Khảo bình về “Sống chụ son sao”

Nhà thơ Nguyễn Khôi

Bài 1: VỀ 4 chữ SỐNG CHỤ SON SAO

Đúng ra phải gọi là “Tiễn dặn bạn tình”, còn dịch là “Tiễn dặn người yêu” (cách nói của thời hiện đại) coi như đạt được sự tương xứng về cấu trúc, nhưng lại chưa lột tả được hết ý nghĩa hàm ẩn. Từ SON vừa có nghĩa là DẶN, nhưng còn có nghĩa là SỰ HỌC- bài học, nghĩa sau mới là nghĩa chính.Với tâm tư sâu sắc của Người yêu cũ đã trải nghiệm qua một cuộc tình đầy bi thương, với cốt lõi của Truyện thơ hàm tải trong chừng 400 câu thơ đã diễn tả lời TIỄN DẶN của nhân vật ANH YÊU, lấy tiếng thơ là tiếng lòng mà gửi gắm bầu tâm sự với người BẠN TÌNH muôn đời không dứt (Yêu nhau mà không lấy được nhau) .

Truyện thơ SỐNG CHỤ SON SAO là một bản Trường ca trữ tình (chứ không phải là “Sử thi”-trường ca Anh hùng). Đó là nghệ thuật kết hợp giữa truyện Dân gian và thơ Dân gian
(điệu hát KHẮP-hát thơ rất phổ cập ở Dân tộc Thái Sơn La-Tây Bắc-Việt Nam) nên gọi nó là “Truỵên thơ” là hợp lý nhất.
Theo truyền thuyết : Đây là một câu chuyện tình có thật của một đôi trai gái ở Bản Panh và Bản Sái thuộc xã Tranh Đấu, huyện Thuận Châu (Mường Muổi), tỉnh Sơn La ngày nay.
Vì thế hai Bản (Làng) này có thể gọi chung là “Bản Panh Sái” cũng được( mà Panh Sái là cách nói lái tiếng “Sai Pánh” mà ra, “Sai Pánh” là tiếng gọi âu yếm yêu thương).NK tôi đã có thời gian làm “Cán bộ cắm Bản”( nói theo kiểu đối phương là “Việt cộng nằm vùng” ở đây hồi năm chiến tranh 1966-1967) nên đã được nghe Già làng và bà con cô bác kể và hát cho nghe về thiên tình sử lâm ly bi thương này ( kiểu như ở Vêrônna bên Ý).
Sống Chụ Son Sao là đỉnh cao của Văn học Thái ( Thái đen -Việt Nam) mà ngôn ngữ (tiếng) Thuận Châu,Mường La là tiêu biểu ( khi được truyền lên Lai Châu- Điện Biên, sang Lào-Thái Lan, vào Hòa Bình- Thanh Hóa-Nghệ An thì phát âm và câu chữ có biến đổi…) Truyện thơ được sáng tác trong xã hội thịnh trị của Thế kỷ 17 ở vùng Tây bắc Đại Việt, ngôn ngữ thơ đã đạt trình độ điêu luyện, tài tình,hầu hết các thể thơ Thái thông dụng đã đươch sử dụng khá nhuần nhuyễn trong Sống Chụ Son Sao, từ thể Khắp Bắc câu dài 11, 12 chữ đến thể Khống Khái câu ngắn 5, 6 chữ, những thể thơ này được dùng xen lẫn với nhau rất hài hòa tuyệt diệu.
NK tôi ( Chàng trai Đình Bảng) vốn là một Kỹ sư Nông nghiệp, năm 1963 lên Sơn la công tác,đã có hàng chục năm ở Bản, cùng sống với đồng bào hết Sông Mã laị Mai Sơn ( Mường Mụa),Thuận Châu, Mường La…Cứ như vậy, năm tiếp năm, trải 21 mùa hoa Ban nở ( Ban pún), mùa con ve Y Liếng kêu ran với tiếng chim Tăng Ló gọi khi mùa lũ về suốt cả thời gian tuổi trẻ. Lòng quê Quan Họ đã thấm đượm hương sắc Bản Mường, say mê với những khúc tình thơ xứ Thái… phải chăng vì thế đã nhập hồn vào các câu thơ Sống Chụ …để rồi bằng thể thơ truyền thống của Người Kinh Bắc (với Nguyễn Gia Thiều, Đoàn Thị Điểm) NK đã ” Diễn Nôm” ra 1024 câu “Tiễn Dặn Người Yêu” dâng tặng cho Quê hương xứ sở…Đây là những câu tuyệt đẹp :

- Có đêm chuyện chừng quên gà gáy
Đeo mộng về trăng rải như mơ
- Quả cau đã buộc dây trầu gỡ sao
-Cầm sào dời bến lòng đau nuốt hờn
-Nhớ quê đồng đã vào mùa
Mạ ai gieo,để ai bừa ruộng em
-Nhưng còn đây trái tim hồng
Dây tơ vương vấn theo từng bước anh
Người đi xa quẩn quanh Vía bám
dây trầu leo lên quấn hồn yêu
-Cho dù đã vợ người ta
Đã yêu xin xẻ lòng chờ đợi nhau
Mùa hoa bưởi hoa ngâu hẹn đợi
Hoa Mạ vàng chờ tới tàn phai
Hoa tàn em nhúng sương mai
Hai mươi năm gói khăn mùi còn thơm
-Xa em lên Mường Lay núi biếc
Lối Mường So đá xếp quanh co
cheo leo dốc dựng bên bờ
Chênh vênh cuối thác sóng xô bên trời
Áo anh đã tă tơi xơ xác
-Khi anh đi cải ngồng cánh bướm
Anh trở về cải muộn đơm hoa
Khi đi Piêu mới rủ là
Khi về áo trẻ khắp nhà dăng phơi
-Sông Mã cạn lòng trơ bằng đĩa
Sông Đà nông bằng đũa hãy quên
-Đêm nằm không mảnh lót lưng
Cơm ăn như cát đói từng đêm đêm V.V…

