Bình luận văn học niên san 2017

LỜI NÓI ĐẦU

Năm 2017 đã qua đi, mang theo một năm bận rộn của các giảng viên, các nhà nghiên cứu ở các chi hội cơ sở của Hội Nghiên cứu và Giảng dạy văn học TP.Hồ Chí Minh. Một năm hội thào, nghiên cứu, giảng dạy….Đó là hội thảo về giảng dạy và nghiên cứu văn học ở khoa Ngữ văn (Trường Đại học Sư phạm TP.HCM); Hội thảo về nhà thơ, nhà văn, nhà báo Nguyễn Vỹ ở Quảng Ngãi, Hội thảo về giao lưu văn hóa phương Đông ở khoa Văn học, trường Đại học KHXH và NV (ĐHQG TP.HCM). Năm nay cũng là năm mà chương trình, sách giáo khoa ngữ văn mới được triển khai biên soạn và chuẩn bị áp dụng, một chương trình mà các thầy cô vừa mong đợi vừa có chút e dè, lo lắng. Trong bối cảnh ấy, niên san Bình luận văn học của Hội NC&GD VH hợp tác với trường Đại học Sài Gòn ra đời và đang đến tay bạn đọc.

Mục “Tiêu điểm” năm nay dành cho 3 sự kiện lớn: thứ nhất, chuẩn bị cho chương trình giáo dục phổ thông mới (bài Tiếp thu lý luận và kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới của PGS.TS.Bùi Mạnh Hùng); thứ hai, kỷ niệm 105 ngày sinh nhà thơ, nhà văn, nhà báo Nguyễn Vỹ (với báo cáo đề dẫn của PGS.TS. Đoàn Lê Giang và một tham luận có tính khái quát cao của PGS.TS. Nguyễn Thành Thi); thứ ba, kỷ niệm 130 năm ngày ra đời của cuốn tiểu thuyết đầu tiên của văn học quốc ngữ Việt Nam (bài viết của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân). Mục “Chân dung nhân vật” năm nay dành để kỷ niệm sinh nhật thứ 80 của GS. Nguyễn Lộc, nguyên Phó Chủ tịch Hội NC&GD VH TP.HCM (bài Giáo sư Nguyễn Lộc với những thành tựu nghiên cứu về văn học cổ điển Việt Nam và về Nguyễn Du và Truyện Kiều của PGS.TS. Nguyễn Công Lý).

Các chuyên mục thường xuyên Văn học Việt Nam, Lý luận văn học và văn học nước ngoài, Văn học - Nhà trường, Nhìn ra thế giới dành « đất » để cho các nhà nghiên cứu, các nghiên cứu sinh công bố những công bố nghiên cứu mới nhất của mình. Trong số các vị ấy, có nhiều vị là nhà nghiên cứu có tên tuổi, những chuyên gia trong lĩnh vực hẹp của mình : TS. Thích Phước Đạt, TS. Thích Hạnh Tuệ,  PGS.TS. Trần Thị Phương Phương, PGS.TS. Phạm Thị Phương, PGS.TS. Đinh Phan Cẩm Vân, PGS.TS. Trần Lê Hoa Tranh, TS.Phan Thu Vân, TS. Lê Thị Diệu Hà, TS. Phan Mạnh Hùng, TS. Nguyễn Đức Thăng, nhà nghiên cứu Chu Dĩnh (Trung Quốc)… Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các nhà nghiên cứu đã dành bài viết có chất lượng cao nhất cho niên san của Hội.

Tập san hoàn thành, Ban biên tập trân trọng cảm ơn Giáo sư Chủ tịch hội – thầy Trần Hữu Tá, mặc dù sức khỏe không tốt lắm, thầy vẫn cho ý kiến chỉ đạo, theo dõi, khuyến khích Ban biên tập làm tốt niên san. Trân trọng cám ơn các giảng viên của khoa Văn học (ĐHKHXH và NV TP.HCM): PGS.TS.Trần Thị Phương Phương, ThS. Đào Thị Diễm Trang, ThS.Nguyễn Thị Phương Thúy đã biên tập phần tiếng Anh; PGS.TS.Trần Lê Hoa Tranh, TS. Phan Mạnh Hùng, ThS.Hồ Khánh Vân, ThS.Lê Thanh- Vy đã biên tập phần tiếng Việt. Trân trọng cám ơn Ban biên tập Tạp chí Đại học Sài Gòn đã đọc duyệt lần cuối, NXB. Đại học Quốc gia TP.HCM đã giúp đưa niên san đến tay bạn đọc.

