Nguyễn Hữu Hiếu, PGS (2012), TS (2005, Trường ĐHKHXH và NV TP.HCM); Trưởng Bộ môn; Lĩnh vực nghiên cứu: Một số vấn đề lý thuyết văn học, Văn học phương Tây và Văn học so sánh, Văn học Việt Nam hiện đại; Đồng tác giả sách Những suy nghĩ mới, Những tiếp cận mới về ngữ văn (NXB KHXH), Một số vấn đề văn học Việt Nam (NXB Văn học); Viết bài trong một số sách: Ernest Hemingway - Những phương trời nghệ thuật, Thơ - Lý luận, Nghiên cứu Phê bình, Văn học cận đại Đông Á từ góc nhìn so sánh, Thơ Mới và Tự lực văn đoàn- 80 năm nhìn lại, Tiếp nhận tư tưởng văn nghệ nước ngoài – Kinh nghiệm Việt Nam thời hiện đại, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về hiện đại hóa các nền văn học Đông Á, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về quan hệ văn học Việt Nam và Nhật Bản, Kỷ yếu kỷ niệm 250 năm năm sinh Nguyễn Du, Kỷ yếu Những vấn đề Văn học và Ngôn ngữ Nam Bộ, Kỷ yếu Phật giáo và văn học Bình Định...; Chủ nhiệm một số đề tài NCKH cấp Bộ và cấp ĐHQG, như: Tiếp nhận văn học Mỹ ở VN, Tính chủ thể và tính chủ thể trong trong văn học VN hiện đại, Chủ nghĩa tượng trưng và ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng trong văn học, Sự thay đổi thẩm mĩ văn học Pháp cuối thế kỷ XIX, Văn xuôi trong văn học phương Tây thời đại Khai sáng, Tiến trình hiện đại hóa trong văn học phương Tây...; Các bài viết về chủ nghĩa tượng trưng, về văn học phương Tây, về hiện đại hoá văn học và văn học hiện đại VN... đăng trên các tạp chí Nghiên cứu Văn học, Đại học Sài Gòn, tập san KHXH và NV, sách Thông tin khoa học và Kỷ yếu khoa học ĐH Dalat... Tham gia dạy ở một số trường đại học: ĐHSP TP. Hồ Chí Minh, ĐH Thủ Dầu Một…

E-mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Huỳnh Như Phương, GS (2010), TS (1990, Viện Văn học thế giới thuộc Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô), lĩnh vực chuyên môn: Mỹ học, Lý luận văn học và Văn học Việt Nam hiện đại. Nguyên Trưởng khoa Ngữ văn và Báo chí (1994 - 2001).

Sách đã xuất bản: Dẫn vào tác phẩm văn chương (1986); Những trang viết - những nhịp cầu (đồng tác giả, 1986); Mỹ học đại cương (đồng tác giả, 1994); Những tín hiệu mới (1994); Lý  luận văn học - vấn đề và suy nghĩ (đồng tác giả, 1995); Danh lam nước Việt (đồng tác giả, 1995); Ngôi nhà và con người (2006); Trường phái Hình thức Nga (2007); Những nguồn cảm hứng trong văn học (2008); Lý luận văn học - nhập môn (2010); Bây giờ mà có về quê… (2011); Tiếp nhận tư tưởng văn nghệ nước ngoài: kinh nghiệm Việt Nam thời hiện đại (đồng chủ biên, 2015); Hãy cầm lấy và đọc (2016); Les Espaces verts de Saigon (Traduit du vietnamien par Nicole Louis-Hénard  et  Phan Thanh-Thủy, 2016); Tác phẩm và thể loại văn học (2017), Thành phố – những thước phim quay chậm (2018), Giấc mơ, cảnh tượng và cái nhìn (2019). Giáo sư thỉnh giảng các trường Đại học Đà Lạt, ĐH Sư Phạm TP HCM, ĐH Đà Nẵng, ĐH Paris Diderot - Paris 7. Uỷ viên Ban biên tập các tạp chí khoa học của ĐHQG TP HCM, ĐH Giáo Dục Hà Nội, ĐH Sư Phạm TP HCM, ĐH Đà Lạt, ĐH Văn Hiến, ĐH Paris Diderot - Paris 7.

