THE EAST-WEST RELATIONS AND PROCESS OF RECEIVING A NEW GENRE THROUGH “ADAPTED NOVELS” PHENOMENON IN VIETNAMESE LITERATURE EARLY TWENTIETH CENTURY (BY RESEARCHING INTO TWO NOVELS OF HO BIEU CHANH: CAY DANG MUI DOI AND NGON CO GIO DUA)

MA. Hoang Cam Giang

(Hanoi Social Sciences and Humanities University)

 

ABSTRACT

 

          In our co-report, we focussed on appearance  adapted novels  in  Vietnamese literature early twentieth century and from this phenomenon, so that made some initial comments on the East-Vietnam relations and the modernization process in Vietnamese novel. Moreover, we have comparison between the adaptation phenomenon in Vietnam and similar phenomenon in Japan (in the period of East-West literature exchanges).

 

          1. Reasoes of reasearch:

          There are three reasons of this choice:

1/  Starting with the situation of research on Comparative Literature in the World and possibility of application it in Vietnamese literature, specially in transitional period (1900-1930).

2/ “Adapted literature” is a phenomenon that contains many literary history issues but haven’t been reasearched systematically and consciously in Vietnamese criticism works before.

3/ “Adapted literature” phenomenon also appeared in Japan in the period of East-West literature exchanges. Therefore, we can compare between Vietnam and Japan aboout this issue and have some judges about laws of East-West literature exchanges and modernization process in some East-Asian literature.

          2. Field of reasearch:

          Our subject didn’t survey all authors who had signs of adaptation. We spent almost our concentration on a typycal person: Ho Bieu Chanh and two his adapted novels which were known most: Cay dang mui doi (The bitter smell of the life) and Ngon co gio dua (The blade of grass was teasing by the wind).

          3. The content of reasearch:

          Firstly, the “adaptation” term and theoretical poits of N. Konrad about  the East-West relations

          Secondly, actual situation of Vietnamese literature in the period of contact with the West literature

          Thirdly, appearance adapted novels phenomenon in Vietnamese literature early twentieth century. This part focus on two issues: 1/ The comprehension and reasoning bases of “Adapted literature” phenomenon and premises of developing it; 2/ The similarity and difference between adapted texts and  original texts (Le Sans famille- Hector Malot and Les Misérables - Victor Hugo)

Fourthly, comparing between the adaptation phenomenon in Vietnam and similar phenomenon in Japan ( in the period of East-West literature exchanges).

 

MỐI QUAN HỆ ĐÔNG TÂY VÀ QUÁ TRÌNH

TIẾP NHẬN THỂ LOẠI MỚI QUA HIỆN TƯỢNG PHÓNG TÁC

TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XX

(Nghiên cứu trường hợp Cay đắng mùi đời Ngọn cỏ gió đùa

của Hồ Biểu Chánh)

 

Bản tham luận hướng đến giai đoạn đầu của quá trình hiện đại hóa nền văn học – giai đoạn chuyển giao thời đại và tiếp nhận những thể loại mới theo mô hình văn học phương Tây. Trong giai đoạn này, thông qua việc nghiên cứu hiện tượng “phóng tác” tiểu thuyết (tiêu biểu là tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh), chúng tôi nỗ lực phân xuất và lý giải ở cấp độ vi mô với quy trình tiếp thu cái mới, “cái phương Tây” và dần biến nó thành sản phẩm của riêng mình trong nền văn học Việt Nam nói chung và văn xuôi Việt Nam nói riêng (cụ thể là xem xét sự khởi động của quá trình hình thành thể loại tiểu thuyết). Từ đó, chúng tôi có những so sánh và tham chiếu nhất định với hiện tượng phóng tác trong văn học Nhật Bản cuối thế kỷ XIX, với những nét tương đồng và khác biệt nhất định trong tâm thế và ý nghĩa của việc tiếp biến văn hóa phương Tây nhằm  hiện đại hóa nền văn học dân tộc.

