dvcfbgv

14.00 800x600

TÓM TẮT

 Văn học là một loại hình nghệ thuật phản ánh chân thật cuộc sống, với ý nghĩa như vậy có thể nói rằng hình tượng cuộc sống của một thời kỳ nào đó đều được phản ánh sinh động, rõ nét trong những tác phẩm văn học xuất hiện trong cùng thời kỳ. Và những hình tượng, sự kiện xã hội đó được các tác giả bằng khả năng quan sát tinh tế, với tinh thần trung thực đã nhìn nhận, phản ánh, phê phán trong các tác phẩm của mình. Xét về mặt lịch sử, Việt Nam và Triều Tiên đều trải qua một thời kỳ đen tối dưới ách thống trị và đô hộ của chính quyền thực dân, hơn nữa đây cũng là thời kỳ mà cả hai nước được tiếp cận nền văn minh phương Tây nên những tác phẩm văn học xuất hiện trong thời kỳ này của hai nước đều chịu ảnh hưởng chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự nhiên của văn học phương Tây. Với những lý do trên thì những tác phẩm văn học có bối cảnh nông thôn và phản ánh sâu sắc những mâu thuẫn, xung đột của xã hội nông thôn xuất hiện trong thời kỳ thực dân đô hộ của hai nước không phải là ít. Trong số đó phải kể đến Người nông dân gương mẫu (1934) của Park Yeong Jun và Tắt đèn (1936) của Ngô Tất Tố. Hai tác phẩm này hòan tòan khác nhau về đặc tính văn học, về nội dung và nhận thức của tác giả, nhưng chúng có giá trị nghiên cứu và có cùng điểm chung là thể hiện được thái độ hiện thực, phản ánh được hiện thực xã hội nông thôn Triều Tiên và Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân và ý thức phê phán sâu sắc hiện thực xã hội đó. Thông qua việc phân tích tác phẩm làm rõ tính dã man của chính sách bóc lột mà chính phủ thực dân Nhật áp dụng ở nông thôn Triều Tiên và chính phủ thực dân Pháp áp dụng ở nông thôn Việt Nam, đồng cảm với số phận của người nông dân hai nước dưới ách đô hộ, thống trị hà khắc của thực dân. Đồng thời tìm hiểu bối cảnh tương đồng của xã hội nông thôn Triều Tiên và xã hội nông thôn Việt Nam trong thời kỳ này, và làm rõ sự khác biệt trong đối ứng với hiện thực của các nhân vật nông dân điển hình xuất hiện trong hai tác phẩm.

ABSTRACT

   Literature is a kind of art reflecting realistic life. Under that sense, it can be said that life figure of an era reflect vigorously and visibly in the literature novels known in the same time. These figures and social facts were described and reflected with thorough observation, appropriate spirit in the literature by the writers.  In the past history, Vietnam and South Korea were surrounded by the darkest days under rules of colonial government. Moreover, during this time, both countries adapted themselves to approach Western civilization; therefore, the literature novels in this time were affected by Realism, Naturalism in western Literature. With the causes mentioned above, there are actually not few literature novels with rural background reflected deeply the contrast and conflict of rural society. Among those novels, “A Model Farmer “(1934) by Park Young Jun and “Lights Off “(1936) by Ngo Tat To are the typical ones. These two novels are totally different in literature characteristic, content, and the author’s consciousness, but they have values in research and share the same ideas which show realistic approach and reflect rural areas of Vietnam and Korea under French and Japanese colonization in turn.  Through the steps of analyzing the novels in order to reveal the cruelty of the exploiting policies’ Japanese colonial government carried out in rural areas of Vietnam and Korea, and sympathize with the fates of both countries’ farmers under strict and hardened ruling of colonists. In addition, it is necessary for finding the similar background scene of rural Korean society and rural Vietnamese society in this time, and clarifying the differences in solutions for reality of the main farmer characters appeared in these two novels.

I. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đ tài

   Quan sát quá trình giao lưu văn học giữa hai nước Việt Nam và Triều Tiên, có thể thấy quá trình giao lưu đã được bắt đầu từ những năm đầu tiên của thế kỷ trước. Cụ thể là ‘Việt Nam vong quốc sử’ của Phan Bội Châu đã được dịch sang tiếng Hàn vào năm 1906. Hơn 60 năm sau (1968) tác phẩm văn học thứ hai, tiểu thuyết ‘Nửa chừng xuân’ của Khái Hưng được đại úy từng tham chiến ở Việt Nam dịch. Năm 1986, dưới chính thể độc tài Chun Do Hoan, sinh viên Hàn Quốc sôi sục biểu tình, người ta thấy xuất hiện thêm bản dịch những tác phẩm Việt Nam có đề tài tranh đấu như ‘Áo trắng’ của Nguyễn Văn Bổng, ‘Sống như Anh’ của Trần Đình Vân. Năm 1990 thêm ‘Dế mèn phiêu lưu ký’ của Tô Hoài. Sau khi Việt Nam và Hàn Quốc thiết lập mối quan hệ ngoại giao vào ngày 22 tháng 12 năm 1992, ngoài những chính sách, hiệp định hợp tác về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, v..v… thì các nhà nghiên cứu về văn học của hai nước cũng bắt đầu quan tâm và tiến hành dịch thuật các tác phẩm, nghiên cứu tác giả và các trào lưu văn học, v..v[1]  Đến năm 1999 các tác phẩm văn học trung đại nổi tiếng của Việt Nam như ‘Lĩnh nam chích quái’, ‘Truyền kỳ mạn lục’ của nguyễn Dữ, và đỉnh điểm đến năm 2003 ‘Chinh phụ ngâm khúc’ của Đặng Trần Côn được Bae Yang Soo dịch, năm 2004 giáo sư An Kyong Hwan cũng dịch ‘Truyện Kiều’ của Nguyễn Du, ‘Nhật ký trong tù’ của Hồ Chí Minh sang tiếng Hàn, tạo nên một tiếng vang lớn đánh dấu bước khởi sắc trong dòng chảy giao lưu văn học ở cả Việt Nam và Hàn Quốc. Song song đó hai giáo sư Bae Yang Soo và Lee Sang Bo cũng tiến hành dịch ‘Xuân Hương Truyện’ – một tác phẩm được ví như ‘Truyện Kiều’ của Việt Nam sang tiếng Việt, giúp cho sinh viên học tiếng Hàn và người Việt Nam cảm nhận cái hay, cái đẹp của tác phẩm cổ điển nổi tiếng của Hàn Quốc. Năm 2005 và 2007, tác giả Hà Minh Thành liên tiếp xuất bản hai tác phẩm dịch của mình là ‘Thời gian ăn tôm hùm’ và ‘Tuyển tập truyện ngắn hiện đại Hàn Quốc’ càng củng cố thêm mối giao lưu văn học giữa hai nước.

   Tình hình dịch thuật tác phẩm văn học thì rất khả quan, tuy nhiên tình hình nghiên cứu vẫn chưa được chú trọng nhiều. Cho đến thời điểm hiện tại thì có khỏang trên dưới 20 luận văn thạc sĩ và bài báo nghiên cứu so sánh và tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, trào lưu, lịch sử văn học của hai nước như Nghiên cứu v tái hiện văn học thời k chiến tranh Việt Nam, Viện giáo dục Đại học Quốc dân, 2008’ của Park Ji Hyon, ‘Nghiên cứu so sánh Truyn k mạn lục của Việt Nam – theo quan điểm so sánh với tiểu thuyết truyn k Hàn Quốc, Trung Quốc, Nghiên cứu Việt Nam, tập 5, 2004’ của Joen Hye Kyong, v… v… .    