Và 3 câu “kết” (dịch) người dịch lấy 3 ý theo 3 kiểu:
-Một câu thơ Tây (kiẻu Pháp-Ý) “Trúng hồng tâm mũi nỏ thần yêu” vẫn hàm ý thơ gốc Sống Chụ với ý thơ Xuân Diệu ( Cứ mỗi sớm Thần vui hằng gõ cửa, Thần ái tình bắn những mũi tên vào tim Chàng và Nàng).
-Một câu thơ Thái “Chỉ vào guồng cuộn tơ gieo”.
-Một câu là con cháu cụ Nguyễn Du: xin trở lại thời điểm ra đời của Sống Chụ với hương vị “Ngâm khúc” cổ điển :
“An cư lạc nghiệp bao nhiêu là tình”
âu cũng là khẳng định một xã hội thịnh trị với trai thanh gái lịch của vùng quê Quan Họ , vùng đất Thuận Châu của Bản Sai Pánh ( bản Chiềng Ly chua đi đã nhớ ) thân yêu ơi,nơi giầu tiếng dân ca óng mượt lời vàng ý ngọc. Ôi quả thực là đất nào người ấy ( Người là hoa của đất),đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu, tâm hồn tình nghĩa Người Việt Nam ta lúc nào cũng là ” Đeo mộng về trăng rải nhơ mơ” Và ” khăng khăng son sắt mối tình còn đeo” muôn đời là vậy .

Còn tiếp…
Nguyễn Khôi – cẩn bút…

*Bài 2 : VỀ CHỮ “CHỤ” CỦA NGƯỜI THÁI

Cũng như nhiều Dân tộc anh em khác, người Thái quan niệm con người ta có phần XÁC và phần HỒN ( Vía )-khuôn, phi khuôn, khuôn ngau.
Người ta tin rằng số phận con người phụ thuộc chặt chẽ vào quan hệ cái gọi là MINH-NÉN-KHOK:
-MINH: là mặt bằng không gian của đất (cõi trần).
-NÉN: là Trục dọc có hình tựa cây măng mọc thẳng ( Nó nén ),đáy NÉN ở mặt đất, còn đỉnh NÉN chạm tới không gian Trời ( Then ).
NÉN được coi là sinh , kiếp, số mệnh :đóng vai trò sự sống với trời và đất, giữa cái thịnh và cái suy, giữa cõi sống và cõi chết.
NÉN tốt : Người khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn ( Nén sáng: Nén hung, Nén saư ).
Còn NÉN xấu là Nén mờ : người yếu ớt, tâm tính xấu, làm ăn lụn bại.
Có số phận là có duyên kiếp lứa đôi. Hợp duyên kiếp thì sẽ đạt tới hạnh phúc lý tưởng, ngược lại thì vợ chồng phải chịu số phận hẩm hiu của Minh-Nén.
Chia lìa là vứt bỏ Minh- Nén đi vào Mường Ma ( cõi chết). Duyên chồng vợ do “Then bày- Trời đặt”, còn tình yêu do “Lẽ Trời tạo ra” – vì thế mà Người Thái mới có cái gọi là CHỤ.
CHỤ là NGƯỜI TÌNH mà không phải là vợ hoặc chồng , là cái gì đó cao siêu, đẹp đẽ và lớn lao lắm đối với mỗi con người cụ thể .
Bởi lẽ ” Xíp Nén báu to Nén Chụ cáu “(mười Nén không thể bằng một Nén của người tình cũ). Khi yêu nhau, trai gái đến nhờ bà MỘT (cô đồng) có thể giao tiếp với Thần linh để “bói” xem : thắp 2 ngọn nến đặt cạnh nhau, khấn “Then chăng,Then bua” đẻ nhờ Then (Trời) xem duyên phận hạnh phúc, “so tuổi” ngày giờ tháng năm sinh đôi lứa có hợp không ?…Nến cháy to, sáng, cháy đều là “Nen feng” hợp duyên phận. Ngược lại là tình duyên trắc trở, đôi bạn không nên vợ nên chồng, họ sẽ trở thành CHỤ (người tình) của nhau.Vì thế có trường hợp quá yêu, cả hai chấp nhận” quyên sinh” cùng nhau đi vào cõi “tử” (chết) ! Chết là MINH=O, NÉN đứt, hồn lìa khỏi xác.

Nguyễn Khôi – cẩn bút
còn tiếp…
*-Bài 3, SO SÁNH CÁC BẢN DỊCH “SỐNG CHỤ SON SAO”
VỚI BẢN GỐC (Tiếng Thái phiên âm)

-Sống (xống) = Tiễn đưa
-Chụ = nhân tình, người tình
-Son = răn,dạy bảo,(son tạy= dạy dỗ), dặn dò
-Sao = gái, cô gái
Sống chụ son sao = Tiễn đưa người tình, dặn dò cô gái.

So sánh một số đoạn thơ hay, đẹp nhất :

*-1,Cộp chụ tạu cáy khăn
Pa lăng phăn mữa xú hườn hươn chọi
Hên tò,mek dắn dọi lồng tồng xí puông
Mươi luông tặp cháy cá hươn ông pên piếng
Tản chụ pên niếng nắc hặc chụ pên niếng niêu
Hứa chaư điêu bánh xong xừ đảy.

Dịch xuôi của Cầm Cường :
Bên nhau tận thâu đêm gà gáy
Đèo giấc mơ về tới nhà, trăng xế đầu núi
Màn sương buông đồng làng bốn mảng
Sương lạnh sa mái nhà “Ông” thành tảng
Lời tình xôi nén chặt
Thương tình xôi nén chắc vào xôi
Mảnh tim này ai nỡ xẻ làm đôi.