Bản tham luận tập trung vào các vấn đề sau:

1.             Vấn đề thuật ngữ và những luận điểm của N. Konrad về các mối quan hệ văn học...

  Theo Konrad, sự phóng tác một tác phẩm cách xa về vùng văn hoá - như phương Đông với phương Tây– chỉ có thể nảy sinh “khi các quan hệ quốc tế phát triển rộng rãi bao hàm toàn bộ các dân tộc có văn hoá trên thế giới[1]. Và đó là thời điểm  nửa cuối thế kỷ XIX. Như vậy, “phóng tác” là một hiện tượng và ở một góc độ nào đó, là một khâu trong quá trình tiếp biến văn hoá ngoại lai để xây dựng một nền văn học dân tộc hoà nhập với quỹ đạo chung của nền văn học thế giới.

          Trong bài viết “Về vấn đề quan hệ văn học[2], Kônrad đã có phân biệt sự tiếp nhận văn học ngoại lai trên các cấp độ  sau:

1) Tiếp cận trực tiếp bằng nguyên bản (thông qua ngôn ngữ nguyên tác).

2) Dịch thuật ( chỉ chuyển thể ngôn ngữ, giữ nguyên nội dung tác phẩm).

3) Phác hoạ lại nguyên tác (giữ lại phần lớn nội dung nguyên tác và chất  liệu của nó.

4) Thích nghi dân tộc (phỏng theo cốt truyện của nguyên tác, nhưng thay đổi nhân vật hành động, ngôn ngữ…nguyên tác bằng chất liệu dân tộc mình.)

5)  Phóng hoạ thể loại (không hẳn theo cốt truyện nguyên tác, nhưng phóng hoạ lại thể loại của nguyên tác theo một hình mẫu được xác định nghiêm ngặt)[3]         

6) Vay mượn một số mô típ, đề tài, chi tiết của nguyên tác

2. Thực tế văn học Việt Nam giai đoạn xúc tiếp phương Tây

          Cuối thế kỉ XIX, sau thất bại của phong trào Cần Vương, duy tân về mặt văn hoá- xã hội và hiện đại hoá nền văn học là những thôi thúc có tính cấp bách nhất lúc này. Tất cả những điều ấy diễn ra dưới sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hoá phương Tây và chủ yếu là văn hoá Pháp. Nói cách khác, việc tiếp xúc với văn hoá, văn học Pháp và tiếp thu tinh thần của nó trên cơ sở dân tộc mình là một điểm khởi đầu cho quá trình hiện đại hoá.

          Ở Việt Nam, khái niệm “văn học dịch” tại thời điểm đó có một ngoại diên khá rộng (bao gồm cả việc dịch các tác phẩm viết bằng tiếng Trung Quốc của người Trung Quốc và người Việt Nam; dịch các tác phẩm viết bằng tiếng Pháp; dịch các tác phẩm của Pháp qua các bản tiếng Trung). Sự phong phú của các tác phẩm dịch thoả mãn nhu cầu của nhiều đối tượng độc giả khác nhau, từ bình dân đến trí thức, giúp họ “làm quen” với một nền văn học mới trên cơ sở một ngôn ngữ dân tộc mới (chữ quốc ngữ). Tuy nhiên, văn học dịch dẫu sao vẫn là văn học “ngoại quốc”, nó không thể đóng vai trò thay thế nền văn học dân tộc trong một thời gian dài. Như vậy, từ dịch thuật, nền văn học có xu hướng vận động tất yếu đến một nền văn học dân tộc dựa trên mô hình văn học mới.

    3. Sự nảy sinh hiện tượng phóng tác trong văn xuôi đầu thế kỷ

Như chúng tôi đã trình bày, hiện tượng phóng tác không phải là hiện tượng tồn tại độc lập- mà ẩn phía sau nó là một quan hệ văn học. Chỉ ra một hiện tượng phóng tác tức là phải chỉ ra tác phẩm “nguyên mẫu” và những ảnh hưởng cụ thể của nó đến tác phẩm phóng tác. Chính vì vậy, chúng tôi đã tiến hành một “thao tác ngược”, là đi tìm những so sánh, hoặc dấu hiệu của so sánh trong các tác phẩm phê bình cùng thời hoặc cùng khu vực văn học. Công việc này có hai ý nghĩa:1) Tìm ra những tác phẩm phóng tác trong thế so sánh với nguyên mẫu (những trường hợp nổi bật, gây được sự chú ý); 2) Đánh giá được quan niệm, thái độ của những học giả, nhà nghiên cứu, nhà văn cùng thời và cùng không gian văn hoá đối với tác phẩm phóng tác hay vay mượn.