   Xem xét tình hình tổng quan nghiên cứu ở trên có thể nhận thấy việc nghiên cứu và dịch thuật văn học giữa hai nước không nhiều và chưa được phong phú. Nguyên nhân là do những nhà nghiên cứu người Hàn chuyên ngành văn học không biết tiếng Việt, ngược lại những nhà nghiên cứu người Việt không biết tiếng Hàn, còn những người giỏi tiếng Hàn thì không được trang bị kiến thức đầy đủ hoặc không quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu văn học. Và một nguyên nhân quan trọng không kém là hiện tại số lượng sách dịch thuật nghiên cứu chuyên ngành vẫn còn ít, nội dung không đa dạng và không chi tiết chuyên sâu, mà chỉ dừng lại ở khía cạnh khái quát và tổng hợp là chính.

II. Đặt vấn đề:

   Triều Tiên bị Nhật Bản thống trị suốt 35 năm (1910 – 1945), Việt Nam cũng cùng chung số phận thuộc địa dưới ách đô hộ của thực dân Pháp 87 năm (1858 – 1945). Tuy thời gian ngắn dài khác nhau nhưng cả hai nước Việt Nam và Triều Tiên đều bị thực dân Pháp và thực dân Nhật chiếm mất chủ quyền quốc gia, xây dựng chính sách thực dân và duy trì hình thức thuộc địa trên tòan vẹn lãnh thổ. Thực dân Pháp và thực dân Nhật đều tiến hành thực hiện chính sách thực dân áp đặt thay đổi cấu trúc xã hội, chính quyền và kinh tế của Việt Nam và Triều Tiên. Về mặt cấu trúc xã hội, chính quyền thì chúng tăng cường mở rộng uy quyền của mẫu quốc, nô dịch người dân bản xứ bằng thuyết khai hóa. Về mặt kinh tế chúng tiến hành chiếm đoạt ruộng đất, áp bức bóc lột người dân để thu lợi về kinh tế cho mẫu quốc. Bản chất của chủ nghĩa thực dân đều được thể hiện triệt để ở Việt Nam và Triều Tiên trong giai đọan bị thực dân Pháp và thực dân Nhật thống trị. Và đối tượng bị áp bức, cướp bóc và là nạn nhân trực tiếp của các chính sách thực dân này chính là người dân của hai nước, mà đặc biệt là người nông dân vì nông nghiệp chính là nền kinh tế trọng tâm của hai nước lúc bấy giờ. Do đó trong thời kỳ bị thực dân đô hộ, xã hội nông thôn được xem là một bối cảnh xã hội điển hình của cả hai nước Triều Tiên và Việt Nam. 

   Văn học là một loại hình nghệ thuật phản ánh chân thật cuộc sống, với ý nghĩa như vậy có thể nói rằng hình tượng cuộc sống của một thời kỳ nào đó đều được phản ánh sinh động, rõ nét trong những tác phẩm văn học xuất hiện trong thời kỳ đó. Và những hình tượng, sự kiện xã hội đó được các tác giả bằng khả năng quan sát tinh tế, tinh thần trung thực đã nhìn nhận, phê phán, phản ánh đồng thời tìm ra những phương cách đối ứng với hiện thực. Trong thời kỳ đen tối dưới ách thống trị và đô hộ của chính quyền thực dân, Việt Nam và Triều Tiên được tiếp cận nền văn minh phương Tây nên những tác phẩm văn học xuất hiện trong thời kỳ này của hai nước đều chịu ảnh hưởng chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự nhiên của văn học phương Tây. Do đó những tác phẩm văn học phản ánh sâu sắc những mâu thuẫn, xung đột của xã hội đặc biệt là xã hội nông thôn, xuất hiện rất nhiều trong thời kỳ này. Trong các tác phẩm văn học có bối cảnh nông thôn và viết về người nông dân của Triều Tiên có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Truyện dài Đất (1933) của Lee Wang Soo, Quê Hương (1933) của Lee Ki Young, Thường lục thụ (1935) của Shim Hoon, v..v..; và những truyện ngắn như Người nông dân điển hình (1934) của Park Yeong Jun, Saha Jon (1936) của Kim Jeong Han, v..v.. . Theo lịch sử văn học của Triều Tiên thì văn học nông dân hay tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn và đối tượng miêu tả là người nông dân được phân loại thành (1) tiểu thuyết nông dân trong trào lưu văn học khai sáng, (2) tiểu thuyết nông dân trong trào lưu văn học xã hội chủ nghĩa, (3) tiểu thuyết nông dân trong trào lưu văn học hiện thực, (4) tiểu thuyết nông dân mang tính mục ca (목가적 농민소설: là một loại hình tiểu thuyết tình cảm xuất hiện vào thời trung đại ở Triều Tiên lấy bối cảnh thôn dã đồng quê mà các nam nữ quí tộc giả trang thành người chăn cừu), (5) tiểu thuyết nông dân mang tính dân gian truyền thống. Theo sự phân loại như vậy thì người viết nhìn nhận và lựa chọn tác phẩm Người nông dân gương mẫu (1934) của Park Yeong Jun gần với loại hình tiểu thuyết nông dân trong trào lưu văn học hiện thực. Về phía Việt Nam cũng có rất nhiều tác phẩm văn học hiện thực với chủ đề nông thôn và người nông dân như Chí phèo (1941) của Nam Cao, Tắt đèn (1936) của Ngô Tất Tố, Vợ nhặt (1945) của Kim Lân, Bước đường cùng (1938) của Nguyễn Công Hoan, v..v.. . Trong những tác phẩm này người viết tiến hành phân loại các tác phẩm của hai nước theo tiêu chí chọn lọc những tác phẩm viết về đề tài nông thôn và người nông dân, từ đó bằng phương thức kiểm chứng từng nhóm đã phân loại để nhận biết những hiện tượng, sự kiện xuất hiện trong tác phẩm. Sau đó người viết tiến hành quan sát, so sánh và chọn lọc những tác phẩm có chung một điều kiện là cùng miêu tả xã hội nông thôn; tố cáo những chính sách thực dân; lột tả cuộc sống cùng cực và số phận của người nông dân dưới ách đô hộ, thống trị hà khắc của thực dân. Trên cơ sở này người viết đi đến quyết định chọn tác phẩm Người nông dân nông dân (1934) của Park Yeong Jun và Tắt đèn (1936) của Ngô Tất Tố. Tuy hai tác phẩm này hòan tòan khác nhau về đặc tính văn học, về nội dung và nhận thức của tác giả, nhưng chúng có giá trị nghiên cứu và có cùng điểm chung là thể hiện được thái độ hiện thực, phản ánh được hiện thực xã hội nông thôn Triều Tiên và Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân và ý thức phê phán sâu sắc hiện thực xã hội đó. Thông qua việc phân tích tác phẩm làm rõ bản chất vô nhân đạo của chính sách bóc lột mà chính phủ thực dân Nhật áp đặt ở nông thôn Triều Tiên và chính phủ thực dân Pháp đã từng áp đặt ở nông thôn Việt Nam, đồng cảm với cuộc sống cơ hàn, thấp cổ bé họng của người nông dân hai nước vì bị thế lực thực dân áp bức. Đồng thời tìm hiểu bối cảnh tương đồng của xã hội nông thôn Triều Tiên và xã hội nông thôn Việt Nam trong thời kỳ này, và làm rõ sự khác biệt trong đối ứng với hiện thực của các nhân vật nông dân điển hình xuất hiện trong hai tác phẩm. 

III. Hiện thực nông thôn Việt nam và Triều Tiên những năm 1930 được phản ánh qua Người nông dân gương mẫu (1934) của Park Yeong Jun và Tắt đèn (1936) của Ngô Tất Tố

   Như đã đề cập ở trên, nông nghiệp được xem là phương thức sản xuất truyền thống từ rất lâu đời ở Việt Nam và Triều Tiên đồng thời nông nghiệp cũng có vai trò to lớn đối với nền kinh tế của hai nước. Thế nhưng trong thời kỳ Việt Nam và Triều Tiên bị thực dân Pháp và thực dân Nhật thống trị thì người nông dân của hai nước dù đã nỗ lực làm việc quần quật ngoài đồng vẫn không thể nuôi sống bản thân và gia đình của mình. Không những vậy thực dân Pháp và thực dân Nhật còn ban hành vô số chính sách phi lý nhằm bóc lột, áp bức người nông dân, điển hình là chính sách ‘Thuế thân’ của Pháp ở Việt Nam và chính sách ‘Chấn hưng nông thôn’ của thực dân Nhật ở Triều Tiên.