Mạc Phi:
Đôi ta ngồi khuống tận khi gà gáy
Đeo mộng về nhà lúc xế vầng trăng
Bốn phía sa mù dâng
Mịt mùng sương buông lấp mái
Lời hẹn hò bền chắc
Tình đôi ta nhuyễn chặt
chung trái tim không thể xẻ đôi.

Điêu Chính Ngâu :
Ta yêu nhau cùng chơi “khuống” tận gà gáy
Mang mộng về nhà lúc vầng trăng xế đầu non
Thấy mịt mùng sương phủ bốn bề
Sương sa lấp mái,đông thành tuyết
Mối tình càng vương ván
yêu nhau như nắm xôi nhuyễn chặt
Tría tim này nỡ xẻ làm đôi

Nguyễn Khôi;
Có đêm chuyện chừng quên gà gáy
Đeo mộng về trăng rải như mơ
Mù dâng sương tỏa mịt mờ
Tơ duyên xe lối hẹn hò bền lâu

*-2, Pan đắng cởn hin lạn mà lắn tặp mữ
Tặp mữ tắp phái khoa niu cơi
Lượt háu dọi ,xẩm xép naư mốc
Lượt baứ tốc, xẩm xép naư chau
Tộc cuông chaư báu ni phaư hụ
Tộc ná chu, hảy dú cuông pha.

Cầm Cường :
Ví như phiến đá tảng đập trúng vào tay
Đẹn tay đúng ngón út phía phải
Máu chưa chảy mà xót nỗi lòng
Máu chưa rơi, mà nhức mhối trong tim
Đau nỗi lòng, ai có thấu chăng ?
Tủi nỗi lòng,vò võ gối chăn.

Mạc Phi :
Như nậy đá to, đá sập
Vần đá tảng đè tay
Đè tay,đè tay phải,ngón út
Máu không rớt mà đau tận ruột
Máu không rơi mà buốt tận tim
Đau trong ruột,không người đoái hoài
Buốt trong tim, thăm hỏi nào ai?
xót xa em trùm chăn thầm khóc.

Điêu Chính Ngâu :
Như nậy đá, đá sập phải tay
Đè tay đè ngón út
Máu không chảy mà xót tận tim
Máu không rơi xót đau cõi lòng
Buồn trong lòng nào có ai hay ?
Tình thương đành trùm chăn thầm khóc.

Nguyễn Khôi :
Như vần đá ,đá lăn đổ sập
Dập ngón tay rút ruột mà đau
Máu không rơi buốt tận đầu
Nhói trong tim hỏi ai nào biết cho ?
Trùm chăn kín xót xa thầm khóc

*-3,….
Nham bók pục,đất bók pục nằng cong
Nhám bók tong,đất bók tong nằng thả
Nham bók mạ,đất bók mạ nằng thả hướm lay
……..
Cầm Cường :
Mùa hoa bưởi, ngắt hoa bưởi ngồi trông
Mùa hoa vông, ngắt hoa vông ngồi chờ
Mùa hoa mạ,ngắt hoa mạ ngồi ngóng đợi hoài

Mạc Phi :
Dù thành vợ người ta,cứ xẻ lòng chờ, em ạ !
Mùa hoa bưởi ngắt hoa bưởi ngồi mong
Mùa hoa vông ngắt hoa vông ngồi đợi
Mùa hoa mạ ,ngắt hoa mạ ngồi chờ
Hoa sắp héo,sương mai em nhúng
Hoa sắp tang,nước rượu em ngâm
Hoa gói khăn đào 20 năm không phai
19 đời Tạo quan vẫn thắm
Đôi ta yêu nhau lấy gì gửi mặt?
Gửi vải sợ vải sờn
Gửi đàn sợ đàn gãy
Gửi bạc vụn sợ không đáng lòng
Gửi bạc nén ? nhưng anh của khó nhà không !
Gửi vật tre mây sợ hóp
Đôi ta yêu nhau,anh gửi chiếc đàn môi đồng
Còn thương anh,đàn môi đồng nhớ mãi
Duyên mai sau,đàn môi đây, hãy lấy nhận người
Cất kỹ trong lòng,em ơi,đừng nhầm lẫn nhận sai !
Con khóc giơ đàn môi dỗ nín
Ngày về Trời (chết) treo trên cổ ngựa (giấy) bay
Đàn bay lên thành một cánh bướm vàng
Lời thương đặt trong lòng đừng phai
Trầu têm đặt trong giỏ đừng úa
Lạc phương trời đừng buồn
Vòng bảy cõi Mường xa đừng đổi thay !

Điêu Chính Ngâu :
Em lấy ai hãy xẻ lòng chờ
Mùa hoa bưởi em ngắt hoa bưởi ngồi mong
Mùa hoa vông em ngắt hoa vông ngồi đợi
Mùa hoa mạ em ngắt hoa mạ ngồi chờ
Hoa sắp héo đem dấp sương mai hoa sẽ tưoi lại
Hoa sắp phai đem ngâm rượu quế
Hoa sắp tàn đem gói khăn hồng
Khăn hồng để 20 năm không phai
Mười chín đời vẫn tươi
Đôi ta yêu nhau biét gửi gì làm kỷ vật ?

