GS. Bửu Cầm

 

THÔNG TIN CÁ NHÂN

BỬU CẦM, tên thật là Nguyễn Phúc Bửu Cầm.

Sinh ngày 14-8-1920 tại Vỹ Dạ, Huế. Con đầu lòng của thi sĩ Ưng Oanh và nữ sĩ Trịnh Thị Tố. Dòng dõi của Tuy Lý vương Miên Trinh (cháu gọi Tuy Lý vương bằng cố).

Thuở nhỏ vì sức khoẻ kém, từ năm 10 tuổi đến năm 20 tuổi, đau ốm liên miên, nên học với gia đình và tự học nhiều hơn học tại trường. Năm 12 tuổi đã viết văn và làm thơ. Năm ngoài 20 tuổi chủ biên Tinh hoa văn tập và tập san Gió lên xuất bản tại Huế.

Vì những hoạt động văn hoá nên được mời giảng dạy môn Việt văn cấp ba tại trường Quốc học, Huế (1950)

Năm 1956, đổi vào Sài Gòn, phụ trách Phòng Sưu tầm và khảo cứu Viện Khảo cổ.

Năm 1958 được mời giảng dạy môn Hán Nôm và các môn Lịch sử Việt Nam, Ngữ học Việt Nam, Triết học Đông phương tại trường Đại học Văn khoa Sài Gòn.

Năm 1969 được phong Giáo sư diễn giảng.

Năm 1972 được thăng Giáo sư thực thụ Viện Đại học Sài Gòn. Đã bảo trợ cho nhiều nghiên cứu sinh soạn luận án tiến sĩ và cao học.

Trong thời gian này, được bộ Giáo dục cử đi dự Hội nghị quốc tế về Trung Quốc học (Hán học) ở nước ngoài. Đồng thời được cử tham gia Uỷ ban Hỗ tương thẩm định giá trị văn hoá Đông Tây của UNESCO và Phái đoàn giao dịch với Trung tâm nghiên cứu văn hoá Đông Nam Á tại Nhật Bản.

Từ 1975 đến 1981 giảng dạy ở Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp TP.HCM, sau đó về hưu. 

19.06.2010 từ trần tại nhà riêng tại Quận Tân Bình, TP.HCM

 

Trước tác:

Đã xuất bản:

1.     Bửu Cầm, Hồng đức bản đồ, Nxb Bộ quốc gia giáo dục, Sài Gòn, 1962.

2.     Bửu Cầm (chú thích) Khâm định Việt sử thông giám cương mục, quyển đầu, Nxb Bộ quốc gia giáo dục, Sài Gòn, 1960.

3.     Bửu Cầm (chú thích) Hoàng Việt giáp tý niên biểu, Nxb Bộ quốc gia Giáo dục, Sài Gòn, 1963.

4.     Bửu Cầm (chú thích), Bang giao trong Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Nxb Phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hóa, Sài Gòn, 1968.

5.     Bửu Cầm (hiệu đính), Khâm định Việt sử thông giám cương mục tiền biên, quyển 2, Nxb Bộ quốc gia giáo dục, 1965.

6.     Bửu Cầm (hiệu đính), Nhu viễn trong Khâm định Đại Nam hội sự điển lệ, quyển 132- 133, Nxb Bộ văn hóa giáo dục, 1965.

7.     Bửu Cầm (hiệu đính), Nhu viễn trong Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, quyển 134- 135- 136, Nxb Bộ văn hóa giáo dục, 1966.

8.     Bửu Cầm, Tìm hiểu Kinh Dịch, tập 1, Nxb Nguyễn Đỗ, Tp HCM, 1957.

9.     Bửu Cầm, Tống Nho: Triết học khảo luận, Nxb Đại học tùng thư nhân văn, Huế, 1954.

10. Bửu Cầm và Lê Ngọc Trụ, Thư mục về Nguyễn Du (1765- 1820), Nhân dịp lễ kỉ niệm Đệ nhị bách chu niên sinh nhật đại thi hào Nguyễn Du, Sài Gòn, 1965.

11. Bửu Cầm, Quốc hiệu nước ta từ An Nam đến Đại Nam, Tủ sách sử học, Nxb Phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hóa, 1969.

12. Bửu Cầm, Du lịch thái hư, 1948.

13. Bửu Cầm, Việt ngữ chính tả từ vựng, 1949.

14. Bửu Cầm, Hoài cổ ngâm chú thích, 1950.

Chưa xuất bản:

15. Bửu Cầm, Tìm hiểu Kinh Dịch, tập II- Nhân sinh quan, Việt Nam, Dao Lam của nền văn học mới.

16.                        Bửu Cầm, Đông Tây triết học khảo luận

17. Bửu Cầm, Đông tây văn hóa tỷ giảo.

18.                        Bửu Cầm, Trung Quốc triết học sử.

19. Bửu Cầm, Trung Quốc tân văn nghệ lược luận.

20.                        Bửu Cầm, Trung quốc văn học sử

21. Bửu Cầm, Tập thơ Hồn vũ trụ.

 

Danh mục website