E-mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..

Trần Tịnh Vy, ThS (2012, Trường ĐH Linkoping, Thuỵ Điển), chuyên ngành Văn học và Văn hoá Châu Âu; TS (2020, Trường Đại học Hambourg, Đức). Luận văn thạc sĩ của cô nghiên cứu về bản dạng trong tiểu thuyết Người Tình của Marguerite Duras (In Search of Identity: Otherness as a Driver for Writing in The Lover by Marguerite Duras) được xếp hạng xuất sắc tại trường ĐH Linkoping, Thuỵ Điển. Cô có bài viết trên tạp chí quốc tế Diaspora Studies, sách Vietnamese Studies in Vietnam and Germany-Vietnamese Literature: Past and Present (Publikationen der Hamburger Vietnamistik); các tạp chí trong nước như Nghiên cứu Văn học, Bình luận văn học; các bài báo cáo tại một số hội thảo khoa học quốc tế tại Hoa Kì, Anh, Thái Lan và CHLB Đức. Hiện cô đang là Nghiên cứu sinh và giảng dạy tại Đại học Hamburg, CHLB Đức.  E-mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Lê Ngọc Phương, TS (2017, Trường ĐHKHXH và NV TP.HCM), chuyên môn: lý luận - phê bình văn học hiện đại, hậu hiện đại, văn học châu Mỹ, văn học Nhật Bản. Có các bài viết về lý luận văn học, văn học nước ngoài đăng trên tạp chí Nghiên cứu Văn học, tạp chí Bình luận văn học (ĐHSG), tạp chí Phát triển Khoa học và công nghệ (ĐHQG HCM), các bài tham luận đăng ở kỷ yếu các hội thảo quốc gia và hội thảo quốc tế. Từng nhận Học bổng Toshiba toàn phần dành cho Học viên Cao học và Nghiên cứu sinh. Chủ nhiệm đề tài NCKH cấp trường (2014, 2019), đề tài NCKH cấp ĐHQG (2019 – 2021), tham gia với tư cách thành viên một số đề tài NCKH cấp ĐHQG và Nafosted. Chủ nhiệm biên soạn giáo trình Dẫn luận Văn học Mỹ Latinh. Danh hiệu Nhà giáo trẻ tiêu biểu thành phố năm 2014. E-mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Nguyễn Đình Minh Khuê, CN (2018, Trường ĐHKHXH và NV - ĐHQG TP.HCM), ThS (2020, Trường ĐHKHXH và NV - ĐHQG TP.HCM). Lĩnh vực chuyên môn: lý luận và phê bình văn học. Các hướng nghiên cứu: lý thuyết phê bình văn học phương Tây hiện đại, văn học Tây Âu và Đông Á thời cổ – trung đại. Sách đã xuất bản: Trên đôi cánh thanh xuân (hợp tuyển thơ văn trẻ TP.HCM 2012 – 2017) (đồng tác giả, Saigonbooks và NXB. Văn học, 2017), ngoài ra còn có thơ và bài báo đăng trên Bản tin Xã hội Nhân văn, Văn nghệ quân đội, Tạp chí Sông Hương… từng được tặng thưởng Lý luận phê bình của Tạp chí Văn nghệ quân đội năm 2018. E-mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

lyluanphebinh

LÝ LUẬN VÀ PHÊ BÌNH VĂN HỌC

Từ khi Khoa Ngữ văn được thành lập đến khi đổi tên thành Khoa Văn học và Ngôn ngữ, chuyên ngành Lý luận văn học trực thuộc Bộ môn Văn học Việt Nam và Lý luận văn học. Trong giai đoạn đầu, các giảng viên dạy chuyên ngành này là GS. Lê Đình Kỵ, nhà giáo Dương Trọng Dật, nhà giáo Đỗ Hữu Trọng...

Danh mục website