Thông báo

Thông tin truy cập

63655523
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
16836
25210
63655523

  • Cuộc chơi từ những biên giới ảo của thể loại

    Sự nghiêm ngặt của thể loại là sản phẩm của trí thông minh loài người trong hành trình sáng tạo. Nhưng sự lỏng lẻo của nó mới là chất xúc tác cho trí tưởng tượng to lớn của người làm nghệ thuật. Đặt mình trong những nguyên lí, thi pháp, chuẩn mực của thơ về câu từ, vần điệu, cấu tứ, đặc biệt là phẩm chất “dễ đi vào lòng người, dễ thuộc, dễ nhớ, dễ ngâm nga”, các nhà thơ hiện đại Việt Nam nói chung thường có xu hướng ổn định trong những cảm giác về thơ. Nhưng

    Xem chi tiết
  • "Gửi đây chút duyên tình đọc": Những ngọn lửa ủ kín...

    Hiếm có cuốn sách nào mà lời mở đầu của chính tác giả lại mời gọi người đọc chân thành đến thế: "Người hôm nay đọc người hôm xưa, cảm nhận rõ một điều là những ngọn lửa ấm nồng của trí tuệ và trái tim vẫn được ủ kín trong chữ nghĩa và một ngày thức dậy đồng hành cùng chúng ta hôm nay" "Gửi đây chút duyên tình đọc" (tác giả: Nguyễn Thị Thanh Xuân, NXB Đà Nẵng và Như Books, ấn hành tháng 10-2019). "Gửi đây", "đây" là đâu? Ngay lúc này, ngay ở đây, ngay ở

    Xem chi tiết
  • Gia hát cho đời xanh khát khao

    Homer, người kể chuyện vĩ đại năm xưa từng mở đầu thiên trường ca Odyssey bằng lời cầu khấn thanh tao: “Nàng thơ ơi, hãy hát lên…”. Mỗi nhà thơ kể cho chúng ta nghe một câu chuyện về chuyến phiêu lưu của cõi tinh thần. Thơ Thi Gia là những câu chuyện thầm thì không kết thúc trong trái tim một người nữ sẵn yêu và sẵn thơ: Gia ơi, chừ em hát Lời ngọt lành như mưa Gia ơi, chừ em khóc Thương ngày mình xuân xưa  (Gia ơi, đời xanh đấy!) Chỉ là một câu chuyện dài

    Xem chi tiết
  • Vĩnh biệt thầy Lê Tiến Dũng

    Tôi vào học Khoa Ngữ văn, ĐH Tổng hợp Tp HCM khi Thầy Lê Tiến Dũng còn trẻ, đang độ tuổi tràn trề sinh lực. Thầy điển trai, rất cuốn hút trên bục giảng và thân thiện, nhiệt tình trong đời thường. Tiếc cho Thầy, đang độ kiến thức tròn đầy, như trái sắp cho đời hương vị ngọt thơm thì bị tai biến mạch máu não. Thầy nói rất khó khăn, không thể lên lớp giảng dạy được nữa. Suốt một thời gian dài chứng bệnh quái ác kia cứ đeo theo muốn quật ngã Thầy, nhưng Thầy đã

    Xem chi tiết
  • Quyền của thời gian

    Trước hết, tôi nói về câu chuyện của Vũ Trọng Phụng. Về sáng tác của ông, người ta bình luận như sau: “Đọc xong một đoạn văn, tôi thấy trong lòng phẫn uất, khó chịu, tức tối. Không phải phẫn uất khó chịu vì cái vết thương xã hội tả trong câu văn, mà chính là vì cảm thấy một tư tưởng hắc ám, căm hờn, nhỏ nhen ẩn trong đó (…).  Đọc văn Vũ Trọng Phụng thực không bao giờ tôi thấy một tia hy vọng, một tư tưởng lạc quan. Đọc xong, ta phải tưởng tượng nhân gian

    Xem chi tiết
  • Mùa văn khoa

    Ai cũng có mùa văn khoa Đi qua đời như mùa lá Đi qua đời như mùa hoa Tan mất từ lâu trong hư vô Trở về rực rỡ giữa hư vô. Ai cũng có mùa văn khoa Mỗi trang viết liên tài biệt nhãn Thương nhau vì chữ nghĩa ngả nghiêng Những vết thương sâu như khoảng trống. Ai cũng có mùa văn khoa Vì quá yêu một điều ngơ ngác Nhớ và quên chẳng thể chữa lành. Ai cũng có mùa văn khoa Rỉ từng niềm cố quốc tha hương. Ai cũng có mùa văn khoa bay qua

    Xem chi tiết
  • Đêm Thủ Đức

    Lê Thị Thanh Tâm (SV Khóa 1993-1997)  Tưởng nhớ một thời  Mùa thu còn leo lét phía chân mây Đêm Thủ Đức sao băng về cánh gió Trăng khắc khoải giữa lưng trời mắt đỏ Thương bóng chiều tím biếc nỗi mênh mông.

    Xem chi tiết
  • Giá trị độc bản Thiền tông bản hạnh trong kho tàng mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm, Bắc Giang

    Lê Thị Thanh Tâm(*) TÓM TẮT Thiền tông bản hạnh (do Thiền sư Chân Nguyên biên soạn) là một tác phẩm thiền học có giá trị về nhiều mặt; đồng thời là mộc bản duy nhất có mặt ở Việt Nam trong kho tàng Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm, Bắc Giang. Tác phẩm được viết vào đầu thế kỷ XVIII, bao hàm nhiều vấn đề về tôn giáo, triết học, lịch sử và văn học. Tác phẩm đánh dấu sự hồi sinh của dòng Thiền Trúc Lâm sau những thăng trầm của xã hội, để lại những kiến giải đặc

    Xem chi tiết
  • Đọc sách "Văn học Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh Đông Á"

     VĂN HỌC VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH ĐÔNG Á  (Đoàn Lê Giang, Nhật Chiêu, Trần Thị Phương Phương tuyển chọn,   NXB Văn hóa – Văn nghệ, TP.Hồ Chí Minh, 2013, 784 tr)

    Xem chi tiết
  • Lối đi tâm linh trong thơ Hoàng Cầm

    Chỉ có “Trường thơ Loạn” và nhóm “Xuân thu nhã tập” trước năm 1945 là hai thi phái hiện đại duy nhất ở Việt Nam có những quan tâm thật sự về tâm linh trong thơ, tâm linh theo nghĩa là một thứ “linh khí” của sáng tạo. Tâm linh trong thơ ca của người Việt vẫn còn là mảnh đất tiếp tục mới.

    Xem chi tiết
  • 1
  • 2

Danh mục website