Tương đồng văn học Việt - Hàn giai đoạn trung kỳ trung đại (thế kỷ XV - hết thế kỷ XVII)

Hội thảo khoa học quốc tế “Văn học và điện ảnh Việt Nam, Hàn Quốc trong bối cảnh toàn cầu hóa”

Tác giả: Nguyễn Hữu Sơn

PGS.TS., Viện Văn học

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

TÓM TẮT

Xác định trên phương diện lịch sử, đây là giai đoạn tương đồng giữa thời Hậu Lê - Mạc - Trịnh - Nguyễn (từ 1400 - hết thế kỷ XVII) của Việt Nam và quá nửa triều đại Joseon  (từ 1392 - hết thế kỷ XVII) của Hàn Quốc… Ở Việt Nam, văn học chuyển mạnh sang xu thế Nho giáo hóa, cung đình hóa và phát triển cực thịnh dưới triều vua Lê Thánh Tông (ở ngôi 1442-1497) với việc xuất hiện Hội Tao đàn, xu thế cung đình và tính qui phạm… Ở Hàn Quốc, đây là giai đoạn hưng thịnh của “dòng chảy văn học quan các” với sự xuất hiện của Tam Đường thi nhân, văn đàn Môc Rưng, phái Công huân và Sĩ lâm. Trên nền tảng sự tương đồng, những khác biệt trong văn học hai nước chủ yếu ở mức độ, tính chất quá trình phát triển gắn với điều kiện lịch sử mỗi nước. Tập trung phân tích, lý giải văn học Hàn Quốc giai đoạn này có phần rộng mở hơn, ly tâm nhiều hơn. Trên cơ sở đó, cả về số lượng tác phẩm và hình thức thể loại cũng phong phú hơn, đặc biệt với việc xuất hiện loại chữ Han-gul ghi âm tiếng Hàn và dòng tiểu thuyết chữ Hàn. Có được điều đó là bởi đô thị ở Hàn Quốc phát triển mạnh mẽ, các vấn đề liên quan đến lưu hành tiểu thuyết và đời sống văn học nói chung cũng mang tính thương mại (sao chép, diễn đọc, cho thuê sách và xuất bản) và diễn ra với nhịp độ gấp rút hơn.

Từ khóa: Văn học trung đại, văn học Việt Nam, văn học Hàn Quốc.

Danh mục website