Ban Biên tập xin gửi lời chúc sức khỏe và chúc mừng năm mới đến toàn thể quý vị Hội viên của Hội, độc giả niên san và bạn bè gần xa: năm mới sức khỏe, hạnh phúc và sáng tạo.

                                                                

BAN BIÊN TẬP

 

MỤC LỤC

BÌNH LUẬN VĂN HỌC – NIÊN SAN 2017

Lời nói đầu / Foreword ................................................................................................... 7

TIÊU ĐIỂM/ ARTICLES IN FOCUS

  1. Bùi Mạnh Hùng .................. Tiếp thu lý luận và kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới

..................................................... The intussusception of theories and the international experiences in constructing the new generation education program.. 9

  1. Đoàn Lê Giang ................... Nguyễn Vỹ - nhà báo, nhà thơ, nhà văn của quê hương núi Ấn sông Trà

..................................................... Nguyen Vy – a journalist, poet, writer of An moutain and Tra river       14

  1. Nguyễn Thành Thi.............. Nguyễn Vỹ qua những bài thơ mang đậm sắc thái chính luận

..................................................... Nguyen Vy through the poems embued with political identity   20

  1. Lại Nguyên Ân ................... 130 năm xuất bản truyện Thầy Lazarô Phiền

..................................................... On the occasion of 130 years of publishing “Mr.Lazaro Phien” story     29

CHÂN DUNG NHÂN VẬT/ PERSONALITY PORTRAITS

  1. Nguyễn Công Lý................. Giáo sư Nguyễn Lộc với những thành tựu nghiên cứu về văn học cổ điển Việt Nam và về Nguyễn Du và Truyện Kiều*

..................................................... Professor Nguyen Loc with the achievements in Vietnam traditional literature research and Nguyen Du –  Kieu story research. 33

VĂN HỌC VIỆT NAM/ VIETNAMESE LITERATURE

  1. Thích Phước Đạt ................ Giá trị tư tưởng Thiền học bài Phật tâm ca của Tuệ Trung Thượng sĩ

                                                      Zen values in Buhdda Mind Mantra by Tue Trung
Thuong Si.................................................................. 41

  1. Thích Hạnh Tuệ.................. Mấy suy nghĩ về những tuyệt tác văn học Thiền

                                               ...... Some thought about Zen literary masterpieces......... 51

  1. Lê Thị Diệu Hà ................... Truyền thuyết về nhân vật Nguyễn Ánh ở vùng Nam Bộ - diện mạo và giá trị

Legends about Nguyen Anh in Southern Vietnam:
description and evaluation........................................ 60

  1. Lê Thị Thanh Vy................ Tính “phù phiếm” của nghệ thuật: từ ca hát dân gian đến nghệ thuật sắp đặt - trình diễn đương đại

The “uncertainty” of arts: from folk songs to
contemporary installation-perfomance arts............... 71

  1. Nguyễn Văn Triều ............. Tiếng thơ Minh tân của chí sĩ Nguyễn Quang Diêu

                                                      Poetic career of the Minh Tan scholar Nguyen Quang Dieu 79

  1. Phạm Thị Tố Thy................ Truyện thơ cải biên văn học phương Tây ở Nam Bộ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX – tiếp cận từ lí thuyết dịch văn hóa

                                                      Adaptation of Western stories into verse novels in Cochinchina from the late nintheenth to the early twentieth century................. 87

  1. Phan Mạnh Hùng ............... Những ảnh hưởng của tiểu thuyết lịch sử Trung Hoa đến tiểu thuyết lịch sử ở Nam Bộ đầu thế kỷ XX

                                                      Influence of Chinese historical novels on Cochinchinese historical novels during the early twentieth century.......................... 100

  1. Lê Thị Kim Út..................... Thơ ca trong tiểu thuyết lịch sử: trường hợp các sáng tác của Tân Dân Tử

..................................................... Poetry in historical novels: a case study of novels by Tan Dan Tu          110

  1. Nguyễn Thị Quỳnh Như..... Xu hướng trữ tình hóa truyện ngắn trong
    Chân trời cũ của Hồ Dzếnh

                                                      The lyricalization of short story: a case study of Chan troi cu by Ho Dzenh................................................................................. 117

