Thông báo

Thông tin truy cập

63706074
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
4168
22198
63706074

  • Viên họa thời Tống

    Tóm tắt. Người Trung Quốc cổ xưa không chú ý vào việc phân biệt giữa Viên (vượn) và Hầu (khỉ). Trong văn học thời Tấn, Đường, hình ảnh Vượn thường gắn với cái Bi; đến thời Tống, Vượn trở thành một đề tài mới, độc đáo trong hội họa. Vượn trong tranh của Dịch Nguyên Cát mang cái đẹp ngây thơ, tinh nghịch, đầy sức sống thế gian. Vượn trong tranh của Pháp Thường mang vẻ đẹp thanh nhã, tĩnh lặng, thể hiện sức sống tiềm tàng mà  mãnh liệt của thế giới tinh thần.

    Xem chi tiết
  • Tưởng nhớ Thầy - Giáo sư Trần Thanh Đạm

    Tôi được học Thầy môn Văn học so sánh và Lý luận giảng dạy sau đại học tại trường KHXH&NV TP.HCM, sau lại được Thầy hướng dẫn luận văn Cao học, nên có nhiều thời gian tiếp xúc với Thầy. Nếu bảo tên chính là người thì có thể nói Thầy là một ví dụ điển hình. Một con người, một cuộc đời, từ lúc tôi biết cho tới giây phút này, thực sự thanh, đạm, hiền từ, nhiệt huyết trên con đường giáo dục, mà lòng yêu nước của Thầy thì chưa lúc nào bớt chân thành và nồng

    Xem chi tiết
  • Con đường nghiên cứu cổ học Nam Bộ của Ngạc Xuyên Ca Văn Thỉnh

    Tóm tắt Ca Văn Thỉnh (1902-1987) là học giả hiện đại đi tiên phong trong việc nghiên cứu văn hóa truyền thống Nam Bộ, để lại những kết quả và thành tựu quan trọng, có ảnh hưởng sâu rộng đối với các nhà nghiên cứu đi sau trong các lĩnh vực Văn học, Nho học, Sử học Nam Bộ thế kỷ XVIII-XIX. Mục tiêu nghiên cứu của ông là khẳng định giá trị, bản sắc văn hóa cũng như cổ học Nam Bộ, bác bỏ những luận điểm sai trái của học giả trong và ngoài nước về con người,

    Xem chi tiết
  • “Đào Uyên Minh trong thi luận Việt Nam”

    Tóm tắt: Đào Uyên Minh không phải là nhà lý luận, phê bình văn học; nhưng ông lại được nhiều nhà lý luận, phê bình văn học trung đại Đông Á dẫn ra như là ví dụ mẫu mực cho một phong cách nghệ thuật, một khuynh hướng thẩm mỹ đặc thù. Trong thi luận Việt Nam thế kỷ 18-19, thơ Đào được xem là điển hình của tinh thần nghệ thuật “phong nhã”, “thanh thoát”, “phiêu dật”, “chất phác đạm bạc” mà “hào hùng kỳ diệu”, “hồn nhiên” mà huyền diệu, “thanh chân cổ phác”, “thần tĩnh”… có tác

    Xem chi tiết
  • Đào nguyên – Thế giới tâm linh của văn nhân Đông Á

    “Đào nguyên” (桃源) là một sáng tạo độc đáo của Đào Uyên Minh 陶淵明, vừa lãng mạn đầy tính văn chương vừa sâu sắc đầy tính tư tưởng và tâm linh, biểu hiện lý tưởng xã hội, tinh thần tìm về cội nguồn tự nhiên của con người, là điểm tựa và nơi an trú cho những nỗi đau nhân thế của người văn nhân… Từ thế kỷ VII, Đào nguyên đã vượt khỏi giới hạn địa lý, lan truyền mạnh mẽ và chiếm một địa vị thiêng liêng trong tâm hồn các văn nhân Hàn – Nhật – Việt. Đồng thời

    Xem chi tiết
  • Họa tăng Hư Cốc

      Thập chỉ tham thành hương sắc vị Nhất quyền đả phá khứ lai kim (Mười ngón nảy sinh hương với sắc, Một tay xung phá cổ cùng kim) Đó là lời khen tặng mà danh họa Ngô Xương Thạc thời Thanh dành riêng cho người bạn tri giao của ông: họa tăng Hư Cốc. Cuộc đời của Hư Cốc (1824 – 1896) ẩn giấu nhiều điều bí ẩn, vì thân thế ông gần như không thấy sách vở nào ghi lại. Vậy nên người ta phải cố lần theo hành tung của Hư Cốc thông qua tác phẩm ông

    Xem chi tiết
  • Tiếc thương cô Phạm Thị Hảo

    Tôi vốn người miền núi xuống xuôi, tính lại thích cổ học, mà muốn đến với môn này cần phải biết chữ Hán. Vừa bước chân đến Sài Gòn, tôi vào nhà sách thấy và mua ngay quyển Tự học Hán văn của tác giả Nguyễn Khuê (sau này tôi mới biết thầy dạy trong trường mình), về bắt chước vẽ nghệch ngoạc vì chưa biết quy tắc viết. Khi làm sinh viên năm thứ ba, tôi bỏ Anh văn chuyển sang Trung văn và bắt đầu tập dịch thơ Đường. Khi ra trường, tôi nghĩ mình muốn tiến bộ

    Xem chi tiết
  • Tiếng gà trong thơ ca

    Trong thơ ca xưa, hình ảnh hạc - loan - phượng là biểu trưng của sự thanh cao, thoát phàm; hình ảnh của chim hồng chim hộc thường để ví những trượng phu chí lớn; hình ảnh chim nhạn lại gắn với nỗi mong chờ tin xa; hình cảnh chim cuốc - chim quyên gợi lên nỗi khắc khoải, bi ai... Và tiếng gà trong thơ là biểu hiện của thời gian, hoài niệm và sự cô đơn, tịch liêu.

    Xem chi tiết
  • Họa miêu thánh thủ - Tào Khắc Gia

    Tào Khắc Gia 曹 克 家 (1906 – 1979) tự Nhữ Hiền 汝 贤, dòng dõi thư hương, thân phụ ông đỗ tiến sĩ triều Thanh, từng nhậm chức Lục quân bộ viên ngoại lang, yêu thích nghệ thuật thư họa. Ông học hội họa tại trường nghệ thuật quốc gia Bắc Bình, sau khi tốt nghiệp trở thành họa sĩ chuyên nghiệp, từng công tác và giảng dạy tại Học viện mỹ thuật công nghiệp trung ương, Trung tâm mỹ thuật công nghiệp bộ công nghiệp. Ông cũng là hội viên của Hội mỹ thuật Trung Quốc, Hội nghiên

    Xem chi tiết
  • Organizations and literary trends East Asia in the early 20th century

    Luu Hong Son Institute of Sustainable Development for The South

    Xem chi tiết
  • 1
  • 2

Danh mục website