   Chính sách ‘Chấn hưng nông thôn’ mà thực dân Nhật ban hành và triển khai ở nông thôn Triều Tiên với mục đích chỉnh đốn, cải tổ Triều Tiên theo phương thức sản xuất của Nhật Bản nhằm mang lại cho nước Nhật lợi ích kinh tế để khắc phục những thiệt hại do sự tác động của cuộc khủng hỏang kinh tế thế giới những năm 1930. Tuy được thực hiện và triển khai với mục đích cải tổ nông thôn Triều Tiên nhưng thực chất chính sách này chỉ đem lại lợi ích cho riêng nước Nhật và các địa chủ tay sai người Triều Tiên mà thôi, bất kể những lợi ích đó làm cho nông thôn của Triều Tiên bị tàn phá kiệt quệ, gây ảnh hưởng to lớn đến biến động nền kinh tế nông nghiệp và xã hội nông thôn Triều Tiên lúc bấy giờ.

   Cùng thời kỳ này ở nông thôn Việt Nam, nền kinh tế nông nghiệp bị suy thoái, thêm vào đó thực dân Pháp bắt buộc nông dân đóng thuế thân hàng năm càng làm cho cuộc sống của người nông dân ở nông thôn vốn đã khó khăn nay càng cùng cực hơn, khiến biết bao gia đình lâm vào cảnh khốn khó, nghèo đói, tan cửa nát nhà. Chính sách thuế thân của thực dân Pháp áp đặt ở nông thôn Việt nam được biết đến là một chính sách bóc lột hết sức tàn khốc, sự tàn khốc của chính sách này được miêu tả như sau:

Ngày 2 tháng 6 năm 1897 Toàn quyn Đông Dương là Paul Dumer đã ra nghị định v chính sách thuế thân đối với người dân ở Bắc K. Nội dung như sau: "thuế thân đánh vào người từ 18 tuổi đến 60 tuổi. Tất cả những ai trong diện đóng thuế thân đu phải có thẻ thuế thân. Trên thẻ có chữ ký hoặc điểm chỉ, có dấu triện của Lý trưởng. Mỗi nǎm thay thẻ một lần, màu sắc thẻ cũng phải thay đổi hàng nǎm. Đi đâu cũng phải mang thẻ. Trường hợp không mang thẻ mà bị cảnh sát bắt giữ thì phải nộp tin để lấy thẻ mới. Nếu dùng thẻ của người khác phải nộp phạt. Người cho mượn thẻ cũng bị phạt." [2]

Một trong những thứ thuế vô cùng quái đản và hết sức dã man mà chính quyn Pháp cưỡng bách nhân dân ta phải tuân hành là “thuế thân” hay còn gọi là “thuế đinh”. Loại thuế này đánh theo đầu người nam từ 18 tuổi đến 60, bất kể là bạch đinh vô sản hay hữu sản, bất kể là thất nghiệp hay có công ăn việc làm, bất kể là ốm đau hay tàn tật, hàng năm mỗi người ở trong lớp tuổi này bị cưỡng bách phải nộp cho nhà nước một số tiến khỏang 6 hay 7 đồng (vào năm 1929), trong khi đó giá tin một cân gạo (một kí lô?) chỉ có 10 xu (cũng vào năm 1929 và tăng lên 17 xu vào cuối năm đó). Cũng vào thời điểm này, một nông dân đi làm mướn cho các ông đin chủ, chỉ được trả có 12 xu một ngày, rồi tăng lên đến 16 xu. Từ những dữ kiện v giá gạo và giá lao động (tin công một ngày của người nông dân lao động) trên đây, chúng ta suy ra và thấy rằng một người dân nghèo vô sản phài đi làm khoảng 50 ngày liên tục, và một nông dân chủ ruộng phải bán đi khoảng 60 cân gạo mới có đủ số tin đóng thuế thân cho nhà nước.[3]

   Chính sách ‘Chấn hưng nông thôn’ mà thực dân Nhật thực thi ở Triều Tiên và chính sách ‘Thuế thân’ mà thực dân Pháp tiến hành ở nông thôn Việt Nam với bản chất bóc lột, áp bức người nông dân như trên đã trình bày đều được phản ánh đầy đủ và rõ rệt nhất trong tác phẩm Người nông dân gương mẫu (1934) của Park Yeong Jun và Tắt đèn (1936) của Ngô Tất Tố. Hai tác phẩm văn học này được đánh giá là mang lại cho người đọc hình dung rõ nét về sự hoang phế của nông thôn hai nước và nỗi khổ cùng cực của người nông dân Triều Tiên dưới ách thống trị của thực dân Nhật và người nông dân Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Đồng thời hai tác phẩm này cũng cho chúng ta thấy bản chất của chính sách mà chính phủ thực dân áp dụng ở các quốc gia thuộc địa, cũng như nêu cao tinh thần tố cáo mạnh mẽ của hai tác giả đối với những chính sách này, đồng thời thông qua đó đã phản ánh rõ nét và sống động bối cảnh xã hội hiện thực nông thôn và cuộc sống của người nông dân hai nước.

   Park Yeong Jun sinh năm 1911 và mất năm 1976. Ông là trưởng nam của một gia đình có cha là mục sư đạo cơ đốc, nhưng cha của Ông vì tham gia vào phong trào độc lập nên bị bắt và chết ở trong tù, từ đó gia đình Park Yeong Jun phải sống một cuộc sống nghèo nàn và cơ cực, luôn luôn thiếu ăn. Đây cũng chính là vốn sống và những trải nghiệm quý giá để ông có thể viết nên những tác phẩm hay về đề tài nông thôn sau này. Tuy hòan cảnh sống khó khăn như vậy nhưng Park Yeong Jun vẫn theo đuổi con đường học vấn và tốt nghiệp khoa văn trường chuyên Yon Hee. Tác phẩm Người nông dân gương mẫu được ông viết trong thời kỳ bắt đầu viết văn, và đa số tác phẩm của ông đều lấy bối cảnh nông thôn Triều Tiên từ sau những năm 1920 đến những năm 1930. Đây là thời kỳ mà nền kinh tế nông nghiệp cũng như nông thôn Triều Tiên bị suy sụp và tàn phá kiệt quệ do những chính sách bóc lột áp bức của chính phủ thực dân nhật. Park Yeong Jun đã miêu tả chân thật và sinh động những hình ảnh hiện thực đó đồng thời cũng phản ánh nhận thức và tinh thần đối kháng của người nông dân Triều Tiên. Tác phẩm Người nông dân gương mẫu của ông được xuất bản năm 1934 trên tờ Văn nghệ Shin Jun thời báo Choson và được xem là tác phẩm lột tả được hết những nội tại và bản chất của chính sách thực dân – chính sách ‘Chấn hưng nông thôn’ – nghe tên thì tưởng rằng đó là chính sách vì lợi ích của nông dân nhưng thực chất chỉ là chính sách ngụy tạo mà thực dân Nhật lập ra và ban hành nhằm phục vụ mưu đồ cướp bóc và mị dân.