Nguyễn Khôi :
Cho dù đã vợ người ta
Đã yêu xin xẻ lòng chờ đợi nhau
Mùa hoa bưởi hoa ngâu hẹn đợi
Hoa mạ vàng chờ tới tàn phai
Hoa tàn em nhúng sương mai
20 năm gói khăn mùi còn thơm
19 đời Tạo quan vẫn thắm
Mặt thân thương gửi gắm gì hơn
Vải ư ? sợ vải chóng sờn
Đàn ư ? lại sợ gãy đàn ngang cung
Gửi bạc vụn sợ l\không xứng đáng
Bạc nén ư ? Anh kiếm chưa ra
Gửi tre lại sợ tre già
Đàn môi cất kỹ kẻo mà nhận sai
Con khóc lấy đàn môi dỗ nín
Ngày về Trời theo cánh ngựa bay
Lời thương em nhớ đừng phai
Hồn thương đừng có đổi thay cõi trời
Như hóa phép vàng tươi cánh bướm
Qua hè về đông đến cưới nhau

*-4,Mứa lồng hươn,phác cát hính pên bứa
Bát lau lửa, xửa ón nọi ma ták têm chăn
……..
Cầm Cường :
Lúc ra đi hạt cải mới nảy mầm
Tới ngày về, áo con tre phơi đã đầy sân
….
Mạc Phi :
Khi anh ra đi cải chia cánh bướm
Khi anh trở về cải già đơm hoa
Lâu ngày ,em đã quên hơi hết lạ.
Khi anh ra đi, khăn Piêu đen em còn vắt sào ngang
Khi anh trở về,áo con nhỏ đã dăng đầy sân
Dây trầu không cũng xào xạc rụng cuống
Sâu khoét trong lòng cây tươi được chăng ?
bạn lứa đều nên duyên may mắn
Thiẹt riêng anh ở vắng một mình !

Điêu Chính Ngâu :
Khi anh đi rau cải mới mọc mầm
Chiếc Piêu đen còn phơi sào giữa
Lúc anh về áo con nhỏ phơi đầy sân
Rì rào lá Trầu rơi khỏi cuống
Tre kém tươi phải chăng sâu khoét?
Bạn cũ đều nên đôi nên lứa
Còn ta thời lẻ loi đơn độc !

Nguyễn Khôi:
Khi anh đi cải ngồng cánh bướm
Anh trở về, cải muộn đơm hoa
Khi đi Piêu mới rủ là
Khi về áo trẻ khắp nhà dăng phơi
Lá trầu vàng rụng rơi khỏi cuống
Cây tre sầu chết đứng vườn bên
bạn bè nên lứa nên duyên
Riêng anh đơn độc nhìn em bẽ bàng.

Thơ Thái phổ biến khổ thơ gồm 3 câu một,đây là một cách chia khổ thơ đặc sắc để tạo ra sự nhấn mạnh (tạo thành 1 ý, kiểu vần Lưng của hát KHẮP rất vần,có tính cân đối nhịp nhàng dễ đọc, dễ ngâm). Thể KHẮP phải chăng là gần với thể ngâm khúc ( song thất lục bát- độc nhất vô nhị chỉ Người Kinh mới có ) ?…Vì thế nên NK tâm đắc “vận” vào (áp vào) mà dịch Sống Chụ Son Sao.
Trong các bản Sống Chụ Son Sao còn lại đến nay thì :
!, Bản Điêu Chính Ngâu (1914-1958)-Thái trắng Quỳnh Nhai-SơnLa, là người sưu tầm dịch đầu tiên (nxb Hội Nhà Văn-1957) được coi là bản dịch sát nghĩa nhất,tuy không đầy đủ bằng các bản sau.
2, Bản do Nhà văn Mạc Phi (1028-1996)-Hoa, tên thật là Lưu Huy Hòa,sinh tại Mông Tự -Vân Nam ( Trung Quốc),lấy vợ Thái, từng là Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Lai Châu.
Bản này(1960) dài hơn bản 1957 tới 242 câu…được coi là những câu thơ có giá trị làm cho ý nghĩa và hình ảnh các đoạn thơ trở nên tinh tế sống động hẳn lên.Trước khi tiến hành dịch, Mạc Phi đã so sánh đối chiếu chỉnh lý giữa các bản sưu tầm năm 1957, 1958 và 5 bản chép tay khác ở Thuận Châu, Mai Sơn, Mường La ( Sơn La).Sau đó Ông còn hiệu đính lần cuối với sự tham gia của 1 số nghệ nhân người bản địa . Đây có thể coi là một bản Truyện thơ dược hiệu đính ( nhuận sắc) công phu .. Tuy nhiên, theo các nhà sưu tập nổi tíếng của Dân tộc Thái như Điêu Chính Ngâu, Hà Hem, Quàng Văn Đôi, Pánh Túng, Phóng Nói, Lù Văn Nhớ, Cầm Bao, Cầm Biêu, Lò Văn Sỹ , Lò Văn Cậy, Cầm Cường…thì trên đại thể,tất cả các bản truyện thơ Sống Chụ Son Sao đều chỉ khác nhau ở một số chữ đệm đầu câu hoặc cuối câu thơ, hoặc khác nhau về cách sắp xếp một số câu trong một số đoạn (do là thể KHẮP -hát thơ).
PGS – TS Cầm Cường (1934-1996)-Thái đen Sơn La,Đại học Tổng hợp Hà Nội, mới công bố 1 số đoạn dịch khá sát nghĩa…
Một điều ngẫu nhiên thú vị là : các dịch giả (Đ.C.NG.-M.P-NK) có thời đều ở Bản Nà Coóng, xã Chiềng Cơi, huyện Mường La, tỉnh Sơn La- nơi khu gia đình cán bộ Khu Tây Bắc và tỉnh Sơn La cư trú – phải chăng đó là duyên tiền định để các “Nhà” cùng Hứng khởi trước sau cất công thả hồn “dịch” Sống Chụ Son Sao” cho mọi người ( các Dân tộc anh em trong mái nhà Việt Nam) cùng ngâm nga thưởng thức thiên tình sử bất hủ này !

