phật, Đạo và tín ngưỡng thờ Thần bản địa. Riêng về Nho giáo, Nho giáo chi phối các nước trong khu vực từ khá sớm và càng về sau ngày càng mạnh, chiếm một phần quan trọng trong văn hoá – tư tưởng mỗi nước. Việc tìm hiểu Nho giáo của từng nước và so sánh Nho giáo giữa các nước để tìm ra những đặc điểm riêng có tính chất “tiếp biến” là một việc làm cần thiết nhằm tăng cường sự hiểu biết trong khu vực, đồng thời cũng hiểu rõ hơn bản thân dân tộc ta.

 Nghiên cứu Hán Nôm có một vai trò rất quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc, điều đó ai cũng thừa nhận. Nhưng đối tượng của nghiên cứu Hán Nôm là gì? Vai trò của việc nghiên cứu Hán Nôm quan trọng như thế nào trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Việt Nam? Nghiên cứu Hán Nôm đối với việc nghiên cứu văn hóa Việt Nam có gì khác biệt với nghiên cứu văn hóa dân gian, nghiên cứu báo chí và văn học quốc ngữ? Đó là những vấn đề tôi muốn đặt ra và, trong một chừng mực nhất định, cố gắng làm sáng tỏ vấn đề theo cách nhìn và sự hiểu biết của tôi. Những ý kiến của tôi là những gợi ý để mời gọi các nhà nghiên cứu tham dự cuộc hội thảo khoa học này phát biểu thêm nhằm đi tới cái nhìn chung, tiếng nói chung bao quát và đầy đủ hơn về vai trò và ý nghĩa của nghiên cứu Hán Nôm đối với việc nghiên cứu văn hóa Việt Nam.

Page 2 of 2

Danh mục website