   Nếu như Người nông dân gương mẫu của Park Yeong Jun phê phán tính ngụy tạo của chính sách ‘Chấn hưng nông thôn’ của thực dân Nhật thì Ngô Tất Tố của Việt Nam lại phê phán tính dã man và phi lí của chính sách ‘Thuế thân’ mà thực dân Pháp áp dụng ở nông thôn Việt Nam. Ngô Tất Tố sinh năm 1893 trong một gia đình nhà nho nghèo và mất năm 1954. Ông được đánh giá là nhà văn đứng về phía quần chúng nhân dân, sử dụng ngòi bút của mình như là một vũ khí công kích mạnh mẽ giai cấp thống trị đương thời, phủ định hiện thực đương thời và phê phán, lên án những chính sách phi nhân tính. Một trong những tác phẩm của Ông thể hiện rõ nét nhất quan điểm trên là Tắt đèn – xuất bản năm 1937 trên tờ Việt Nữ. Tắt đèn không chỉ phản ánh hiện thực đói nghèo, cùng cực của người nông dân mà còn công khai công kích tầng lớp thống trị ở nông thôn như các quan lại, địa chủ, .v..v.. . Tắt đèn có bối cảnh nông thôn Việt Nam những năm 1930 do chính sách ‘Thuế thân’ của thực dân Pháp, hàng năm dù được mùa hay mất mùa, người nông dân vẫn phải đóng sưu, đóng thuế cho chính phủ và vì nó mà họ phải bán cả ruộng vườn, nhà cửa, vợ con để đủ tiền nộp thuế đóng sưu và rơi vào cảnh bần hàn. Với việc phơi bày hiện thực tàn khốc như vậy, Tắt đèn đã chỉ rõ tính phi nhân tính của Thuế thân – chính sách dã man mà chính phủ thực dân Pháp đã từng triển khai và thực hiện ở nông thôn Việt Nam.

   Tắt đèn đề cập đến nhân vật chính là Chị Dậu và miêu tả hòan cảnh sống bần hàn của gia đình chị - có thể được xem là một điển hình hòan cảnh sống bần cùng hóa của hàng trăm hàng vạn gia đình nông dân Việt Nam đương thời do sưu cao thuế nặng. Chồng chị Dậu là một tá điền, vì không có tiền nộp sưu thuế dù đang bị bệnh vẫn bị bắt trói dẫn đi cho đến khi có tiền nộp mới được thả về. Để nộp thuế cứu chồng, chị Dậu phải bán cả con gái ruột và đàn chó mới đẻ. Thế nhưng chồng chị vẫn không được tha về vì còn suất sưu người em chồng đã chết từ 5 tháng trước. Trong hòan cảnh đó, không những không có ai giúp đỡ mà chị Dậu còn suýt bị quan phủ cưỡng hiếp, hãm hại. Chị trốn thoát được và trên đường chạy trốn chị gặp phu nhân Cửu Sùng, được bà này nhận về làm người ở với công việc hàng ngày là vắt sữa của mình cho ông lão 80 tuổi – là cha chồng của bà – ăn. Những tưởng lần này chị sẽ được an tâm làm việc kiếm tiền đóng thuế cứu chồng nhưng vận xui lại không chịu buông tha chị. Dù ông lão đã 80 tuổi nhưng vẫn còn háo sắc đang đêm mò vào giường chị, may mắn chị thoát được và chạy trốn, cuối tác phẩm là hình ảnh chị Dậu được Ngô Tất Tố miêu tả ‘chạy giữa màn trời đêm tối đen như mực và như cái tiền đồ của chị’.

   Mở đầu tác phẩm là không khí căng thẳng, ngột ngạt của làng Đông Xá trong những ngày sưu thuế. Cổng làng đóng lại không để những nông dân chưa đóng sưu được ra đồng làm việc, trong khi đó thì bọn lý trưởng, trương tuần la mắng, chửi bới, quát tháo hối thúc mấy tên lính đi đốc thúc những người chưa đóng thuế. Quang cảnh đốc thúc đi nộp thuế ở làng Đông Xá như vậy chính là bối cảnh của tác phẩm Tắt đèn và đây cũng được xem là tòan cảnh của nông thôn Việt Nam mỗi năm một lần đến thời kỳ đi nộp sưu đóng thuế. Và chính lúc này, vào đúng thời kỳ này số phận của mỗi gia đình, của người nông dân bị thay đổi, có người mất nhà cửa, có người mất ruộng vườn, có gia đình phải bán con cái đi ở cho gia đình địa chủ, v..v..để có đủ tiền đóng thuế. Tắt đèn đã xuất sắc lột tả trọn vẹn hiện thực đó thông qua hàng loạt sự kiện liên tiếp xảy đến với chị Dậu và gia đình chị, thông qua đó tố cáo trực tiếp bản chất dã man, phi nhân tính của chính sách ‘Thuế thân’ - đã đẩy một gia đình nông dân chất phác và lương thiện đến bước đường cùng. Chị Dậu đã phải bán cả con gái và đàn chó của gia đình mà vẫn không đủ tiền đóng thuế cho chồng, vậy mà số phận càng oái ăm khi mà chị còn phải gồng gánh thêm suất thuế cho người em chồng đã mất nữa. 

Trời ơi! Tôi bán cả con lẫn chó và hai gánh khoai, mới được hai đồng bẩy bạc. Tưởng rằng đủ tiền nộp sưu cho chồng, thì chồng tôi khỏi bị hành hạ đêm nay? Ai ngờ lại còn xuất sưu của người chết nữa! Khốn nạn thân tôi! trời ơi! em tôi chết rồi còn phải đóng sưu, hở trời? Tôi biết đâm đầu vào đâu cho được hai đồng bẩy bạc bây giờ?[4]

Chị Dậu nghĩ rằng sau khi nộp đủ thuế thì chồng sẽ được tha về chứ không ngờ đến việc phải đóng thuế cho cả em chồng đã chết cách đây 5 tháng. Việc phải đóng thuế nộp sưu không trừ một ai – kể cả người còn sống hay người đã chết. Đây chính là điểm bộc lộ rõ nhất tính dã man, phi nhân tính của chính sách ‘Thuế thân’ của chính phủ thực dân Pháp, người nông dân thấp cổ bé họng chỉ có thể mang nỗi uất nghẹn trong lòng và cùng quẫn tìm đủ mọi cách để đóng thuế, dù phải bán ngay cả đứa con mình đứt ruột đẻ ra. 

- Sáng ngày chồng mày nói rằng con bé ấy đã lên bẩy tuổi, xin lấy ba đồng. Cụ Ông tưởng nó nói thật, bằng lòng cho nó hai đồng. Nhưng giờ nghe nói con mày mới có sáu tuổi, thì tao triết đi một nửa, chỉ cho một đồng thôi. Thuận bán thì về đưa nhau sang đây!
Chị Dậu ngơ ngác:
- Thưa cụ, thật quả cháu đã lên bẩy, nó đẻ tháng dần năm Tý. Chúng con không dám nói dối thưa cụ!
- Tao không thể tin cái miệng vợ chồng nhà mày! Người ta mách tao là nó lên sáu, thì tao hay nó lên sáu. Chứ tao biết đâu nó đẻ năm tý hay đẻ năm tỵ năm tỳ.. !
(lược bớt)

