Thư mời hội thảo (Call for paper - Tiếng Việt)

Nhân dịp Kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản (1973-2013), Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM, nòng cốt là Khoa Văn học và Ngôn ngữ, với sự tài trợ của Japan Foundation, dự định tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế về văn học Việt Nam và Nhật Bản. Kính mời quý vị viết tham luận cho Hội thảo. 

 

 

 

THƯ MỜI VIẾT THAM LUẬN HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ

NGHIÊN CỨU VĂN HỌC VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH

TOÀN CẦU HÓA THẾ KỶ 21

Studies on Vietnamese and Japanese Literature in the Globalization Context of the 21st Century

21世紀のグローバル化時代における日本とベトナム文学研究

 

          Kính gửi:  QUÝ VỊ GIÁO SƯ, CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU

 

 

Nhân dịp Kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản (1973-2013), Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM, nòng cốt là Khoa Văn học và Ngôn ngữ, với sự tài trợ của Japan Foundation, dự định tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế về văn học Việt Nam và Nhật Bản. Kính mời quý vị viết tham luận cho Hội thảo. Sau đây là một số thông tin về Hội thảo:

1.       Chủ đề Hội thảo:

            Nghiên cứu văn học Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh toàn cầu hóa thế kỷ 21

   Studies on Vietnamese and Japanese Literature  in the Globalization Context of the 21st Century

            21世紀のグローバル化時代における日本とベトナム文学研究

2.       Nội dung:

Toàn cầu hóa là cơ hội và cũng là thách thức đối với các dân tộc, trong đó có Việt Nam và Nhật Bản. Trong bối cảnh toàn cầu hóa của thế kỷ 21, nhiều vấn đề đặt ra đối với văn hóa, văn học của mỗi nước. Văn học Việt Nam và Nhật Bản sẽ phát triển thế nào, những yếu tố nào thuộc về truyền thống cần phải gìn giữ, những yếu tố nào cần thay đổi, những giá trị mới nào cần phải tiếp thu trong quá trình ấy? Những người làm nghiên cứu, phê bình, giảng dạy văn học cần phải làm gì để góp phần vào sự phát triển đúng hướng của sáng tác và nghiên cứu, phê bình văn học trong tương lai? Việt Nam có thể học tập và rút kinh nghiệm gì từ con đường phát triển sáng tác, nghiên cứu, phê bình văn học Nhật Bản trong bối cảnh toàn cầu hóa đã và đang diễn ra?  

Hội thảo dự định triển khai các nội dung thảo luận sau đây:

(1)  Xu hướng toàn cầu hóa trong văn học Việt Nam và Nhật Bản từ cuối TK.20 đến nay

(2)  Xu hướng toàn cầu hóa trong nghiên cứu, phê bình văn học Việt Nam và Nhật Bản từ cuối TK.20 đến nay

(3)  Xu hướng và thành tựu dịch văn học Việt Nam ở Nhật Bản, dịch văn học Nhật Bản ở Việt Nam từ cuối TK.20 đến nay

(4)  Nhìn lại kinh nghiệm toàn cầu hóa văn học Việt Nam và Nhật Bản từ TK.20 trở về trước.

3.       Thời gian:

-          Thời hạn đăng ký đề tài và gửi tóm tắt báo cáo: 31/ 07/ 2013 (theo mẫu đính kèm, viết bằng hai thứ tiếng Việt – Anh hoặc Nhật và gửi qua email)

-          Thời hạn nộp tham luận:  31/ 10/ 2013 (gửi qua email)

-          Thời gian hội thảo: Dự kiến 23 & 24/ 12/  2013

 

4.       Địa điểm tổ chức:

Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.Hồ Chí Minh

Địa chỉ: 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam.

5.       Ngôn ngữ sử dụng:

Tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Nhật.

6.       Quy cách văn bản:

Tiếng Việt, tiếng Anh sử dụng mã chữ Unicode, font: Times New Roman, cỡ chữ 14. Tiếng Nhật sử dụng font: MS Mincho.

Cách dòng đơn, chừa lề tự động, dài không quá 15 trang.

Tài liệu trích dẫn hoặc nguồn lưu trữ đặt ở cuối bài viết (dùng thủ công, không dùng chế độ “Endnotes” tự động).

7.       Ban tổ chức hội thảo:

-          Trưởng ban: PGS.TS. Võ Văn Sen, Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH & NV TP.HCM

-          Phó Trưởng ban: TS. Ngô Thị Phương Lan, Phó Hiệu trưởng

Ủy viên:

-          PGS.TS. Lê Giang, Trưởng Khoa Văn học và Ngôn ngữ (Ủy viên thường trực) 

-          GS. TS. Huỳnh Như Phương, Khoa Văn học và Ngôn ngữ  

-          PGS. TS. Trần Thị Phương Phương, Khoa Văn học và Ngôn ngữ

-          PGS. TS. Nguyễn Tiến Lực, Trưởng Bộ môn Nhật Bản học

-          TS. Huỳnh Thị Hồng Hạnh, Phó Trưởng Khoa Văn học và Ngôn ngữ

-          TS. Trần Lê Hoa Tranh, Phó Trưởng Khoa Văn học và Ngôn ngữ …

8.       Hỗ trợ của Hội thảo:

Tham luận được sử dụng sẽ được trả nhuận bút và một số sẽ được tuyển vào kỷ yếu của Hội thảo xuất bản sau đó.

Khách đến tham dự tự túc phương tiện đi lại và chi phí lưu trú (trừ một số diễn giả đặc biệt của Ban tổ chức).

9.       Địa chỉ liên hệ:

Ban tổ chức Hội thảo quốc tế

Khoa Văn học và Ngôn ngữ,

Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM

10-12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam

 

  • Điện thoại: 84-8-38293828-Ext.146
  • Email:   This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.; This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

 

Thông tin về hội thảo, tóm tắt và toàn văn báo cáo sẽ được đăng tải trên website:

Văn học và Ngôn ngữ, địa chỉ: http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn

                                                                                  Hiệu trưởng / Trưởng Ban Tổ chức

 

 

 

 

                                                                                                 PGS.TS. VÕ VĂN SEN 

Danh mục website