Lê Đình Kỵ trong lý luận - phê bình văn học

Giáo sư Lê Đình Kỵ sinh năm Nhâm Tuất 1922 ở một vùng quê làm nghề dệt vải và buôn bán tơ tằm thuộc xã Điện Hồng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Trong một đoạn hồi ức đăng trên tạp chí Kiến thức ngày nay, ông kể: "Cha tôi là nông dân, có học qua chữ Nho. Mẹ tôi tảo tần vất vả. Tuổi thơ tôi khá thiệt thòi vì trong nhà không có sách vở thi thư gì.

Có lẽ vì vậy mà khi vào đời, tính tôi rất dễ dãi, không khuôn phép như con nhà Nho" [1] . Học hết bậc tiểu học ở một ngôi trường nhỏ cách nhà hai cây số, Lê Đình Kỵ ra Huế học trung học ở Trường tư thục Việt Anh và thi đậu tú tài phần thứ nhất tại đây. Sau đó, ông chuyển vào học năm cuối bậc trung học ở trường Pétrus Trương Vĩnh Ký, Sài Gòn. Năm 1944, sau khi thi đậu tú tài phần thứ hai, Lê Đình Kỵ về lại Quảng Nam, khởi đầu con đường của một nhà giáo từ những lớp dạy tư ở quê nhà.
Học trò của giáo sư Lê Đình Kỵ có lẽ ít người biết được rằng người thầy giáo hiền lành và có phần rụt rè trước đám đông ấy đã từng là một người hoạt động xã hội tích cực. Khi Nhật đảo chính Pháp, ông hoạt động trong phong trào thanh niên Phan Anh ở Quảng Nam. Cách mạng Tháng Tám nổ ra, ông tham gia khởi nghĩa ở Hội An, làm công tác thông tin tuyên truyền, bình dân học vụ và đã có ba năm phục vụ trong quân ngũ với nhiệm vụ của một cán bộ chỉ huy cấp tiểu đoàn. Chính trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống Pháp, vào năm 1949, ông trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Sau khi xuất ngũ vì lý do sức khỏe, từ năm 1952 đến năm 1954, ông dạy học ở trường trung học Lê Khiết, một ngôi trường nổi tiếng cuả Liên khu 5 thời chống Pháp. Đầu năm 1955, ông tập kết ra miền Bắc, tiếp tục dạy học ở trường cấp 3 Nguyễn Trãi, Hà Nội rồi trường cấp 3 Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên. Từ năm 1958, ông được chuyển về dạy ở Khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, lúc này vừa mới thành lập được hai năm. Sau khi đất nước thống nhất, ông được cử vào giảng bài tại trường Đại học Văn khoa TP. Hồ Chí Minh và đến năm 1980 thì chuyển hẳn về làm việc tại trường này – nay là trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thuộc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh – cho đến ngày nghỉ hưu.
Hơn nửa thế kỷ gắn bó với ngành giáo dục, giáo sư Lê Đình Kỵ đã góp phần đào tạo hàng ngàn học sinh, sinh viên. Sau khi về hưu, ông vẫn tiếp tục đến lớp giảng các chuyên đề đại học và sau đại học, đồng thời hướng dẫn thành công nhiều luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ. Trong 40 năm miệt mài trước tác, ông đã hoàn thành và cho công bố 19 công trình nghiên cứu với gần 5000 trang sách. Đó là chưa kể hàng trăm bài viết đã đăng trên các báo, tạp chí ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và nhiều địa phương khác. Những đóng góp của ông trên lĩnh vực văn hóa – giáo dục và các hoạt động xã hội đã được ghi nhận một cách xứng đáng. Năm 1984 ông được phong học hàm giáo sư mà không qua giai đoạn phó giáo sư; năm 1988 ông lại được trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân mà không qua giai đoạn Nhà giáo ưu tú. Bên cạnh những huân chương kháng chiến, tấm huân chương lao động hạng nhất (1995) và Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (2001) là những bằng chứng cho thấy sự đánh giá cao của xã hội đối với những cống hiến của ông trên lĩnh vực sư phạm và học thuật.
Có thể nói Lê Đình Kỵ đã xuất hiện với tư cách một nhà khoa học bắt đầu từ những năm tháng giảng dạy ở trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Với vốn chữ Hán và tiếng Pháp được trau dồi trong những năm trước đó, ông bắt đầu học tiếng Nga để dịch thuật các sách tham khảo về lý luận văn học và văn học xô-viết. Thế hệ sinh viên đầu những năm 60 hẳn còn nhớ hai công trình mà ông và các đồng nghiệp đã dịch từ nguyên bản tiếng Nga: Những cuộc thảo luận về chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô của V. Serbina và A. Vasenco (NXB Văn học, Hà Nội, 1961); Nguyên lý lý luận văn học của L. Timofeev (NXB Văn hóa – Viện Văn học, Hà Nội, 1962). Ông là một tấm gương tự học kiên trì và bền bỉ để tự đào tạo thành một nhà trí thức, một giáo sư đại học. Ông cũng là một trong những người đầu tiên ở nước ta tham gia xây dựng bộ giáo trình lý luận văn học được sử dụng ở nhà trường trong điều kiện mà giới nghiên cứu và giảng dạy còn thiếu thốn rất nhiều tài liệu.
Công trình đầu tiên của Lê Đình Kỵ được xuất bản thành sách là cuốn Các phương pháp nghệ thuật, tập IV, trong bộ Những nguyên lý về lý luận văn học, được nhà xuất bản Giáo Dục ấn hành năm 1962. Do tính chất phức tạp của vấn đề, cuốn sách mỏng chỉ 122 trang này đã gây ra một cuộc tranh luận khá gay gắt gần suốt một năm ròng trên tạp chí Nghiên cứu văn học lúc đó. Cuộc tranh luận thu hút cả những nhà nghiên cứu lên tiếng bênh vực ông như Hoàng Xuân Nhị, Đỗ Huy một bên và những người phê phán ông như Nguyễn Xuân Nam, Nam Mộc, Duy Lập… cùng một vài người tự xưng là "công nhân" ở một bên khác.

Bài viết cùng tác giả

Thông tin truy cập

63698693
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
18985
23426
63698693

Thành viên trực tuyến

Đang có 169 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá:140.000đ

    Giá:140.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website