-Sao bảo nhà mày có con chó cái khôn lắm?
- À, thưa cụ có! Nhưng nó mới đẻ, con nó hãy còn non lắm, có bán cũng không ai muạ Nếu có người mua cho, chúng con không phải bán con cháu.
-Nó đẻ mấy con? Con nó đả mở mắt chưa?
-  Bẩm bốn con! Nó đả biết ăn cơm hai hôm nay... hay là xin cụ đỡ con hai đồng, lờ lã thế nào con cũng xin vâng. Chỉ độ hai phiên chợ nữa, mấy con chó ấy cứng cát, bán được thì con xin nộp cụ.
Bà Nghị bĩu môi :
- Tiền tao có phải vỏ hến mà tao quẳng ra cho mày bây giờ? Dễ tao hám lãi của mày lắm đấy? Thôi.
Thế này này : Chó non tao cũng mua vậy. Bắt cả con chó cái và đàn con chó con sang đây, tao trả cho một đồng nữa. Với con bé kia một đồng là hai.. Thế là nhà mày đủ tiền nộp sưu, lại khỏi nuôi chó, khỏi nuôi con. sướng nhé!
Rồi bà Nghị vui vẻ nhìn mặt ông Nghị :
- Ấy tôi cứ hay thương người thế đấy! Người khác thì họ mặc kệ, ai hơi đâu? kêu lắm thì bã bọt mép.
Chị Dậu lại chứa chan nước mắt. Buồn rầu, chị sẽ ngồi xuống bực cửa và nói chầu lên :
- Vâng! Con cũng biết cụ có lòng thương nhà con mới thế. Chứ đàn chó vừa mới mở mắt, ai mua làm gì... ? Nhưng, thưa cụ, giá chó bây giờ cũng không rẻ lắm, một con chó cái, con đem ra chợ bán ít nhất cũng được đồng rưỡi. Còn bốn con chó con, nếu nuôi thêm vài phiên chợ nữa, thế nào cũng được năm hào một con. Vậy là tất cả đến ba đồng rưỡi, cụ cho một đồng thì thiệt con quá. Xin cụ trông lại!
Ông Nghị đập tay xuống sập :
- Đem ngay đi chợ mà bán! Không nói lôi thôi! Mất thì giờ! Thời Tây bây giờ, thì giờ là vàng bạc, không ai công đâu mặc cả với mày... Hừ! Vừa mới ngoen ngoẻn nói rằng bán không ai mua , người ta làm phúc mua cho, lại còn nhằng ngằng kêu rẻ! Rẻ thì đem ngay ra chợ mà bán. Ra ngay!
Chị Dậu nhổm đít toan đứng lên. Bà Nghị thẽ thọt :
- Chúng bay cứ cái thói ấy, không trách chẳng ai buồn thương, khổ là đáng kiếp. Trong lúc thuế má ngặt ngòi, đồng bạc cho vay, lãi ngày năm xu, người ta đã phải bỏ ra mà mua đàn chó mới mở mắt,
thế là người ta làm ơn cho mày. Mày tưởng người ta không thể mua đâu được chó đấy chắc? Hay là chó của nhà mày bằng vàng? Thôi, cho thêm hào nữa, thế là vừa con, vừa chó, cả thảy được hai đồng
mốt. Bằng lòng không?
[5]

   Một lần nữa Tắt đèn cho thấy giá trị của con người không được coi trọng. Chị Dậu bán đàn chó mới đẻ được 1 đồng và bán con gái 7 tuổi cũng được 1 đồng, xét về mặt kinh tế thì giá trị của 1 con người ngang bằng mức tiền mua một đàn chó mới đẻ. Đối với tầng lớp thống trị, quan lại tay sai của thực dân thì thân phận của người nông dân thuộc địa bị coi thường ngang bằng với con vật, sống và hưởng thụ trên nỗi đau của họ. Tắt đèn vừa miêu tả sâu sắc nỗi đau khổ của người nông dân đã phải bán đi cốt nhục của mình, vừa tố cáo và phê phán mạnh mẽ công cụ thống trị của thực dân đó là bè lũ tay sai quan lại đã áp bức và bóc lột tận cùng người nông dân vốn đã nghèo khổ nay còn cùng bẫn hơn do chính sách Thuế thân. Không chỉ phản ánh mâu thuẫn giữa địa chủ quan lại phong kiến với người nông dân mà Tắt đèn còn phê phán mâu thuẫn giữa người nông dân với chính quyền thực dân – là những mâu thuẫn xã hội đương thời. 

- Thưa ông chú nó chết hồi tháng giêng rồi mà. Nhà con vẫn còn chưa khai tử hay sao?
Lý trưởng phát gắt :
- Khai tử rồi cũng phải đống sưu? Ai bảo nó không chết tồi hồi tháng mười năm ngoái?
Chị càng ngẩn ngơ ra bộ không hiểu, như có ý ngờ người ta ăn hiếp nhà mình :
- Thưa ông người chết đã gần năm tháng, sao lại còn phải đóng sưu?
Lý trưởng quát :
- Mày đi mà hỏi ông Tây, tao không biết.[6]

Đáp lại câu hỏi của chị Dậu tại sao người chết lại phải nộp thuế là câu trả lời ‘Đi mà hỏi quan Pháp ấy, ta không biết’ cho thấy quan lại phong kiến lúc bấy giờ chỉ làm theo lệnh của quan Pháp, chỉ là tay sai của chính phủ thực dân mà thôi. Qua việc phê phán gay gắt, lên án tính chất cực kỳ dã man, phi nhân tính của chính sách Thuế thân, tác giả đã làm nổi bật lên số phận bi thảm của người nông dân – là kết quả mà chính sách này gây nên.

   Cũng như Tắt đèn của ngô Tất Tố được đánh giá là tác phẩm xuất sắc trong việc lột tả rõ nét hiện thực nông thôn Việt nam, Người nông dân gương mẫu của Park Yeong Jun được xem là tác phẩm miêu tả ‘chạm’ đến hiện thực xã hội nông thôn Triều Tiên. Bối cảnh của tác phẩm là cảnh làng quê nghèo đói, cùng cực mà ai cũng có thể bắt gặp ở Triều Tiên vào những năm 30 của thế kỷ trước. Nhân vật chính là Kil Seo – một thanh niên trẻ tuổi và là người duy nhất trong làng tốt nghiệp phổ thông, do đó Kil Seo được chọn lên Seoul tham gia khóa huấn luyện nông nghiệp. Khi trở về làng, Kil Seo tiến hành những buổi tọa đàm nói chuyện về tình hình kinh tế, dự báo với người dân trong làng rằng ‘thời cơ tốt’ sắp đến và khuyến khích họ làm việc chăm chỉ. Mặt khác, Kil Seo lại câu kết với địa chủ quan lại để làm giá cây dâu tằm giống. Mùa màng bị thất bát do sâu bệnh, năng suất thu hoạch giảm, người nông dân gần trở nên trắng tay nên cầu cứu Kil Seo đi gặp địa chủ xin được giảm thuế, nhưng Kil Seo do dự và lảng tránh. Cuối cùng người dân cũng biết được việc giá cây dâu tằm giống trở nên đắt đỏ và thuế đất tăng cao là do Kil Seo gây ra, họ tức giận kéo đến ruộng của Kil Seo đập đổ bảng hiệu ‘nông dân gương mẫu’ mà Kil Seo được chính phủ thực dân Nhật trao tặng.         

   Nếu như quang cảnh đốc thúc người dân đóng thuế ở làng Đông Xá trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố được xem là quang cảnh điển hình của nông thôn Việt Nam thì cảnh những nông dân Triều Tiên tham gia buổi tọa đàm kinh tế do những nông dân gương mẫu như Kil Seo chủ trì được xem là quang cảnh điển hình của nông thôn Triều Tiên những năm 30 khi mà thực dân Nhật ban hành và triển khai chính sách ‘Chấn hưng nông nghiệp’.

‘Tôi cũng đã hỏi nhiều nhất khi tham gia khóa huấn luyện, nhưng có một điều mà chúng ta phải nhận thức trước tiên, đó là hiện nay đang là thời kỳ khó khăn và đáng sợ nhất. Nếu nhận thức sai thì dễ dẫn đến tội chết, nếu chỉ chơi thôi mà không làm việc thì cũng không thể được làm ruộng. Dù hiện nay đang là thời kỳ khủng hỏang nhưng không lâu nữa thời cơ tốt sẽ đến. Mọi người cũng đã nghe rồi đấy, những tội phạm bị bắt giam nhiều nhất hiện nay chính là những kẻ ghét làm việc và khiến người khác không làm việc. Nói cho đúng thì chính là những kẻ chủ nghĩa cộng sản. Nghe lời những kẻ như vậy thì ngay cả đất trồng trọt cũng không được cày cấy, rốt cuộc chẳng phải làm tổn hại đến cuộc sống của người nông dân sao?’ Kil Seo nói.