Trích ” Tiễn dặn người yêu” toàn tập- Nguyễn Khôi ( biên soạn) 418 trang, khổ 13×19,nxb VH Dân tộc-Hà Nội -năm 2000
Bài đã đăng ” Kỷ yếu Hội Nghị Chương trình Thái Học” Hà Nội 2002
NGUYỄN KHÔI

 

Nhà thơ Nguyễn Khôi-
———————

Bài 1: VỀ 4 chữ SỐNG CHỤ SON SAO

Đúng ra phải gọi là “Tiễn dặn bạn tình”, còn dịch là “Tiễn dặn người yêu” (cách nói của thời hiện đại) coi như đạt được sự tương xứng về cấu trúc, nhưng lại chưa lột tả được hết ý nghĩa hàm ẩn. Từ SON vừa có nghĩa là DẶN, nhưng còn có nghĩa là SỰ HỌC- bài học, nghĩa sau mới là nghĩa chính.Với tâm tư sâu sắc của Người yêu cũ đã trải nghiệm qua một cuộc tình đầy bi thương, với cốt lõi của Truyện thơ hàm tải trong chừng 400 câu thơ đã diễn tả lời TIỄN DẶN của nhân vật ANH YÊU, lấy tiếng thơ là tiếng lòng mà gửi gắm bầu tâm sự với người BẠN TÌNH muôn đời không dứt (Yêu nhau mà không lấy được nhau) .
Truyện thơ SỐNG CHỤ SON SAO là một bản Trường ca trữ tình (chứ không phải là “Sử thi”-trường ca Anh hùng). Đó là nghệ thuật kết hợp giữa truyện Dân gian và thơ Dân gian
(điệu hát KHẮP-hát thơ rất phổ cập ở Dân tộc Thái Sơn La-Tây Bắc-Việt Nam) nên gọi nó là “Truỵên thơ” là hợp lý nhất.
Theo truyền thuyết : Đây là một câu chuyện tình có thật của một đôi trai gái ở Bản Panh và Bản Sái thuộc xã Tranh Đấu, huyện Thuận Châu (Mường Muổi), tỉnh Sơn La ngày nay.
Vì thế hai Bản (Làng) này có thể gọi chung là “Bản Panh Sái” cũng được( mà Panh Sái là cách nói lái tiếng “Sai Pánh” mà ra, “Sai Pánh” là tiếng gọi âu yếm yêu thương).NK tôi đã có thời gian làm “Cán bộ cắm Bản”( nói theo kiểu đối phương là “Việt cộng nằm vùng” ở đây hồi năm chiến tranh 1966-1967) nên đã được nghe Già làng và bà con cô bác kể và hát cho nghe về thiên tình sử lâm ly bi thương này ( kiểu như ở Vêrônna bên Ý).
Sống Chụ Son Sao là đỉnh cao của Văn học Thái ( Thái đen -Việt Nam) mà ngôn ngữ (tiếng) Thuận Châu,Mường La là tiêu biểu ( khi được truyền lên Lai Châu- Điện Biên, sang Lào-Thái Lan, vào Hòa Bình- Thanh Hóa-Nghệ An thì phát âm và câu chữ có biến đổi…) Truyện thơ được sáng tác trong xã hội thịnh trị của Thế kỷ 17 ở vùng Tây bắc Đại Việt, ngôn ngữ thơ đã đạt trình độ điêu luyện, tài tình,hầu hết các thể thơ Thái thông dụng đã đươch sử dụng khá nhuần nhuyễn trong Sống Chụ Son Sao, từ thể Khắp Bắc câu dài 11, 12 chữ đến thể Khống Khái câu ngắn 5, 6 chữ, những thể thơ này được dùng xen lẫn với nhau rất hài hòa tuyệt diệu.
NK tôi ( Chàng trai Đình Bảng) vốn là một Kỹ sư Nông nghiệp, năm 1963 lên Sơn la công tác,đã có hàng chục năm ở Bản, cùng sống với đồng bào hết Sông Mã laị Mai Sơn ( Mường Mụa),Thuận Châu, Mường La…Cứ như vậy, năm tiếp năm, trải 21 mùa hoa Ban nở ( Ban pún), mùa con ve Y Liếng kêu ran với tiếng chim Tăng Ló gọi khi mùa lũ về suốt cả thời gian tuổi trẻ. Lòng quê Quan Họ đã thấm đượm hương sắc Bản Mường, say mê với những khúc tình thơ xứ Thái… phải chăng vì thế đã nhập hồn vào các câu thơ Sống Chụ …để rồi bằng thể thơ truyền thống của Người Kinh Bắc (với Nguyễn Gia Thiều, Đoàn Thị Điểm) NK đã ” Diễn Nôm” ra 1024 câu “Tiễn Dặn Người Yêu” dâng tặng cho Quê hương xứ sở…Đây là những câu tuyệt đẹp :

- Có đêm chuyện chừng quên gà gáy
Đeo mộng về trăng rải như mơ
- Quả cau đã buộc dây trầu gỡ sao
-Cầm sào dời bến lòng đau nuốt hờn
-Nhớ quê đồng đã vào mùa
Mạ ai gieo,để ai bừa ruộng em
-Nhưng còn đây trái tim hồng
Dây tơ vương vấn theo từng bước anh
Người đi xa quẩn quanh Vía bám
dây trầu leo lên quấn hồn yêu
-Cho dù đã vợ người ta
Đã yêu xin xẻ lòng chờ đợi nhau
Mùa hoa bưởi hoa ngâu hẹn đợi
Hoa Mạ vàng chờ tới tàn phai
Hoa tàn em nhúng sương mai
Hai mươi năm gói khăn mùi còn thơm
-Xa em lên Mường Lay núi biếc
Lối Mường So đá xếp quanh co
cheo leo dốc dựng bên bờ
Chênh vênh cuối thác sóng xô bên trời
Áo anh đã tă tơi xơ xác
-Khi anh đi cải ngồng cánh bướm
Anh trở về cải muộn đơm hoa
Khi đi Piêu mới rủ là
Khi về áo trẻ khắp nhà dăng phơi
-Sông Mã cạn lòng trơ bằng đĩa
Sông Đà nông bằng đũa hãy quên
-Đêm nằm không mảnh lót lưng
Cơm ăn như cát đói từng đêm đêm V.V…

