Bộ sách "Gia Định - Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh: Dặm dài lịch sử (1698-2020)" của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư được đề nghị trao giải A Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7. Ảnh: Nhà xuất bản
Ở mùa giải lần thứ 7 năm 2024, Giải thưởng Sách Quốc gia tôn vinh 58 cuốn sách ở 59 hạng mục.
Căn cứ kết quả bỏ phiếu của Hội đồng Giải thưởng Sách Quốc gia, Cục Xuất bản, In và Phát hành và Hội Xuất bản Việt Nam đã tổng hợp trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét trao giải cho 58 tác phẩm.
Trong đó, có 3 Giải A; 10 Giải B; 21 Giải C; 21 Giải Khuyến khích và 4 Giải Sách được bạn đọc yêu thích.
Mỗi tác phẩm được đề xuất nhận giải đều là tác phẩm tiêu biểu ở các lĩnh vực, trải qua quá trình lựa chọn, đánh giá kĩ lưỡng.
Gia Định - Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh: Dặm dài lịch sử (1698-2020)
Bộ sách "Gia Định - Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh: Dặm dài lịch sử (1698-2020)" của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư được hội đồng chấm giải đánh giá cao, đề nghị trao giải A.
Tác phẩm thể hiện một cách đầy đủ các giai đoạn hình thành và phát triển của TPHCM, từ ngày khởi thủy năm 1698 đến năm 2020, bao quát nhiều lĩnh vực, khía cạnh.
Tác giả khắc họa chân dung của vùng đất này từ những ngày đầu người Việt đặt chân tới đến thời kỳ đô hộ của Pháp và sự phát triển vượt bậc trong giai đoạn đổi mới.
Tác giả không chỉ sắp xếp các đề mục, chủ đề có hệ thống, khoa học mà vẫn đưa vào bộ sách nhiều thông tin xác đáng, mới mẻ.
Võ Văn Kiệt - Trí tuệ và sáng tạo (3 tập)
Bộ sách "Võ Văn Kiệt - Trí tuệ và sáng tạo" được tác giả Hoàng Lại Giang biên soạn dưới dạng truyện về nhân vật lịch sử, đã khắc họa tương đối đầy đủ, toàn diện cuộc đời, sự nghiệp cố Thủ tướng.
3 tập của bộ sách là một sự tri ân đến vị lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng, Nhà nước; đồng chí không còn nữa nhưng nhân cách, phẩm chất, bản lĩnh và trí tuệ của đồng chí sẽ mãi mãi là tấm gương sáng ngời cho các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau học tập, noi theo.
Bộ xương người nói với chúng ta điều gì?
Cuốn sách "Bộ xương người nói với chúng ta điều gì?" do PGS.TS Nguyễn Lân Cường nghiên cứu, Nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành.
Đây là tác phẩm nổi bật trong lĩnh vực cổ nhân học, mang đến những hiểu biết sâu sắc về bộ xương con người và ý nghĩa của chúng trong việc nghiên cứu lịch sử phát triển của loài người.
Tác giả trình bày tri thức khoa học với những câu chuyện giúp độc giả hiểu về các đặc điểm, sự biến đổi của bộ xương qua các thời kỳ.
Dược thư quốc gia Việt Nam (2 tập)
Tác phẩm "Dược thư quốc gia Việt Nam" biên soạn bởi tập thể tác giả Hội đồng Dược thư Quốc gia Việt Nam và Trung tâm Dược điển - Dược thư Việt Nam, Bộ Y tế.
Tác phẩm được biên soạn bởi các chuyên gia hàng đầu nhằm cung cấp nguồn tài liệu tham khảo cho các bác sĩ, dược sĩ và những người làm trong ngành y tế. Cuốn sách mô tả chi tiết về công thức bào chế và cách sử dụng, phân tích tác dụng, chỉ định và tác dụng phụ của từng loại thuốc.
Nguyễn Đình Chiểu toàn tập (2 tập)
Bộ sách "Nguyễn Đình Chiểu toàn tập" do nhóm tác giả Cao Tự Thanh, Đoàn Lê Giang, Nguyễn Thị Dương chỉnh lý, chú thích và giới thiệu. Công trình đem lại một cái nhìn tổng quan về văn nghiệp, đóng góp và vị trí quan trọng của Nguyễn Đình Chiểu trong văn hóa - văn học Việt Nam.
Nhóm tác giả tiến hành chỉnh lý khi cần thiết và ghi chú cụ thể, bổ sung chú thích rõ ràng và hợp lý… nhằm cung cấp cho độc giả cái nhìn bao quát.
Thùy Trang
Nguồn: Lao động, ngày 29.11.2024
Hai công trình có sự tham gia của GV khoa Văn học được traoGiải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 năm 2024"Nguyễn Đình Chiểu toàn tập" (2 tập) của Cao Tự Thanh, Đoàn Lê Giang, Nguyễn Thị Dương (chỉnh lý, chú thích và giới thiệu) (Nhà xuất bản Đại học Sư phạm) nhận Giải B "Nguyễn Đình Chiểu toàn tập" là một tuyển tập đầy đủ và toàn diện về văn nghiệp của danh nhân Nguyễn Đình Chiểu, có bổ sung thêm tác phẩm mới của Nguyễn Đình Chiểu, đồng thời tất cả các tác phẩm đều có in kèm văn bản chữ Nôm. Ngoài ra, công trình còn phản ảnh thành tựu nghiên cứu Nguyễn Đình Chiểu trong 40 năm nay (từ “Nguyễn Đình Chiểu toàn tập” của Ca Văn Thỉnh năm1985) trong đó có nhiều chú giải mới, rõ ràng và chính xác hơn.
“Tuồng hát cải lương khảo và luận - 10 năm bổn tuồng đề yếu (1922-1931) nói về cải lương bằng bổn tuồng cải lương” của Nguyễn Phúc An (Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh) nhận Giải khuyến khích Công trình sưu tầm được 173 bổn tuồng và bài ca, cung cấp văn bản để hình dung về nghệ thuật cái lương từ khi mới hình thành, đồng thời giải thích các thuật ngữ chuyên môn của nghệ thuật cải lương. Công trình cũng đặt vấn đề “Văn học cải lương trong văn học Việt Nam”, đặc biệt là nền văn học quốc ngữ của miền Nam thời kỳ đầu. |