          Để tiện cho việc theo dõi, chúng tôi sẽ chia các tác phẩm có dấu hiệu phóng tác, vay mượn, mô phỏng đó thành 2 nhóm theo bảng phân loại sau

 

Các phương thức

Tác phẩm  chịu

ảnh hưởng

Tác phẩm

nguyên mẫu

Xuất xứ  tp nguyên mẫu

 

 

 

 

 

 

 

Phóng tác

 

Phóng  hoạ

gần

nguyên văn

(nhóm 1)

VD:

1. Em ơi đừng tuyệt vọng       (Vũ Bằng)

2. Lòng trống rỗng

          (Đoàn Phú Tứ)

 

1. Đêm trắng

     (Đôtxtôiepxki)

2. Le Professeur

       (Đuvơnôt)

 

Nga

 

Pháp

 

 

 

 

Phóng hoạ cốt truyện hoặc mô hình cốt truyện (nhóm 2)

VD:

1. Quả dưa đỏ

(NguyễnTrọng Thuật)

2. Ai làm được

      (Hồ Biểu Chánh)            

3. Chúa tàu Kim Quy

(Hồ Biểu Chánh)                

4. Cay đắng mùi đời

      (Hồ Biểu Chánh)               

5. Ngọn cỏ gió đùa

      (Hồ Biểu Chánh)                 

6. Cành hoa điểm tuyết

      (Đặng Trần Phất)          

7. Người vợ hiền

(Nguyễn Thời Xuyên)     

 

 

1. Tây qua

(Lĩnh Nam chích quái)       

2. André Cornelis

           (Paul Bougret)

3. Bá tước Môngtơ Critxô (Đuyma)                                                              

4. Không gia đình

            (Hectô Malô)

5. Những người khốn khổ  (V..Hugô)

6. Truyện Kiều

                         (Nguyễn Du)

7. Một người đàn bà đức hạnh (Hăngri Boocđô)

 

Việt Nam

 

Pháp

    Pháp

 

 

Pháp

 

Pháp

 

Việt Nam

 

Pháp

 

 

Gần với phóng tác

 

 

Phóng hoạ thể loại (nhóm3)

 1. Tố Tâm

(Hoàng Ngọc Phách)     

 2. Qủa dưa đỏ                           (Nguyễn TrọngThuật)

 3. U tình lục

     (Hồ Biểu Chánh)

 

1. Tuyết Hồng lệ sử (Từ Trẩm Á) 

2. Rôbinxơn Cruxô   

                   (Điphô)

Truyện Têlêmac

                (Fênêlon)

3. Truyện Kiều

           (Nguyễn Du)

Trung Quốc

    Anh

 

Pháp

 

Việt Nam

Vay mượn một số mô típ, đề tài, chi tiết (Nhóm 4)

1. Cậu bé nhà quê

           (Nguyễn Lân)               

1. Không gia đình

        (Hectô Malôt)             

Pháp

 

 

 

 

Trong những phần tiếp theo, chúng tôi chỉ tập trung khai thác các tác phẩm nhóm 2- nhóm tiêu biểu nhất cho hiện tượng phóng tác. Đặc biệt, chúng tôi sẽ đi sâu phân tích hai tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh - Cay đắng mùi đờiNgọn cỏ gió đùa - về một số mặt, như: độ dài văn bản, cốt truyện và kết cấu, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật tự sự... 