Và 3 câu “kết” (dịch) người dịch lấy 3 ý theo 3 kiểu:
-Một câu thơ Tây (kiẻu Pháp-Ý) “Trúng hồng tâm mũi nỏ thần yêu” vẫn hàm ý thơ gốc Sống Chụ với ý thơ Xuân Diệu ( Cứ mỗi sớm Thần vui hằng gõ cửa, Thần ái tình bắn những mũi tên vào tim Chàng và Nàng).
-Một câu thơ Thái “Chỉ vào guồng cuộn tơ gieo”.
-Một câu là con cháu cụ Nguyễn Du: xin trở lại thời điểm ra đời của Sống Chụ với hương vị “Ngâm khúc” cổ điển :
“An cư lạc nghiệp bao nhiêu là tình”
âu cũng là khẳng định một xã hội thịnh trị với trai thanh gái lịch của vùng quê Quan Họ , vùng đất Thuận Châu của Bản Sai Pánh ( bản Chiềng Ly chua đi đã nhớ ) thân yêu ơi,nơi giầu tiếng dân ca óng mượt lời vàng ý ngọc. Ôi quả thực là đất nào người ấy ( Người là hoa của đất),đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu, tâm hồn tình nghĩa Người Việt Nam ta lúc nào cũng là ” Đeo mộng về trăng rải nhơ mơ” Và ” khăng khăng son sắt mối tình còn đeo” muôn đời là vậy .

Còn tiếp…
Nguyễn Khôi – cẩn bút…

*Bài 2 : VỀ CHỮ “CHỤ” CỦA NGƯỜI THÁI

Cũng như nhiều Dân tộc anh em khác, người Thái quan niệm con người ta có phần XÁC và phần HỒN ( Vía )-khuôn, phi khuôn, khuôn ngau.
Người ta tin rằng số phận con người phụ thuộc chặt chẽ vào quan hệ cái gọi là MINH-NÉN-KHOK:
-MINH: là mặt bằng không gian của đất (cõi trần).
-NÉN: là Trục dọc có hình tựa cây măng mọc thẳng ( Nó nén ),đáy NÉN ở mặt đất, còn đỉnh NÉN chạm tới không gian Trời ( Then ).
NÉN được coi là sinh , kiếp, số mệnh :đóng vai trò sự sống với trời và đất, giữa cái thịnh và cái suy, giữa cõi sống và cõi chết.
NÉN tốt : Người khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn ( Nén sáng: Nén hung, Nén saư ).
Còn NÉN xấu là Nén mờ : người yếu ớt, tâm tính xấu, làm ăn lụn bại.
Có số phận là có duyên kiếp lứa đôi. Hợp duyên kiếp thì sẽ đạt tới hạnh phúc lý tưởng, ngược lại thì vợ chồng phải chịu số phận hẩm hiu của Minh-Nén.
Chia lìa là vứt bỏ Minh- Nén đi vào Mường Ma ( cõi chết). Duyên chồng vợ do “Then bày- Trời đặt”, còn tình yêu do “Lẽ Trời tạo ra” – vì thế mà Người Thái mới có cái gọi là CHỤ.
CHỤ là NGƯỜI TÌNH mà không phải là vợ hoặc chồng , là cái gì đó cao siêu, đẹp đẽ và lớn lao lắm đối với mỗi con người cụ thể .
Bởi lẽ ” Xíp Nén báu to Nén Chụ cáu “(mười Nén không thể bằng một Nén của người tình cũ). Khi yêu nhau, trai gái đến nhờ bà MỘT (cô đồng) có thể giao tiếp với Thần linh để “bói” xem : thắp 2 ngọn nến đặt cạnh nhau, khấn “Then chăng,Then bua” đẻ nhờ Then (Trời) xem duyên phận hạnh phúc, “so tuổi” ngày giờ tháng năm sinh đôi lứa có hợp không ?…Nến cháy to, sáng, cháy đều là “Nen feng” hợp duyên phận. Ngược lại là tình duyên trắc trở, đôi bạn không nên vợ nên chồng, họ sẽ trở thành CHỤ (người tình) của nhau.Vì thế có trường hợp quá yêu, cả hai chấp nhận” quyên sinh” cùng nhau đi vào cõi “tử” (chết) ! Chết là MINH=O, NÉN đứt, hồn lìa khỏi xác.

Nguyễn Khôi – cẩn bút
còn tiếp…
*-Bài 3, SO SÁNH CÁC BẢN DỊCH “SỐNG CHỤ SON SAO”
VỚI BẢN GỐC (Tiếng Thái phiên âm)

-Sống (xống) = Tiễn đưa
-Chụ = nhân tình, người tình
-Son = răn,dạy bảo,(son tạy= dạy dỗ), dặn dò
-Sao = gái, cô gái
Sống chụ son sao = Tiễn đưa người tình, dặn dò cô gái.

So sánh một số đoạn thơ hay, đẹp nhất :

*-1,Cộp chụ tạu cáy khăn
Pa lăng phăn mữa xú hườn hươn chọi
Hên tò,mek dắn dọi lồng tồng xí puông
Mươi luông tặp cháy cá hươn ông pên piếng
Tản chụ pên niếng nắc hặc chụ pên niếng niêu
Hứa chaư điêu bánh xong xừ đảy.

Dịch xuôi của Cầm Cường :
Bên nhau tận thâu đêm gà gáy
Đèo giấc mơ về tới nhà, trăng xế đầu núi
Màn sương buông đồng làng bốn mảng
Sương lạnh sa mái nhà “Ông” thành tảng
Lời tình xôi nén chặt
Thương tình xôi nén chắc vào xôi
Mảnh tim này ai nỡ xẻ làm đôi.

