Lê Giang (bút danh: Đoàn Lê Giang), PGS (2006), TS (2001, Trường ĐHKHXH và NV TP.HCM), Trưởng Bộ môn, kiêm Trưởng khoa Khoa Việt Nam học. Lĩnh vực nghiên cứu: Văn học cổ cận đại VN, Văn học Nhật Bản, Văn học so sánh VN - Đông Á, Lý luận văn học cổ điển VN-TQ... Các sách đã xuất bản: Tác phẩm Nguyễn Thông (viết chung), Nguyễn Lộ Trạch - điều trần và thơ văn (viết chung), Đại cương văn hoá phương Đông (viết chung), SGK Ngữ văn 10 (viết chung), Văn học Đông Á từ góc nhìn so sánh (chủ biên), Nhìn lại Thơ mới và văn xuôi Tự lực văn đoàn (đồng chủ biên)... Có nhiều bài báo khoa học về văn học VN, văn học Nam Bộ, văn học phương Đông đăng trên các tạp chí Nghiên cứu văn học, Nghiên cứu Hán Nôm... Từ 1993-1995, tu nghiệp ở trường ĐH Ngoại ngữ Tokyo (TUFS) với học bổng của Bộ Giáo dục Nhật Bản; từ 2003-2004, nghiên cứu về văn học cổ điển Nhật Bản ở TUFS với tài trợ của Japan Foundation. E-mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Nguyễn Công Lý, PGS (2007), TS (2000, Trường ĐHSP Hà Nội), chuyên ngành Văn học Việt Nam. PGĐ Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo - Trường ĐHKHXH& NV-ĐHQG TP.HCM. Ông là tác giả của các chuyên khảo, giáo trình: Tập làm văn (1997); Bản sắc dân tộc trong văn học Thiền tông thời Lý - Trần (1997);Lược khảo và tra cứu về Học chế và Quan chế ở Việt Nam từ 1945 về trước (1997); Mở rộng vốn từ Hán Việt (2002); Văn học Phật giáo thời Lý - Trần: diện mạo và đặc điểm (2002, 2004, 2006, 2016); Giáo dục, Khoa cử và Quan chế ở Việt Nam thời phong kiến, thời Pháp thuộc (2011); Giải thích từ ngữ Hán Việt trong sách Ngữ văn Trung học cơ sở (2 tập, 2011, tb 2012); Văn học Việt Nam Pháp ngữ từ cuối thế kỷ XIX đến 1975 (2015); Văn học Việt Nam thời Lý - Trần (2018); Văn học Việt Nam thời Lê – Mạc, Nam Bắc phân tranh (2018), và chủ biên nhiều công trình khác như Nguyễn Đình Chú: tuyển tập văn học (2012); Giang Nam: tuyển tập thơ và Trường ca (2012), v.v…

Võ Văn Nhơn, PGS (2013), TS (2008, Trường ĐHKHXH và NV TP.HCM),  chuyên ngành Văn học Việt Nam hiện đại. Tác giả và đồng tác giả các sách: Văn học quốc ngữ trước 1945 ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đông Hồ-Mộng Tuyết, Văn chương phương Nam – Một vài bổ khuyết … Có một số bài viết về văn học Nam Bộ trên các tạp chí Nghiên cứu văn học, Phát triển khoa học và công nghệKhoa học xã hội TP. Hồ Chí Minh, Southeast Asia Journal, Chroniques du Çà et là Giáo sư thỉnh giảng Trường Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc (Hankuk University of Foreign Studies) năm học 2010-2011. Ủy viên Ban Biên tập Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

E-mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Phan Mạnh Hùng, TS (2014, Trường ĐHKHXH và NV TP. HCM), Phó trưởng Khoa; chuyên ngành Văn học Việt Nam. Là đồng tác giả, tác giả sách Cuộc tiến hoá văn học Việt Nam, Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nam Bộ trước 1932, Tìm trong di sản văn hoá phương Nam, Theo dấu người xưa, Vườn xưa dạo bước. Có bài viết về văn học Việt Nam, văn học Nam Bộ đăng trên các tạp chí Nghiên cứu Văn học, Phát triển Khoa học và công nghệ, Khoa học Xã hội, Lý luận phê bình Văn học Nghệ thuật, Xưa và Nay… Thành viên ban thư ký, ban biên tập TC khoa học Văn hoá và Du lịch. E-mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Nguyễn Thị Phương Thuý, ThS (2011, ĐH Queensland, Australia), TS (2020, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM), lĩnh vực chuyên môn: Văn học Việt Nam hiện đại, Văn học Nam Bộ, là đồng tác giả các sách Phụ nữ Việt Nam thời Pháp thuộc 1862-1945, Văn chương phương Nam – một vài bổ khuyết, có một số bài viết về văn học Nam Bộ trên tạp chí Chroniques du çà et là, Nghiên cứu văn học, Nhà văn, Phát triển Khoa học và Công nghệ, Khoa học Xã hội, Bình luận văn học niên giám...  E-mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Nguyễn Thị Quốc Minh, TS (2017, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội), đơn vị công tác: Khoa Văn học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM. Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Văn; Hướng nghiên cứu: Lí luận dạy học bộ môn Văn; Phương pháp dạy học bộ môn Văn; Các vấn đề liên quan đến cộng đồng LGBT được thể hiện thông qua các tác phẩm văn học. Có nhiều bài đăng Tạp chí Khoa học Giáo dục, Tạp chí Giáo dục, Tạp chí Giáo dục và Xã hội, Tạp chí Giáo dục và thiết bị… Và nhiều bài công bố ở các Hội thảo khoa học quốc gia và Hội thảo khoa học quốc tế về những vấn đề liên quan đến phương pháp dạy học, phương pháp xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực người học, chương trình giáo dục và sách giáo khoa Ngữ văn…

E-mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Van hoc viet nam

VĂN HỌC VIỆT NAM

Bộ môn Văn học Việt Nam trước đây có tên là Bộ môn Văn học Việt Nam và Lý luận văn học. Từ năm 2007, do nhu cầu phát triển của Khoa, bộ phận Lý luận văn học và các giảng viên của bộ phận này đã tách ra để thành lập Bộ mộn Lý luận và Phê bình văn học.

Danh mục website