Chúng ta đều có thể nhận thấy những giới hạn trong các tiểu thuyết phóng tác của Hồ Biểu Chánh (vẫn dừng lại ở bút pháp kể truyền thống, đơn điệu, văn chương thiếu sự gọt giũa, tu sức…). Song chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng Hồ Biểu Chánh đã giúp người đọc hình dung bước đầu khuôn hình một tiểu thuyết (tác phẩm của Hồ Biểu Chánh có dấu hiệu của hầu hết các thủ pháp tự sự sẽ xuất hiện trong các tiểu thuyết hiện đại sau này như: phân tích tâm lý, độc thoại và nửa độc thoại, đảo trật tự thời gian…). Vì lẽ đó, sáng tác của Hồ Biểu Chánh đã giúp chúng ta nhìn nhận rõ hơn một quy luật vận động của văn học trong buổi giao thời, một quy luật tiếp nhận ảnh hưởng của văn hoá- văn  học ngoại lai. Đó là con đường đi từ “văn học dịch”,  đến “phóng tác” và cuối cùng là “sáng tác”.  Hiện tượng này không phải là hiện  tượng cá biệt chỉ có ở Việt Nam, mà có lẽ nó cũng đã xuất hiện trong các nền văn học khác trên thế giới (VD: Nhật Bản, các nước Đông Nam Á…). Rõ ràng sự nảy sinh nhu cầu phóng tác là một hiện tượng có quy luật đối với những dân tộc muốn bứt phá khỏi truyền thống để xây dựng một mô hình văn học hoàn toàn mới lạ.

            4.  Một vài tham chiếu với  Nhật Bản trong  mối  quan hệ  văn học  Đông Tây

          Nhật Bản vốn là đất nước được xếp vào khối “đồng văn” cùng với Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, cùng “có những chặng đường phát triển khá đồng dạng và vì vậy, cùng đối diện với hàng loạt vấn đề khá tương tự nhau[4]. Giai đoạn cuối thế kỷ XIX, cuộc tiếp xúc “vĩ đại” với phương Tây trên quy mô toàn khu vực đã đặt ra cho tất cả các nước này một vấn đề chung: “Âu hoá”, “Duy tân” và xây dựng một nền văn học mới khác truyền thống.

          Cũng cần phải nói rằng thấp thoáng trong một số tiểu thuyết của Nhật thời kỳ này đã có sự đan xen của những chất liệu phương Tây (mà tiểu thuyết Cuộc bộ hành trong thế giới Tây phương của Rôbuna là một dẫn chứng tiêu biểu). Song mục đích chính của người sử dụng chất liệu đó lại là để “giễu nhại”, để “chế nhạo” chính chất liệu mà mình sử dụng- cụ thể là “cái châu Âu” đang hiện diện ỏ Nhật Bản. Nói tóm lại, bộ phận văn học cũ ở Nhật Bản không hề có nỗ lực cách tân để tồn tại, không có ý định tự thay đổi mình để thích nghi với tình hình mới (như một  xu hướng tiêu biểu  trong văn học giao thời Việt Nam với Tản Đà, Phan Bội Châu…). Nhìn chung giữa văn học của tầng lớp phong kiến- văn học cũ và văn học của giai cấp tư sản- văn học mới, ít có những giao thoa phức tạp như ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.

          Đối với giai cấp tư sản Nhật Bản, nhiệm vụ xây dựng nền văn học mới được xem như là “ bắt đầu lại từ đầu”. Và vì đối với họ, văn học trước sau chỉ là một công cụ chính trị, nên họ hướng tới cái mới về nội dung tư tưởng hơn là về hình thức, thể loại. Theo dõi các văn bản dịch và các tác phẩm nguyên tác được lựa chọn, chúng ta sẽ nhận thấy rất nhiều điểm khác biệt thú vị giữa “ văn học dịch” Nhật Bản với “ văn học dịch” Việt Nam (chính điều này sẽ quyết định có hay không sự xuất hiện hiện tượng phóng tác trong văn học Nhật Bản). Ở Nhật khá phổ biến lối dịch theo chủ quan thiên kiến của mình, lược bỏ phần thấy không cần thiết và thêm vào cái mà mình mong muốn ở bản gốc. Chính vì lẽ đó, người Nhật hầu như chỉ thâu nhận các yếu tố “nội dung tư tưởng” ở bản dịch và cũng cải tác chúng theo xu hướng đó.