Mạc Phi:
Đôi ta ngồi khuống tận khi gà gáy
Đeo mộng về nhà lúc xế vầng trăng
Bốn phía sa mù dâng
Mịt mùng sương buông lấp mái
Lời hẹn hò bền chắc
Tình đôi ta nhuyễn chặt
chung trái tim không thể xẻ đôi.

Điêu Chính Ngâu :
Ta yêu nhau cùng chơi “khuống” tận gà gáy
Mang mộng về nhà lúc vầng trăng xế đầu non
Thấy mịt mùng sương phủ bốn bề
Sương sa lấp mái,đông thành tuyết
Mối tình càng vương ván
yêu nhau như nắm xôi nhuyễn chặt
Tría tim này nỡ xẻ làm đôi

Nguyễn Khôi;
Có đêm chuyện chừng quên gà gáy
Đeo mộng về trăng rải như mơ
Mù dâng sương tỏa mịt mờ
Tơ duyên xe lối hẹn hò bền lâu

*-2, Pan đắng cởn hin lạn mà lắn tặp mữ
Tặp mữ tắp phái khoa niu cơi
Lượt háu dọi ,xẩm xép naư mốc
Lượt baứ tốc, xẩm xép naư chau
Tộc cuông chaư báu ni phaư hụ
Tộc ná chu, hảy dú cuông pha.

Cầm Cường :
Ví như phiến đá tảng đập trúng vào tay
Đẹn tay đúng ngón út phía phải
Máu chưa chảy mà xót nỗi lòng
Máu chưa rơi, mà nhức mhối trong tim
Đau nỗi lòng, ai có thấu chăng ?
Tủi nỗi lòng,vò võ gối chăn.

Mạc Phi :
Như nậy đá to, đá sập
Vần đá tảng đè tay
Đè tay,đè tay phải,ngón út
Máu không rớt mà đau tận ruột
Máu không rơi mà buốt tận tim
Đau trong ruột,không người đoái hoài
Buốt trong tim, thăm hỏi nào ai?
xót xa em trùm chăn thầm khóc.

Điêu Chính Ngâu :
Như nậy đá, đá sập phải tay
Đè tay đè ngón út
Máu không chảy mà xót tận tim
Máu không rơi xót đau cõi lòng
Buồn trong lòng nào có ai hay ?
Tình thương đành trùm chăn thầm khóc.

Nguyễn Khôi :
Như vần đá ,đá lăn đổ sập
Dập ngón tay rút ruột mà đau
Máu không rơi buốt tận đầu
Nhói trong tim hỏi ai nào biết cho ?
Trùm chăn kín xót xa thầm khóc

*-3,….
Nham bók pục,đất bók pục nằng cong
Nhám bók tong,đất bók tong nằng thả
Nham bók mạ,đất bók mạ nằng thả hướm lay
……..
Cầm Cường :
Mùa hoa bưởi, ngắt hoa bưởi ngồi trông
Mùa hoa vông, ngắt hoa vông ngồi chờ
Mùa hoa mạ,ngắt hoa mạ ngồi ngóng đợi hoài

Mạc Phi :
Dù thành vợ người ta,cứ xẻ lòng chờ, em ạ !
Mùa hoa bưởi ngắt hoa bưởi ngồi mong
Mùa hoa vông ngắt hoa vông ngồi đợi
Mùa hoa mạ ,ngắt hoa mạ ngồi chờ
Hoa sắp héo,sương mai em nhúng
Hoa sắp tang,nước rượu em ngâm
Hoa gói khăn đào 20 năm không phai
19 đời Tạo quan vẫn thắm
Đôi ta yêu nhau lấy gì gửi mặt?
Gửi vải sợ vải sờn
Gửi đàn sợ đàn gãy
Gửi bạc vụn sợ không đáng lòng
Gửi bạc nén ? nhưng anh của khó nhà không !
Gửi vật tre mây sợ hóp
Đôi ta yêu nhau,anh gửi chiếc đàn môi đồng
Còn thương anh,đàn môi đồng nhớ mãi
Duyên mai sau,đàn môi đây, hãy lấy nhận người
Cất kỹ trong lòng,em ơi,đừng nhầm lẫn nhận sai !
Con khóc giơ đàn môi dỗ nín
Ngày về Trời (chết) treo trên cổ ngựa (giấy) bay
Đàn bay lên thành một cánh bướm vàng
Lời thương đặt trong lòng đừng phai
Trầu têm đặt trong giỏ đừng úa
Lạc phương trời đừng buồn
Vòng bảy cõi Mường xa đừng đổi thay !

Điêu Chính Ngâu :
Em lấy ai hãy xẻ lòng chờ
Mùa hoa bưởi em ngắt hoa bưởi ngồi mong
Mùa hoa vông em ngắt hoa vông ngồi đợi
Mùa hoa mạ em ngắt hoa mạ ngồi chờ
Hoa sắp héo đem dấp sương mai hoa sẽ tưoi lại
Hoa sắp phai đem ngâm rượu quế
Hoa sắp tàn đem gói khăn hồng
Khăn hồng để 20 năm không phai
Mười chín đời vẫn tươi
Đôi ta yêu nhau biét gửi gì làm kỷ vật ?

