Giới thiệu lô gích phi hình thức

      
                                                              (GS. TS. Nguyễn Đức Dân, Tạp chí Ngôn ngữ, số 7, 2013, trang 3 – 13)                                                                                                      

                               1.  Lịch sử và khái niệm

           Trong báo cáo này chúng tôi điểm qua lịch sử hình thành, sự phát triển và hiện trạng của lô gích phi hình thức (LPH)[2]. Những đối tượng và phương diện mà LPH quan tâm rất rộng, khuôn khổ cho báo cáo có hạn nên chúng tôi chỉ có thể nhấn mạnh cho rõ thêm ở một vài điểm.

     1.1.     Thuật ngữ. Tên tiếng  Anh của LPH là Informal Logic (tiếng  Pháp là la logique non formelle). Có những thuật ngữ cùng nội hàm : non-formal logic; lý  lẽ phi hình thức (informal reasoning); lập luận phi hình thức (informal argument).

Định nghĩa: LPH là một chuyên ngành xây dựng một  lô gích để đánh giá, lý  giải, phân tích và xây dựng  những lập luận trong  diễn ngôn đời thường cũng như diễn ngôn khoa học, từ nói năng trao đổi hàng ngày, cãi vã, tranh luận,  quảng cáo, những bình luận báo chí, cho đến những diễn từ chính trị, những báo cáo khoa học… LPH bao gồm cả những suy luận theo lô gích truyền thống  lẫn những suy luận phi hình thức.

                 Từ 60 năm trước,  Ryle (1953)  là người đầu tiên dùng thuật ngữ LPH. Chương đầu tiên quyển sách của ông có tựa đề Lô gích hình thức và phi hình thức.  Theo ông, nếu như nhà lô gích nghiên cứu và thao tác với các tác tử như all, if… then, or… thì nhà triết học lại thao tác với những yếu tố có mối quan hệ ngầm ẩn  thuộc  LPH. Ở Bắc Mỹ, thuật ngữ LPH lần đầu tiên xuất hiện trong hai công trình của Rescher (1964)  và của  Carney và  Scheer (1964). Phần I  của cả hai quyển sách trên đều có tựa đề Informal Logic.  Rescher đề cập tới những vấn đề về ngôn ngữ phi hình thức như argumentations and fallacies - lập luận và ngộ biện (chương 4), ngộ biện phi hình thức (chương 5). Còn Carney và  Scheer “đánh giá những lập luận lô gích” (chương I), “những ngộ biện phi hình thức truyền thống” (chương 2)…Trong sách này, hai tác giả đã nhìn thấy những chủ đề truyền thống của LPH. Cùng với Rescher, Carney và Scheer cho rằng LPH là thứ lô gích không phải quy  nạp cũng chẳng phải diễn dịch.

 

Xin xem toàn văn ở tập tin đính kèm.

 

Danh mục website