  1. Nguyễn Thị Phương Thuý: Tính xã hội của truyện đăng trên báo chí ở Sài Gòn giai đoạn 1945-1954

..................................................... Social characteristics of fictional stories published in newspapers and magazinesin Saigon from 1945 to 1954.................. 127

  1. Nguyễn Đức Thăng ........... Cảm thức hiện sinh trong thơ Bùi Giáng

Existentialist perspective in Bui Giang’s poetry...... 138

  1. Nguyễn Thành Trung ....... Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và yếu tố huyền ảo trong một số tiểu thuyết Việt Nam đương đại

Magical realism and magic in a few contemporary Vietnamese novels    148

  1. Hồ Khánh Vân ................... Ý thức kháng cự chế độ nam quyền trong tiểu thuyết của Dạ Ngân (Việt Nam) và Thiết Ngưng (Trung Quốc) từ góc nhìn phê bình nữ quyền

Feminist counsciousness against patriarchy in novels by Da Ngan and Tie Ning from the feminist literary criticism................. 158

LÝ LUẬN VĂN HỌC VÀ VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

LITERARY THEORY AND FOREIGN LITERATURES

  1. Trần Thị Phương Phương: Sự ra đời của văn học so sánh trong thời đại lãng mạn và những bước khởi đầu của nó

The Birth of Comparative Literature in the Romantic Era and the First Stage of Its Developmen................................................... 168

  1. Phạm Thị Phương ............. “Các bạn tôi ở trên ấy” như là thể loại essay

My Friends Who Are Up There as an Pattern of Essay Form 179

  1. Trần Lê Hoa Tranh ........... Việc nghiên cứu Hồng lâu mộng ở Hoa Kỳ

Studies of Hong Lou Meng in the USA.................. 191

  1. Phan Thu Vân..................... Từ “song quản tề hạ” đến “đa quản tề hạ” trong Hồng lâu mộng

From “Shuang Guan Qi Xia” to “Duo Guan Qi Xia” in Hong Lou Meng................................................................................. 200

  1. Hoàng Ngọc Cương............ Danh thần Trương Đăng Quế với việc tiếp nhận danh tác Hồng lâu mộng ở Việt Nam

Famous Statesman Truong Dang Que and the Issue of Hong Lou Meng Reception in Vietnam.............................................. 212

  1. Lê Đắc Tường .................... Phương pháp phê bình thơ của Phan Huy Chú

Phan Huy Chu’s Literary Critical Method.............. 224

  1. Trần Viết Thiện ................. Sức sống của thể thơ lục bát trong thơ ca Việt Nam hiện đại

Vitality of Luc Bat Form in Modern Vietnamese Poetry (A Study of The 20th Century Vietnamese Poetry Collection............. 236

  1. Đinh Phan Cẩm Vân ......... Sự hình thành trào lưu thơ ca lãng mạn Việt Nam  và Trung Quốc đầu thế kỷ XX

Formation of the movement of romantic poetry In Vietnam and China in the early 20th century..................................................... 244

  1. Nguyễn Vũ Quỳnh Như..... Tuế thời ký (saijiki歳時記) - bách khoa toàn thư thơ haiku Nhật Bản

Sajiki – an encyclopedia of japanese haiku............. 251

VĂN HỌC – NHÀ TRƯỜNG/ LITERATURE IN SCHOOL

  1. Nguyễn Phước Bảo Khôi - Phùng Thị Vân Anh: Một số ý kiến về việc dạy học văn bản thông tin

Some suggestions for teaching the informative text 256

  1. Nguyễn Thị Quốc Minh ..... Biện pháp xây dựng và vận dụng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu trong dạy học tác phẩm văn chương cho học sinh trung học phổ thông

Measures of building and applying the questionary system for development of reading capabilities In teaching literary works in highschool   264

NHÌN RA THẾ GIỚI/ REACHING THE WORLD

  1. Chu Dĩnh/ Hồ Ngọc Minh dịch: Khảo thuật về Thái Sơn và giao lưu văn hóa
    Việt Nam

Research on mountain Tai and the cultural exchanges of Vietnam          276

ĐỌC SÁCH VÀ THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG

BOOK REVIEW AND NEWS ................................................................................... 293

 

Thông tin truy cập

63667029
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
10747
17595
63667029

Thành viên trực tuyến

Đang có 1001 khách và không thành viên đang online

Danh mục website