(Lược bớt)

‘Nhưng mà thời cơ tốt khi nào sẽ tới?’ Câu hỏi của Ki Oc phá tan bầu không khí đang yên ả giữa đêm khuya. Kil Seo lung túng trả lời trong miệng ‘Không bao lâu rồi sẽ đến thôi ...’ Trả lời như vậy nhưng khi được hỏi tại sao lại xảy ra khủng hỏang, tại sao sẽ xuất hiện thời cơ tốt thì Kil Seo chỉ có thể thành thật nói không biết mà thôi chứ không thể trả lời được. Hỏi Kil Seo tại sao nông dân không sống nổi do khủng hỏang thì Kil Seo cũng sẽ chỉ trả lời như vậy mà thôi.

‘Dù thời cơ tốt có đến thì cũng có cái bán để mà sống thì mới gọi là thời cơ tốt, chứ đối với những kẻ không có gì để bán thì ‘thời cơ tốt’ có ích gì? ‘Thời cơ tốt’ đến chẳng phải sẽ có nhiều gạo sao?’. Lời nói của Ki Oc dù là không có suy nghĩ nhưng đối với những nông dân nhận thức được rằng thời cơ tốt không có nghĩa là sẽ mang đến nhiều gạo cho họ thì câu nói của Ki Oc so với câu trả lời của Kil Seo vẫn còn khá hơn nhiều.

Hễ giá gạo tăng một ít thì giá cao su cũng tăng, giá gạo giảm thì giá các hàng hóa khác cũng giảm, ai cũng biết như thế thì dù sống trong thời kỳ khủng hỏang hay gặp thời cơ tốt đến đối với họ không có lien quan gì. Đối với những kẻ có tiền thì dù kinh tế gặp khủng hỏang, họ vẫn giữ được đất, không đến nỗi phải bán đất đai nhà cửa để sống do đó họ không thể biết khủng hỏang là gì.[7]

   Những người nông dân hiền lành chất phác tham dự buổi tọa đàm kinh tế do Kil Seo tổ chức với mong muốn được đóng góp ý kiến, đánh giá hiệu quả của chính sách ‘Chấn hưng nông nghiệp’ của chính phủ thực dân, thông qua đó tìm cách giải quyết những khó khăn, cải thiện cuộc sống bần hàn của bản thân, coi việc giải quyết kế sinh nhai của người dân trong thời kỳ khủng hỏang là vấn đề cấp thiết nhất. Tuy nhiên buổi tọa đàm kinh tế của Kil Seo không đề cập đến những vấn đề trên mà chỉ thao thao hàng loạt những giáo điều khuyên răn của chính phủ thực dân đối với nông dân và trả lời vòng vo hoặc không biết nguyên nhân xảy ra cuộc khủng hỏang, ngụy biện ‘thời cơ tốt sẽ đến’ để trấn an người dân chứ không xoáy sâu đưa ra giải pháp giải quyết những khó khăn mà người dân đang phải đối mặt. Đầu những năm 30 ở Triều Tiên, Nhật Bản bắt đầu thúc đẩy mạnh phong trào chấn hưng nông thôn, nội dung của phong trào này là (1) Chấn hưng tinh thần và nỗ lực nâng cao nhận thức (2) Mỗi năm tuyển chọn người dân gương mẫu và tập trung đào tạo (3) Lập kế hoạch bù đắp lương thực thiếu và thanh tóan nợ nần (4) Tổng đốc phủ sẽ hỗ trợ vật chất cho nông dân dựa vào mức độ nâng cao nhận thức của họ. Một thiểu số nông dân Triều Tiên lúc bấy giờ đã cổ vũ cho chính sách này và dần dần tự biến mình thành tay sai cho thực dân, phản bội lại đồng bào và tổ quốc của mình để mưu cầu theo đuổi sự an lạc an tòan và lợi ích của bản thân. Nhân vật chính Kil Seo trong Người nông dân gương mẫu là một nhân vật điển hình như vậy. Tất cả nông dân trong làng đều là những người nghèo nàn, không được học hành do đó là người duy nhất tốt nghiệp phổ thông nên Kil Seo được nhận danh hiệu nông dân gương mẫu và đại diện cho các nông dân trong làng. 

Kil Seo là người được khen ngợi nhiều nhất ở trong ngôi làng này. Anh ấy là người trẻ tuổi nên làm việc chăm chỉ, hàng năm kiếm được nhiều tiền, sống tiết kiệm và được giao làm hội trưởng ‘hội chấn hưng’. Những nông dân hiền lành chân chất luôn nghĩ Kil Seo là một người xuất sắc nổi trội.[8] 

   Nông dân trong làng đều mong muốn và hy vọng Kil Seo sẽ đại diện cho họ, bảo đảm lợi ích của dân làng, truyền tải những mong muốn và nguyện vọng của họ tới tầng lớp địa chủ, quan lại cũng như chính phủ thực dân. Vì thế khi bị mất mùa, người dân đặt niềm tin tuyệt đối vào Kil Seo, nhờ anh ta đến văn phòng huyện để xin giảm thuế đất. Nhưng Kil Seo do dự và không trả lời vì anh ta chỉ nghĩ đến sự an tòan của bản thân và gia đình mình mà thôi.

... ‘Nhưng việc nộp thuế lần này ở làng cậu phải có trách nhiệm hơn nữa, bởi vì sẽ phải mở rộng trường phổ thông lên cấp 6....’ viên huyện trưởng vừa cạo chùm râu ngắn vừa nói chuyện về vấn đề thuế.

‘Cái đó cháu có biết không?’

‘Không, phải là ở làng của cậu thì chỉ cần cậu đồng ý là được, việc đó cũng chẳng gây hại gì đến cậu đâu mà ...’

‘Để cháu xem thử sao...’ Kil Seo lơ lửng....[9]

   Nếu nhận lời giúp dân làng thì anh ta có thể đóan biết được bản thân và gia đình sẽ rơi vào hòan cảnh túng thiếu khó khăn như thế nào. Đối với Kil Seo, cuộc sống đói khổ, cái nghèo nàn chết chóc chỉ nghĩ đến thôi đã thấy đáng sợ biết dường nào. Vì vậy rốt cuộc Kil Seo đồng lõa với địa chủ và quan lại, phản bội lại những người nông dân trong làng. Để làm báo cáo gửi cho hội huấn luyện nông nghiệp ở Seoul, Kil Seo đã ghé vào văn phòng huyện và nói chuyện với viên thư ký văn phòng huyện như sau

‘Anh Lý đã đến rồi sao? Anh phải đãi đấy. Hôm nay mình sẽ được anh Lý đãi cơm trưa đây ...’ viên thư ký mập mạp nổi tiếng với việc áp bức những nông dân không thể nộp thuế vừa đi vào vừa nói.

‘Tôi cũng định đãi anh cơm trưa đây, Cây giống khi nào thì mang đi được? Đã lớn lắm rồi ... , lần này sẽ phải nhận tiền đầy đủ thôi.’

‘Phải đãi thì tôi mới bán giúp cho chứ .. . định giá xong mang đến giao là xong. Ai dám lên tiếng phàn nàn này kia chứ’ ... (Lược bớt)..

‘Khi tuyển người đi nhật Bản thì xin anh nói giúp với huyện trưởng rồi tôi sẽ đãi anh một bữa.’

