Thông báo

Thông tin truy cập

60518331
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
9842
12997
60518331

  • Game Play in Modern Literary Discourse Theories

    ABSTRACT      This paper surveys the evolution of the play concept in modern literary theories. The concept of play thus has no single definition and cannot be reduced to some accountable features. It should be seen as a subtle mechanism that lies in the operation of culture and in the construction and deconstruction the categories of epistemology by which the human mental spaces are established and undermined. The concept of play has shifted from its concentration on the performance of play subject in romanticism’s discourse to its emphasis on the deconstruction of the subject in postmodernism’s discourse, seeing subjects

    Xem chi tiết
  • Trò chơi trong diễn ngôn lý thuyết văn học hiện đại

    Từ những khởi điểm      Trò chơi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống con người. Johan Huizinga, sử gia người Hà Lan, trong công trình kinh điển khảo cứu về trò chơi, Homo Ludens, đã nhận định: “[nền văn minh nhân loại] đã nảy sinh trong trò chơi, như là trò chơi và chưa bao giờ rời bỏ nó” [6, tr.173]. Trò chơi, theo đó, không đơn thuần là một hoạt động cơ bản của con người; nó xuyên thấm vào tất cả các hoạt động khác, trở thành nguyên mẫu của các mô hình

    Xem chi tiết
  • Nobel Văn học 2022: Annie Ernaux – từ một trải nghiệm đọc riêng tư

    Trao giải cho Erneaux, theo tôi, vừa là trao giải cho văn chương tự thuật bán hư cấu (autofiction) – một thể loại nổi bật của văn chương Pháp hiện đại, vừa là sự nhắc lại một thông điệp: khi một nhà văn trung thực với chính mình, trang viết của nhà văn ấy đồng thời cũng mang ý nghĩa xã hội rộng lớn. Phải thú nhận tôi đọc Annie Ernaux theo trào lưu. Chỉ khi bà được đồn đoán như một ứng cử viên tiềm năng nhất của giải Nobel Văn chương năm 2021, tôi mới chạm vào hai

    Xem chi tiết
  • Thế giới tuổi già trong truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu

    Vị trí tiên phong của Nguyễn Minh Châu trong tiến trình đổi mới văn học Việt Nam sau 1975 đã được thừa nhận ở nhiều khía cạnh như quan niệm về con người, nghệ thuật xây dựng nhân vật, tổ chức trần thuật... Cách tiếp cận văn học từ lý thuyết diễn ngôn nổi lên mấy năm trở lại đây cung cấp một khung làm việc kiểu khác để từ đó có thể nhìn nhận tác phẩm của Nguyễn Minh Châu ở những góc độ mới, vi tế hơn, có khả năng mở rộng, thậm chí thách thức cách chúng

    Xem chi tiết
  • Đời sống của điển phạm (Nhân trường hợp bài thơ “If” của Rudyard Kipling)

    Cách đây hơn một tháng, một sự kiện xảy ra tại Đại học Manchester, vương quốc Anh khiến một số nhân vật hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, văn chương, nghiên cứu văn hóa và công chúng phải lên tiếng. Sinh viên đã bôi vẽ lên bức bích họa mà nhà trường trưng bày trong khuôn viên đại học, trên đó in bài thơ “If” (Nếu) của Kipling – bài thơ từng được thính giả của đài BBC vào năm 1995 bình chọn là thi phẩm Anh ngữ được yêu thích nhất. Rudyard Kipling. Lý do để sinh viên

    Xem chi tiết
  • Môn Văn: Nơi học sinh phải được thể hiện văn hóa cá nhân

    Cho dẫu nhìn nhận Ngữ Văn như một môn học có những quy phạm trường ốc thì nội dung quan trọng nhất, đồng thời cũng là yếu tố lớn nhất làm nên sức hấp dẫn đặc biệt của nó vẫn là nó cho phép người học được thể nghiệm những gì cá nhân nhất của mình: từ góc nhìn, từ những xúc động, khả năng tưởng tượng, khả năng biểu đạt. Bởi vậy, việc dạy học, ra đề thi, soạn đáp án, chấm điểm môn học này cần chú trọng các tiêu chí định tính hơn các tiêu chí định

    Xem chi tiết
  • Nhìn lại tiểu thuyết 'Giọt máu chung tình' của Tân Dân Tử

    Giọt máu chung tình là tiểu thuyết hoa tình của tác giả Tân Dân Tử, hình thành từ tâm tư của nhà văn Nam bộ 'Những nhà đại gia văn chương xứ ta khi trước hay dùng tích truyện Tàu mà diễn ra quốc văn của ta'.

    Xem chi tiết
  • Dịch là Khác: Từ Truyện Kiều của Nguyễn Du đến Shakespeare của Bùi Giáng

      Dịch thuật ở Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển hết sức năng động. Không thể không ghi nhận vai trò lớn của các dịch giả, các nhà xuất bản trong nỗ lực giúp cho độc giả Việt Nam tiếp cận với những giá trị kinh điển, tinh hoa và cập nhật của tri thức nhân loại. Cùng với sự phát triển của dịch thuật, phê bình dịch thuật ở Việt Nam cũng bắt đầu định hình. Ý thức thận trọng, hoài nghi trước các dịch phẩm có lẽ là đặc điểm nổi bật của phê bình dịch

    Xem chi tiết
  • Tiếp cận bản chất trò chơi của văn học (Những gợi mở từ công trình Homo Ludens của Johan Huizinga)

      “This is Play” [Chơi] – đó là chủ đề của tạp chí New Literary History số 1 -2009. Một lần nữa, sự chơi/trò chơi (play/game) lại khơi dậy những tranh luận trong giới học thuật, cho thấy đây là một chủ đề được quan tâm bậc nhất trong nghiên cứu văn hóa-văn học từ thế kỷ XX. Quan sát diễn ngôn khoa học nhân văn trong thế kỷ XX, có thể nhận thấy trò chơi đã trở thành một từ khóa, một khái niệm công cụ để tư duy lại hàng loạt những vấn đề hiện sinh cốt lõi:

    Xem chi tiết
  • Khúc ngoặt ngôn ngữ của lý thuyết trò chơi hậu hiện đại

                                                                                    (Trần Ngọc Hiếu Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 332, 2012) “Trò chơi ngôn ngữ của nghệ thuật không đơn giản là một trò chơi vô tư, mang tính hình thức chủ nghĩa thuần túy nữa mà hàm ẩn tính chính trị ở bề sâu. Sự tìm tòi hình thức, những nỗ lực phá vỡ quy ước thể loại, ngữ pháp, ngữ nghĩa… trong văn chương hậu hiện đại, thực chất, chính là nỗ lực tạo hình cho các tiểu tự sự, kháng cự lại nguy cơ bị đồng hóa, bị hòa tan tiếng nói vào trong các đại tự sự”.

    Xem chi tiết
  • 1

Danh mục website