        Các yếu tố bổ sung, lược bỏ, hay thay thế xuất hiện trong các dịch phẩm đều nhằm thu hút người đọc Nhật Bản trước hết về phương diện chính trị. Mục đích dịch thuật lại là mục đích ngoài văn học, do đó dẫn đến sự sử dụng tuỳ tiện chất liệu. Văn học dịch gây hứng thú và cần thiết trước tiên bởi nội dung và hệ tư tưởng của mình chứ không phải hình thức, thể loại hay phong cách ngôn ngữ, văn hoá… Chính vì lẽ đó, bước đi tiếp theo của nước Nhật khi bước vào xây dựng nền văn hoá nội sinh lại là “tiểu thuyết chính trị”, đó chính là sự kế thừa và tiếp thu có lôgic những ảnh hưởng về mặt tư tưởng của các dịch phẩm phương Tây, nhằm phản ảnh rõ hơn không khí chính trị và đời sống tâm lý của nhân dân Nhật Bản lúc bấy giờ.

          Trong khi đó, ở Việt Nam, tình hình diễn biến theo một hướng khác hẳn. Vai trò có ý nghĩa hàng đầu của “văn học dịch” trước hết là việc giúp người đọc làm quen với tác phẩm văn học viết bằng chữ quốc ngữ cũng như mô hình tự sự và nhiều thể loại văn học hiện đại phương Tây (kịch, tiểu thuyết…). Chính những điều này sẽ giúp cho việc xây dựng một nền văn học hoàn toàn mới lạ và khác xa nền văn học truyền thống đã “lỗi thời” - trước hết là về mặt nghệ thuật .                                        

  Vì vậy, xu hướng vận động tất yếu là việc học tập những mô hình thể loại đó bằng ngôn ngữ dân tộc mình từ mức độ đơn giản (phóng tác) đến phức tạp (sáng tác). Như vậy rõ ràng cùng một hiện tượng, nhưng ở mỗi quan hệ cụ thể nó lại biểu hiện một bản chất, một chức năng và mục đích khác nhau của chủ thể tiếp nhận.

Văn học Nhật Bản, dù có chịu ảnh hưởng của phương Tây mạnh mẽ không kém gì Việt Nam, song ở đó cũng không thể nảy sinh hiện tượng “phóng tác” theo ý nghiã chặt chẽ nhất của từ này. Trước khi văn học phương Tây xâm thực “toàn diện”, nước Nhật đã có một nền tiểu thuyết khá phát triển với nhiều tiểu loại (tình cảm, hài hước, phiêu lưu…). Các tiểu thuyết này ít chịu ảnh hưởng tiểu thuyết chương hồi cổ điển  Trung Quốc. Do đó, khi tiếp xúc với các tiểu thuyết dịch phương Tây, người đọc Nhật Bản- vốn đã đặt yêu cầu nội dung chính trị cao hơn hình thức nghệ thuật- lại càng không quan tâm đến việc phóng tác lại dịch  phẩm đó để làm quen với tiểu thuyết hiện đại trong hình thức ngôn ngữ dân tộc.

          Như vậy, Nhật Bản và Việt Nam hai quốc gia vốn cùng chung hành trang văn hoá Á Đông- khi đứng trước sự xâm nhập của phương Tây đã không có cùng một lựa chọn lịch sử. Từ đó có thể thấy rằng, mặc dù các ảnh hưởng văn học là rất quan trọng, song yếu tố quyết định vẫn là bản sắc văn hoá-văn học riêng của dân tộc tiếp nhận. Chính yếu tố ấy sẽ tạo ra những “đáp án” khác nhau của mỗi dân tộc cho cùng một câu hỏi.

 

Hà Nội 3/7/2009

 

Hoàng Cẩm Giang, ThS

Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

336 Nguyễn Trãi, Hà Nội

ĐT: 0983 093 539

Email:  This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

 

 



[1] N. Konrad: Phương Đông và phương Tây- những vấn đề triết học và văn học, H., Nxb Giáo dục, 1996, tr..246

[2] N. Konrad: Sđd, tr..250

[3] VD: trường hợp truyện Truyền kỳ mạn lục của Việt Nam và Tiễn đăng tân thoại của Trung Quốc.

[4] Trần Ngọc Vương: Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn chung, H. ,Nxb Đại học Quốc gia, 1999, tr.68

Danh mục website