‘Việc đó đừng lo, Rượu còn có thể trở thành trà nữa mà’.[10]

   Trong nội dung đọan đối thoại trên cho thấy Kil Seo thông đồng với viên thư ký huyện để bán cây dâu giống cho người nông dân với giá cả đã được định sẵn, không thêm bớt và Kil Seo cũng nhờ vả viên thư ký nói giúp với quan huyện để được chọn đi Nhật bản. Anh ta vì run sợ trước sự nghèo đói mà không dám từ bỏ lợi ích của bản thân dù anh ta đang là tấm gương để người dân trong làng noi theo. Tác phẩm đã cho thấy sự thật cái danh hiệu gọi là ‘nông dân gương mẫu’ chỉ là người vì quyền lợi bản thân mà phản bội lại đồng bào của mình để làm tay sai cho thực dân Nhật. Chính điều này đã lột tả được hết bản chất và những nội tại của chính sách ‘chấn hưng nông nghiệp’ của thực dân Nhật, chính sách này bộc lộ ra bản chất chỉ là công cụ để phục vụ cho lợi ích của thực dân Nhật và quan lại địa chủ phong kiến Triều Tiên mà thôi. Đỉnh điểm của tác phẩm này là sau khi phát hiện ra rằng tại sao thuế đất và giá cây dâu giống tăng cao, vì sao lại được xoa dịu bằng niềm tin là kinh tế sẽ hồi phục, tại sao lại phải nộp thuế dù bị mất mùa, .. cuối cùng dân làng cũng nhận ra con người hai mặt của Kil Seo, họ thể hiện sự giận dữ của mình bằng cách đập tan bảng hiệu nông dân gương mẫu trên ruộng của Kil Seo. Hành động này cho thấy người dân vô cùng phẫn nộ vì Kil Seo – luôn là tấm gương để họ noi theo học tập – thực ra đã phản bội họ, chỉ làm hại họ và làm tay sai cho Nhật. Giây phút tấm bảng hiệu ‘nông dân gương mẫu’ bị đập vỡ cũng chính là giây phút sụp đổ của một biểu tượng điển hình mà chính phủ thực dân Nhật dựng lên để lòe bịp và mị tạo người dân Triều Tiên.   

   Thông qua tác phẩm Người nông dân gương mẫu của Park Yeong Jun chúng ta có thể biết được bản chất ngụy tạo, mị dân và những nội tại của chính sách ‘Chấn hưng nông nghiệp’ mà thực dân Nhật áp đặt ở Triều Tiên những năm 1930. Vì chính sách này mà cuộc sống của người nông dân càng trở nên bần hàn và cùng cực, nhiều người nông dân có học thức và làm việc chăm chỉ như Kil Seo thì lại phản bội lại đồng bào của mình và làm tay sai cho địa chủ và chính phủ thực dân. Nhân vật nông dân gương mẫu như Kil Seo do chính sách này sản sinh ra nhiều vô số trong thời kỳ đó và nhà văn Park Yeong Jun đã lấy nguyên mẫu nhân vật và hòan cảnh nông thôn lúc bấy giờ vào trong tác phẩm văn học của mình. Trường hợp này được đánh giá là nhân vật điển hình trong hòan cảnh điển hình của văn học Triều Tiên. 

   Chính sách bóc lột bằng việc bắt người nông dân đóng thuế thân của thực dân Pháp áp đặt ở Việt Nam và chính sách ngụy tạo mị dân Chấn hưng nông nghiệp mà thực dân Nhật thực thi ở Triều Tiên đều là những chính sách làm cho cuộc sống của người nông dân rơi vào cảnh nghèo đói và bần cùng, nó làm phát sinh mâu thuẫn xã hội giữa giai cấp thống trị với giai cấp lao động, giữa địa chủ phong kiến với nông dân. Tắt đènNgười nông dân gương mẫu đã tố cáo sâu sắc những chính sách và thông qua đó làm sáng tỏ nguyên nhân khiến cho nông thôn tiêu điều và đẩy người nông dân vào tình cảnh cơ cực, bần cùng hóa là do những chính sách bóc lột của thực dân và sự câu kết với tầng lớp quan lại, địa chủ địa phương. Dù cho giữa chính sách ‘Thuế thân’ trong Tắt đèn hay chính sách ‘Chấn hưng nông nghiệp’ trong Người nông dân gương mẫu không có mối tương quan đặc biệt nào nhưng thông qua những nhân vật được tác giả dựng nên do những chính sách đó tạo ra, cùng hàng loạt những sự kiện xoay quanh cuộc sống của các nhân vật đó đã cho chúng ta thấy được bản chất thực sự của những chính sách phi nhân tính mà các nước thực dân áp đặt ở các quốc gia thuộc địa nhằm bóc lột công sức và vơ vét đất đai của cải của người dân ở các quốc gia đó. Điểm này đã nhấn mạnh tinh thần phê phán mạnh mẽ của tác giả và là điểm chung của hai tác phẩm Tắt đènNgười nông dân gương mẫu.      

   Tóm lại những sự kiện và nhân vật được xây dựng trong tác phẩm Tắt đènNgười nông dân gương mẫu được gắn kết với phong trào phản đối Thuế thân và phong trào chấn hưng nông nghiệp – là những vấn đề mà nông thôn Việt Nam và Triều Tiên đối mặt trực diện những năm 30 của thế kỷ trước. Hai tác giả đã đứng về phía người nông dân xem xét các mâu thuẫn xã hội nông thôn, nêu cao quan điểm phê phán và chỉ ra nguyên nhân cơ bản làm bần cùng hóa nông thôn, đây cũng chính là quan điểm chung nhất của Ngô Tất Tố và Park Yeong Jun khi viết về hiện thực nông thôn và người nông dân. Thông qua tác phẩm của mình, bằng ngòi bút miêu tả đặc sắc, hai tác giả đã vẽ nên một phần bối cảnh hiện thực xã hội nông thôn của hai nước những năm 30 như một bức tranh sống động và chân thật, làm cho người đọc cảm nhận như chính mình đang tham gia vào bức tranh đó, đang sống trong thời kỳ được xem là thời kỳ ‘đen tối’ của dân tộc mình. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tài liệu tham khảo

I.                   Tài liệu trong nước:

[1] Đặng Thị Huy Lam. “Đặc điểm truyện ngắn Kim Lân”. ĐHSP HCM, LVTS số 50433, 2005.

[2] Hoài Việt. Nhà văn trong nhà trường - Kim Lân. NXB Giáo dục, 2003.

[3] Kim Lân. Vợ nhặt. NXB Văn học, 2008.

[4] Lê Thị Đức Hạnh, "Vấn đ nông dân và cuộc sống nông thôn trong truyện của Nguyễn Công Hoan trước Cách Mạng". Văn học No.6, 1970.

[5] Lê Trí Viễn, Phan Côn, Đặng Thanh Lê, Phạm Văn Luận, Lê Hoài Nam. Lịch sử văn học Việt Nam III. NXB Giáo dục, 1978.

II.    Tài liệu quốc tế:

[1] Kim Dong Hyun, Chủ nghĩa hiện thực tiểu thuyết vô sản thời đại thực dân. 김동훈, 「식민지 시대 프로소설의 리얼리즘」,『한국소설문학대계 12, 두산동아, 1995.

[2] Kim Myong In, Phong trào nông dân trước sau năm 1930 và hình tượng hóa tiểu thuyết, NXB 풀빛, 1990. (김명인, 1930 전후의 농민운동과 소설적 형상화」,『희망의 문학』, 풀빛, 1990).

[3] Kim Yun Sik và Jong Ho Ung, Lịch sử tiểu thuyết Hàn Quốc, 문학동네, 2000. (김윤식. 정호웅 지음, 『한국소설사』, 문학동네, 2000).

[4]  Kim Jun, Nghiên cứu tiểu thuyết nông dân. , 『한국농민소설 연구』, 태학사, 1990.

[5] Park Yong Jun, Nông dân gương mẫu – Tuyển tập Park Yong Jun. 박영준, 『모범경작생 - 만우 박영준전집1/ 단편』, 동연, 2002.

[6] Park Yun Ja, Nghiên cứu tiểu thuyết nông dân Park Yong Jun. 박윤자, 「박영준 농민소설 연구」, 창원대학교 석사논문, 2005.