Nguyễn Khôi :
Cho dù đã vợ người ta
Đã yêu xin xẻ lòng chờ đợi nhau
Mùa hoa bưởi hoa ngâu hẹn đợi
Hoa mạ vàng chờ tới tàn phai
Hoa tàn em nhúng sương mai
20 năm gói khăn mùi còn thơm
19 đời Tạo quan vẫn thắm
Mặt thân thương gửi gắm gì hơn
Vải ư ? sợ vải chóng sờn
Đàn ư ? lại sợ gãy đàn ngang cung
Gửi bạc vụn sợ l\không xứng đáng
Bạc nén ư ? Anh kiếm chưa ra
Gửi tre lại sợ tre già
Đàn môi cất kỹ kẻo mà nhận sai
Con khóc lấy đàn môi dỗ nín
Ngày về Trời theo cánh ngựa bay
Lời thương em nhớ đừng phai
Hồn thương đừng có đổi thay cõi trời
Như hóa phép vàng tươi cánh bướm
Qua hè về đông đến cưới nhau

*-4,Mứa lồng hươn,phác cát hính pên bứa
Bát lau lửa, xửa ón nọi ma ták têm chăn
……..
Cầm Cường :
Lúc ra đi hạt cải mới nảy mầm
Tới ngày về, áo con tre phơi đã đầy sân
….
Mạc Phi :
Khi anh ra đi cải chia cánh bướm
Khi anh trở về cải già đơm hoa
Lâu ngày ,em đã quên hơi hết lạ.
Khi anh ra đi, khăn Piêu đen em còn vắt sào ngang
Khi anh trở về,áo con nhỏ đã dăng đầy sân
Dây trầu không cũng xào xạc rụng cuống
Sâu khoét trong lòng cây tươi được chăng ?
bạn lứa đều nên duyên may mắn
Thiẹt riêng anh ở vắng một mình !

Điêu Chính Ngâu :
Khi anh đi rau cải mới mọc mầm
Chiếc Piêu đen còn phơi sào giữa
Lúc anh về áo con nhỏ phơi đầy sân
Rì rào lá Trầu rơi khỏi cuống
Tre kém tươi phải chăng sâu khoét?
Bạn cũ đều nên đôi nên lứa
Còn ta thời lẻ loi đơn độc !

Nguyễn Khôi:
Khi anh đi cải ngồng cánh bướm
Anh trở về, cải muộn đơm hoa
Khi đi Piêu mới rủ là
Khi về áo trẻ khắp nhà dăng phơi
Lá trầu vàng rụng rơi khỏi cuống
Cây tre sầu chết đứng vườn bên
bạn bè nên lứa nên duyên
Riêng anh đơn độc nhìn em bẽ bàng.

Thơ Thái phổ biến khổ thơ gồm 3 câu một,đây là một cách chia khổ thơ đặc sắc để tạo ra sự nhấn mạnh (tạo thành 1 ý, kiểu vần Lưng của hát KHẮP rất vần,có tính cân đối nhịp nhàng dễ đọc, dễ ngâm). Thể KHẮP phải chăng là gần với thể ngâm khúc ( song thất lục bát- độc nhất vô nhị chỉ Người Kinh mới có ) ?…Vì thế nên NK tâm đắc “vận” vào (áp vào) mà dịch Sống Chụ Son Sao.
Trong các bản Sống Chụ Son Sao còn lại đến nay thì :
!, Bản Điêu Chính Ngâu (1914-1958)-Thái trắng Quỳnh Nhai-SơnLa, là người sưu tầm dịch đầu tiên (nxb Hội Nhà Văn-1957) được coi là bản dịch sát nghĩa nhất,tuy không đầy đủ bằng các bản sau.
2, Bản do Nhà văn Mạc Phi (1928-1996)-Hoa, tên thật là Lưu Huy Hòa,sinh tại Mông Tự -Vân Nam ( Trung Quốc),lấy vợ Thái, từng là Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Lai Châu.
Bản này(1960) dài hơn bản 1957 tới 242 câu…được coi là những câu thơ có giá trị làm cho ý nghĩa và hình ảnh các đoạn thơ trở nên tinh tế sống động hẳn lên.Trước khi tiến hành dịch, Mạc Phi đã so sánh đối chiếu chỉnh lý giữa các bản sưu tầm năm 1957, 1958 và 5 bản chép tay khác ở Thuận Châu, Mai Sơn, Mường La ( Sơn La).Sau đó Ông còn hiệu đính lần cuối với sự tham gia của 1 số nghệ nhân người bản địa . Đây có thể coi là một bản Truyện thơ dược hiệu đính ( nhuận sắc) công phu .. Tuy nhiên, theo các nhà sưu tập nổi tíếng của Dân tộc Thái như Điêu Chính Ngâu, Hà Hem, Quàng Văn Đôi, Pánh Túng, Phóng Nói, Lù Văn Nhớ, Cầm Bao, Cầm Biêu, Lò Văn Sỹ , Lò Văn Cậy, Cầm Cường…thì trên đại thể,tất cả các bản truyện thơ Sống Chụ Son Sao đều chỉ khác nhau ở một số chữ đệm đầu câu hoặc cuối câu thơ, hoặc khác nhau về cách sắp xếp một số câu trong một số đoạn (do là thể KHẮP -hát thơ).
PGS – TS Cầm Cường (1934-1996)-Thái đen Sơn La,Đại học Tổng hợp Hà Nội, mới công bố 1 số đoạn dịch khá sát nghĩa…
Một điều ngẫu nhiên thú vị là : các dịch giả (Đ.C.NG.-M.P-NK) có thời đều ở Bản Nà Coóng, xã Chiềng Cơi, huyện Mường La, tỉnh Sơn La- nơi khu gia đình cán bộ Khu Tây Bắc và tỉnh Sơn La cư trú – phải chăng đó là duyên tiền định để các “Nhà” cùng Hứng khởi trước sau cất công thả hồn “dịch” Sống Chụ Son Sao” cho mọi người ( các Dân tộc anh em trong mái nhà Việt Nam) cùng ngâm nga thưởng thức thiên tình sử bất hủ này !

Trích ” Tiễn dặn người yêu” toàn tập- Nguyễn Khôi ( biên soạn) 418 trang, khổ 13×19,nxb VH Dân tộc-Hà Nội -năm 2000
Bài đã đăng ” Kỷ yếu Hội Nghị Chương trình Thái Học” Hà Nội 2002
NGUYỄN KHÔI

 

Danh mục website