[7] Lee Song Sun, Chính sách nông nghiệp và kinh tế nông thôn dưới thời thực dân, 선인, 2008. (이송순, 『일제하 전시 농업정책과 농촌 경제』, 선인, 2008).



[2] (theo http://vi.wikipedia.org/wiki/Thu%E1%BA%BF_th%C3%A2n)

[3] (theo http://sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=195)

[4] 세상에! 내가 딸과 개와 고구마 모두를 팔았는데 2 7푼만 받았네. 남편이 밥에 학대에서 벗어나기 위해 인두세를 돈으로 납부할 있을 알았지만 누가 죽은 사람의 인두세 하나 남아있는 것을 생각했겠는가? 아이고! 죽은 동생의 인두세까지도 납부해야 하구만! 아이고! 아이고! 내가 지금 어디서 어떻게 2원을 벌을 있겠느냐?

[5] 오전에 네 남편은 너의 애가 7살이니까 3동에 팔라고 했어. 의원님은 그냥 그말을 믿었는데 2동을 줬대. 근데 지금 니의 애가 6살이 된다는 소문을 들었으니 반을 줄이고 1동만 줄게. 괜찮다고 생각하면 걔를 데리고 와라.

여우가 아연하여 쳐다보고 말했다.

‘우리 딸은 진짜 7살이예요. 그 애는 자년(子年) 정월에 태어났거든요. 거짓말 감히 하지 못해요.

‘너희들의 말을 믿을 수 없다! 어떤 사람한테 니 딸이 6살이라고 들었으니 그렇게 믿어. 그 애가 자년 (子年) 정월에나 태어났는지 알고 싶지 않아.

... (중략)...

‘니네 집이 총명한 암개가 있지 않냐?

‘네, 있어요. 그러데 그가 새끼를 낳은 지 오래되지 않아서 팔려도 해도 사려는 사람이 없을 테데.. 살 사람이 있었으면 저희 딸을 팔 생각을 안 했어요.

‘그 개가 몇 마리를 나았느냐? 새끼들이 눈을 다 떴느냐?

‘네 마리입니다. 밥을 먹을 줄 안 지 이틀이 되었어요. ... 그리고 2동을 더 빌려 주세요. 이자는 어떻게 계산해 주는지 하면 상관없어요. 다음 장날정도까지 자란 강아지들을 팔고 갚아 드릴게요.

의원의 부인이 입을 비죽거린다.

‘내 돈이 당치의 등겁질처럼 던져 줄 수 있느냐? 이자를 탐낼 줄 알았지? 그럼, 작은 강아지라도 살게. 암개와 새끼를 다 보내면 1동을 더 줄게. 그리고 네 딸년 1, 해서 모두 2동을 줄게. .. 그러므로 니는 인두세를 납부할 돈이 있으면서 앞으로 자식과 개를 키워야 할 필요가 없네. 기분 좋지 않냐?

[6] ‘남동생이 정월에 죽었는데 내 남편이 아직 사망신고하지 않았나요?

이장이 꾸짖다.

‘사망 신고했음에도 인두세를 납부해야지. 왜 그 놈이 작년 시월에 죽지 않았는가?

여우는 멍청하게 하고 이해하지 못한다.

‘남동생이 죽은 지 5달쯤 되었는데 왜 납부합니까?

이장이 큰소리로 쳤다.

‘니가 프랑스 관한테 물어보러 가. 나 모르는 일이니.

 

[7] ‘제가 강습회에서도 가장 많이 물은 이야기입니다마는, 우리가 먼저 깨달아야 할 것이 하나 있습니다. 그것은 다름이 아니라 지금이 가장 어렵고 무서운 시국이라는 것입니다. 까딱 잘못하다가는 죽을죄를 짓기 쉽고, 일을 아니하고 놀려고만 생각하면 농사도 못 짓게 됩니다. 불경기 불경기 하지만 이것이 얼마 오래 갈 것이 아니며 한 고비만 넘기면 호경기가 온다는 것입니다. 들으니까 요사이에 감옥에 가장 많이 갇힌 죄수들은 일하기가 싫어서 남들까지 일을 못하게 한 놈들이래요. 말하자면 공산주의자라나요. 공연히 알지도 못하고 그런 놈들의 말을 들었다가는 부치던 땅까지 못 부치게 될 것이니 결국은 농군들의 손해가 아니겠소?....

... (중략) ...

‘그런데 호경긴가 하는 것은 언제 온대든?

아닌 밤중에 홍두깨 내밀듯 기억이가 한참 동안 잔잔하던 공기를 깨뜨리고 말했다. 대답이 궁했던 길서는 한참이나 생각하다가,

‘얼마 안 있으면 온대드라 ...

하고 대답했으나 어째서 불경기니, 호경기니 하는 것이 생기느냐고 캐어물을 때에는 모르겠다는 솔직한 대답밖에 더 할 수가 없었다. 농민들이 나날이 못 살게 되어가는 것이 불경기 때문만이냐고 묻는다면 자신 있게 그렇다고 대답했을는지 모른다.

‘암만 호경기가 온다 해두 팔아 먹을 것이 있어야 호경기지, 팔 거 없는 놈에게 호경기는 무슨 소용이냐. 호경이가 되면 쌀이 많이 생기기나 하나?...

이러한 기억의 말은 아무런 생각도 없이 나온 듯했으나 호경기가 쌀을 많이 가져다 주는 것은 아니라는 것을 아는 그들은 길서의 말보다 더 그럴 듯하게 생각되었다.

... (중략) ...

쌀 값이 조금 오르면 고무신 값이 오르고, 쌀값이 떨어지면 물건 값도 떨어지는 것을 잘 아는 그들은 불경기니 호경기니 해도 그것이 그들에게는 아무 관계가 없는 것같이 생각되었으며, 돈 있는 사람들 이 불경기에 땅 팔았다는 말을 못 들었으므로 경기라는 것이 무엇인지 참으로 알 수 없었다.

 

[8]길서는 그 마을에서 가장 칭찬을 받은 사람이다. 물론 사촌 형뻘이 되면서도 기억이 같은 몇 사람은 길서를 시기하고 속으로 미워까지 했으나 ...(중략) 나이 젊은 사람으로 일을 부지런히 해서 돈도 해마다 벌며, 저축을 하여 마을의 진흥회니 조기회니, 회마다 회장을 도맡고 있는 관계로 무식하고 착한 농부들은 길서를 잘난 위인이라고 생각하지 않을 수 없었다.

[9] ‘그런데 이번 호세는 자네 동네에서 조금 많이 부담해야겠네. 보통학교를 육 학급으로 증축해야겠으니까.... .

하고, 길지도 않은 수염을 쓸며 호세 이야기를 했다.

‘거야 제가 압니까?

‘아니야, 자네 동네서야 자네만 승낙하면 되는 게니까. 그렇다구 자네에게 해로운 것은 없을 게고.... .

‘글쎄요...... .

길서는 면장의 말에 무엇이라고 대답할 수가 없었다.

[10] ‘리 상, 잘 왔소. 한턱 내야지. 오늘은 리 상의 점심을 얻어 먹어야겠군.. .

세금 못 낸 사람을 잘 치기로 유명한 뚱뚱한 서기가 들어서자마자 말을 했다.

‘한턱은 점심 때 내기로 하구, 묘목은 언제 가져갑니까? 퍽 자랐는데.... 이번에는 돈을 좀 실하게 받아야겠는데요.

‘한턱만 내면야 잘 팔아주지..... . 내게만 곱게 보이란 말야. 값을 정해서 갖다 맽기면 그만이니까. 누가 감히 무슨 소리를 하겠나?

... (중략)...

‘일본으루 보내는 사람을 뽑을 때두 면장을 시켜서 잘 말하도록 할 테니 그저 한턱만 내요’

‘그것은 염려 마십시오. 술 한 병이면 녹차가 될 걸.....

 

Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";}

Danh mục website